Xét lại Chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung quốc Phần I

 Robert D. Blackwill và Ashley J. Tellis, Tháng 03/ 2015.

Theo Council on Foreign Relations

  Revising U.S. Grand Strategy Toward China là một tài liệu được Hội đồng quan hệ đối ngoại ở Hoa kỳ - một tổ chức độc lập, phi đảng phái và là một think tank rất có uy tín ở Mỹ - phát hành vào tháng 03/ 2015. Đây là một tài liệu bàn đến sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại Mỹ; do đó, dù đã 10 tháng tính từ ngày phát hành, giá trị của nó như vẫn còn nguyên đến bây giờ. Tài liệu khá dài với 70 trang file pdf, cho nên xin chỉ  lược dịch giới thiệu các phần chính trong nội dung :
  • Introduction
  • China’s Evolving Grand Strategy
  • U.S. Grand Strategy Toward China and U.S. Vital National Interests
  • Recommendations for U.S. Grand Strategy Toward China
  • Conclusion

Trần H Sa lược dịch

Vài nét về các tác giả

Robert D. Blackwill là thành viên cao cấp thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) dưới trướng Henry A. Kissinger, tổ chức chuyên nghiên cứu và vạch ra những chính sách đối ngoại của Mỹ trong mấy thập niên qua. Trước đó, ông là thành viên cao cấp tại Tổng công ty RAND tại Santa Monica, California, từ năm 2008 đến năm 2010, sau khi là chủ tịch của BGR quốc tế 2004-2008 . Là phó trợ lý cho chủ tịch và phó Cố vấn an ninh quốc gia lập kế hoạch chiến lược dưới thời Tổng thống George W. Bush, Blackwill chịu trách nhiệm về chính sách mở rộng chính phủ để giúp phát triển và phối hợp các chính sách đối ngoại của Mỹ theo hướng trung và dài hạn.

Ông cũng từng là đặc phái viên của Tổng thống ở Iraq và là điều phối viên của chính phủ trong các chính sách của Mỹ liên quan đến Afghanistan và Iran. Blackwill tham gia Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) sau khi làm đại sứ Mỹ ở Ấn Độ 2001-2003, và ông đã nhận được giải thưởng Bridge-Builder năm 2007 dành cho vai diễn của ông trong chuyển đổi quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Trước khi tham gia lại chính phủ, năm 2001, Blackwill là giảng viên về an ninh quốc tế tại Trường Harvard Kennedy.

Từ năm 1989 đến năm 1990, Blackwill là trợ lý đặc biệt của Tổng thống George HW Bush về các vấn đề châu Âu và Liên Xô, trong thời gian đó ông được CHLB Đức trao giải thưởng Commander’s Cross of the Order of Merit do những đóng góp của ông trong việc thống nhất nước Đức. Trong sự nghiệp trước đó, ông là đại sứ Mỹ đàm phán về vũ khí quy ước trong Hiệp ước Warsaw, giám đốc về các vấn đề châu Âu tại Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), phó trợ lý chính cho ngoại trưởng các vấn đề chính trị-quân sự, và Phó Trợ lý chính cho Ngoại trưởng về các vấn đề châu Âu. Blackwill là tác giả và biên tập viên của nhiều bài báo và sách về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Nga và phương Tây, các vấn đề quan trọng ở Trung Đông, và an ninh châu Á.

Ashley J. Tellis là giáo sư cao cấp tại Carnegie Endowment về Hòa bình quốc tế, chuyên trách về an ninh quốc tế, quốc phòng, và các vấn đề chiến lược châu Á. Trong nhiệm vụ ở bộ ngoại giao như là cố vấn cao cấp cho các phụ tá nhà nước về các vấn đề chính trị, ông đã tham gia mật thiết trong đàm phán thỏa thuận hạt nhân dân sự với Ấn Độ. Trước đó, ông được bổ nhiệm vào Dịch vụ nước ngoài của Mỹ và từng là cố vấn cao cấp cho các đại sứ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại New Delhi. Ngoài ra ông còn là nhân viên của Hội đồng an ninh quốc gia với vai trò trợ lý đặc biệt cho chủ tịch và giám đốc cấp cao lập kế hoạch chiến lược và Tây Nam Á. Trước khi tham gia chính phủ , Tellis là nhà phân tích chính sách cao cấp tại Tổng công ty RAND và là giáo sư phân tích chính sách tại lớp cao học Frederick S. Pardee RAND . Ông là tác giả của tác phẩm "Tư thế hạt nhân đang lên của Ấn Độ "(2001) và là đồng tác giả phiên dịch "Chiến lược lớn của Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại, và Tương lai" (2000).

XÉT LẠI CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT CỦA MỸ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

PHẦN I, GIỚI THIỆU

Trong một tác phẩm kinh điển xuất bản ở đỉnh cao của Chiến tranh thế giới thứ hai, "Các nhà hoạch định chiến lược hiện đại: Tư tưởng quân sự từ Machiavelli đến Hitler", biên tập viên Edward Meade Earle xác định chiến lược lớn là "nghệ thuật điều khiển và xử dụng các nguồn lực của một quốc gia ... để cuối cùng các lợi ích của nó sẽ được đẩy mạnh một cách có hiệu quả và bảo đảm chống lại các kẻ thù có thực hay tiềm tàng, hay chỉ đơn thuần là giả định ". Xây dựng trên ý tưởng này, Earle lập luận rằng "loại chiến lược cao nhất" này chính xác như vậy bởi vì nó "tích hợp các chính sách và các lực lượng vũ trang của quốc gia, mà việc viện đến chiến tranh được diển tả hoặc không cần thiết hoặc được thực hiện với cơ hội chiến thắng tối đa".

Với những nhận xét ​​này trong ý nghĩ, Earle kết luận nghiêm chỉnh rằng " chiến lược [tổng quát]... không chỉ là một khái niệm thời chiến, mà còn là một yếu tố cố hữu trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước ở mọi thời điểm ". Tuy nhiên nhiều người khác sau đó đã được cung cấp các biến thể trên khái niệm này, một định nghĩa khôn ngoan hơn hoặc toàn diện hơn về chiến lược tổng quát đã không được khớp nối tốt hơn.

Kể từ khi thành lập đến nay, Hoa Kỳ đã luôn theo đuổi một chiến lược tổng quát tập trung vào việc thu thập và duy trì quyền lực ưu việt vượt hơn các đối thủ khác nhau của nó, đầu tiên là trên lục địa Bắc Mỹ, sau đó ở Tây bán cầu, và cuối cùng là toàn cầu. Trong Chiến tranh Lạnh, chiến lược này được biểu hiện dưới hình thức "ngăn chặn", trong đó cung cấp một tầm nhìn thống nhất về cách thức Hoa Kỳ có thể bảo vệ địa vị đứng đầu trong hệ thống của mình cũng như an ninh của mình, bảo đảm sự an toàn của các đồng minh, và cuối cùng có thể đánh bại kẻ thù của nó, Liên Xô. Như Melvyn P. Leffler tóm tắt ngắn gọn , "các mục tiêu quan trọng của ngăn chặn là hạn chế sự lây lan sức mạnh của Liên Xô và hệ tư tưởng cộng sản. Tuy nhiên, ngăn chặn chưa bao giờ là một chiến lược phòng thủ; nó đã được hình thành như là một công cụ để đạt được chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh ".

Một loạt các chính sách, bao gồm cả cố tình hạn chế sự kết nối của Liên Xô với các trung tâm quyền lực kinh tế quan trọng trên toàn cầu, duy trì tính đa dạng và đôi khi chồng lấn khuynh huớng "hiệp định an ninh hổ tương" và các liên minh chính thức, theo đuổi các cuộc vận động tư tưởng trên toàn thế giới để không công nhận tính hợp pháp của nhà nước Xô viết và các chính sách của nó, và bảo tồn uy thế công nghiệp, kỷ thuật của Hoa Kỳ và'- đã thực hiện thành công đạt được mục tiêu này, khi Washington bước vào một kỷ nguyên mới với cuộc cạnh tranh địa chính trị.

Trong hệ quả chiến thắng của Mỹ trong chiến tranh lạnh và giải thể đường lối ngăn chặn, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã cố gắng định nghĩa một chiến lược lớn mà sẽ chứng minh đầy đủ những tình huống mới của đất nước vượt xa hơn mong muốn chung là bảo vệ trật tự thế giới tự do được bảo đảm bởi sức mạnh Mỹ trong thời đại hậu chiến. Mặc dù Bộ Quốc phòng dưới thời chính quyền George HW Bush dám dự đoán chắc chắn rằng chiến lược "của Mỹ bây giờ phải tập trung vào việc loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ đối thủ tiềm năng nào trên toàn cầu trong tương lai"- bằng cách ấy theo đuổi có chủ ý chiến lược mang tính ưu việt mà Mỹ đã xử dụng thành công để tồn tại lâu hơn Liên-Xô - đã có một số nghi ngờ vào hồi đó rằng phải chăng tài liệu đó phản ảnh chính sách của Bush.

Trong mọi trường hợp, không có chính quyền nào ở Washington đã theơ đuổi có chủ ý hoặc kiên định một cách tiếp cận như vậy. Trái lại, một loạt các chính quyền vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách mà đã thực sự kích hoạt các đối thủ mới nổi lên, chẳng hạn như Trung Quốc, mặc dù thực tế là những chính sách này ban đầu được thôi thúc thực hiện - để ngăn chặn thành công Liên Xô - và chính bản thân chính sách này đã đánh mất lý lẻ chứng minh của chúng trước sự sụp đổ của Xô viết.

Do những nỗ lực của Mỹ muốn "tích hợp" Trung Quốc đi vào trật tự thế giới tự do, hiện nay đã tạo ra mối đe dọa mới cho tính ưu việt của Mỹ ở châu Á và cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả là một thách thức đối với quyền lực của Mỹ trên toàn cầu - Washington cần có một chiến lược tổng quát mới đối với Trung Quốc qua đó đặt trọng tâm vào việc cân bằng quyền lực đang nổi lên của Trung Quốc thay vì tiếp tục hỗ trợ uy thế của nó. Chiến lược này không thể xây dựng trên nền tảng ngăn chặn, như các nỗ lực trước đó nhằm hạn chế sức mạnh của Liên Xô, do những thực tế toàn cầu hóa hiện nay. Cũng không thể đơn giản chỉ cần vứt bỏ các chính sách hội nhập hiện hành. Tốt hơn là, nó phải liên quan đến những thay đổi quan trọng trong các chính sách hiện hành nhằm hạn chế những nguy hiểm mà việc mở rộng kinh tế và quân sự của Trung Quốc gây ra cho lợi ích của Mỹ ở châu Á và trên toàn cầu.

Những thay đổi này, tạo thành trung tâm của một chiến lược cân bằng có thể thay thế, nó phải xuất phát từ sự nhận thức rõ ràng rằng việc bảo vệ địa vị hàng đầu của Mỹ trong hệ thống toàn cầu nên vẫn là đối tượng chính trong chiến lược tổng quát của Mỹ ở thế kỷ XXI. Duy trì tình trạng này khi đối mặt với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, đòi hỏi - lẩn trong những thứ khác - làm sống lại nền kinh tế Mỹ để nuôi dưỡng những sáng kiến đột phá ấy, qua đó ban cho Hoa Kỳ những lợi thế kinh tế vượt trội hơn hẳn những nước khác; tạo ra những thỏa thuận thương mại ưu đãi mới cho bạn bè và đồng minh của Mỹ để gia tăng thu nhập lẫn nhau thông qua những công cụ có chủ ý nhằm loại trừ Trung Quốc ; tái tạo một chế độ công nghệ kiểm soát liên quan đến các đồng minh của Mỹ mà qua đó có thể ngăn chặn Trung Quốc thủ đắc những khả năng chiến lược và thủ đắc những khả năng quân sự cho phép nó gây ra "thiệt hại chiến lược tác động lớn" đối với Hoa Kỳ và các đối tác của Mỹ; phối hợp xây dựng với các đối tác có năng lực sức mạnh chính trị trong số những bạn bè và đồng minh của Mỹ ở ngoại vi Trung Quốc; và nâng cao năng lực của quân đội Hoa Kỳ để phóng chiếu sức mạnh có hiệu quả đến vành đai châu Á bất chấp sự chống đối của Trung Quốc - trong khi tất cả tiếp tục làm việc với Trung Quốc trong những phương thức đa dạng thích đáng với tầm quan trọng của nó vì lợi ích quốc gia Hoa kỳ.

Sự cần thiết cho một chiến lược cân bằng như vậy đòi hỏi sự thận trọng kết hợp chặt chẻ các yếu tố làm hạn chế khả năng của Trung Quốc nhằm lợi dụng sức mạnh đang tăng trưởng của nó - ngay cả khi Hoa Kỳ và đồng minh tiếp tục tương tác với Trung Quốc về ngoại giao và kinh tế - được thúc đẩy bởi khả năng khá lớn về một sự cạnh tranh chiến lược lâu dài giữa Bắc Kinh và Washington.

Thành công kinh tế bền vững của Trung Quốc trong ba mươi năm qua làm cho nó có khả năng tập hợp sức mạnh ghê gớm, khiến nó trở thành quốc gia có khả năng đứng đầu thống trị lục địa châu Á và do đó phá hoại mục tiêu địa chính trị truyền thống của Mỹ vốn bảo đảm rằng đấu trường này vẫn được tự do trước các ý đồ bá chủ. Sự tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Trung quốc, ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn nằm đằng sau Hoa Kỳ trong tương lai gần, đã cung cấp cho Bắc Kinh các nguồn lực cần thiết để thách thức an ninh đối với các láng giềng châu Á lẫn ảnh hưởng của Washington ở châu Á, với những hậu quả nguy hiểm. Ngay cả khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng chậm đáng kể trong tương lai, tốc độ tăng trưởng tương đối của nó có thể cao hơn so với Hoa Kỳ trong tương lai gần, do đó thực hiện nhu cầu cân bằng sức mạnh đang lên của nó là quan trọng.

Chỉ một sự sụp đổ cơ bản của nhà nước Trung Quốc mới giải thoát Washington khỏi nghĩa vụ cân bằng có hệ thống với Bắc Kinh, vì ngay cả với khả năng sai lầm lựa chọn một nước Trung quốc nhu mì cũng sẽ không loại bỏ được các mối nguy hiểm đặt ra cho Hoa Kỳ ở châu Á và xa hơn nữa.


Với tất cả các quốc gia - và trong những kịch bản dể hiểu nhất - Trung Quốc là và sẽ vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất đối với Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ tới.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cho đến nay đã gây ra những thách thức quân sự, kinh tế, và ý thức hệ đối với quyền lực của Mỹ, các đồng minh của Mỹ, và trật tự quốc tế do Mỹ thống trị. Nó tiếp tục - thậm chí nếu thất thường - thành công trong tương lai của nó sẽ tiếp tục làm suy yếu lợi ích quốc gia của Mỹ. Cách tiếp cận hiện nay của Washington đối với Bắc Kinh, một trong đó là coi trọng hội nhập kinh tế và chính trị của Trung Quốc vào trong trật tự thế giới tự do đã gây thiệt hại cho tính ưu việt toàn cầu và lợi ích chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ, những ý nghĩ cứng rắn về một chiến lược "tổng quát", là điều mang lại một hiệu quả ít thua thiệt hơn nhiều. Sự cần thiết cho một phản ứng chặt chẽ hơn của Mỹ đối với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc là quá muộn.

1    2    3

Popular posts from this blog

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.