Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á

Chiến tranh Việt Nam: Phải chăng Mỹ đã có thể chiến thắng ?

Hình ảnh
Ảnh minh hoạ Robert Farley. 20 tháng 9 2017 . Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Trong một ý nghĩa hoàn toàn bình thường, Hoa Kỳ có thể đã chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam bằng cách xâm lược miền Bắc, chiếm giữ các trung tâm đô thị của nó, đặt toàn bộ đất nước ở dưới sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn và tiến hành một chiến dịch triệt phá, chống nổi dậy, không cần định rỏ thời gian. Chính phủ Mỹ hoặc có thể coi khinh bất đồng chính kiến ​​trong nước hoặc tiến hành các bước tích cực để trấn áp nó. Mark Moyar, một học giả của chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ, gần đây đã có cơ hội để cập nhật một cuộc tranh cãi từ lâu về tính khả thi của chiến tranh Việt Nam. Moyar cho rằng sự đồng thuận lịch sử về chiến tranh là sai về một số điểm, và rằng trong thực tế Hoa Kỳ có thể đã giành được chiến thắng và bảo vệ chính quyền Sài Gòn với cái giá chấp nhận được. Trong khi lập luận của Moyar là có giá trị, ông ta vẫn thất bại trong

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tồi tệ hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Phần Cuối.

Hình ảnh
Phần Cuối. Ảnh minh họa Robert Farley.....09 Tháng 6 2017 Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Những khoảnh khắc “nín thở” Khoảnh khắc lớn nhất sẽ đến khi PLA thực hiện một cuộc tấn công công khai chống lại một hàng không mẫu hạm của Mỹ. Điều này thể hiện sự leo thang khả dĩ quan trọng nhất chống lại Hoa Kỳ, ngoại trừ một cuộc tấn công hạt nhân. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công một tàu sân bay Mỹ, chiến tranh không còn liên quan đến sự giả vờ và các thông điệp họ gửi đi, mà đúng hơn là một cam kết toàn diện về những khả năng được thiết kế để đánh bại và tiêu diệt lực lượng quân sự của đối phương.

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tồi tệ hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.

Hình ảnh
PHẦN I ẢNH MINH HỌA  Robert Farley.....09 Tháng 6 2017 Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Có khả năng, chiến thắng có thể củng cố hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu, làm cho chính sách ngăn chặn Trung Quốc ít tốn kém đáng kể. Giả định rằng cuộc chiến bắt đầu với một động thái quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông hay biển Đông, Hoa Kỳ có thể mô tả một cách đáng tin cậy rằng Trung Quốc là kẻ xâm lược, và tự thiết lập chính nó như là tâm điểm của các hành vi cân bằng trong khu vực. Sự hung hăng của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) gia tăng chi tiêu quốc phòng của họ.

Tại sao Việt Nam dành tất cả cho TPP 11.

Hình ảnh
Tiến gần Nhật bản, Việt Nam tìm kiếm đòn bẩy chống lại Mỹ, Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp TPP 11 tại Hà Nội vào ngày 21 tháng Năm năm 2017. (Ảnh: Atsushi Tomiyama) ATSUSHI Tomiyama, phóng viên Nikkei 24, tháng Năm, 2017 Theo Asia Nikkei Trần H Sa lược dịch HÀ NỘI - Bộ trưởng thương mại từ 11 quốc gia còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, sau khi Mỹ rút lui, đồng ý ở Hà Nội hôm Chủ nhật, thúc đẩy cái gọi là thỏa thuận tự do hóa thương mại TPP 11. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp  Việt Nam  Trần Tuấn Anh, người chủ trì cuộc họp, tuyên bố rằng 11 quốc gia sẽ tiếp tục những nỗ lực của họ trong việc chuẩn bị cho Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được triệu tập tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong tháng Mười Một.

Đồng minh với "nước Mỹ trước tiên"..

Hình ảnh
Lưu ý cho các đồng minh của Hoa Kỳ: Nước Mỹ trước tiên vẫn trụ lại và các bạn không phải là thứ hai PacNet #40   David Santoro. May 19, 2017. Theo CSIS Trần H Sa lược dịch Một câu hỏi đơn độc đã ám ảnh các đồng minh của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách đối ngoại “nước Mỹ - trước tiên” của ông ta : chúng tôi xếp hạng ở đâu ? Đó là một câu hỏi hợp lý, mà câu trả lời có vẻ là: Không có thứ hạng nào cả, chẵng có ai cao hơn ai ( không có gì cao hơn cho bất kỳ nước nào khác.)

Phải chăng Trump đã thấy sai khi xé bỏ TPP

Hình ảnh
Tại sao sự khinh miệt của Trump đối với Hiệp ước Thương mại Thái Bình Dương có thể đã là hành động thiếu suy nghĩ. Mặc dù hiệp định 12 quốc gia đã gây ra cơn sốt trong cuộc bầu cử, nhưng nó đã có thể hoàn thành một số mục tiêu thương mại của Mỹ.   Tổng thống Trump ký lệnh Mỹ rút khỏi hiệp ước Quan hệ đối tác Xuyên Thái bình dương ngày 23,tháng giêng năm 2017. PHOTO: RON SACHS/PRESS POOL Bob Davỉs. Cập nhật ngày 14 tháng 5, năm 2017 . Theo Wall Street Journal Trần H Sa lược dịch WASHINGTON-Trong ngày làm việc đầu tiên của mình ở Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump đã giết chết hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái bình dương. Ông ấy có lẽ sẽ dành phần còn lại của nhiệm kỳ của mình để cố gắng làm sống lại các phần của nó. TPP là một hiệp ước thương mại gồm 12 quốc gia thuộc các quốc gia khu vực Thái Bình Dương, đã được đàm phán dưới thời Tổng thống Barack Obama và trở thành một cái "bị đấm" trong cuộc bầu cử tổng thống.

Trung Đông, mặt trái của thế giới. (Phần Cuối)

Hình ảnh
Trung quốc, Hoa kỳ và cuộc đấu tranh ảnh hưởng ở Trung Đông. (Phần Cuối) Bản đồ các nước được xem là thuộc Trung đông   JON B. ALTERMAN. Tháng Ba năm 2017.. Theo Viện Nghiên cứu BRZEZINSKI. Trần H Sa lược dịch  SỰ LÔI CUỐN CỦA TRUNG QUỐC Những kẻ hay thay đổi đã nhún nhảy quay trở lại khu vực, và các viên chức an ninh đã tái xác nhận sự kiểm soát của họ. Do đó, Hoa Kỳ đã mất lòng tin vào những người cầm quyền; Trung Quốc, được đánh giá cao về sự khác biệt của nó trong những công việc nội bộ, dường như lại ủng hộ. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy những cách tiếp cận khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thúc đẩy một sự cạnh tranh thầm lặng giữa hai nước trên phần lớn thế giới, như Hoa Kỳ nhấn mạnh vào các mối quan hệ song phương với "chuổi gắn bó" và Trung Quốc biểu hiện sự quan tâm của mình một cách cẩn thận vào việc không để ý đến nội bộ nước khác, qua đó hạn chế chính sách của Hoa Kỳ. Tất n

Trung Đông, mặt trái của thế giới. Phần I

Hình ảnh
Trung quốc, Hoa kỳ và cuộc đấu tranh ảnh hưởng ở Trung Đông. (Phần I) Mặt trái của thế giới  JON B. ALTERMAN. Tháng Ba năm 2017. Theo Viện Nghiên cứu BRZEZINSKI. Trần H Sa lược dịch Khi vết chân toàn cầu mở rộng, Trung Quốc thấy mình ngày càng phụ thuộc vào các khu vực của thế giới, nơi mà nó có ít ảnh hưởng và đang tìm cách gây ảnh hưởng trong một hệ thống vốn được phát triển bởi những nước khác. Khi các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc mở rộng, đất nước này liên tục tự thấy mình đụng chạm với Hoa Kỳ, quốc gia không rõ ràng là một đối thủ, cũng không phải rõ ràng là một kẻ thù, nhưng rõ ràng là một sức mạnh toàn cầu đứng hàng đầu thế giới. Trong khi Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức trong chính sách đối ngoại của nó, một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của nó là làm thế nào để quản lý sự trổi dậy của chính mình, mà không va chạm với Hoa Kỳ hoặc tạo ra những gánh nặng quá mức cho chính nó, khi là cường quốc châu Á lớn

Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Trung.

Hình ảnh
Sau bảy thập kỷ bá chủ ở châu Á, bây giờ Mỹ phải làm quen với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, Dominic Ziegler phát biểu. Chính quyền Donald Trump có thể thu xếp điều đó được hay không ? Tại Mar-a-Lago Ngày 22 tháng 4 năm 2017. Theo Economist Trần H Sa lược dịch Trước kia Trung Quốc đã tự coi mình là mạnh mẽ như hôm nay nó đang tự hào, lúc Abraham Lincoln làm tổng thống. Tại thời điểm đó, và để chống lại các dấu hiệu cướp phá của phương Tây càng lúc càng tăng, hoàng đế vẫn bám vào niềm tin lâu đời rằng Trung Quốc đã cai trị khắp thiên hạ, một trật tự thế giới riêng biệt chỉ của họ. Nó không bao giờ có đồng minh theo nghĩa của phương Tây, chỉ là những quốc gia giao nộp các đồ vật triều cống cho nó để đổi lấy thương mại. Cả Trung Quốc lẫn “các nước bên ngoài”, hoàng đế Trung quốc viết thư cho Lincoln, tạo thành “một gia đình, không có bất kỳ sự khác biệt nào”.

Làm thế nào để đối phó với chế độ nguy hiểm nhất thế giới.

Hình ảnh
Donald Trump vật lộn với nhiệm vụ khó khăn nhất của mình. Kim Jong Un Ngày 22 tháng 4 năm 2017.Theo Economist Trần H Sa lược dịch Bắc Triều Tiên có thể gây bối rối như nó đang gây hoang mang. Đó là một chế độ quân chủ Mác xít cha truyền con nối. Nó có lãnh đạo tối cao trẻ nhất thế giới và cũng là lâu đời nhất. Đương kim bạo chúa, Kim Jong Un, ở độ tuổi 30; và ông nội của anh ta, Kim Il Sung, là “chủ tịch vĩnh cửu” mặc dù đã qua đời vào năm 1994. Để chào mừng sinh nhật ông nội của Kim ngày 15 Tháng Tư, cháu nội của Kim ra lệnh cho máy bay chiến đấu bay trình diễn với một hình đánh vần ra tuổi của ông ấy : 105. Kim Jong Un cũng ra lệnh cho một cuộc diễu hành khổng lồ, với những người lính diễn hành theo kiểu bước đi cứng nhắc không gập đầu gối và tên lửa gắn trên xe tải. Một dàn hợp xướng nam hát “Hòa bình được bảo đảm bởi cánh tay của chúng ta”, ngay cả khi chính quyền đe dọa tạo nên cơn mưa hạt nhân hủy diệt kẻ thù của mình và đang xây dựng mộ

Khi Trump cảnh cáo Bắc Triều Tiên, "hạm đội" của ông ấy lại hướng mũi tàu về phía Úc...

Hình ảnh
Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson quá cảnh eo biển Sunda, Indonesia vào ngày 15, tháng Tư năm 2017. Ảnh chụp vào ngày 15 tháng 4, 2017. Sean M. Castellano / Courtesy US Navy / Tài liệu qua REUTERS Phil Stewart | WASHINGTON 19/04/2017. Theo Reuters Trần H Sa lược dịch Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khoe khoang hồi đầu tuần trước rằng ông ta đã gửi một "hạm đội" như là một cảnh cáo cho Bắc Triều Tiên, nhóm tác chiến tàu sân bay mà ông nói đến vẫn còn ở cách xa bán đảo Triều Tiên, và đi theo hướng ngược lại. Nó thậm chí còn xa hơn bán đảo Triều Tiên vào cuối tuần qua, hạm đội đó di chuyển qua eo biển Sunda và sau đó vào Ấn Độ Dương, khi Bắc Triều Tiên cho ló ra những gì dường như là loại tên lửa mới tại một cuộc diễu hành và tiến hành một vụ thử tên lửa thất bại.