Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2024

Giữ vững tinh thần khi đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân của Nga.

Tác giả Steven Pifer.....Ngày 8 Tháng Năm, 2024. ...Viện Brookings. Nga một lần nữa nêu lên viễn cảnh chiến tranh hạt nhân với liên quan đến Ukraine. Ngày 6 / 5, Bộ Quốc phòng Nga công bố một cuộc tập trận gần Ukraine liên quan đến khả năng xử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược (chiến thuật). Điều này diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga đang phải vật lộn để đạt được những thắng lợi quan trọng trên chiến trường,  trong khi phương Tây tiếp tục hỗ trợ Kyiv bằng vũ khí và đạn dược. Điện Kremlin tìm cách khiến cả người Ukraine lẫn phương Tây lo lắng, nhưng trên thực tế  việc xử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược - những vũ khí có đầu đạn nhỏ hơn và được dự định xử dụng trên chiến trường ở Ukraine -  sẽ mâu thuẫn với cả học thuyết của Nga lẫn bình luận của chính Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hơn nữa, việc Nga xử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine sẽ làm tăng viễn cảnh của cái giá phải trả đáng kể và khó lường cho Moscow. Điều gì đã thúc đẩy mối đe dọa? Hơn 26 tháng đã

Tập Cận Bình thăm một châu Âu 'nghi ngờ Trung quốc' ( 'Sinosceptic' ).

Tác giả Ronald H. Linden... 07/05/2024...  The Hill. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chào đón nồng nhiệt khi ông thăm châu Âu vào tháng 3/2019. Nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu chuyến đi đó tại Rome, nơi mà ông được tôn vinh khi Ý trở thành thành viên đầu tiên của G-7 ký vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc trị giá hàng nghìn tỷ đô la . Tại Pháp hồi đó, Tổng thống Emmanuel Macron đã sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh nhỏ bằng cách mời Thủ tướng Đức - đối tác thương mại châu Âu quan trọng nhất của Trung Quốc - và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cùng gặp ông Tập.  Trong khi ông Macron thúc đẩy chiến lược mới của EU ủng hộ quan hệ đa phương, thay vì quan hệ song phương nghiêm ngặt, các doanh nhân Pháp cũng đã ký các hợp đồng khoảng 40 tỷ USD, bao gồm cả việc mua bán 300 máy bay Airbus. Đó là những ngày huy hoàng trong quá khứ. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã đạt 150 tỷ euro, khi các chính phủ quốc gia mong muốn thúc đẩy tăng trưởng trong

Việt Nam đang nóng lên với vũ khí theo mô hình NATO ? Một khẩu lựu pháo vạm vỡ của Hàn Quốc nắm giữ manh mối.

Lựu pháo K9 bền bỉ của Hàn Quốc đã thu hút sự quan tâm từ Hà Nội khi nước này tìm cách đa dạng hóa vũ khí, thoát khỏi lệ thuộc vũ khí của Nga. Nhưng việc chuyển sang vũ khí tiêu chuẩn NATO có thể báo hiệu ý định của Việt Nam nhằm chống lại Trung Quốc, các nhà phân tích nói. Tác giả Seong Hyeon Choi, Ngày 4 tháng 5 năm 2024....South China Morning Post. Sự quan tâm của Việt Nam trong việc mua lựu pháo của Hàn Quốc có thể làm dấy lên lo ngại ở Bắc Kinh, các nhà phân tích cho biết, vì nó cho thấy Hà Nội "sẵn sàng được đồng minh của Mỹ trang bị khả năng chống lại Trung Quốc". Gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 23 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến,  và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Seon-ho đã đồng ý "tăng cường hơn nữa sự hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực khác nhau,  như công nghiệp quốc phòng và hợp tác hậu cần", Bộ Quốc phòng cho biết. Ông Chiến nói Việt Nam "đánh giá cao" các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc và bày tỏ ý định mua p