Chung quanh phán quyết sắp tới ở biển Đông


Đá ngầm, Đá, và Quy định của pháp luật, Sau phán quyết ở Biển Đông.

 

Mira Rapp-Hooper và Harry Krejsa. Trung tâm An ninh mới của Mỹ. Tháng 4 năm 2016 . Theo Đá ngầm, Đá và Quy định của pháp luật

Trần H Sa lược dịch

Giới thiệu

Mùa xuân này, Tòa án Quốc tế về Luật biển thuộc Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague sẽ đưa ra phán quyết cho vụ kiện mà đã trở nên nổi tiếng là vụ Philippines chống lại Trung Quốc. Vụ việc được đưa ra trước tòa án vào đầu năm 2013, sẽ được đặt lên hàng đầu, do căng thẳng tăng vọt đáng kể đã xảy ra ở Biển Đông kể từ khi nó bắt đầu. Nó cũng sẽ làm nên lịch sử vì có lẽ đây là trường hợp có nhiều tham vọng nhất và vươn xa nhất từng được nghe, căn cứ theo Luật Biển. Phán quyết có khả năng làm rõ một số vấn đề quan trọng ở trung tâm các tranh chấp tại Biển Đông cũng như làm giảm phạm vi của các tranh chấp này. Tuy nhiên, tòa án sẽ không xét xử những yêu cầu về chủ quyền - thực vậy, tranh chấp trên những tính năng đất gì mà đất nước nào nắm giữ trên danh nghĩa có khả năng tồn tại trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, vụ kiện có thể thiết lập một tiền lệ quốc tế mới và áp đặt cho Trung Quốc một sự mất mát về uy tín. Phán quyết có thể mở ra một thời kỳ gia tăng căng thẳng khu vực trong vùng biển vốn đã tranh cãi sôi nổi, nhưng cũng có thể cung cấp những cơ hội để xoa dịu những xung đột hàng hải lâu đời trong thời gian dài.

Những cột mốc quan trọng trong vụ kiện Philippines chống Trung Quốc đã được thông báo rộng rãi. Tuy nhiên, luật pháp rắc rối khó hiểu chi phối vụ kiện và bản chất không dành cho toàn thể cộng đồng của chúng, có nghĩa là các kết quả tiềm năng của vụ án và những dính líu chính trị và pháp lý của chúng, cũng thực sự khó hiểu. Phán quyết của Tòa án sẽ ràng buộc pháp lý cho Philippines và Trung Quốc, nhưng cũng sẽ gây chấn động trên toàn khu vực và thế giới. Bản tóm tắt này của Trung tâm an ninh mới của Mỹ dự đoán trước phán quyết của Tòa án, đánh giá phạm vi của các quyết định cho tương lai, và đánh giá các tác động rộng lớn hơn của chúng. 

Tiến trình vụ kiện và tiến độ

Quần đảo Trường Sa từng là địa điểm tranh chấp của nhiều bên tuyên bố chủ quyền, nhưng Philippines là nhà nước yêu sách đầu tiên đưa các tranh chấp hàng hải ra trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Nó quyết định làm như vậy do bị xô đẩy bởi vụ rắc rối bãi cạn ở Scarborough năm 2012. Hải quân Philippines đã cố gắng ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc chung quanh bãi cạn, tàu thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc đã xen vào can thiệp với hải quân của Phi, và một bế tắc quốc tế xảy ra sau đó. Hoa Kỳ đã giúp làm trung gian cho một thỏa thuận, qua đó cam kết cả Trung Quốc lẫn Philippines rút khỏi khu vực, nhưng chỉ có Philippines tuân thủ. Kể từ đó, Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát bãi cạn. (1)

Với khả năng hải quân và bảo vệ bờ biển không đáng kể, Philippines đã không thể trông cậy vào sức mạnh cứng. Sự kiện Scarborough được nối tiếp với một vài cuộc gặp gỡ căng thẳng khác giữa các tàu Philippines và tàu Trung Quốc, và Manila không thể bảo đảm rằng, trong tương lai Bắc Kinh sẽ không cố gắng làm xói mòn sự kiểm soát của nó trên những tính năng mà nó nắm giử ở quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ và Philippines đã duy trì một hiệp ước phòng thủ hổ tương kể từ năm 1951, nhưng bản chất của sự xâm lược vào cái gọi là "vùng xám" của Trung quốc chung quanh bãi cạn Scarborough, lại không viện dẫn được các điều khoản của hiệp ước. Sự cố Scarborough là một trong nhiều hoạt động mà Philippines cảm thấy Trung Quốc đang tiến hành bất hợp pháp ở trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của riêng nó. Tuy nhiên, UNCLOS có cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc, do vậy, Philippines quay sang dựa vào Luật Biển.

Vào tháng Giêng năm 2013, Philippines đã đưa ra một thông báo và tuyên bố yêu sách chủ quyền theo điều 287 trong Phụ lục VII của UNCLOS, viện dẫn cơ chế tranh chấp một cách hòa bình. Cả Philippines lẫn Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước. Vào tháng Hai năm 2013, Trung Quốc chính thức bác bỏ yêu sách trong một công hàm - một loại phản đối ngoại giao - tranh cãi rằng Philippines không chỉ chiếm trái phép hòn đảo trên đó Trung Quốc đã nắm giử "chủ quyền không thể tranh cãi", mà còn hành động vi phạm các cam kết trước đó của cả hai nước nhằm giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Viện dẫn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 , Trung Quốc yêu cầu quay trở lại các cuộc đàm phán song phương "giửa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan." (2) Trung Quốc loại bỏ chính mình khỏi các cuộc thảo luận tương lai về quá trình trọng tài. Tuy nhiên, các thủ tục trọng tài được quy định theo Phụ lục VII, UNCLOS, cho phép các vụ kiện được tiến hành mà không cần có sự tham gia của một bên và vẫn dẫn đến một quyết định ràng buộc về mặt pháp lý. (3) Vụ kiện sau đó được nhập vào Tòa trọng tài, ràng buộc theo điều 9, Phụ lục VII, UNCLOS.

Vào giữa năm 2013, một Hội đồng trọng tài gồm năm thành viên được triệu tập dưới trướng Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đăng ký tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague. Vào tháng Ba năm 2014, Philippines nộp cho Tòa án văn bản kiến nghị của nó - hoặc kiến ​​nghị chính thức đến tòa án - trình bày các phân tích pháp lý và bằng chứng trong mười chương. Tháng sau, Trung Quốc bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Đúng như dự đoán, Trung Quốc phớt lờ hạn chót của Tòa án dành cho một 'phản kiến nghị' vào tháng 12 năm 2014. Thay vào đó, nó phát hành một bức thư bày tỏ quan điểm, nằm ngoài phạm vi của trọng tài, nhắc lại lý do tại sao nó tin rằng Tòa án không có thẩm quyền để phân xử vụ kiện. (4) Trong đó, Trung Quốc tái khẳng định Công hàm năm 2013 của nó và tiếp tục lập luận rằng, vì việc phân xử trên căn bản là giải quyết các vấn đề về chủ quyền trên các tính năng cụ thể giữa đại dương, và Tòa án đã không được trao quyền phán quyết về các vấn đề chủ quyền, các tính năng tranh chấp không thuộc phạm vi cơ chế tranh chấp của UNCLOS. Trung Quốc không bình luận về tình trạng pháp lý của những tính năng đó hoặc các quyền lợi hàng hải của chúng, bất chấp thực tế rằng những điều đó là trung tâm trong vụ kiện của Philippines. (5) Cũng trong tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã ban hành một tuyên bố với Toà án, đôn đốc việc bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường chín đoạn ( đường lưỡi bò ). (6)

Theo sau thất bại của Trung Quốc trong việc nộp một 'phản kiến nghị', Tòa án yêu cầu Philippines cung cấp lập luận bổ sung về một số vấn đề nổi bật mà nó xác định và Manila đã giao hồi tháng ba năm 2015. Những lập luận vấn đáp trao đổi trực tiếp đã được tổ chức hồi tháng 7 năm 2015, một lần nữa ở trong sự vắng mặt của Trung Quốc. Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario đã nhiều lần thay mặt cho đội ngũ pháp lý của đất nước mình trao đổi trực tiếp, tranh luận một phán quyết về việc liệu đường chín đoạn của Trung Quốc có được chấp thuận một cách hợp pháp theo UNCLOS hay không. Ông cáo buộc rằng những hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc có thể vi phạm những trách nhiệm trong hiệp ước của nó đối với môi trường biển, khẳng định rằng Tòa án thực sự thực hiện được quyền tài phán trên các vấn đề trong tầm tay, và rằng các cuộc đàm phán song phương đã thất bại. (7)

Tòa án sau đó bắt đầu thảo luận, đầu tiên là việc liệu bản thân Tòa án đã được thiết lập đúng cách hay không, và có thể thực hiện thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp trước nó hay không. Vào ngày 29 Tháng 10 năm 2015, Tòa đã phán quyết rằng không chỉ cơ quan của nó được triệu tập đúng cách và thực sự có thể thực hiện quyền tài phán trên hầu hết các vấn đề trước nó, mà cả việc Trung Quốc từ chối tham gia cũng không ảnh hưởng đến thẩm quyền đó. (8) Kể từ ngày đó, Tòa án đã xem xét những sự kiện của vụ án và một phán quyết được dự kiến ​​ra đời vào mùa xuân năm 2016.

Các vấn đề Trước Tòa án

Philippines đã gửi 15 yêu sách khác nhau, là các vấn đề cụ thể từ việc áp dụng pháp luật của UNCLOS, đến yêu cầu Tòa xem xét. Tất cả trong số chúng đã đi từ thẩm quyền xét xử đến các công đoạn của vụ án trong một số hình thức. Tòa án thấy rằng nó có thẩm quyền đối với bảy trong số những yêu sách, trong khi trì hoãn quyết định về bảy yêu sách khác bởi vì họ cần thêm bằng chứng và luận cứ trong các công đoạn. Tòa án cũng đề nghị Philippines làm rõ một yêu sách. Do đó, Tòa án sẽ thực hiện một số quyết định trên mỗi trong 15 yêu sách. Bởi vì sự đệ trình của Manila không được công khai, các tác giả không thể xem xét từng sự kiện riêng biệt. Chúng tôi biết rằng, đại khái chúng rơi vào ba loại: đường chín đoạn, tình trạng của các tính năng hàng hải và quyền lợi của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc trong vùng EEZ của Philippines. 

Đường chín đoạn

Kể từ năm 1970, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một loạt các nghiên cứu gọi là "những giới hạn trong các vùng biển", trong đó cung cấp chi tiết các phân tích pháp lý về ranh giới hàng hải. Một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2014, thời điểm rõ ràng trùng với trọng tài phân xử, đưa ra ba yếu tố căn bản hợp lý cho đường chín đoạn không rỏ ràng, và đánh giá sự nhất quán của từng yếu tố một với UNCLOS. Đường chín đoạn có thể là :
  • một yêu sách chủ quyền chỉ với những lãnh thổ bên trong con đường và những quyền lợi hàng hải hợp pháp của nó;
  • nó có thể phục vụ như là một ranh giới hàng hải quốc gia và là yêu sách chủ quyền đối với tất cả vùng biển bên trong con đường;
  • và nó có thể là một yêu sách chủ quyền đối với vùng biển đó theo cách tuyên bố là một "vùng biển lịch sử" . (10)

  • Các báo cáo của Trung Quốc về đường chín đoạn có thể phù hợp với một sự giải thích "vùng lãnh thổ cộng với các quyền lợi hàng hải" . Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Trung Quốc dường như thúc đẩy yêu sách chủ quyền dựa trên quyền lịch sử. Bắc Kinh đã nói đến "chủ quyền" của mình trên toàn bộ Biển Đông. (11) Nó cũng đã tuyên bố chủ quyền rộng lớn để khai thác tài nguyên thiên nhiên bên trong đường chín đoạn vốn vượt ra ngoài EEZ 200 hải lý của mình. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn bảo vệ con đường dựa trên quyền lịch sử, nó sẽ cần phải tranh luận rõ ràng về điều này trước Tòa. Nó cũng cần phải chứng tỏ quyền làm chủ liên tục ở vùng biển đó và phải có sự đồng ý của các nước láng giềng trước sự áp dụng quyền lịch sử của nó. (12) Trung Quốc đã không đưa ra bằng chứng để chứng minh cho một luận cứ về quyền lịch sử.

    Tình trạng của các tính năng và quyền lợi hàng hải của chúng

    Philippines yêu cầu Tòa án phán quyết về tình trạng của các tính năng mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa và quyền lợi hàng hải của chúng - đó là, liệu các tính năng cụ thể có đủ tư cách như là rạn san hô, đá , hay đảo đúng nghĩa hay không, và liệu chúng có được hưởng lãnh hải, EEZ và thềm lục địa hay không, hoặc chẵng có được những thứ trên. Quyền lợi hàng hải hợp pháp theo UNCLOS là quan trọng, bởi vì chúng ban cho các quốc gia ven biển với các quyền nào đó. Lãnh hải là ranh giới kéo dài không quá 12 hải lý tính từ một tính năng đất đai, và thường được coi là vùng biển chủ quyền của quốc gia ven biển, nhưng các tàu nước ngoài khác được phép đi qua vô hại thông qua vùng này. Một EEZ kéo dài không quá 200 hải lý từ lãnh thổ ven biển. EEZ thường được coi là vùng biển quốc tế, nhưng các quốc gia ven biển vẫn có quyền khai thác tài nguyên - bao gồm cá, dầu và khí đốt - bên trong phạm vi khu vực này. Thềm lục địa là đáy biển tiếp giáp với bờ biển của một quốc gia ven biển. Theo UNCLOS, các tính năng đất được chỉ định như là đảo đúng nghĩa được quyền có lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; đá chỉ có thể yêu sách lãnh hải; rạn đá ngầm ( san hô ) hoặc vùng nửa nổi nửa chìm do thuỷ triều (LTEs) không có các quyền lợi hàng hải hợp pháp.

    Philippines lập luận rằng bốn trong số các tính năng mà Trung Quốc chiếm bị ngập khi thủy triều cao, làm cho chúng đúng nghĩa là rạn đá ngầm hoặc LTEs, có nghĩa là chúng không được hưởng bất kỳ vùng hàng hải nào. Philippines cho rằng các rạn san hô Subi, Gaven, Hughes, và Mischief ở quần đảo Trường Sa, cũng như Bãi Cỏ Mây, đều là những rạn đá ngầm hoặc LTEs. Những tính năng này nổi trên mặt nước khi thủy triều thấp, nhưng bị ngập nước khi thuỷ triều cao. Theo Điều 13, UNCLOS, LTEs không có lãnh hải, không có EEZ, và không có thềm lục địa. Trong thực tế, chúng thậm chí không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Lập luận của Philippines đang gặp rắc rối bởi thực tế rằng, Trung Quốc đã xây dựng đảo nhân tạo trên đỉnh của tất cả bốn trong số những tính năng này kể từ khi sự phân xử bắt đầu. Tuy nhiên, Philippines đã đệ trình bằng chứng, rất nhiều hải đồ và các cuộc điều tra từ nhiều quốc gia, tất cả đều có trước khi Trung Quốc xây dựng.

    Philippines cũng lập luận rằng bốn trong số các tính năng chiếm đóng của Trung Quốc - Đá Chử Thập (Fiery Cross Reef), Đá Gạc Ma, Châu Viên, và bãi cạn Scarborough - là đá chứ không phải là đảo đúng nghĩa. Theo Điều 121, Chế độ đảo, UNCLOS, đá là một loại đảo với khu vực hàng hải bị hạn chế và chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý, nhưng không có EEZ hay thềm lục địa. Trong xét xử những vấn đề này, Tòa án sẽ một lần nữa phải vật lộn với việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, qua đó tình trạng đúng của các tính năng này đã bị che khuất. Hội đồng xét xử sẽ dựa trên các cuộc khảo sát và hải đồ từ nhiều quốc gia có trước việc cải tạo đất của Trung Quốc để xác định việc phân loại các tính năng này như thế nào.

    Tuy nhiên, lập luận "đá khác đảo" của Philippines không giới hạn các tính năng bị Trung Quốc chiếm đóng . Đối với các tính năng do Trung quốc nắm giử như đã nói ở trên đều bị giới hạn lãnh hải tối đa là 12 hải lý, Philippines phải tranh luận thành công rằng không có tính năng nào khác trong quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra một EEZ hay thềm lục địa. Sau khi nộp kiến nghị ban đầu, yêu cầu của Philippines bao gồm lập luận và bằng chứng về tình trạng của Itu Aba, hòn đảo mà Đài Loan đã nắm giử kể từ năm 1946. Tòa án đã nhìn thấy yêu cầu này với nhãn quan Trung Quốc tuyên bố cả Itu Aba và bản thân Đài Loan là lãnh thổ của nó. Nếu Trung Quốc trở thành sở hữu hòn đảo Itu Aba, và sau này được xem như là một hòn đảo hợp pháp, EEZ của nó sẽ bao gồm một số tính năng khác mà tình trạng của chúng hiện đang ở trước tòa.

    Cần lưu ý rằng Philippines có lợi trong việc tuân thủ các tính năng nêu trên được phán quyết là rạn san hô hay đá. Nếu như vậy, không có tính năng nào trong quần đảo Trường Sa sẽ được hưởng lãnh hải nhiều hơn 12 hải lý. Điều này có nghĩa là sẽ có rất ít sự xâm phạm có ý nghĩa đối với EEZ của Philippines, vốn kéo dài 200 hải lý tính từ bờ biển thuộc quần đảo chính của nó.

    Hoạt động của Trung Quốc trong vùng EEZ của Philippines


    Xây dựng đảo nhân tạo của Trung quốc trên đá Subi ở quần đảo Trường Sa
     

    Một tập hợp các vấn đề lo ngại thứ ba là ai có quyền tiếp cận vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiếp cận ở đâu, một vấn đề mà các quy định của UNCLOS cung cấp cho Tòa án với những hướng dẫn pháp lý tương đối cụ thể. Philippines cho rằng Trung Quốc đã và đang khai thác tài nguyên thiên nhiên từ EEZ và thềm lục địa của nó, cũng như ngăn chặn nó tiến hành đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, và các cuộc khảo sát bên trong EEZ của riêng nó. Việc thi hành pháp luật và các quy định của quốc gia ven biển, việc phân định các vùng EEZ và thềm lục địa và tính hợp pháp của việc xây dựng đảo nhân tạo đều được quy định một cách rõ ràng bởi UNCLOS, củng cố niềm tin của Philippines theo đuổi phán quyết trên cả ba vấn đề. (13)

    Quá khứ là sự kiện mở đầu ?

    Hai vụ kiện mẫu của pháp luật quốc tế được coi là đặc biệt có liên quan đến việc Philippines chống Trung Quốc. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trước đây đã phân xử Nicaragua chống Colombia (2012) và Romania chống Ukraina (2009), cả hai đều liên quan đến biên giới trên biển. Những vụ kiện này trước đây cung cấp tiền lệ tiềm năng cho sự phân định biên giới trên biển, cho dù ở một môi trường mà ở đó các trạng thái của tính năng đất đã được xác định, không giống như ở Biển Đông.

    Tại Nicaragua, tòa án xem xét những gì mà biên giới hàng hải cấp cho Nicaragua và Colombia, nơi mà Colombia sở hữu hòn đảo gần bờ biển của Nicaragua. Ở đây, Tòa án Công lý Quốc tế quyết định rằng những hòn đảo nhỏ này với đường bờ biển tự nhiên nhỏ bé không thể so sánh với đường bờ biển lục địa rộng lớn của Nicaragua, và do đó đảo của Colombia chỉ có lãnh hải 12 hải lý bị bao bọc hoàn toàn bên trong EEZ không bị gián đoạn của Nicaragua. Tương tự như vậy, ở Romania, hai quốc gia Biển Đen tranh cãi về phân định hàng hải liên quan đến đảo nhỏ Snake của Ukraine, qua đó Ukraine lập luận hiệu lực của việc mở rộng đáng kể vùng biển mà nó có thể đưa ra yêu sách chủ quyền. Thay vào đó, Romania khẳng định rằng tính năng đó không có ý nghĩa kinh tế. Thật vậy, ICJ tìm thấy nó không hợp lý để mà phải xem xét đó là "một phần liên quan của bờ biển, có nghĩa là một yếu tố không liên quan với bờ biển của Ukraine; kết quả là một chỉnh sửa tư pháp về địa lý."(14)

    Nhiều thứ trong số các tính năng giữa đại dương ở vấn đề Philippines kiện Trung Quốc cũng ở bên trong EEZ ước chừng của Philippines, được phân định từ bờ biển của các hòn đảo lớn như đất liền của nó. Các phán quyết ở Nicaragua và Romania cho thấy rằng Tòa án có thể có khuynh hướng tìm thấy rằng nhiều tính năng tranh chấp trong vấn đề sẽ được hưởng lãnh hải tối đa 12 hải lý, chứ không phải là thềm lục địa hay EEZ riêng của họ.

    (Còn tiếp)




    _Tiến sĩ Mira Rapp-Hooper là thành viên cao cấp ở Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ. Trước đây, cô là thành viên của Chương trình châu Á trong Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và là giám đốc Sáng kiến ​​Hàng Hải Minh bạch thuộc CSIS.


    _Harry Krejsa là một trợ lý nghiên cứu ở Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ. Krejsa trước đây hoạt động như một nhà phân tích chính sách cho Ủy ban Kinh tế Chung của Quốc hội , một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quân sự ngoại giao Trung Quốc tại Đại học Quốc phòng Quốc gia, và là một nhà tư vấn cho các cơ quan an ninh và phát triển quốc tế. 


    Có thể tham khảo văn bản UNCLOS bằng tiếng Việt Ở đây 
    (Xem phần ghi chú được đánh số thứ tự ở bản tiếng Anh qua link đã dẫn ở đầu bài )



    1    2
    -----------------------------------|||----------------------------------


    Popular posts from this blog

    Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

    Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

    Xung đột vũ trang ở Biển Đông.