Bài đăng

Tầm nhìn của Nhật Bản đối với trật tự an ninh Đông Á

Hình ảnh
Hải quân Đô đốc Mỹ, Harry B. Harris Jr., chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một cuộc họp tại Tokyo vào ngày 16 tháng 2 năm 2016. (Ảnh: AAP).  Ryo Sahashi .Ngày 23 tháng 2 năm 2016 . Theo East Asia Forum     Trần H Sa lược dịch Trật tự khu vực ở Đông Á thay đổi liên tục. Sự suy giảm tương đối của sức mạnh Mỹ ở châu Á đã dẫn đến những thách thức mới. Các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực và phương pháp để quản lý các chương trình nghị sự quốc tế đang bị nghi ngờ. Sự sẵn sàng của Hoa Kỳ để duy trì một vai trò tích cực trong khu vực Đông Nam Á, cùng với các hành vi của Trung Quốc và các nhóm chủ chốt như ASEAN sẽ xác định tương lai của khu vực. Các nhân tố chủ chốt này đáp ứng như thế nào đối với môi trường an ninh đang thay đổi, sẽ rất quan trọng trong việc quyết định tương lai an ninh trật tự ở Đông Nam Á.

Tình trạng hổn loạn sắp tới của lục địa Á-Âu.

Hình ảnh
Những nguy cơ từ những yếu kém của Trung Quốc và Nga   Robert D. Kaplan. Tháng Ba / Tháng 4 năm 2016 . Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch   Khi Trung Quốc khẳng định bản thân ở các vùng biển lân cận của nó và Nga tiến hành chiến tranh ở Syria và Ukraine, thật dễ dàng để giả định rằng hai cường quốc đất đai mênh mông của lục địa Á-Âu đang cho thấy những dấu hiệu sức mạnh vừa mới phát hiện. Nhưng điều trái ngược lại là đúng: ngày càng tăng, Trung Quốc và Nga biểu diển cơ bắp của họ không phải là vì họ mạnh mẽ mà vì họ đang yếu. Không giống như phát xít Đức, kẻ có quyền lực ở đất nước họ vào những năm 1930 đã tạo khí thế cho quân đội của họ đi xâm lược nước ngoài, sức mạnh của chủ nghĩa xét lại hiện nay đang trải qua những hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga, đó là tình trạng bấp bênh bên trong nước đang nuôi dưỡng tính hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ , Hoa Kỳ thấy mình ở trong một cuộc cạnh tranh

Sunnylands, gầy dựng kiểm tra mới đối với Trung Quốc

Hình ảnh
Obama có cơ hội để tái tập trung "xoay trục tới châu Á" của ông và xây dựng quan hệ đối tác quan trọng để chống Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN . Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) nói chuyện với Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore (trái) khi họ thảo luận về an ninh ở phiên họp bàn về toàn thể châu Á-Thái Bình Dương trong một cuộc gặp gở với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)tại điền trang Sunnylands vào ngày 16 năm 2016 tại Rancho Mirage, California. / Các đối tác chiến lược Jennifer Harris Ngày 16 tháng hai năm 2016, Theo  US News and World Reports   Trần H Sa lược dịch.   Các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn chưa tìm ra công thức đúng đán đối với các thách thức địa chính trị lớn nhất mà Hoa Kỳ đang đối mặt ở thế kỷ này : "quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc". Nhưng điều đó có thể đã thay đổi vào hôm thứ hai, khi Tổng thống Barack Obama chào đón các nhà lãnh đạo từ 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong một hội nghị thượng

Sunnylands, Lộ trình đầy kỳ vọng cho Việt Nam

Hình ảnh
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, California, ngày 15/2/2016 . Những nguyên thủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands, bang California, vào ngày 15 và 16 tháng 2, 2016.> Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói hội nghị “đánh dấu một năm bước ngoặt” cho cả ASEAN và cho mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng gần gũi giữa Hoa Kỳ và ASEAN, và nêu lên 17 nguyên tắc chính yếu “hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về phía trước.

Tập Cận Bình nhìn thế giới như thế nào ... và tại sao, Phần II

Hình ảnh
Trung Quốc duy trì sự mơ hồ về cơ sở khẳng định chủ quyền của mình và khước từ mang lại cho chúng một cách rõ ràng, phù hợp với Công ước Luật biển, vì nó tin rằng một cam kết rõ ràng với UNCLOS sẽ cắt bớt biển của nó và những yêu sách liên quan. Ảnh minh họa. (Nguồn: forbes.com) JEFFREY A. BADER. Tháng Hai / 2016. Theo Viện Nghiên Cứu Brookings   Trần Hoàng Sa lược dịch Những thách thức ở bên trong Trung quốc Xi đối mặt với một tình huống ở trong nước mà đòi hỏi sự chú ý, cải cách, thắt chặt kiểm soát chính trị; và một tình huống bên ngoài nước trình bày những cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng cũng đầy rủi ro nghiêm trọng.

Tập Cận Bình nhìn thế giới như thế nào ... và tại sao, Phần I.

Hình ảnh
 JEFFREY A. BADER. Tháng Hai / 2016.  Theo Viện Nghiên Cứu Brookings  . PHẦN I. Trần H Sa lược dịch  Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Trung Quốc đã trải qua một loạt các giai đoạn, được đánh dấu bởi những khái niệm rỏ ràng khác nhau, về những gì mà các nhà lãnh đạo của nó tin rằng trật tự thế giới nên ra làm sao. Những quan điểm thay đổi này phản ảnh một sự mâu thuẫn tiềm ẩn đối với trật tự đang tồn tại, qua đó đã diễn ra một cách khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Trung Quốc hiện nay đang trải qua một giai đoạn mới, cái mà có nghĩa có thể hiểu đầy đủ hơn, nếu trước tiên chúng ta hiểu được các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nhìn nhận như thế nào về nơi mà ngày nay họ đang suy nghĩ về trật tự toàn cầu. Phản ảnh trên cả sự liên tục và những thay đổi trong bảy thập kỷ qua sẽ cho phép chúng ta nhận biết tốt hơn những gì thực sự mới và khác so với những gì đã khá quen thuộc.

Liệu Mỹ sẽ tham chiến vì Philippines ?

Hình ảnh
Image: Flickr/U.S. Navy. Quân đội Mỹ đang trở lại Philippines - nhưng tranh chấp giửa Phi với Trung Quốc trên những hòn đảo vẫn tồn tại. Richard Javad Heydarian. 27 Tháng một / 2016.  Theo National Interest   Trần H Sa lược dịch Mao Trạch Đông, tay lèo lái vĩ đại, đã nói một câu nổi tiếng: "Ở đâu đối phương tiến lên, chúng tôi rút lui. Ở đâu địch rút lui, chúng tôi truy đuổi". Ở những xứ như Trung Đông, nơi mà Hoa Kỳ được nhận thức đang bận rộn vào một rút lui chiến lược, Trung Quốc đang tiến công. Các cường quốc châu Á đã tiếp cận với các đồng minh chủ chốt của Mỹ như Saudi Arabia và Ai Cập cũng như thông báo biện pháp chế tài với Iran, quốc gia được dự kiến sẽ đóng một vai trò tự phụ nhiều hơn trong việc tạo ra một trật tự "hậu Hoa kỳ" trong khu vực.

Cải cách kinh tế và sự liên đới với chính trị

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Foreign & Commonwealth  Office Chìa khóa để hiểu về nền kinh tế của Trung Quốc: nền chính trị của nó Elizabeth C. Economy. Ngày 25 tháng một năm 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch  Trong vài tháng qua, nó đã trở thành một công việc toàn thời gian nhiều hơn để cố gắng tìm ra những gì đang xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc. Đã có nhiều nỗ lực tốt để tạo nên cảm giác mọi con số khác hẳn nhau sắp ra khỏi Bắc Kinh và để nói với mọi người về những gì được mong chờ đang di chuyển về phía trước (bao gồm từ George Magnus, Gabriel wildau và Eswar Prasad), nhưng nó đang là một thách thức. Một điều mà không phải là - nhưng thường bị - lãng quên trong hằng hà con số là quá trình cải cách chính trị . Phương diện chính trị có thể cung cấp một số bối cảnh rất cần thiết giống như các vấn đề Bắc Kinh đang phải đối mặt. Cho tôi đề nghị ba yếu tố chính trị có thể đóng góp vào quá trình ra quyết định kinh tế rời rạc và dường như chưa phải là tối ưu của Bắc Kin

Kết thúc sự trổi dậy của Trung Quốc

Hình ảnh
Một thương nhân Trung Quốc đơn độc ngủ trưa ngắn ngủi tại sàn chứng khoán Thượng Hải, ngày 10 tháng 2 năm 2003. Claro Cortés / REUTERS Daniel Lynch, 18/1/2015 . Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch Vẫn mạnh nhưng mất uy. Trong ba tháng qua, sự không chắc chắn trong quá trình phát triển của Trung Quốc đã tăng cao, với một dòng chảy đều đặn chủ yếu là những tin tức kinh tế xấu: thêm một cú lao xuống nửa trong thị trường chứng khoán, vốn đã sẵn đổ nát và lơ lửng chỉ bởi sự can thiệp vụng về của nhà nước ; nợ của các công ty càng lúc càng tăng; và thất thoát dự trữ ngoại hối, đã nói lên một vài điều. Thực tế là Trung Quốc đang nhìn chằm chằm vào bộ mặt kinh tế trì trệ, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hoảng loạn. Đảng dường như đã thừa nhận tai ương kinh tế của nó đã ở mức độ nghiêm trọng, mà chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn bởi một lực lượng lao động suy giảm và lão hóa, khi họ thông báo vào cuối tháng Mười rằng sẽ thay thế chính sách một con trong nhiều thập niên qu

Đồng Yuan sẽ phá nát nền kinh tế toàn cầu ?

Hình ảnh
Một cử chỉ giao dịch tiền tệ tại các phòng giao dịch ngoại hối  của Ngân hàng Korea Exchange có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, tháng 8/ 2015. © Ahn Young-joon / PA Một ngàn tỷ USD đã rời khỏi đất nước - và áp lực đang càng lúc càng tăng. George Magnus / 12 tháng 1 2016. Theo Pro spect Trần H Sa lược dịch Giảm khoảng 1 phần trăm kể từ đầu năm, thấp hơn khoảng 2 phần trăm so với sau mùa hè lảo đảo năm ngoái và thấp hơn khoảng 5,5 phần trăm so với tuần trước đó. Hầu hết mọi người sẽ không thể nhắm mắt làm ngơ khi điều này không phải là điều gì lạ mà là tiền tệ của Trung Quốc. Vậy mà đồng nhân dân tệ (Yuan) đã trở thành "nóng" một lần nữa trong thị trường tài chính, một phần vì mối quan ngại càng lúc càng tăng rằng nó có thể đẩy nền kinh tế thế giới đi vào một cuộc suy thoái toàn cầu.

Khủng hoảng biển Đông và "Cuộc chiến dầu lửa"

Hình ảnh
Ba tàu DDG lớp Arleigh Burke của Mỹ trong những cuộc tập trận ở Thái Bình Dương Brian Kalman, Nghiên cứu toàn cầu, 13 Tháng 1 2016. Theo GlobalRechearch Trần H Sa lược dịch. Một cuộc khủng hoảng trường kỳ với những đám mây đen báo bảo trên cả hai quy mô "khu vực và toàn cầu" đã và đang gây sốt ở Biển Đông trong những năm gần đây, giữa các bên tranh chấp một loạt các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm và quan trọng hơn là quyền truy cập vào tài nguyên dầu và khí đốt tự nhiên có giá trị hàng nghìn tỷ USD. Tuy tranh chấp này, hoặc xác định một cách chính xác hơn, nhiều vụ tranh chấp riêng tư và lồng ghép vào nhau, đi đến mức quan trọng trong những năm gần đây; thực ra chúng đã từng là nguyên nhân tranh chấp trong nhiều thế kỷ.