Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tồi tệ hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Phần Cuối.

Phần Cuối.


Ảnh minh họa

Robert Farley.....09 Tháng 6 2017 Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Những khoảnh khắc “nín thở”

Khoảnh khắc lớn nhất sẽ đến khi PLA thực hiện một cuộc tấn công công khai chống lại một hàng không mẫu hạm của Mỹ. Điều này thể hiện sự leo thang khả dĩ quan trọng nhất chống lại Hoa Kỳ, ngoại trừ một cuộc tấn công hạt nhân. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công một tàu sân bay Mỹ, chiến tranh không còn liên quan đến sự giả vờ và các thông điệp họ gửi đi, mà đúng hơn là một cam kết toàn diện về những khả năng được thiết kế để đánh bại và tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương.

Tiềm lực cho cuộc tấn công này có tầm quan trọng. Một cuộc tấn công được phóng đi từ tàu hoặc tàu ngầm làm cho bất kỳ tàu quân sự nào của PLAN đều trở thành mục tiêu chính đáng đối với Hoa Kỳ, nhưng không nhất thiết phải gánh chịu các cuộc tấn công của Mỹ chống lại các căn cứ không quân của PLAAF, những cài đặt hệ thống tên lửa pháo binh thứ hai (cách Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa mặt đất dùng để Phản pháo) , hoặc thậm chí là những cài đặt của hải quân.

Hình thức nguy hiểm nhất của cuộc tấn công sẽ bao gồm một loạt tên lửa đạn đạo chống lại tàu sân bay. Điều này đúng, không chỉ đơn giản bởi vì những tên lửa này rất khó để đánh chặn, mà còn vì những tên lửa như vậy có thể mang đầu đạn hạt nhân. Viễn cảnh một quốc gia hạt nhân xử dụng một tên lửa đạn đạo thông thường chống lại một quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt là với một lợi thế hạt nhân giả định, khó hình dung được, bởi độ phức tạp của nó.

Khoảnh khắc “nín thở” tiếp theo sẽ đến khi các tên lửa đầu tiên của Mỹ tấn công các mục tiêu của Trung Quốc. Với lợi thế hạt nhân áp đảo mà Hoa Kỳ đã tiến hành trên toàn Trung Quốc, làn sóng đầu tiên của các cuộc tấn công của Mỹ sẽ chứng tỏ nó gây ra những căng thẳng sâu sắc đối với quân đội và giới lãnh đạo dân sự Trung quốc. Đặc biệt đây là trường hợp nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể giành chiến thắng ở cấp leo thang thông thường; họ sẽ lo lắng rằng Hoa Kỳ sẽ đụng tới hạt nhân nhằm duy trì lợi thế của nó.

Chúng ta có thể dự đoán rằng Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm của họ trong lợi thế tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, đội tàu nổi trên bề mặt là một câu chuyện khác . Trong bất kỳ tình huống chiến đấu cường độ cao nào, Hải quân Hoa Kỳ (USN) và Không quân Mỹ sẽ xem tàu chiến Trung Quốc như là mục tiêu chính đáng để hủy diệt, và sẽ tấn công với các khí cụ trên bầu trời cùng trên mặt biển. Thực vậy, thậm chí tàu đang trốn trong cảng cũng có thể sẽ không ngăn chặn nổi các cuộc tấn công nhắm vào các tàu lớn nhất của PLAN, bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và các bến tàu vận tải đổ bộ lớn vừa mới xây dựng.

Trung Quốc sẽ chỉ xuất kích PLAN dưới hai tình huống; nếu nó cảm thấy có đủ sự che chở của hỏa lực cho phép một lực lượng đặc nhiệm hoạt động tương đối không bị trở ngại, hoặc nếu tư thế của Trung Quốc đã trở thành tuyệt vọng. Trong cả hai tình huống, tàu ngầm Mỹ sẽ đặt ra mối đe dọa ngay tức thì đối với các lực lượng hải quân trên mặt biển.

Trong hầu hết các tình huống chiến tranh, Trung Quốc cần phải chiến đấu cho một số mục đích cần khẳng định, không chỉ đơn giản là phá hủy các lực lượng quân đội của Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Điều này có nghĩa rằng PLAN phải xâm chiếm, nắm bắt, cung cấp và bảo vệ một số điểm địa lý, nhiều khả năng sẽ là hoặc Đài Loan hoặc một tiền đồn ở biển Hoa Đông hay Biển Đông. PLA sẽ cần phải thiết lập các điều kiện theo đó PLAN có thể thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ mặt biển.

Ai sẽ thắng?

Câu hỏi khó khăn nhất để phán đoán là “ai sẽ thắng?” Vì câu hỏi đó có liên quan đến việc đánh giá một loạt các ẩn số. Chúng ta không biết tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc sẽ hoạt động tốt như thế nào, hoặc các cuộc tấn công mạng của Mỹ chống lại PLAN được chứng minh nó sẽ huỷ diệt như thế nào, hoặc máy bay tiệm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ sẽ nguy hiễm như thế nào đối với máy bay chiến đấu thông thường của Trung Quốc, hoặc các phần tử khác nhau của PLAN sẽ hợp tác trong chiến đấu thực tế sẽ hiệu quả như thế nào. Cuối cùng, chúng ta không biết khi nào chiến tranh sẽ bắt đầu; cả PLA lẫn quân đội Mỹ sẽ xem xét nhiều thứ khác nhau trong năm 2020 so với những gì họ làm trong năm 2014.

Tuy nhiên, trong điều kiện tổng quát chấp nhận được, cuộc chiến sẽ mở ra các câu hỏi này:
  • 1. Chiến tranh điện tử:
    Hoa Kỳ sẽ phá vỡ truyền thông của Trung Quốc, điện tử, và khả năng giám sát của Trung quốc khốc liệt như thế nào? Lực lượng tấn công của Mỹ sẽ phụ thuộc vào thông tin liên lạc giữa những nhà quan sát và những người tác xạ. Trong phạm vi mà Mỹ có thể phá vỡ truyền thông thông tin này, nó có thể làm suy yếu PLA. Ngược lại, chiến tranh mạng của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ có thể gia tăng sự hổ trợ trong nước dành cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
  • 2. Tên lửa chống phòng thủ tên lửa:
    Hải quân và Không quân Hoa Kỳ sẽ có thể đánh bại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc tốt đến mức nào? PLAN, PLAAF, và đạo quân pháo binh thứ hai có một sự bối rối trong tính toán về việc lựa chọn tên lửa tấn công, đã được triển khai và đang triển khai nhắm vào chiều sâu của các lực lượng Mỹ. Năng lực của Mỹ để vượt qua được sự tấn công dử dội phụ thuộc một phần vào tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, cũng như khả năng tấn công và phá hủy các bệ phóng bên trong và chung quanh Trung Quốc.
  • 3. Các hoạt động chung:
    Những phần tử tạp nham của PLA sẽ hoạt động cùng nhau trong bối cảnh hoạt động quân sự gây rối cường độ cao sẽ tốt như thế nào? Không giống như quân đội Mỹ, PLA có ít kinh nghiệm chiến đấu thích đáng từ ba thập kỷ qua. Ở mặt trái, hoạt động "Hải - Không chiến" của Mỹ chuẩn bị cho Hải quân và Không quân Hoa Kỳ làm việc với nhau sẽ tốt ra làm sao ?
  • 4. Chất lượng đối trị Số lượng:
    Lực lượng Trung Quốc rất có khả năng đạt được tính ưu việt về số lượng mang tính địa phương trong một số loại khí cụ, chủ yếu là máy bay và tàu ngầm. Khoảng cách (hẹp) giữa công nghệ và đào tạo của Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định lực lượng Mỹ có thể tồn tại và chiếm ưu thế trong những tình huống như vậy tốt như thế nào.
Chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào

Cuộc chiến tranh này không kết thúc với một sự đầu hàng được ký kết trên một chiến hạm. Thay vào đó, nó kết thúc với một bên tham chiến bị nản chí, cay đắng, và có khả năng chuẩn bị cho trận tiếp theo.

Trường hợp kịch bản tốt nhất cho một chiến thắng của Mỹ sẽ là một kết quả tương tự như sự sụp đổ của chính phủ Đế chế Đức ở cuối Thế chiến thứ nhất, hay sự sụp đổ của chính quyền quân sự Leopoldo Galtieri sau cuộc xung đột Falklands. Thất bại nhục nhã trong chiến tranh, trong đó PLAN và PLAAF bị phá hủy một phần đáng kể, cũng như khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, có thể làm suy yếu sự kìm kẹp của ĐCSTQ trong chính quyền và đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một triển vọng không lấy gì làm chắc chắn, và Hoa Kỳ không nên tin tưởng vào thắng lợi dẫn đến một cuộc cách mạng mới.

Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc thắng? Trung Quốc có thể tuyên bố chiến thắng bởi hoặc buộc Hoa Kỳ thỏa hiệp với các mục tiêu của Mỹ, hoặc bằng cách loại bỏ các khuôn khổ liên minh mà vốn thúc đẩy và hợp pháp hóa hành động của Mỹ. Hoa Kỳ không thể tiếp tục cuộc chiến nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không còn có lợi ích trong chiến đấu. Một trong những yêu cầu này làm thiệt hại đáng kể cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ và , có khả năng, cho nền kinh tế Mỹ.

Tác động của một thất bại ở chính trị trong nước Mỹ sẽ rất khó dự đoán. Hoa Kỳ đã “thua” những cuộc chiến trong quá khứ, nhưng những thất bại này thường có liên quan đến những thỏa thuận đàm phán khu vực, không đặc biệt quan trọng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ. Không rõ ràng cho lắm trong việc người Mỹ giải thích một thất bại quân sự nghiêm trọng dưới tay của một đối thủ cạnh tranh ngang hàng, đặc biệt là một đối thủ cạnh tranh ngang hàng mà vẫn tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự và kinh tế. Tổng thống và các đảng chính trị đã dẫn Mỹ vào chiến tranh có khả năng sẽ bị đột ngột mất tiếng tăm tại các cuộc thăm dò, ít nhất là sau cú sốc tức thì ngay sau chấp nhận thất bại.

Thách thức ngoại giao và chính trị lớn nhất mà cả hai nước phải đối mặt có thể sẽ được tìm thấy bằng cách để một bên từ bỏ trong khi vẫn duy trì “danh dự” của nó. Không bên nào có lợi ích, một khi cuộc chiến này trở thành một cuộc đấu tranh cho sự sống còn chế độ, hoặc cho uy tín quốc gia.

Hòa bình bắt đầu như thế nào

Triển vọng cho cuộc xung đột Mỹ - Trung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào một sự đánh giá cơ bản về sự cân bằng sức mạnh kinh tế và quân sự đang thay đổi . Thế chiến thứ nhất không thể thay đổi thực tế rằng Đức sẽ vẫn là nhà nước lớn nhất và mạnh nhất ở Trung Âu. Tương tự như vậy, cuộc chiến dường như không thay đổi quỹ đạo lâu dài ở sự phát triển và sự quyết đoán của Trung Quốc.

Một chìa khóa cho hòa bình liên quan đến việc tái thiết lập quan hệ kinh tế hiệu quả giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, và phần còn lại của các nước ven bờ Thái bình dương. Bất kể chiến tranh diễn ra như thế nào, nó sẽ gần như chắc chắn phá vỡ mô hình thương mại và đầu tư khắp thế giới. Nếu một trong hai bên quyết định tấn công (hoặc, nhiều khả năng, liên đới) vào vận chuyển thương mại, tác động có thể tàn phá các công ty và các quốc gia mà họ không bị trói buộc trực tiếp trong chiến tranh. Tuy nhiên, các chính phủ của cả Mỹ lẫn Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho việc nối lại các quan hệ thương mại đầy đủ, ít nhất là trong hàng hóa tiêu dùng.

Trung Quốc sẽ không cảm thấy khó khăn để tái thiết những thiệt hại chiến tranh. Ngay cả khi Hoa Kỳ hủy diệt hiệu quả PLAN và PLAAF, chúng ta có thể hy vọng rằng công nghệ đóng tàu và hàng không của Trung Quốc sẽ thay thế hầu hết những thiệt hại trong vòng một thập kỷ, có lẽ với sự hỗ trợ đáng kể từ Nga. Thực vậy, thiệt hại đáng kể trong chiến tranh với Trung Quốc có thể làm hồi phục các ngành công nghiệp đóng tàu và hàng không của Nga. Hơn nữa, chiến tranh sẽ, bởi sự cần thiết, “hiện đại hóa” PLA và PLAAF bằng cách hủy bỏ những khả năng có sẳn từ trước. Một hạm đội tàu mới và máy bay mới sẽ thay thế các lực lượng truyền thống củ.

Những thiệt hại của chiến tranh sẽ làm tổn thương cho những nhân viên được đào tạo từ trước, nhưng kinh nghiệm thu được trong chiến đấu sẽ tạo ra một lực lượng quân đội mới, được đào tạo và có hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến việc đào tạo tốt hơn, thực tế hơn cho những người lính, thủy thủ và phi công ở các thế hệ tiếp theo của PLA. Thắng hay thua, quân đội Trung Quốc sẽ có khả năng mất tính chiến đấu trong hơn một thập kỷ sau chiến tranh.

Hoa Kỳ có thể có một thời gian khó khăn hơn để thay thế những mất mát, và không chỉ vì tàu chiến và máy bay Mỹ có giá trị cao hơn các đối tác Trung Quốc. Dây chuyền sản xuất F-15 và F-16 là gần kết thúc, và Mỹ không còn sản xuất F-22. Hơn nữa, công việc đóng tàu của Mỹ đã giảm đến mức mà việc thay thế những thiệt hại đáng kể trong chiến tranh có thể mất một thời gian rất dài. Điều này có thể chứng minh vấn đề đặc biệt khó giải quyết là, nếu chiến tranh chứng tỏ được vấn đề nghiêm trọng đối với F-35 Joint Strike Fighter. Với ý định của Mỹ trang bị cho Không quân , Hải quân, và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ các biến thể F-35 trong thập kỷ tiếp theo, bằng chứng F-35 không thỏa đáng sẽ phá huỷ việc lập kế hoạch cho các lực lượng trong tương lai gần.

Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với câu hỏi “ nó có đáng giá hay không ?” Trong chiến thắng hay thất bại, quân sự của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và bị thiệt hại kinh tế. Thậm chí nếu Mỹ thắng, nó sẽ không “giải quyết” được vấn đề của Trung Quốc; ngay cả trong trường hợp không chắc rằng ĐCSTQ sụp đổ, một chế độ kế thừa vẫn sẽ tranh chấp trên vấn đề duyên hải của Trung Quốc.

Có khả năng, chiến thắng có thể củng cố hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu, làm cho việc ngăn chặn Trung Quốc ít tốn kém đáng kể. Giả định rằng cuộc chiến bắt đầu với một động thái quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông hay biển Đông, Hoa Kỳ có thể mô tả hợp lý Trung Quốc là kẻ xâm lược, và thiết lập chính nó như là tâm điểm cho các hành vi cân bằng trong khu vực. Sự hung hăng của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) gia tăng chi tiêu quốc phòng của họ.

Một cuộc chiến tranh có thể tăng thêm sinh lực cho chính phủ và xã hội Mỹ chung quanh dự án lâu dài "kiềm chế Trung Quốc". Mỹ có thể phản ứng bằng cách tăng cường thêm các nỗ lực để vượt qua quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà có thể tạo ra sự tàn phá cho cả hai bên. Tuy nhiên, do thiếu các mối đe dọa về ý thức hệ hoặc đe dọa lãnh đối với Hoa Kỳ, điều này có thể là một sự đánh đố khó khăn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể đối phó bằng cách rời bỏ một cách hiệu quả bản thân nó ra khỏi hiện trường chính trị Đông Á, ít nhất là trong ý nghĩa quân sự. Tùy chọn này sẽ rất khó nuốt đối với nhiều người ở Mỹ, trước việc mà các thế hệ những nhà làm chính sách đối ngoại của Mỹ vốn đã nuôi dưỡng tham vọng bá chủ.

Kết luận

Thời gian thuận lợi cho chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ, trong mọi khả năng, kéo dài trong một thời gian dài. Ngăn chặn chiến tranh sẽ đòi hỏi kỹ năng to lớn và sự nhạy bén từ các nhà ngoại giao và các nhà hoạch định chính sách. Tương tự như vậy, nhu cầu chiến thắng của cả hai bên sẽ tiếp tục đè nặng lên ngoại giao, quân sự, và các nguồn lực công nghệ trong tương lai gần. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng ta không nên quên rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tạo thành trung tâm của một trong những vùng kinh tế hiệu quả nhất mà thế giới đã từng thấy. Đó là một cái gì đó để bảo vệ, và xây dựng.

Robert Farley là trợ lý giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế, Patterson . Công việc của ông bao gồm : học thuyết quân sự, an ninh quốc gia, và các vấn đề hàng hải.

1    2
-------------------------------|||-----------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.