Kim Jong Un đã nhữ mồi như thế nào để Trump hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên.

Nỗ lực cẩu thả của Trump tại cuộc đàm phán đã đưa Mỹ đến chổ cô lập với các đồng minh châu Á của mình.

Kim - Trump...KCNA KCNA / REUTERS

Jesselyn Cook and Nick Robins-Early....05/24/2018 Theo HUFFPOST

Trần H Sa lược dịch

Hôm thứ Năm Tổng thống Donald Trump đã hủy một hội nghị thượng đỉnh rất được mong đợi với Kim Jong Un , tuyên bố nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã bỏ lở một cơ hội tuyệt vời cho một nền hòa bình lâu dài . Nhưng các chuyên gia nói với HuffPost rằng đó là do Kim gây nhiễu để cho ông Trump chấm dứt cuộc họp ngày 12 tháng sáu - cô lập Mỹ khỏi các đồng minh châu Á của Mỹ và hoãn cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng vô thời hạn.

“Kim nhử mồi để Trump ra khỏi hội nghị thượng đỉnh, và Trump bị dính mồi”, Vipin Narang, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

Sự thất bại

Cuộc họp đã luôn là một hoạt động có chủ hướng nguy hiểm. Trump và Kim đã dành phần lớn trong năm 2017 đổi chác những lăng mạ và đe dọa qua việc Bắc Triều Tiên tích cực phát triển đầu đạn hạt nhân. Nhưng vào ngày 8, cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc công bố từ Nhà Trắng rằng Trump và Kim đã đồng ý gặp nhau. Khi các thảo luận chi tiết của hội nghị thượng đỉnh diễn ra - nơi mà nó sẽ xảy ra, và chính xác là những gì sẽ đe dọa - Trump khoe khoang rằng tiến trình đã chứng minh lập trường hiếu chiến của ông chống lại Bình Nhưỡng có thể mang chế độ của Kim đến bàn đàm phán.

Nhưng nhiều nhà phân tích đã không ngạc nhiên trước một chính quyền Trump thiếu kinh nghiệm đối ngoại đã không thể kéo nó ra khỏi sự thất bại. “Họ rõ ràng không có nhân viên thích hợp và những suy nghĩ thích hợp để đạt được nhiều trong những loại trao đổi tinh tế này,” Joshua Pollack, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey nói. “Chúng tôi thậm chí không thể tiếp cận và đi đến chổ bế tắc với các đối tác gần gủi dính dáng đến những thỏa thuận trao đổi .”

Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã dành nhiều năm để cố gắng đạt được thỏa thuận với Bắc Triều Tiên nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của nó, nhưng các cuộc đàm phán đã chứng minh đầy rắc rối. Các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên là những chuyên gia trong việc gửi đi những tín hiệu lộn xộn, thường cho thấy họ sẵn sàng thỏa hiệp trước khi đảo ngược chiến thuật. Trong các cuộc đàm phán với chính quyền Trump, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ không đồng ý với một hội nghị thượng đỉnh nếu Mỹ khăng khăng đòi giải trừ hạt nhân, trọng tâm chính của các cuộc thảo luận. Chỉ trong tuần này, Bắc Triều Tiên lại tự hào tuyên bố sẽ phá hủy một địa điểm thử nghiệm hạt nhân, nhưng đồng thời theo tin đã đưa, Kim đưa ra những yêu cầu với chính quyền Trump về những sắp xếp cho hội nghị thượng đỉnh.

“Tôi không hề ngạc nhiên khi toàn bộ đều nổ tung,” Van Jackson, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Đại học Victoria của Wellington cho biết. “Cấu trúc của tình hình và các mâu thuẫn lợi ích cơ bản đã không hề thay đổi so với năm ngoái.”

Khi ngày càng nhiều vết nứt nổi lên trước ngày 12 tháng Sáu, thật là rõ ràng Trump sẽ không nhận được chiến thắng trong các quan hệ công khai dễ dàng như ông ta hình dung.

“Điều này không bao giờ được thực hiện nghiêm túc như một thỏa thuận kiểm soát vũ khí, nó chỉ có nghiêm túc như là một chương trình trên sân khấu để cho Donald Trump trông có vẻ to lớn và mạnh mẽ,” Stephen Schwartz, một nhà tư vấn chính sách hạt nhân độc lập cho biết. “Tôi cảm thấy đó như là những điều đã lôi cuốn thân thiết hơn và Trump nhận thức rỏ ông ta sẽ không khuất phục được Kim quỳ gối, rằng mọi thứ không đi đến chổ tốt đẹp.”

Lòng tự trọng bị tổn thương ít nhất là một phần ở cốt lõi của sự sụp đổ hội nghị thượng đỉnh, ông Jeff Lewis, giám đốc của chương trình không phổ biến hạt nhân Đông Á tại Viện Middlebury, cho biết.

“Bắc Triều Tiên đã làm một điều mà Trump không thể đối phó : làm bẽ mặt ông ấy. Tôi nghĩ rằng Trump đã chuẩn bị cả tin ý tưởng rằng Kim giữ lại kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng ông không sẵn sàng nuốt lấy tính tự cao của mình “, Lewis nói. “Trump là một trong những người sẽ nhận lãnh trách nhiệm đã làm sai trong việc này.”

Kim .KCNA KCNA / REUTERS

Những rủi ro

Các nhà phân tích lo ngại với nỗ lực cẩu thả của Trump ở thỏa thuận, theo sau là sự rút lui  đột ngột của ông, có thể có hậu quả sâu rộng. Con đường dẫn đến hội nghị thượng đỉnh cung cấp cho Kim một cơ hội để làm giảm căng thẳng và các biện pháp trừng phạt, và sự cố của nó mang lại cho CHDCND Triều Tiên thêm lợi ích trong việc tạo ra sự rạn nứt giữa Mỹ và các đồng minh châu Á của Mỹ.

“Kim cũng muốn đặt một chiếc nêm giữa Mỹ và Hàn Quốc, giữa Mỹ và Nhật Bản, giữa Mỹ và Trung Quốc, và cậu ấy đã làm điều đó”, Schwartz nói. “Donald Trump rơi ngay vào nó, và ông ta không có ai để đổ lỗi ngoài bản thân mình.”

Tin tức hôm thứ Năm đã gây tổn hại cho Seoul, trong đó có vẻ như bị đột kích bởi việc công bố. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã làm trò xiếc ngoại giao ở đằng sau hậu trường để giảm thiểu khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Đồng thời, việc hủy bỏ giúp giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc, đồng minh và là đối tác kinh doanh thân cận nhất của Bắc Triều Tiên. Trong nhiều tháng, Mỹ đã dùng sức mạnh với Bắc Kinh để gây áp lực lên chế độ của Kim trong việc phi hạt nhân hóa. Đúng là không chắc Trung Quốc sẽ một lần nữa sẵn sàng nhồi thêm áp lực sau khi đàm phán đã làm mềm hóa các quan hệ.

“Những vận động áp lực tối đa bị phá sản,” Pollack nói. "Đã hết rồi."

Tiếp theo là gì

Thật là chưa rõ các cuộc đàm phán quốc tế với CHDCND Triều Tiên sẽ diễn ra như thế nào sau quyết định của Trump. Các chuyên gia lo lắng Mỹ có thể tìm thấy nền ngoại giao của họ bị cô lập, với vài lựa chọn nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng thông qua các biện pháp trừng phạt hay đàm phán. Cùng lúc đó, cố vấn an ninh quốc gia mới của Trump, John Bolton, đã cho thấy rõ ràng ông ta muốn chọn một lựa chọn quân sự mở.

“Nếu CHDCND Triều Tiên bắt đầu thử nghiệm tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân một lần nữa, sau đó chúng ta quay lại năm 2017 hoặc tệ hơn, và bây giờ chúng ta có một cố vấn an ninh quốc gia có kỷ lục trong việc nói về một cuộc tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên. Chúng ta có thể đang ở trong một thế giới khác,”Narang nói.

Jackson cũng lo ngại rằng căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể bùng lên đến mức nguy hiểm một lần nữa.

"Không có hội nghị thượng đỉnh nào sắp diễn ra, câu chuyện chiến tranh phòng ngừa có thể sẽ trở lại, ” ông nói. “Thời kỳ nguy hiểm đang ở phía trước."



---------------------|||--------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.