Tại sao Việt Nam dành tất cả cho TPP 11.

Tiến gần Nhật bản, Việt Nam tìm kiếm đòn bẩy chống lại Mỹ, Trung Quốc.


Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp TPP 11 tại Hà Nội vào ngày 21 tháng Năm năm 2017. (Ảnh: Atsushi Tomiyama)

ATSUSHI Tomiyama, phóng viên Nikkei 24, tháng Năm, 2017 Theo Asia Nikkei

Trần H Sa lược dịch

HÀ NỘI - Bộ trưởng thương mại từ 11 quốc gia còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, sau khi Mỹ rút lui, đồng ý ở Hà Nội hôm Chủ nhật, thúc đẩy cái gọi là thỏa thuận tự do hóa thương mại TPP 11.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trần Tuấn Anh, người chủ trì cuộc họp, tuyên bố rằng 11 quốc gia sẽ tiếp tục những nỗ lực của họ trong việc chuẩn bị cho Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được triệu tập tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong tháng Mười Một.

Trong khi Việt Nam phổ biến rộng rãi với thế giới rằng Việt Nam dành tất cả cho TPP 11, lợi ích thật sự của nó nằm ở nơi khác.

TPP mà không có Mỹ, có rất ít ý nghĩa đối với người Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Mỹ tăng 14,9% vào năm 2016 so với năm trước lên đến 38,4 tỷ $, chiếm 21,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của nó. Việt Nam xem ​TPP lúc khởi thủy là một cơ hội tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng da và các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường Mỹ.

Sau quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp định, Chính phủ Việt Nam ban đầu có một lập trường "Không Mỹ, Không TPP", theo một nguồn tin thân cận với đảng cộng sản cầm quyền.

Tại sao sau đó, Việt Nam hiện nay hỗ trợ TPP 11? Có vẻ như rằng Nhật Bản là nhân tố thúc đẩy. New Zealand - nước có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản - đã phê chuẩn TPP 11, đồng ý làm theo ý định của Nhật Bản. Việt Nam đã làm như vậy vào tháng Mười một năm ngoái nhưng trì hoãn hành động bởi vì, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, chính phủ đã không thể nộp bản kế hoạch được phê chuẩn phù hợp.

Nhật Bản là nhà cung cấp lớn nhất các hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam và là nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài lớn thứ hai , sau Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật Bản và Việt Nam đã củng cố quan hệ song phương. Ví dụ, tàu từ lực lượng Phòng vệ hàng hải của Nhật Bản đã thực hiện chuyến ghé cảng đầu tiên của họ tại Cam Ranh, vịnh chiến lược quan trọng của Việt Nam, vào tháng Tư năm 2016, và Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã có chuyến thăm đầu tiên của họ đến Việt Nam hồi tháng 3 năm 2017.

Mặc dù Việt Nam không mong đợi nhiều vào lợi ích đáng kể từ TPP 11, nó có ý định tận dụng sự ủng hộ của nó với hiệp định để xử dụng trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ và Trung Quốc, tạo ra ấn tượng rằng nó đứng bên cạnh Nhật Bản, một quan chức chính phủ Việt Nam cho biết.

Chiến lược sẽ được kiểm tra trong các cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ.

Mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nó đã chứng tỏ là một đối tác thương mại khó tính. Khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, một loại cá nuôi lồng, sang Mỹ năm 2002, Washington tuyên bố rằng nó không thể được bán trên thị trường như là "cá da trơn." Bên cạnh đó, Washington tăng gấp ba lần mức thuế nhập khẩu đối với cá tra đến 1.2 $ cho mỗi kg vào năm 2014 và buộc các trại lồng cá tra Việt Nam vào năm 2016 phải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt của Hoa Kỳ.

Quy định về nhập khẩu cá tra sẽ trở nên cứng rắn trong năm nay khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thay thế Cục quản lý thực phẫm và dược phẫm Hoa kỳ như là cơ quan quản lý trong tháng Chín.

Các biện pháp của Mỹ, có vẻ bảo vệ công nghiệp trong nước đối với Việt Nam, được cho là nhằm bảo vệ người Mỹ nuôi cá.

"Việt Nam một mình không thể phản đối (chống lại) Mỹ từ một vị thế mạnh mẽ, nhưng có thể có được điều kiện thuận lợi bởi cách gián tiếp quan hệ (gần gủi) với Nhật Bản," một quan chức thương mại Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.

Chống Trung Quốc

Một lý do khác thúc đẩy Việt Nam dành cho TPP 11 có lẽ nằm ở Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Hiệp định thương mại tự do châu Á này có thể không kém hấp dẫn vì nó bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng Việt Nam cảnh giác với việc Trung Quốc xử dụng ảnh hưởng thái quá đối với các thành viên khác nếu RCEP to lớn được thực sự thực hiện.

Tính đến năm 2016, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc với 28,7% hàng nhập khẩu của nó, lớn nhất của bất kỳ nước nào. Mặc dù quan hệ thương mại chặt chẽ, hai nước đang ở trong tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Việt Nam sẽ ít cảm thấy thoải mái nếu sự phụ thuộc của nó ngày càng tăng dần.

Việt Nam hy vọng sẽ kết thúc đàm phán TPP 11 ở bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới. Trong khi trả giá cho lời nói không thành thật đối với hiệp định, Việt Nam sẽ cố gắng bòn mót những điều khoản thuận lợi trong đàm phán thương mại song phương với Mỹ.

Khi TPP 11 trở thành hiện thực, RCEP sẽ là một vấn đề chết, giáng một đòn mạnh vào kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc.

Các cuộc chiến tranh trong quá khứ với Pháp, Trung Quốc, Mỹ và Campuchia đã gây ấn tượng cho Việt Nam về tầm quan trọng của ngoại giao. Đường lối mà Việt Nam xử lý với cuộc đàm phán TPP 11 đã tiết lộ mánh khóe khéo léo của nó dành cho cuộc đàm phán.


--------------------|||------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.