Bài đăng

Chẵng ai biết, Đặng tàn nhẫn, khát máu.

Hình ảnh
Ảnh từ : History/Bridgeman Image Đặng Tiểu Bình tại một cuộc diển binh, tháng 9 năm 1981 Jonathan Mirsky, Điểm sách. Đặng Tiểu Bình: Cuộc đời cách mạng, Alexander V. Pantsov với Steven I. Levine Trần Lê lược dịch từ : The Bloodthirsty Deng We Didn’t Know "Đặng là ... một kẻ độc tài khát máu, cùng với Mao, chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người dân vô tội, do những cải cách xã hội và nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong giai đoạn 1958-1962." Đây là kết luận tiểu sử Đặng Tiểu Bình của Alexander Pantsov và Steven Levine, một cuốn sách mà, cuối cùng, cho thấy Đặng là kẻ bạo lực và nguy hiểm khi làm cố vấn và sùng bái Mao Trạch Đông. Nó cũng giải thích rằng, việc nổi tiếng trứ danh của Đặng Tiểu Bình như là một nhà cải cách kinh tế dựa nhiều vào những nông dân nghèo ham thích kinh doanh của Trung Quốc, cũng như dựa vào những đồng nghiệp đọc nhiều hiểu rộng và những quan chức kém can đảm.

Mỹ và Nga ở Syria : Siêu cường đối đầu hay cơ hội ( hợp tác ) ?

Hình ảnh
Ảnh: Creative Commons / Flickr. 02 tháng 10 2015, Theo Michael O'Hanlon, America and Russia in Syria: Superpower Showdown or Opportunity? Trần Lê lược dịch Theo tin đã đưa, Washington và Moscow đang làm việc theo cách thức loại bỏ những hoạt động quân sự với chiến thuật đối nghịch của họ bên trong Syria từ những hậu quả (tai hại ) sau khi quân đội Nga tiếp cận hiện trường trong những tuần gần đây. Đó là tin tốt. Điều cuối cùng chúng ta cần có là hai siêu cường hạt nhân không cố ý, hoặc thậm chí cố ý, bắn nhau trong một số tình trạng sa lầy ở Trung Đông.

Câu hỏi hết sức hóc búa : Ai sẽ kiểm soát Biển Đông?

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Official US Navy 29 tháng chín năm 2015, Theo Peter Harris, The Trillion-Dollar Question: Who Will Control the South China Sea? Trần Lê lược dịch Một cái nhìn trở lại lịch sử đem lại một số kết luận thú vị. Những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã chất đống những kế hoạch chiến lược mà Mỹ đã thiết lập với một con số những tình huống lúng túng thúc bách. Hoa Kỳ có nên gửi tàu chiến chạy thông qua các tuyến đường biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như là lãnh hải ? Bằng cách nào Washington có thể đưa tín hiệu kiên quyết và bảo đảm với các đồng minh trong khu vực mà không làm mếch lòng các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc ? Sự pha trộn cần phải có của ngoại giao, quân sự, và cam kết chính trị là gì ?

Trung Quốc thực sự nghĩ gì về Biển Đông ( Và Vai trò của Mỹ ) ?

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Bộ Quốc phòng Ngày 26 tháng chín năm 2015, Theo Jeff M. Smith. What Does China Really Think About the South China Sea (And America's Role)? Trần Lê lược dịch Cánh cửa duy nhất mở vào những gì Bắc Kinh thực sự suy nghĩ về sự căng thẳng lấp kín Biển Đông. Qua tin tức những sự kiện tranh chấp ở Biển Đông thấy được trên báo chí Mỹ trong năm nay, một trong những quan điểm quan trọng rỏ ràng đã vắng mặt : quan điểm của Trung Quốc. Đúng như thế, quan điểm "chính thức" của Trung Quốc về các vụ tranh chấp, được cung cấp thường xuyên, qua những chỉ thị buồn ngủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, là không có gì quá bí mật. Tuy nhiên, đường lối chính thức được cung cấp trong các chỉ thị này và trong báo chí nhà nước rốt cuộc chỉ như những câu thần chú đọc như vẹt của Trung Quốc "chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông từ hơn 2.000 năm nay". Đáng tiếc họ cho chúng ta biết quá ít về việc Trung Quốc thực sự nghĩ gì trên những tranh chấp ở Biển Đông

Thời khắc cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ Mỹ - Trung.

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / US Air Force Ngày 23 tháng 9 năm 2015, Theo Michael Auslin, Time For Realism In U.S.-China Relations. Trần Lê lược dịch "Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới không thúc đẩy một cuộc xung đột với Trung Quốc. Nó cố tránh xung đột. Chỉ có sức mạnh vững chắc ... sẽ chỉ cho Xi Jinping và các đồng chí lãnh đạo của ông ta thấy rằng nước Mỹ là người bạn không ai tốt hơn và cũng là đối thủ không ai mạnh hơn." "Hoa Kỳ hoan nghênh một Trung Quốc đang lên mà hòa bình, ổn định, thịnh vượng, và là một cầu thủ có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu." Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama, bà Susan Rice đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu hôm qua tại Đại học George Washington vào lúc liền kề chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington. Trong một bài diển văn được thiết kế để chào hàng "vòng cung sự tiến bộ" trong quan hệ Trung-Mỹ, Rice đã chỉ trích "các nhà hùng biện lờ đờ cho rằng cuộc xung đ

Quân đội Trung Quốc: Con Rồng hùng mạnh hay là Con Cọp giấy ?

Hình ảnh
Ảnh: Wikimedia Commons / Danny Yu 22 Tháng 9 2015, Theo Roger Cliff, China’s Military: Mighty Dragon or Paper Tiger? Trần Lê lược dịch Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối lo cho Washington. Nhưng chính xác thì Mỹ nên lo lắng như thế nào ? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Washington vào thứ năm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông như là chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày thứ Sáu, ông sẽ được ban cho đầy đủ những vinh dự cấp nhà nước bao gồm 21 phát súng chào trên bãi cỏ Nhà Trắng và một bữa tiệc trang trọng tại Nhà Trắng. Điều này sẽ không vì Trung Quốc là một đồng minh của Mỹ hoặc vì Hoa Kỳ tôn trọng và chấp nhận hệ thống chính trị hà khắc của Trung Quốc, mà vì Trung Quốc là một cường quốc thế giới.

Chiến lược an ninh hàng hải CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG.

Hình ảnh
Bộ Quốc phòng (Mỹ) có ba mục tiêu hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương:  bảo vệ tự do trên biển; ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế; và thúc đẩy  tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Chiến lược an ninh hàng hải CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG : Thủ đắc những mục tiêu An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trong một môi trường thay đổi. PHẦN I. Trần Lê lược dịch. Phù hợp với đạo luật phòng vệ quốc gia trong năm tài chính 2015 mục 1259 của Carl Levin và Howard P. "Buck" McKeon , Công Pháp 113-291, báo cáo này vạch ra chiến lược của Bộ Quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lĩnh vực hàng hải đối với an ninh của Hoa Kỳ, Bộ đang tập trung vào việc bảo vệ tự do trên các vùng biển, ngăn chặn xung đột, tình trạng áp bức, và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế. Như đã làm khắp thế giới, Bộ sẽ tiếp tục bay ngang, chạy thuyền qua

Điều thật, điều bịa và Biển Đông

Hình ảnh
Tác giả Bill Hayton, Asia Sentinel, Fact, Fiction and the South China Sea Bản dịch của Phan Văn Song (Các chú thích do chính tác giả gửi riêng cho người dịch) Cái nhìn rạch ròi của một chuyên gia và tác giả nổi tiếng về yêu sách biển của Trung Quốc. Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc (Trung Quốc) ở Biển Đông. Nơi diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa - trong thời gian nghị án vào tháng 7 - sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Rối loạn kinh tế của Trung quốc có thể bộc phát nên một cuộc chiếntranh hay không ?

Hình ảnh
Ảnh: Wikimedia Commons / Allen Zhao 06 Tháng Chín 2015, Theo Ted Galen Carpenter, Could China's Economic Troubles Spark a War ? Trần Lê lược dịch. Hảy biết điều này: Chẵng phải là chưa từng có việc một chính phủ cảm thấy bị vây quanh bởi những xỉa xói rồi cố gắng đánh lạc hướng công chúng bất mãn bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng ở đường lối đối ngoại. Washington cần phải thận trọng. Sự chú ý trên toàn cầu đã tập trung vào sự lao dốc ở thị trường chứng khoán Thượng Hải và bằng chứng càng lúc càng tăng cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại đáng kể. Hơn nữa, ảnh hưởng xấu dường như đang lan rộng, được mô tả bởi tính rất thiếu ổn định và suy giảm đáng báo động tại các thị trường vốn chủ sở hữu của Mỹ.

Mỹ phải có một chổ đứng ở Biển Đông.

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Official US Navy 05 tháng chín năm 2015. Theo Patrick M. Cronin, America Must Take a Stand in the South China Sea. Trần Lê lược dịch. Nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng để quay trở lại nguyên tắc sức mạnh của chúng ta, thì chúng ta không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc có cơ hội và ngày càng có khả năng tận dụng lợi thế đầy đủ của một khoảng không quyền lực. Chạy tàu qua các vùng biển sóng gió như biển Đông sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại thực tế của Mỹ được neo chặt bởi sức mạnh toàn diện, sự tham gia sâu sắc, và các nguyên tắc lâu dài.

Rối loạn trên lĩnh vực ngân hàng Việt Nam - không dể sửa chửa.

Hình ảnh
28 Tháng Tám 2015. Phân tích của FT Confidential Research. Vietnam’s troubled banking sector – no easy fix Trần Lê lược dịch. Ngành ngân hàng của Việt Nam đang gánh những khoản nợ xấu mà đã tác động như một lực cản đối với tăng trưởng. Chính phủ tuyên bố đang nhức đầu hành động để giải quyết các vấn đề, nhưng chúng tôi quan tâm đến các vấn đề cơ cấu dài hạn vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.