Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC

Dấu ấn quan trọng trong năm 2015.

Hình ảnh
BIẾN ĐỘNG THẾ GIỚI 2015   Theo FB Maria TrinhOtta  Thế giới năm vừa qua quá nhiều biến động với những sự kiện nổi bật như sau: -Ngày 7/1/2015: Vụ thảm sát tại tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo ở Paris khiến 11 người chết và 10 người bị thương. - Ngày 29/1/2015: “Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ “Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh”, ám chỉ một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford.”

Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông : Obama

Hình ảnh
Tổng thống Benigno Aquino (L) và Tổng thống Mỹ Barack Obama  đã tổ chức một cuộc họp song phương hôm thứ tư tại Manila.  17 / 11 / 2015 Theo Asia Times (Tin từ Reuters): Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ tư rằng Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp và khẳng định cam kết của Washington đối với quốc phòng và an ninh của Philippines, một trong các bên tranh chấp. Obama, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Manila, rằng ông mong muốn được hợp tác với tất cả các bên yêu sách trên tuyến đường hàng hải để giải quyết tranh chấp của họ. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã đến thăm một chiến thuyền tuần duyên do Mỹ tặng cho Philippines, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có mặt tại vùng tranh chấp Biển Đông

Hình ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại một cuộc họp báo tại hội nghị  Bộ trưởng Quốc phòng Asean hội họp tại  Kuala Lumpur, Malaysia, 04 Tháng Mười Một 2015 . Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã bay tới một tàu sân bay Mỹ đang quá cảnh trong vùng Biển Đông tranh chấp vào thứ Năm và đổ lỗi cho Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, qua một chuyến viếng thăm chắc chắn sẽ càng chọc giận Bắc Kinh.

Biển Đông hồi hai hiệp một

Hình ảnh
Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm Mỹ tiết lộ lịch trình tuần tra Biển Đông : Hai lần mỗi quý 'Mỹ sẽ hoạt động bất cứ khi nào, nơi nào luật quốc tế cho phép' Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Biển Đông, đổ lỗi TQ gây căng thẳng Việt Nam đồng ý cho tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc  02.11.2015 Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông

Tổng hợp tình hình liên quan Biển Đông trong tuần qua.

Hình ảnh
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến tuần tra ở Biển Đông    Đã hết kiên nhẫn, Mỹ tuần tra Biển Đông để trấn an đồng minh RFI . Từ nhiều tháng qua, nhiều dân biểu, nghị sĩ và những tiếng nói «diều hâu» Mỹ đã cất lên thúc giục Tổng thống Barack Obama có phản ứng mạnh mẽ trước hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông một cách quy mô của Bắc Kinh, nhưng Nhà Trắng vẫn tỏ ra dè dặt.

Căng thẳng giữa Nga và Anh leo thang.

Hình ảnh
Các Phi công Anh được cho biết sẽ được phép trả đũa nếu họ bị tấn công bởi máy bay Nga . 11/10/2015, Theo JOHN WARD, RAF Tornados armed and dangerous: Tensions between Russia and UK escalate Trần Lê lược dịch Máy bay chiến đấu của Không lực Hoàng gia Anh sẽ được trang bị tên lửa không-đối-không và đã được bật đèn xanh để bắn hạ máy bay đối địch của Nga. Các phi công Anh và Nato được cho phép có những hành động quyết liệt nếu họ bị bắn bởi không lực của Vladimir Putin trong khi thi hành nhiệm vụ trên bầu trời Iraq. Động thái này diễn ra sau khi bộ trưởng Anh cảnh báo Nga đã làm cho tình hình ở Trung Đông "nguy hiểm hơn nhiều".

Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đông.

Hình ảnh
Tàu chiến USS Fort Worth (LCS 3) của Mỹ hiện diện trên biển Đông.  Thứ năm, 30/07/2015. Hoa Kỳ nhấn mạnh nước này sẽ không trung lập khi buộc các quốc gia khác phải tuân thủ luật lệ quốc tế trong vụ tranh chấp biển Đông, và sẽ cương quyết bảo đảm rằng các bên phải làm theo luật, một nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tuyên bố.

Các nhà hoạt động Việt Nam chống Trung Quốc đánh dấu trận chiến ở quầnđảo Trường Sa.

Hình ảnh
Tạ Chí Hải kéo violon ở phía trước tượng đài vua Lý Công Uẩn tại Hà Nội vào thứ năm, Hình ảnh: AFP Người biểu tình Việt Nam hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một buổi lễ dâng hoa tưởng niệm đánh dấu kỷ niệm 25 năm trận hải chiến 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Trường Sa Ảnh: Reuters Những nhà hoạt động ở Hà Nội hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc... Agence France-Presse tại Hà Nội. Thứ Năm 14 Tháng 3, 2013 [Cập nhật: 15:47] Theo SCMP BHM Lược dịch. Những nhà hoạt động ở Hà Nội hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc và dâng hoa tưởng niệm vào ngày thứ năm tại một cuộc biểu tình đánh dấu kỷ niệm trận chiến ở quần đảo Trường Sa, trong đó có 64 binh sĩ Việt Nam đã chết.

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ muốn trở lại Việt Nam.

Hình ảnh
Terry Fincher / Express / Getty Images Trong vòng vài năm tới, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ lại một lần nữa có thể lội sâu đầu gối trong các cánh đồng lúa của Việt Nam.  Kevin Baron. Thứ ba 5 tháng hai, 2013 - 16:08 Theo Foreign Policy BHM Lược dịch. Tướng James Amos, chỉ huy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, cho biết ông muốn nhìn thấy huấn luyện Thủy quân lục chiến tại Việt Nam. Ý kiến của ông ấy đã đến khi nói chuyện với các phóng viên địa phương tại một hội nghị ở San Diego vào tuần trước. Amos nói rằng ông muốn nhìn thấy Thủy quân lục chiến được huấn luyện bổ sung trên mặt đất tại Việt Nam và các địa điểm khác trên khắp Thái Bình Dương như là một phần của trục của quân đội Mỹ hướng đến châu Á.

Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar. Chuyện lạ đầu năm.

Hình ảnh
Đầu năm 2013, Vietnamnet cho đăng một bài viết khá lạ về "phong trào dân chủ" : (nhưng hiện nay 04/01/2012 đã bị gở khỏi Vietnamnet ) 'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar ... Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài. [caption id="attachment_5053" align="alignleft" width="450"] Mùa xuân bão táp ở Ả rập[/caption] Mùa xuân bão táp ở Ả rập. Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước. ...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI.

Năm nhân sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI HÀNH VI TRẤN ÁP THÔ BẠO VI PHẠM PHÁP LUẬT XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUYỀN CÔNG DÂN. Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, những người ký tên vào Thông báo TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC được tổ chức vào ngày 9.12.2012 tại quảng trường Nhà hát Thành phố, cực lực phản đối những hành vi thô bạo vi phạm pháp luật của các lực lượng công an và chính quyền địa phương tại những Phường và Quận nơi chúng tôi cư trú và nơi tổ chức mít tinh. Việc tổ chức mít tinh phản đối hành động gây hấn ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhằm biểu thị ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ và lãnh hải là một việc hết sức cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ trí thức và thế hệ trẻ Thành phố. Đó là hành động yêu nước quang minh, chính đại. Chúng tôi đã công khai nêu rõ mục

Bị Trung Quốc lợi dụng , Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ .

Hình ảnh
Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ? [caption id="attachment_4784" align="alignleft" width="300"] Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)[/caption]Tú Anh.Thứ hai 12 Tháng Mười Một 2012. RFI Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia, lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ». Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát. Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết. Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia, Iran sẽ hợp tác với cộng đồn

Thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam.

Hình ảnh
Theo ông Chử Đình Phúc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, còn rất nhiều bản đồ do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. [caption id="attachment_4733" align="aligncenter" width="500"] “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910. Bản đồ cổ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc, một minh chứng cho thấy các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc."[/caption] Sau bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 được ông Mai Ngọc Hồng sưu tầm và trao tặng Bảo tàng lịch sử Việt Nam, ông Chử Đình Phúc cho biết, còn rất nhiều bản đồ khác do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản cũng xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa hai quần đảo Hoàng Sa và

Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt Trung.

Hình ảnh
Chính sử Trung Quốc, cho đến đời nhà Thanh, đều chỉ khẳng định chủ quyền trên những đảo ven biển (trong Minh sử, thậm chí Đài Loan, Bành Hồ đều thuộc "ngoại quốc"). Hoàn toàn không có chuyện Hoàng Sa, Trường Sa là đất Trung Hoa. [caption id="attachment_4698" align="aligncenter" width="600"] Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: Internet)[/caption]. Hồ Bạch Thảo Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại ; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh ; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Mi

Đông Nam Á họp trong tình trạng lộn xộn qua việc tranh chấp biển với Trung Quốc.

Hình ảnh
Philippines cho biết nó đã "tẩy chay mạnh mẽ" tuyên bố của Campuchia mà qua đó không phát hành một thông cáo chính thức là do "xung đột song phương giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và một quốc gia láng giềng". [caption id="attachment_4196" align="alignleft" width="300"] REUTERS/Samrang Pring[/caption]Reuters. PHNOM PENH | Th 6 ngày 13 tháng 7 năm 2012 04:22 EDT. Theo REUTERS BHM Lược dịch. Các quốc gia Đông Nam Á đã không đạt được thỏa thuận về một tranh chấp hàng hải liên quan đến Trung Quốc, kết thúc hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng ngoại giao ở trong tình trạng lộn xộn sau khi Bắc Kinh tỏ ra gây chia rẽ 10 quốc gia qua vấn đề gây tranh cãi. Philippines cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng nó "lên án" sự thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết sự tranh cãi đang ngày càng xấu đi, và chỉ trích Campuchia với ngôn ngữ mạnh mẽ bất thường trước việc xử lý vấn

Ở Campuchia, bà Clinton thúc giục Bắc Kinh về các quy tắc đối với biển Đông giàu tài nguyên.

Hình ảnh
Một quan chức cấp cao cho biết Yang, trong cuộc thảo luận của mình với Clinton, thận trọng báo hiệu Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với các quốc gia châu Á khác về cách ứng xử. AP, cập nhật: Thứ Năm 12 Tháng bảy, 15:10 Theo Washington Post BHM Lược dịch. PHNOM PENH, Cam-pu-chia - Chính quyền Obama thúc giục Bắc Kinh vào hôm thứ năm chấp nhận một quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giàu tài nguyên, một nỗ lực hòa giải khó khăn của Mỹ mà đã phải đối mặt với sự kháng cự của chính phủ cộng sản. Nó đã làm cho Mỹ được mến chuộng, mặc dù, với cả các quốc gia thù địch trước đây trong khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề của Hội nghị hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Ngồi đối diện nhau tại một chiếc bàn dài trong một hội trường lớn với đèn chùm, bà Clinton nhấn mạnh các cách khác nhau mà Washington và Bắc Kinh đang hợp tác. Yang nói về việc xây dựng một mối quan hệ Mỹ-Tr

Phát hiện hạt boson mới giúp hiểu thêm về vũ trụ.

Hình ảnh
Khám phá về hạt sẽ bác bỏ một trong các lý thuyết điên rồ hơn mà đã được đưa ra, bởi hai nhà lý thuyết nổi tiếng một vài năm trước đây, khả năng tác động mà các boson không muốn được tìm thấy là để tự tránh việc có thể quay trở lại vào quá khứ để phát hiện ra nguyên nhân cái chết của ông nội của bạn . Hôm nay 04/07/2012 Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) đã chính thức loan báo việc khám phá ra một loại hạt mới rất gần với tính chất hạt boson của Higgs. Phát hiện quan trọng này sẽ giúp vén màn bí mật về vũ trụ, đã được giới vật lý chờ đợi từ nửa thế kỷ qua. Đây là mắt xích còn thiếu trong lý thuyết về hạt cơ bản, được các nhà vật lý coi là chìa khóa cấu trúc cơ bản của vật chất. Theo lý thuyết « Mô hình chuẩn », thì hạt boson này tạo nên khối lượng cho tất cả loại hạt khác trong vũ trụ chúng ta. Giám đốc CERN, ông Rolf Heuer tuyên bố : « Chúng ta đã bước sang được một giai đoạn mới trong việc tìm hiểu thiên nhiên. Việc phát hiện được loại hạt mà các tính chất tương ứng với hạt

Một quốc gia, hai hệ thống (thất bại).

Hình ảnh
Hầu như mỗi người đều hướng về đường lối dân chủ nhiều hơn của Đài Loan hay Hàn Quốc như là ví dụ của những gì Hồng Kông có thể tìm tới để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến nhà ở, phúc lợi và môi trường. Pepe Escobar. 3, Tháng Bảy, 2012. Theo Asia Times Online BHM Lược dịch. HỒNG KÔNG - Nó không tưởng là như thế này. Họ sẽ không nhìn thấy nó trên truyền hình CCTV ở quê nhà - dù thế nào đi nửa nó sẽ không được tường trình. Ít nhất 400.000 người Hồng Kông, tất cả rồng rắn ngang qua trung tâm thành phố trong cái nóng ngột ngạt hoàn toàn, từ đầu giờ chiều cho đến khi đêm đã vào khuya, và từ tất cả các tầng lớp xã hội (loại trừ những ông trùm) , tất cả thể hiện sự tức giận của họ vào Giám đốc điều hành Hồng Kông mới, người phát triển bất động sản được Bắc Kinh hậu thuẩn, Leung Chun-ying ; khái niệm về "một quốc gia, hai hệ thống" ; điều không thể thực hiện được của họ là bỏ phiếu thực sự, và cuối cùng nhưng không kém, quê hương Trung Quốc. Chắc chắn đây không phải là

Trung Quốc kiên nhẫn, không thiếu thận trọng, trên các hòn đảo.

Hình ảnh
Global Times luôn nổi tiếng với các bài viết hăm doạ, khiêu khích các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines trên vấn đề biển Đông. Sau một loạt sự cố trong nước mà nhà nước Trung quốc tỏ ra không kiểm soát được như Bo Xilai, Cheng Guangcheng và mới đây là tiết lộ của Bloomberg liên quan đến họ hàng triệu phú của Xi Jinping ; cọng thêm cũng một loạt sự kiện ở bên ngoài như cuộc tập trận RIMPAC đang diển ra, cùng một ngày hôm qua (01/07/2012) 3 cuộc biểu tình chống nhà nước Trung quốc đã diển ra tại Sài gòn, Hà nội và đặc biệt tại Hồng Kông. Tất cả những điều này đã làm cho Global Times líu lưỡi, cũng vẫn một giọng điệu củ nhưng không che đậy được nổi lo cuống cuồng trong tâm trí của những kẻ cực đoan.... BHM . Global Times | 2012/07/01 20:10:02 Global Times BHM Lược dịch. Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gần đây đã đề nghị ( chào bán ) chín lô trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa) thăm dò chung với các công ty nước ngoài. Trong khi đó

Họ hàng triệu phú của Xi Jinping tiết lộ sự giàu có của giới quyền thế.

Hình ảnh
Ngày xưa, có một ông Vua đi săn bị lạc quần thần, đồng thời cũng lạc mất hướng về hoàng cung. Nhà Vua tìm ra được bìa rừng thì bụng đã đói cồn cào; thấy một ngôi nhà tồi tàn của tiều phu với làn khói nhẹ bốc lên. Ông sấn sổ chạy ngay vào, một nồi cám lợn trên một bếp lò vừa hết lửa. Nhà Vua với lấy chiếc gáo gần đó, múc cám lợn và ăn sung sướng. Người vợ tiều phu nhìn thấy nhưng quá hoảng, cũng không thể nín nhịn được trước sự kiện lạ lùng kia. Chị ta chạy thốc vào rừng, tìm một bộng cây rồi thét vào đó "Hoàng đế ăn cám lợn". Câu chuyện này đã diển ra trong thời hiện đại nhưng với một hình thức khác. [caption id="attachment_4071" align="alignleft" width="300"] Tập Cận Bình, phó chủ tịch của Trung Quốc, thăm giai đoạn cuối của Vận chuyển Hàng hải Trung Quốc tại cảng Los Angeles ở Los Angeles, California, Mỹ, vào thứ Năm 16 tháng hai, 2012. Nguồn: Bloomberg[/caption]Bloomberg News - Tháng Sáu 29, 2012 02:32 GMT 0700 Theo Bloomberg BHM Lược dịch. X