Posts

Showing posts from November, 2015

Isil, ISIS, Nhà nước Hồi giáo, Daesh: Sự khác biệt là gì?

Image
Các nhóm khủng bố được gọi bằng những tên khác nhau:  Isil, ISIS, Nhà nước Hồi giáo và Daesh. Ở trên, những người ủng hộ giữ một lá cờ ISIS trong năm 2014. Getty Images  Theo International Business Times Trần H Sa lược dịch Sau khi nhóm Hồi giáo Nhà nước, tổ chức cực đoan kiểm soát phần lớn của Iraq và Syria, đã nhận trách nhiệm đối với cuộc tàn sát vào đêm thứ sáu tại Paris, nhiều người có thể nhầm lẫn về tên gọi của nhóm này, trong đó có những lặp lại khác nhau. Những kẻ khủng bố được gọi khác nhau là ISIS, Isil, Nhà nước Hồi giáo và Daesh - vậy sự khác biệt là gì? Nhà nước Hồi giáo : Đây là phiên bản tiếng Anh của những gì mà nhóm khủng bố tự gọi mình. Nó cũng tuyên bố là một Caliphate, là một nhà nước cai trị bởi một caliph, tiếng Ả Rập là "người kế nhiệm", nghĩa là kế thừa nhà tiên tri Muhammad, giáo chủ Hồi giáo . Gần đây mọi người thừa nhận Caliphate Hồi giáo là Đế quốc Ottoman, đã kết thúc vào năm 1923. Nhiều chính phủ và phương tiện truyền thông từ chố

Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và ngoại vi ( phần 2 )

Image
PHẦN II Tính kiên định ngu xuẩn hay là chiếc Chén Thánh biệt ly? (*) Carlyle A. Thayer trình bày ở Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 với Hợp tác an ninh khu vực và phát triển, tại khách sạn Hoàng gia, Vũng Tàu, Việt Nam ; ngày 23 - 24 tháng 11, 2015. Trần H Sa lược dịch từ Viet-studies   Các vấn đề quan trọng, khó khăn và phức tạp Những quy định hợp tác và các nguyên tắc . Nhóm ASEANLChina về quy tắc ứng xử ở Biển Đông nên kết hợp " các yếu tố đề xuất của ​​ASEAN về một quy tắc ứng xử Vùng ở Biển Đông (COC) giữa các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được thông qua ngày 09 tháng 7, 2012. Đây là các yếu tố quan trọng trong một COC chung cuộc : Điều I dự thảo COC của ASEAN hàm chứa các điều khoản có ý nghĩa đặc biệt và kêu gọi các bên "tôn trọng và tuân thủ Hiến chương LHQ, UNCLOS 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và Năm Nguyên tắc cùng tồn tại hòa b

Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và Ngoại vi

Image
PHẦN I   Tính kiên định ngu xuẩn hay là chiếc Chén Thánh biệt ly? (*) Carlyle A. Thayer trình bày ở Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 với Hợp tác an ninh khu vực và phát triển, tại khách sạn Hoàng gia, Vũng Tàu, Việt Nam ; ngày 23 - 24 tháng 11, 2015. Trần H Sa lược dịch từ Viet-studies Giới thiệu Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) lần đầu tiên được đề cập khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào ngày 04 Tháng 11, năm 2002. Điểm 10 , điểm cuối cùng trong DOC, nói : "Các bên liên quan khẳng định rằng việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và đồng ý thực hiện, trên cơ sở đồng thuận, hướng tới việc đạt được rốt ráo mục tiêu này." Từ năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các điều khoản tham chiếu của Nhóm làm việc chung ASEANLChina (JWG) về việc thực hiện đầy đủ DOC và trong năm 2011 đã thông qua các

Biển Đông, hồi ba, màn một

Image
Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông Biển Đông : Manila phản bác quy chế đảo của nhiều thực thể địa lý Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông : Anh muốn làm « quan sát viên trung lập ». Trung Quốc phản đối Mỹ và Nhật tập trận ở biển Đông Philipppines yêu cầu Tòa án Trọng tài công nhận quyền khai thác ở Biển Đông Đài Loan tìm kiếm một vai trò trong vụ tranh chấp Biển Đông Tàu chiến Trung Quốc ‘chĩa súng’ vào tàu Việt Nam Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông Một máy bay huấn luyện của hải quân Nhật bay từ Tokyo đến Manila . (Reuters) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương vừa đồng ý tiếp tục các cuộc tập trận hỗn hợp song phương, và nhất là phát huy các cuộc tập trận ở Biển Đông với các nước Đông Nam Á, giúp các nước này tăng cường năng lực trên biển. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Đô Đốc Mỹ Harry Harris vào hôm 24/11/2015, nhằm chứng minh qua

Tư tưởng sai lầm của Henry Kissinger

Image
Tác giả Ngụy Kim Sinh. Trần H Sa lược dịch từ bản Anh ngữ Là một nhà hoạt động chính trị tầm quốc tế, các ý tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là những mối quan hệ quốc tế. Gần đây, một nghiên cứu sinh của Đại học Harvard, ông Yang Peng từ Trung Quốc, đã đưa ra một số nhận xét về quan điểm của Kissinger xem ra khá thích hợp. Nhưng sự xem xét đã không đủ sâu, và dường như đã có một số khoan dung. Để là một học giả thỉnh giảng trong vùng đất của Kissinger, thật là dễ hiểu khi Yang Peng đã nhẹ nhàng và hạn chế trong việc nói về Kissinger. Vì vậy, hãy để tôi đưa ra một số lời chỉ trích sâu sắc về tư tưởng của Henry Kissinger mà sẽ là rất quan trọng đối với cả Trung Quốc lẫn Hoa kỳ. Trong cuốn sách ("trật tự thế giới"), xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích tầm nhìn của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và ý nghĩ được tích lũy trong nhiều thập kỷ qua. Tầm nhìn đó thực sự ở cùng lối mòn, hay nói rỏ ra được tạo thành từ cùng khuôn mẫu, như "giá trị châu Á" c

Biển Đông hồi hai, hạ màn.

Image
 22-11-15 Trefor Moss và Chun Han Wong, Theo Wall Street Journal Trần H Sa lược dịch ; từ Viet-studies Các quốc gia châu Á trông vào bên ngoài Asean trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Các nước như Philippines và Việt Nam dựng liên minh mới trong tranh chấp với Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN giữa 10 quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác đã kết thúc với việc ký kết tuyên bố khai sinh một cộng đồng kinh tế, nhưng không có tiến bộ thực sự về tranh chấp ở Biển Đông. Eva Tam của WSJ đã theo dỏi sát hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.

Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- HOA KỲ.

Image
Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- HOA KỲ.      Theo ASEAN Ngày 21 tháng 11 năm 2015. KUALA LUMPUR, MALAYSIA. Trần H Sa lược dịch. ________________________________________ 1. Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước / Chính phủ của các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ, tập trung tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 21 Tháng 11 năm 2015 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ lần thứ ba. Hôm nay, chúng tôi nâng mối quan hệ của chúng tôi lên tầm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ nhằm tăng cường vai trò mối quan hệ của chúng tôi hoạt động trong việc thực hiện tầm nhìn chung về một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng qua đó cung cấp an ninh, cơ hội và phẩm giá cho tất cả các công dân của khu vực.

ASEAN sang trang giửa biển Đông đầy sóng gió.

Image
ASEAN ký thỏa thuận lịch sử Nhật Bản sẽ không gửi lực lượng tới Biển Đông Tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông được xếp cao trong nghị trình ASEAN ASEAN đồng thanh quan ngại về tranh chấp Biển Đông TQ tuyên bố ‘tự chế’ khi đối mặt với tàu chiến Mỹ ở Biển Đông Tổng thống Mỹ kêu gọi ngưng quân sự hóa biển Đông Hải Quân Mỹ có thể trở lại tuần tra ở Biển Đông tháng 12 Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông Liên Hiệp Quốc kêu gọi kiềm chế ở biển Đông ASEAN thành lập cộng đồng có hơn 600 triệu dân Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Malaysia ký vào thỏa thuận lịch sử ở Kuala Lumpur hôm 22/11 ASEAN ký thỏa thuận lịch sử 22.11.2015 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt hôm nay. Thỏa thuận có tên gọi Tuyên bố Kuala Lumpur tạo ra một cộng đồng kinh tế ASEAN, cho phép dòng chảy thương mại và nguồn vốn tự do hơn tại một khu vực với dân số là 625 triệu người với tổng sản lượng kinh tế trị gi

Dấu ấn ASEAN

Image
. Các Bộ trưởng ASEAN quan ngại về Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama vẩy tay chào khi đến phi trường Subang tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thứ sáu 20 tháng 11, năm 2015. Obama đang ở Malaysia, nơi ông tham gia cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề kinh tế, thương mại, chủ nghĩa khủng bố và những tranh chấp trên Biển Đông. (Joshua Paul / Associated Press)   Associated Press ngày 20 tháng 11, 2015. Theo Washington Post Trần H Sa lược dịch KUALA LUMPUR, Malaysia - Mười nhân vật đứng đầu các nhà nước Đông Nam Á và chín nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Barack Obama, đang họp tại Malaysia để thảo luận về các vấn đề kinh tế và thương mại. Khủng bố và những tranh chấp trên Biển Đông cũng ở trên chương trình nghị sự. Ngày 20 tháng 11 năm 2015; (Tất cả theo thời gian địa phương): 08:00 sáng Cảnh sát Malaysia cho biết họ đã tăng cường an ninh đáng kể cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trong khu vực 'cuối tuần này giữa lúc có báo cáo c

Biển Đông hồi hai hiệp cuối

Image
Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền Nhật 'không có quyền' nói về Biển Đông? Việt Nam và Philippines ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược Obama: TQ phải ngưng xây đảo ở Biển Đông Mỹ giúp Việt Nam nắm thông tin tình báo về biển Đông? TT Obama: Cần 'những bước táo bạo' để giảm căng thẳng Biển Đông Trung Quốc: Obama nên tránh xa vấn đề Biển Đông Thượng đỉnh APEC im lặng về Biển Đông Nhật Bản có thể phái lực lượng tới Biển Đông Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông 13.11.2015 Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do bay trên không phận Biển Đông, bất chấp những bản tin tường thuật rằng các kiểm soát viên Trung Quốc đã cảnh cáo các máy bay Mỹ bay trên vùng không phận Biển Đông hồi trong tuần. Bản tin của ABC dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói rằng Trung Quốc c

Nhà giáo dục khai phóng, Albert Einstein

Image
Einstein, được ví như “bộ óc thế kỷ”, cho rằng mình không thông minh hơn người thường và rằng thông minh không phải là yếu tố quyết định cho thành công, mà sự tò mò thiêng liêng (die heilige Neugier) mới là yếu tố quyết định. Einstein đương thời nói: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê” và “Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”. Chúng ta hãy nghe ông trả lời khi được hỏi vì sao ông đã tìm thấy thuyết tương đối: “Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt trí tuệ đến nỗi tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi. Một cách tự nhiên, tôi đã thâm nhập vào toàn bộ vấn đề sâu hơn những đứa trẻ có năng khiếu phát triển bình thường khác.” Ông trả lời người bạn Bucky của gia đình khi ông này hỏ

Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông : Obama

Image
Tổng thống Benigno Aquino (L) và Tổng thống Mỹ Barack Obama  đã tổ chức một cuộc họp song phương hôm thứ tư tại Manila.  17 / 11 / 2015 Theo Asia Times (Tin từ Reuters): Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ tư rằng Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp và khẳng định cam kết của Washington đối với quốc phòng và an ninh của Philippines, một trong các bên tranh chấp. Obama, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Manila, rằng ông mong muốn được hợp tác với tất cả các bên yêu sách trên tuyến đường hàng hải để giải quyết tranh chấp của họ. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã đến thăm một chiến thuyền tuần duyên do Mỹ tặng cho Philippines, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.

Không sống bằng sự dối trá

Image
Sau khi công bố tác phẩm Quần đảo GULAG và bản tuyên ngôn “Không sống bằng dối trá”, Alexander Solzhenitsyn bị bắt và sau đó bị trục xuất khỏi Nga Sô sang Đức vào năm 1974. Ngay sau đó tiểu luận này đã được dịch ra tiếng Anh và đăng trên The Washington Post vào ngày 18 tháng Hai năm 1974. Phạm Ngọc dịch từ tiếng Nga Không sống bằng dối trá Có một thời chúng ta thậm chí không dám cả nói thầm! Giờ đây, khi viết và đọc những sách báo ngoài luồng, và đôi lúc tụ tập hút thuốc tại Viện nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: “bọn họ” định chơi trò gì đây, định dắt mũi chúng ta tới đâu nữa! Những tâng bốc vô bổ về thành tựu vũ trụ trong khi đất nước nghèo đói và kiệt quệ; củng cố chế độ cai trị dã man; thổi bùng ngọn lửa nội chiến; nuôi dưỡng chính thể Mao Trạch Đông bằng của cải vật chất của chúng ta một cách khinh suất, để rồi sau đó lại lùa chính chúng ta ra chiến trường chống lại hắn; và chúng ta, còn lối thoát nào khác ngoài việc tuân lệnh lên đường? “

Tự do khỏi nỗi khiếp sợ

Image
Freedom From Fear. Aung San Suu Kyi Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ,   Nguồn Không phải quyền lực làm cho ta tha hóa mà chính là nỗi khiếp sợ. Nỗi sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa kẻ đang nắm trong tay quyền lực và nỗi khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa người đang bị quyền lực nắm trong tay . Đại đa số người Miến quen thuộc với bốn hình thái tha hóa. Tham là sự tha hóa bắt nguồn từ lòng ham muốn, là sự từ bỏ chính đạo để tìm kiếm tặng vật bất chính hay những thứ mình thèm khát. Sân là việc đi vào lạc đạo nhằm trừng phạt những người mà mình ghét bỏ. Si là sự sai lầm do si đần. Nhưng có lẽ cái tồi tệ nhất trong bốn hình thái tha hóa là Úy, không phải chỉ vì khiếp nhược làm tê cứng và phá hủy dần tất cả các cảm giác về đúng / sai, mà nó thường là nguồn cội của ba hình thức tha hóa còn lại. Giống như Tham, khi không bắt nguồn từ tính hám lợi thuần túy thì có thể là sản phẩm của nỗi sợ cảnh nghèo túng hoặc sợ làm phật lòng những người mình yêu quí, nỗi sợ bị vượt qua, bị lă

Tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ

Image
https Ngày 10 tháng 11 năm 2015. Trần H Sa lược dịch Mỹ chi tiêu 5,9 tỷ $ cho tài trợ quân sự nước ngoài. Phỏng đoán gì với 2 nước đã nhận được 75% của Tổng ... . Theo báo cáo viện trợ nước ngoài niên khóa 2013-2015 của Chính phủ Mỹ, ước tính khoảng 5,9 tỷ $ đã được chi vào nguồn tài trợ quân sự nước ngoài chỉ trong năm tài chính 2014. Điều này tương đương với 17% trong số 35 tỷ $ chi cho tổng số viện trợ toàn cầu đã được thảo luận trong bài viết trước . Viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ cho các quốc gia dao động từ 200,000 $ đến 3,1 tỷ USD. Trong số 10 nước nhận hàng đầu, hai nước đã nhận được 75% của 5,9 tỷ $. Hãy nhìn vào bản đồ dưới đây để xem nước nào nhận được sự tài trợ quân sự nước ngoài cuả Mỹ nhiều nhất.

Trung quốc phải học cách làm thế nào để được là một siêu cường

Image
05/11/2015. Philip Stephens. Theo Finalcial Times Trần H Sa lược dịch Quốc gia đã nổi lên trong hai thập kỷ liên tiếp như là cường quốc thứ nhì chỉ đứng sau Mỹ. Khi một tàu chiến Mỹ hăng hái chạy ngang qua Biển Đông, Trung Quốc thì phản đối ngày này qua ngày khác và hàng xóm của "thị" thì hoan nghênh. Washington cho biết họ đang duy trì tự do hàng hải trong khu vực đối diện với các dự án cải tạo đất của Trung Quốc qua đó đang biến những hòn đá tranh chấp thành đảo nhân tạo. Bắc Kinh cảnh báo chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có yêu sách riêng trong khu vực. Còn chúng ta thì được nhắc nhở về định mệnh ảm đạm từ ý kiến của Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian.

Hoạt động tự do hàng hải quanh rạn san hô Subi của Hải quân Mỹ: Giải mã tín hiệu của Mỹ

Image
Ảnh: Flickr / US Navy 06 Tháng 11 2015, Bonnie S. Glaser, Peter A. Dutton. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch "Để đảm bảo rằng Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới hoàn toàn hiểu những gì đã diễn ra, Lầu Năm Góc nên giải thích hoạt động của mình trên cơ sở pháp lý và làm rõ loại thông điệp gì định gửi đi cho thế giới." Kể từ khi Hoa Kỳ cho tàu chạy trong vùng biển gần rạn san hô Subi , một vùng đá nửa chìm nửa nổi (LTE) mà Trung Quốc đã xây dựng thành một hòn đảo nhân tạo lớn, một số chuyên gia cáo buộc rằng Mỹ đã hoạt động vụng về bằng cách tiến hành một "đi ngang qua vô hại", ngấm ngầm cấp cho Trung Quốc một vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh LTE mà nó không được hưởng. Lời buộc tội này là không hợp lệ, và phản ánh một sự hiểu biết không đầy đủ về những gì như đã được thừa nhận là một yếu tố phức tạp trong Công ước Luật Biển.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có mặt tại vùng tranh chấp Biển Đông

Image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại một cuộc họp báo tại hội nghị  Bộ trưởng Quốc phòng Asean hội họp tại  Kuala Lumpur, Malaysia, 04 Tháng Mười Một 2015 . Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã bay tới một tàu sân bay Mỹ đang quá cảnh trong vùng Biển Đông tranh chấp vào thứ Năm và đổ lỗi cho Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, qua một chuyến viếng thăm chắc chắn sẽ càng chọc giận Bắc Kinh.

Biển Đông hồi hai hiệp một

Image
Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm Mỹ tiết lộ lịch trình tuần tra Biển Đông : Hai lần mỗi quý 'Mỹ sẽ hoạt động bất cứ khi nào, nơi nào luật quốc tế cho phép' Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Biển Đông, đổ lỗi TQ gây căng thẳng Việt Nam đồng ý cho tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc  02.11.2015 Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông

Tổng hợp tình hình liên quan Biển Đông trong tuần qua.

Image
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến tuần tra ở Biển Đông    Đã hết kiên nhẫn, Mỹ tuần tra Biển Đông để trấn an đồng minh RFI . Từ nhiều tháng qua, nhiều dân biểu, nghị sĩ và những tiếng nói «diều hâu» Mỹ đã cất lên thúc giục Tổng thống Barack Obama có phản ứng mạnh mẽ trước hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông một cách quy mô của Bắc Kinh, nhưng Nhà Trắng vẫn tỏ ra dè dặt.