Bài đăng

Các chuyên gia Brookings nói gì về cuộc không kích của Mỹ vào Syria.

Hình ảnh
Ảnh minh họa MARKAZ, Daniel L. Byman , Michael E. O'Hanlon , John R. Allen , Natan Sachs , và Charles T. Call. Thứ sáu 7 tháng 4, 2017. Theo Brookings Trần H Sa lược dịch Daniel Byman , thành viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách Trung Đông : Là một người chủ trương rằng chính quyền phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với chế độ Bashar Assad khi cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu, tôi vui mừng vì chính phủ Trump đã phóng tên lửa hành trình tấn công một sân bay của chế độ Syria - nhưng thay vì thế tôi không an tâm. Vụ đánh bom gây ấn tượng cho tôi nhiều hơn so với một nỗ lực tâm lý nhằm xoa dịu lương tâm đau khổ của chúng ta, và cảm thấy như chúng ta đang chống lại chứ không phải có một động thái nghiêm túc trong việc thay đổi chính sách của chúng ta ở Syria, để trở nên tốt hơn.

3 bản đồ giải thích mục tiêu thật sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Hình ảnh
Bản đồ Biển Đông. Mauldin Economics   George Friedman , Mauldin Economics. 02/04/2017. Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch Đã có rất nhiều phương tiện truyền thông cường điệu hóa việc tăng cường quân sự liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng như thường lệ, sự thật nằm bên ngoài các tiêu đề của báo chí. Hành động của Trung Quốc cho đến nay phần lớn thu hẹp trong hai quần đảo: quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Nhà Trắng bất thình lình nổ ra nội chiến về thương mại

Hình ảnh
'Cuộc họp nẩy lửa' trong phòng bầu dục giữa nhóm kinh tế gia theo chủ nghĩa quốc gia và phe ôn hòa ủng hộ thương mại. © Getty  Shawn Donnan và Demetri Sevastopulo tại Washington. Ngày 11 tháng 3 năm 2017. Theo Financial Time Trần H Sa lược dịch Một cuộc nội chiến đã thình lình nổ ra bên trong Nhà Trắng về vấn đề thương mại, dẫn đến những gì được một quan chức gọi là "một cuộc họp nẩy lửa" tại Phòng Bầu dục, qua đó nhóm kinh tế gia theo chủ nghĩa quốc gia gần gủi với Donald Trump chống lại quan điểm ôn hòa của nhóm ủng hộ thương mại từ Wall Street. Theo hơn một nửa tá người trong nội bộ Nhà Trắng hay có quan hệ với nó, cuộc chiến ác liệt đã xảy ra giửa một nhóm chủ trương cứng rắn bao gồm cố vấn cao cấp Steve Bannon và cố vấn thương mại của ông Trump, Peter Navarro, chống lại một nhóm đối nghịch được dẫn đầu bởi Gary Cohn, cựu giám đốc điều hành Goldman Sachs, người điều dẫn Hội đồng kinh tế Quốc gia ( NEC) của ông

Đánh giá Hạm đội 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam

Hình ảnh
Tàu ngầm Hà Nội trở về nhà máy để bước sang thử nghiệm trên bờ, thử nghiệm tiếp nhận-bàn giao. Ảnh: Tư liệu   Carlyle A. Thayer. 25 tháng 2 năm 2017 . Theo Carlyle A. Thayer   Trần H Sa lược dịch Tuần tới Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm thứ sáu - và là cuối cùng - loại tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Chúng tôi đặt câu hỏi về sự đánh giá của ông đối với sức mạnh của Đội tàu này và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam và khu vực. HỎI 1. Đánh giá của ông về khả năng của Hải quân Việt Nam sau khi nó nhận chiếc tàu ngầm thứ sáu thuộc lớp Kilo được sản xuất từ Nga là gì ?  ĐÁP: Hiện nay, Việt Nam có đội tàu ngầm lớn nhất và hiện đại nhất ở Đông Nam Á với việc giao nhận chiếc tàu ngầm thứ sáu tên Varshavyanka tức là tàu ngầm lớp Kilo nâng cấp. Indonesia và Malaysia mỗi nước có hai chiếc, trong khi Singapore có bốn chiếc (hai chiếc đang đến kỳ ngưng hoạt động).

Đây là những gì có thể nhấn chìm mối quan hệ Trump - Putin

Hình ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Vladimir Putin của Nga tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 28,tháng giêng năm 2017. REUTERS / Jonathan Ernst.  Josh Cohen . Ngày 07 tháng 2 năm 2017 . Theo Reuters Trần H Sa lược dịch   Donald Trump tiếp tục bảo vệ Vladimir Putin. Trong cuộc phỏng vấn tiếng tăm của ông với Bill O'Reilly, Tổng thống Mỹ bác bỏ mô tả của Fox News rằng Tổng thống Nga là một "sát thủ". "Có rất nhiều kẻ giết người", Trump nói. "Bạn nghĩ sao? đất nước chúng ta vô tội hay sao ? " Lợi ích an ninh quốc gia Mỹ chắc chắn có thể được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow, đáng chú ý nhất là việc giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân và khủng bố hạt nhân. Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan phát ra từ các phía Trump và Putin, mối quan hệ có thể xấu đi nhanh chóng - và có lẽ thậm chí làm cho căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.

Trump thay đổi chiến thuật, quay lại chính sách "một Trung Quốc" trong cuộc điện đàm với Xi.

Hình ảnh
Tổng thống đắc cử Donald Trump lắng nghe câu hỏi từ các phóng viên khi xuất hiện với Chủ tịch điều hành Alibaba Jack Ma sau cuộc họp của họ tại tháp Trump ở New York, Mỹ, tháng 9, năm 2016. REUTERS / Mike Segar    Ben Blanchard và Steve Holland | BẮC KINH / WASHINGTON. 10/2/2017, Theo Reuters Trần H Sa lược dịch Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thay đổi chiến thuật và đồng ý tán dương chính sách "một Trung Quốc" trong một cuộc điện đàm với lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc, một sự thúc đẩy ngoại giao to lớn đối với Bắc Kinh mà qua đó không cho phép chỉ trích tuyên bố của ông ta về vấn đề tự trị của Đài Loan. Trump đã chọc giận Bắc Kinh hồi tháng Mười hai bằng cách nói chuyện với tổng thống của Đài Loan và nói rằng Hoa Kỳ không phải dính vào chính sách, theo đó Washington phải thừa nhận quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của nó.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ra làm sao ?

Hình ảnh
Công nhân may mặc Trung quốc   05 tháng 2 năm 2017. Theo The Economist Trần H Sa lược dịch DONALD Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ , ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và "lấy mất công việc của chúng ta". Sự thù địch này không chỉ để làm dáng cho mùa bầu cử. Năm 2012 ông đã vu cáo Trung Quốc phát minh ra khái niệm "toàn cầu ấm lên" - làm cho nền sản xuất của Mỹ không cạnh tranh được, ông nói. Căng thẳng tăng cao : Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu tập họp tại Davos rằng "không ai sẽ nổi lên như một người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại". Nếu Mỹ nhắm mục tiêu vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh lại. Vậy, những gì có thể diễn ra trong một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế ?

Trật tự thế giới 2.0

Hình ảnh
Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt, và Joseph Stalin ngồi chụp ảnh trong Hội nghị Yalta vào tháng Hai năm 1945 ( Viện Bảo Tàng Chiến tranh Courtesy Imperial). Tác giả: Richard N. Haass , Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại. 24 tháng 1 năm 2017 . Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) Trần H Sa lược dịch Gần bốn thế kỷ, kể từ khi Hòa ước Westphalia năm 1648 kết thúc cuộc Chiến tranh Ba mươi năm ở châu Âu, khái niệm về chủ quyền - quyền của quốc gia đối với sự tồn tại độc lập và tự chủ - đã hình thành cốt lõi trật tự quốc tế. Và với lý do chắc chắn : như chúng ta đã thấy trong hàng thế kỷ, bao gồm hiện trạng ngày nay, một thế giới mà trong đó các đường biên giới bị xâm phạm bằng vũ lực là một thế giới của sự bất ổn và xung đột.

Trump có thể là điều tình cờ xảy ra tốt nhất cho Trung Quốc trong một thời gian dài.

Hình ảnh
Người dân TQ đi ngang qua một bảng làm nổi bật các dấu hiệu bảo mật trên đồng nhân dân tệ, lưu ý mới nhất bên ngoài một ngân hàng ở Bắc Kinh Fareed Zakaria 12 tháng 1 / 2017. Theo Washington Post Trần H Sa lược dịch Có lẻ Donald Trump đã không kiên trì tấn công một quốc gia nào đó như Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã la lối rằng Trung Quốc "cưỡng hiếp" Hoa Kỳ , "giết chết" chúng ta về thương mại và phá giá đồng tiền của mình làm cho hàng hóa của nó rẻ. Kể từ khi được bầu, ông nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Đài Loan và tiếp tục tính hiếu chiến với Bắc Kinh. Vì vậy, nó là một bất ngờ với tôi, trên một chuyến đi gần đây tới Bắc Kinh, tôi nhận thấy giới chóp bu Trung Quốc tương đối lạc quan về Trump. Có lẻ họ nói về quan điểm của họ đối với Trump nhiều hơn cả việc họ nhìn thấy đất nước của họ như thế nào.

Trump có thể biến "xoay trục đến châu Á" của Obama thành hiện thực.

Hình ảnh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bên phải, họp bàn với Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Trump Tower ở New York vào ngày 17 tháng 11/ 2016. (Tài liệu / Reuters) Josh Rogin 08 Tháng 1 / 2017. Theo Washington Post     Trần H Sa lược dịch   Các thảo luận công khai về chính sách đối ngoại của Donald Trump đã tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và mối quan hệ của Mỹ với Nga, và kể từ cuộc bầu cử, tổng thống mới đắc cử chưa từng đề cử ai có chuyên môn châu Á vào một vị trí cao cấp trong chính quyền của ông. Đó là mối quan tâm nôn nóng trong các đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ về điểm đứng mà khu vực sẽ có trong những ưu tiên của Nhà Trắng trong bốn năm tới.  Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, quá trình chuyển tiếp của Trump đang chuẩn bị "xoay trục đến châu Á" của riêng mình . Như đội ngủ của Trump sẽ thực hiện chính sách với sự thể hiện cụ thể, những gì đang nổi lên là một cách tiếp cận xem xét trở lại đường lối của chính quyền Cộng

Hai nước Mỹ của năm 2016.

Hình ảnh
TIM Wallace. 16, Tháng mười một 2016. Theo New York Times Trần Hoàng Sa lược dịch Đối với nhiều người Mỹ, có cảm giác như thể cuộc bầu cử 2016 đã chia đất nước ra hai. Để hình dung điều này, chúng tôi đã lấy kết quả bầu cử và tạo ra hai quốc gia tưởng tượng mới, bằng cách chia cắt đất nước theo với sự phân chia rõ ràng giữa nước Mỹ của đảng Cộng hòa và nước Mỹ của đảng Dân chủ. Nước Mỹ của Trump Nước Mỹ của Trump Về mặt địa lý, Donald J. Trump đã thu phục hầu hết diện tích đất của Hoa Kỳ. Một vùng nông thôn bao gồm các khu vực mà ông ấy chiến thắng có nhiều hơn 80 phần trăm các quận hạt của quốc gia. Trong khi vùng nông thôn của Trump là rất lớn, các đường giáp ranh của nó đã bị xói mòn bởi đảng Dân chủ ở vùng duyên hải, và nó bị thủng lổ chổ với các hồ nội địa lớn bởi cử tri của Clinton, những người thường được tập trung ở các khu vực đô thị dày đặc. Nước Mỹ của Clinton Nước Mỹ của Clinton Hillary Clinton chiến thắ