Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận Iran. Gì nữa đây ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng tuyên bố ý định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, JCPOA, sau khi ký ở Phòng Ngoại giao trong Nhà Trắng tại Washington, ngày 8 tháng 5 năm 2018. REUTERS / Jonathan Ernst James Dobbin. 09 /05 / 2018 Reuters

Trần H Sa lược dịch

Nhiều người coi cuộc xâm lược Iraq là động thái đối ngoại tồi tệ nhất trong lịch sử của cộng hòa Mỹ. Bây giờ chúng tôi cho là đang có một chính sách đối ngoại tồi tệ cạnh tranh với động thái vừa nêu. Quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran đang cô lập Hoa Kỳ, từ bỏ một cam kết của Mỹ, gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại với các đồng minh Hoa Kỳ và một cuộc chiến tranh nóng với Iran, và giảm thiểu triển vọng về một thỏa thuận bền vững và có thể thực hiện được để loại bỏ mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên.


Hậu quả tồi tệ nhất sẽ là một Iran vũ trang hạt nhân hoặc một cuộc chiến tranh với Iran, hoặc có thể hình dung với cả hai. Những hậu quả này có thể ngăn chặn được. Tại thời điểm này, sáng kiến ​​đã được chuyển sang cho sáu bên khác ký kết thỏa thuận này và đặc biệt là các đồng minh châu Âu trong NATO . Anh, Pháp và Đức đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục tuân theo thỏa thuận và sẽ tìm cách thuyết phục Iran làm như vậy. Iran đã đồng ý làm như vậy miễn là châu Âu có thể bảo đảm rằng Tehran tiếp tục được bảo vệ toàn bộ lợi ích được hứa hẹn theo thỏa thuận. Làm như vậy sẽ yêu cầu châu Âu đẩy lùi được các nỗ lực trừng phạt của Mỹ nhắm vào các công ty của họ không được giao dịch với Iran.

Tình trạng này không phải là chưa từng có. Năm 1982, đáp ứng việc áp dụng luật thời chiến tại Ba Lan, Tổng thống Ronald Reagan đã tìm cách trừng phạt các công ty giúp xây dựng một đường ống dẫn khí đốt giữa Liên Xô và Tây Âu. Châu Âu đe dọa sẽ trả đủa chống lại các công ty Mỹ và cuối cùng Reagan đã lùi lại. Năm 1996 khuôn mẫu này được lặp lại. Quốc hội đã thông qua một đạo luật trừng phạt các nhà đầu tư châu Âu ở Cuba. Châu Âu đệ đơn kiện trong Tổ chức Thương mại Thế giới và đe dọa trả thù. Tổng thống Bill Clinton rút lui.

Phải mất nhiều tháng xảy ra đối đầu xuyên Đại Tây Dương trước khi hai tranh chấp này được giải quyết. Trong thời gian này, vấn đề có thể khó khăn hơn . Bây giờ, khối lượng thương mại có thể bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã tồi tệ hơn rất nhiều so với dưới thời Reagan hay Clinton, và Tổng thống Donald Trump tỏ ra ít quan tâm đến tình đoàn kết với phương Tây hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào của ông. Lần này mối bất hòa có thể không được chữa lành.

Trump nói đúng với mối lo ngại về hành vi bất ổn khu vực của Iran, nhưng sự chú ý mà ông dành cho nó dường như không cân xứng với mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của Mỹ. Các nhóm Hồi giáo liên kết với Nhà nước Hồi giáo và al Qaeda hiện đang tiến hành các chiến dịch nổi dậy ở Nigeria, Mali, Niger, Somali, Libya, Ai Cập, Syria, Iraq, Yemen, Afghanistan và Philippines. Quân đội Mỹ hiện có mặt trong tất cả 10 quốc gia này, ngoại trừ Ai Cập. Trong số 11 cuộc xung đột này, Iran chỉ tham gia vào ba vụ : Syria, Iraq và Yemen. Iran đang ủng hộ phía đối thủ của Hoa Kỳ chỉ trong một nước, Yemen. Việc kiềm chế hành vi vô trách nhiệm của Iran là một mục tiêu hợp lệ, nhưng nó sẽ giải quyết mối đe dọa cho quê hương Hoa Kỳ chẵng bao nhiêu và khó có thể là chìa khóa cho một thế giới Hồi giáo yên tĩnh hơn.

Ả Rập Saudi và Israel ũng hộ quyết định của Trump. Sự hỗ trợ chỉ cho riêng họ. Không có đồng minh nào ở châu Âu hoặc châu Á hỗ trợ sự rút lui của Mỹ. Không một cường quốc nào hỗ trợ nó. Không có thành viên nào của G-7 hoặc G-20 hỗ trợ nó. Không có sự ủng hộ của quốc tế như vậy, thật khó để thấy bằng cách nào mà chính quyền Mỹ có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào cho chính sách mới của mình, như Trump đã công bố hôm thứ Ba.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ James Dobbins là thành viên cao cấp và là Chủ tịch lỗi lạc về ngoại giao và an ninh tại tổ chức phi lợi nhuận, thuộc tập đoàn phi chính phủ RAND, cựu trợ lý ngoại trưởng và là tác giả “Foreign Service: Five Decades on the Frontlines of American Diplomacy ( Dịch vụ Đối ngoại : Năm thập kỷ trên tiền tuyến của Ngoại giao Mỹ )


------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.