Xét lại Chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, Phần II

Robert D. Blackwill và Ashley J. Tellis, Tháng 03/ 2015.

Theo Council on Foreign Relations

Trần H Sa lược dịch

GIẢI MÃ CHIẾN LƯỢC LỚN CỦA TRUNG QUỐC

Sau cuộc cách mạng cộng sản vào năm 1949, Trung Quốc đã theo đuổi mục tiêu tối đa hóa sức mạnh quốc gia của nó nhằm khôi phục lại tính ưu việt địa chính trị mà nó rất thích ở Đông Á trước thời đại Columbian. Đến thời hiện đại, đã chứng minh ưu thế khu vực không tử tế của Trung quốc - và, trong ý nghĩa kinh tế, vị trí trên toàn cầu của nó - đang làm đau lòng người sáng lập chủ nghĩa Mao của nó, người mà đã được xác định, thông qua cuộc nổi dậy cộng sản, lấy lại sự vĩ đại cuối cùng được chứng kiến trong thời kỳ giữa nhà Thanh, thời kỳ mà đã bị suy sụp do hao mòn công nghệ, xung đột trong nước, và sự can thiệp từ bên ngoài.

Với lịch sử đau thương này, chẵng có gì đáng ngạc nhiên khi mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc trong thời đương đại là tích lũy "sức mạnh quốc gia toàn diện". Theo đuổi quyền lực này trong tất cả các lãnh vực của nó - kinh tế, quân sự, công nghệ, và ngoại giao - được định hướng bởi niềm tin rằng, Trung Quốc, một nền văn minh lớn đã bị giết hại bởi sự thù địch của nước khác, nó chưa bao giờ có thể nắm được vận mệnh của mình, trừ khi tích lũy được sức mạnh cần thiết để tránh khỏi sự thù địch của những người phản đối yêu cầu độc lập của nó. Quan niệm này được chia xẻ bởi tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 1949, phản ảnh một tầm nhìn chính trị qua đó nhìn nhận xung đột như là bản chất của thân phận con người. Trong "mô hình Parabellum" này (Parabellum-Pistole là một loại súng lục rất nổi tiếng ), chỉ có sức mạnh vượt trội mới tạo ra trật tự. Thành công của Trung Quốc như là một nhà nước yêu cầu lãnh đạo của nó có khả năng lớn hơn bất kỳ tổ chức nào khác bên trong hoặc bên ngoài biên giới của mình.

Thiếu khả năng để tạo ra một hệ thống phân cấp đúng đắn, Trung quốc tập trung vào uy thế tối cao lắp ghép của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở trong nước và tính ưu việt của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế, sẽ mở cửa cho các mối đe dọa nguy hiểm và dai dẳng như đã được chứng kiến trong suốt "thế kỷ sỉ nhục quốc gia" của Trung Quốc.

Đánh bại các nguy hiểm này đòi hỏi đảng bảo vệ quyền lực độc quyền trong nước trong khi kiên quyết giành được sức mạnh nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế của nó. Như nhà lý luận Trung Quốc Ye Zicheng lập luận trong luận án của ông về chiến lược lớn của Trung Quốc, "Có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự trẻ hóa dân tộc Trung Hoa và một Trung quốc đang trở thành cường quốc thế giới. Nếu Trung Quốc không trở thành một cường quốc thế giới, sự trẻ hóa dân tộc Trung Hoa sẽ không đầy đủ. Chỉ khi nó trở thành một cường quốc thế giới, chúng ta có thể nói rằng sự trẻ hóa hoàn toàn của dân tộc Trung Quốc đã thành tựu".

Tầm nhìn này củng cố nhà nước Trung Quốc trong khi phục hồi vai trò trung tâm của Trung Quốc trong chính trị quốc tế - cả hai mục tiêu đòi hỏi sự tích tụ của "sức mạnh quốc gia toàn diện" - gợi ý cho thấy các mục tiêu chiến lược lớn của Bắc Kinh vừa lôi kéo vừa qua mặt Hoa Kỳ và các đối thủ khác của Trung quốc ở châu Á. Đối với Trung Quốc, đó là một nền văn minh cổ đại và đồng thời là một chính thể hiện đại, các mục tiêu trong chiến lược lớn của Trung quốc không đơn giản là thứ hạng hấp dẩn để ra lệnh trong chính trị quốc tế mà còn là những quan niệm cơ bản về trật tự.

Trật tự thích hợp trong thế giới quan của Trung Quốc được bảo đảm bởi sự cài đặt một hệ thống cấp bậc nặng nề khó lay chuyển: một uy quyền tuyệt đối, tự cho mình đúng bên trong nội bộ của họ, và một địa vị đứng đầu địa chính trị ở bên ngoài. Tuy nhiên, "trẻ hóa dân tộc Trung Hoa" bao hàm nhiều điều hơn việc kiên cố hóa nhà nước Trung quốc và sự nổi lên của nó vươn đến đỉnh cao trên hệ thống phân cấp quốc tế. Thêm nửa, về cơ bản, nó đòi hỏi các quốc gia khác chấp nhận trật tự này là hợp pháp, một sự hợp pháp mà sử gia Wang Gungwu lại  mô tả như là một "nguyên tắc vượt trội" được viết từ truyền thống "thiêng liêng lâu đời" của Bắc Kinh qua đó xem các quốc gia lân bang đều cùng một giuộc như nhau nhưng không ngang tầm và đều kém hơn so với Trung Quốc".

Phù hợp với nguyên tắc này, Henry Kissinger, mô tả hệ thống truyền thống đại Hán, ghi nhận một cách chính xác rằng Trung Quốc "tự xem, trong một nghĩa nào đó, là chính phủ có toàn quyền duy nhất của thế giới", trong đó dưới nhãn quan của các hoàng đế không chỉ là "một nhà nước có toàn quyền của riêng 'Trung Quốc' ... mà là một nhà nước có toàn quyền của 'Toàn Thiên hạ'; qua đó Trung Quốc là trung tâm, cái nôi văn minh".

Do việc thủ đắc sức mạnh quốc gia toàn diện, vì thế có ý muốn vừa tăng cường sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với xã hội của nó, vừa tối đa hóa khả năng tổng thể của quốc gia, liên quan đến các đối thủ nước ngoài, Bắc Kinh đã liên tục theo đuổi bốn mục tiêu hoạt động cụ thể kể từ cuộc cách mạng - tuy nhiên các công cụ được xử dụng để đạt được những mục tiêu này đã thay đổi qua thời gian.

Duy trì trật tự nội bộ

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất được theo đuổi bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể từ khi nhà nước Trung Quốc hiện đại ra đời là duy trì trật tự nội bộ. Mặc dù việc theo đuổi trật tự nội bộ kiên quyết này được bắt nguồn từ lợi ích của ĐCSTQ, nó cũng xuất phát từ một nổi ám ảnh sâu sắc của Trung quốc về "sự hỗn loạn xã hội, sự phân mảnh chính trị hoặc sự sụp đổ, thường được coi là 'sắp tới nơi' và thường được kết hợp chặt chẽ với [lo ngại về] xâm lược và can thiệp từ bên ngoài".

Qua ký ức lịch sử, những bất đồng trong nước cung ứng những động cơ cho nước ngoài thao túng và thậm chí xâm lược, các nhà cai trị Trung Quốc đã tìm cách loại bỏ mọi lo âu chính trị - đang ngày càng tăng bởi những yêu cầu khẩn khoản từ thành phần dân tộc chủ nghĩa, nhưng - bằng cách áp bức khi cần thiết. Trong thời đương đại, quy định bảo vệ trật tự trong nước này trở nên đặc biệt gay gắt, nghịch lý do thành công kinh tế gần đây của Trung quốc. Tăng trưởng cao đã dẫn đến những ham muốn mở rộng quyền tự do cá nhân, nhưng chế độ đã phản ứng bằng cách hạn chế tự do ngôn luận trong những lĩnh vực khác nhau. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng đã làm nổi bật sự phân tầng và bất bình đẳng xã hội đầy kịch tính, trong khi hổn loạn xã hội và tham nhũng trên toàn quốc ngày càng tăng. Như một hậu quả, cùng một công cụ mà đã đẩy nhanh sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hệ thống toàn cầu cũng đã làm suy yếu tính hợp pháp trong nước của ĐCSTQ, và nổi oán giận chính trị chống đối Bắc Kinh đã phát triển, đặc biệt trong các khu vực có thiểu số người Hán ở Trung quốc.

Mặc dù có được thành công kinh tế nhanh chóng, lãnh đạo Trung Quốc không có được những giải pháp làm dịu những thách thức hiện tại, về vấn đề điều hành và tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Từ bỏ quyền lực nghiêng về dân chủ chính hiệu, là không thể tưởng tượng đối với chế độ Cộng sản, và những biện pháp chửa cháy được cung cấp bằng những chiến dịch chống tham nhũng, kết hợp pháp trị ( trái ngược với pháp quyền)[*] , những câu thần chú được tô vẻ từ các văn bản cổ điển, trong một nỗ lực tìm kiếm sự xác nhận ở truyền thống, phát triển tầm quan trọng của tư tưởng vào việc thúc đẩy "giá trị Trung Hoa", thúc đẩy một "Giấc mơ Trung Hoa" mới, tập trung vào "sự trẻ hóa dân tộc", cải thiện sinh kế, thịnh vượng của nhân dân, xây dựng một xã hội tốt hơn, củng cố quân sự", và kích thích tinh thần dân tộc vốn chưa được thỏa mãn về tính hợp pháp của nhà cầm quyền mà hiện nay đang nhấn chìm ĐCSTQ.

(* )[pháp trị = rule by law = giới cai trị tạo ra luật dựa trên quyền lợi riêng của họ nên họ có thể ngồi xổm trên luật pháp; đó là những nền dân chủ giả hiệu. Pháp quyền = rule of law = thượng tôn luật pháp = toàn dân làm ra luật dựa trên những quy luật tự nhiên do đó chi phối toàn bộ, luôn cả giới cai trị; đó là dân chủ chính hiệu. Bổ sung của người dịch]

Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc vẫn bị đe dọa bởi các chiến dịch của Mỹ trong hỗ trợ dân chủ, nguyên tắc thượng tôn pháp luật, và bảo vệ các nhóm thiểu số, tất cả đều được Bắc Kinh xem như những nổ lực úp mở hoặc xúi giục ly khai hoặc âm mưu thay đổi chế độ. Trong một nỗ lực, để bảo đảm rằng chính sách và giá trị dân chủ Mỹ không làm suy yếu chiếc ghế quyền lực của ĐCSTQ, nhà cầm quyền Trung Quốc đã truy tố một chiến dịch tư tưởng đa hướng, bao gồm bảo vệ chủ quyền gay gắt và sự cự tuyệt có phối hợp, tất cả các lợi ích nước ngoài trong công việc nội bộ của quốc gia, giám sát gắt gao các nhóm trong nước bị nghi ngờ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Trung Quốc, và tập trung các nỗ lực tuyên truyền khuếch đại chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và huy động cộng đồng hỗ trợ bảo vệ chế độ và nhà nước.

Nhưng, bên dưới những nỗ lực tạo luồng tư tưởng này là những nắm đấm sắt. Trước lo ngại sâu kín của ĐCSTQ đối với sự sống còn của riêng mình trong bối cảnh kinh tế hiện nay và sự khích động xã hội ở Trung Quốc, đảng đã không ngừng mở rộng khả năng áp bức trong nước của nó, đến mức mà ngân sách an ninh nội bộ, điển hình với Cảnh sát vũ trang nhân dân (PAP), là lớn hơn cả ngân sách của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Rõ ràng, an ninh nội bộ cạnh tranh với, và có thể thậm chí qua mặt, an ninh bên ngoài. Vấn đề còn phức tạp hơn nửa, ​​quân đội của đảng lo ngại tìm thấy chính bản thân nó ở vào vị thế khó xử, khi phải bảo vệ những đại biểu nhân dân có tham vọng chống lại cơn thịnh nộ của người dân - một câu hỏi hóc búa mà có thể chứng minh là "chất nổ" nếu những sự kiện như Thiên An Môn tái phát trong tương lai.

Duy trì tăng trưởng kinh tế cao

Bảo vệ kiểm soát nội bộ vẫn là mục tiêu quan trọng nhất của ĐCSTQ hôm nay. Nhưng mục tiêu được tiếp tục vững chắc, và không thách thức sự cai trị của cọng sản, dẫn đến kích hoạt tham vọng thứ hai: duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao cần thiết, để giữ gìn trật tự xã hội. Kể từ khi thành lập nhà nước Cộng sản, chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc vẫn là một mục tiêu chính trị quan trọng. Xét cho cùng, Mao Trạch Đông đã không nghi ngờ rằng quyền lực chính trị không chỉ nảy sinh từ sức mạnh, mà căn bản hơn, còn từ các cơ sở vật chất. Tuy nhiên, thật không may cho Trung Quốc, các chiến lược tập thể của Mao đã thất bại trong việc đạt được mức tăng trưởng cao như các nước láng giềng đã giành được, và hành động chính trị thất thường của Mao chỉ tiếp tục kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng, miễn là Mao vẫn còn sống, tính cách cao chót vót và chính trị tàn nhẫn của Mao, đặc biệt là tính tàn bạo cùng cực và nổi bật của PLA và các Hồng vệ binh - mà ĐCSTQ chỉ đạo - đã không thể chịu đựng vì kém hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, kể từ khi khởi đầu thời kỳ đổi mới dưới thời Đặng Tiểu Bình, mức tăng trưởng kinh tế đã trở nên không thể thiếu. Trong sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn như Mao và Đặng, tăng trưởng kinh tế đã trở nên quan trọng cho việc duy trì tính hợp pháp của ĐCSTQ - thậm chí còn cho "tổng thống hoàng đế" hiện tại của Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Với thay đổi cải cách thị trường bắt đầu vào năm 1978, sự bắt buộc tăng trưởng cao chỉ tăng trưởng được, khi sự phân định ĐCSTQ như là đội tiên phong của chủ nghĩa xã hội, phải dần dần bị xói mòn. Không còn gì là ngoại lệ độc nhất cho đảng nữa, ngoại trừ việc nó vẫn là quyền lực chính trị duy nhất ở Trung Quốc.

Tại sao điều này lại là trường hợp vĩnh viễn vẫn khó trả lời - và đảng đã tìm cách đánh chệch hướng câu hỏi này bằng cách, trong thực tế, hứa hẹn tăng trưởng kinh tế bền vững, ở mức độ cao như là sự biện hộ mới nhất của mình, để tiếp tục cai trị. Chiến lược sai trái này tước bỏ tính hợp pháp chính trị thông qua các hoạt động kinh tế gây ấn tượng, mà đã đến lúc thể hiện bản chất hợp đồng xã hội mới ở Trung Quốc: thông qua các chính sách kinh tế của mình, đảng hứa hẹn sẽ nâng cao tiêu chuẩn sống cho người dân Trung Quốc, và sự gia tăng quyền tự do cá nhân (nhưng không có chính trị), đổi lấy một sự chấp nhận không thách thức việc cọng sản tiếp tục cai trị. Ít nhất trong chốc lát, chiến lược này dường như thành công. Sự bất mãn có thể đến với bất cứ điều gì, cuối cùng thì người dân TQ trở nên hỗ trợ chế độ vì nó xem trật tự và kiểm soát là cần thiết, cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế tỷ lệ cao, tạo ra sự thịnh vượng theo yêu cầu của toàn thể công dân. Dân chúng và đảng do đó đang bị trói vào một sự cộng sinh không chắc chắn, qua đó cung cấp cho chế độ sức mạnh và biện pháp cai trị với một chút ổn định - một mối quan hệ từ đó buộc các nhà lãnh đạo của Trung Quốc duy trì các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với thế giới bên ngoài, trong khi bảo vệ các yêu sách và đặc quyền quốc gia trên bình diện quốc tế như là cái giá cho sự thành công chính trị ở nhà.

Mục đích của việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, do đó, được tô màu bởi cả hai mệnh lệnh : kinh tế và chính trị. Vấn đề trước (kinh tế) đề cập đến chương trình nghị sự phát triển của nhà nước Trung Quốc - tầm quan trọng của việc nâng con số khổng lồ người dân thoát nghèo và làm giàu cho dân chúng ở mức có thể nhanh nhất , trong khi vấn đề sau ( chính trị ) được nâng cao bởi thực tế là phát triển kinh tế nhanh chóng sẽ đóng góp cho tính hợp pháp chính trị của ĐCSTQ, gia tăng các nguồn lực sẵn có của mình cho những mục đích trong nước và quốc tế (kể cả quân sự), và ũng hộ địa vị và các yêu sách cần thiết của Trung quốc trong trường quốc tế. Phương tiện sản xuất tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc cũng đặc biệt. Bằng việc tự do hóa giá cả hàng hóa và lao động, nhưng không phải là giá cả của các yếu tố khác như đất đai, vốn, và năng lượng, Bắc Kinh tạo ra hạn chế thị trường tự do ở Trung Quốc, hoạt động dưới sự giám sát của một nhà nước mạnh và kiểm soát. Với nhiều công ty nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc theo kiểu này, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng hóa công nghiệp chủ yếu dành cho xuất khẩu, Trung Quốc đã trở thành "cơ xưởng mới của thế giới."

Mô hình kinh tế sản xuất cho thị trường nước ngoài đang từ từ thay đổi: nó bây giờ được bổ sung bằng cách gia tăng sự chú ý đến người tiêu dùng trong nước, và sự gia tăng các doanh nghiệp tư nhân mới, nhưng nó là chủ nghĩa tư bản được thực hiện một cách khéo léo, qua đó nâng tăng trưởng của Trung Quốc lên những mức chưa từng thấy, do đó cho phép Bắc Kinh miêu tả cách tiếp cận cũ hơn của nó - trong đó bao gồm những cải cách tăng gia , sáng tạo và thử nghiệm, tăng trưởng xuất khẩu chủ đạo, chủ nghĩa tư bản nhà nước chi phối, và độc tài chính trị - như là phép thay thế vượt trội, so với khuôn khổ thị trường tự do của Mỹ, được trông nom bởi các chế độ dân chủ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 nêu lên những nghi ngờ về sự khôn ngoan, trong các phương pháp quản lý kinh tế của Washington, đem lại sinh khí mới cho những phê phán của Trung Quốc về tự do dân chủ và thị trường tự do.

Mặc dù hấp dẫn, sức chịu đựng và khả năng xuất khẩu của cái được gọi là mô hình Bắc Kinh này, đang bị nghi ngờ trên nhiều lý do, thực tế vẫn là cho đến bây giờ nó đã phục vụ tốt cho Trung Quốc nhiều hơn hoặc ít hơn. Mô hình đã để lại cho Bắc Kinh số thặng dư có thể đầu tư rất lớn (trong hình thức dự trữ ngoại hối khổng lồ), về căn bản, đã gia tăng các khả năng công nghệ (nhờ thủ đắc những sở hửu trí tuệ cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp), và - quan trọng nhất - đã ràng buộc chặt chẻ nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn với Trung Quốc, hơn bao giờ hết.

Mặc dù sự phát triển cuối cùng này đã tạo ra sự giàu có, và phúc lợi trên toàn cầu, nó cũng đã tạo nên nhiều hậu quả chiến lược mất niềm tin. Nó đã làm cho nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, đặc biệt là các nước láng giềng nhỏ hơn, không đối xứng, phụ thuộc vào Trung Quốc và do đó không sẳn lòng lên tiếng phản đối, ngay cả khi chính sách của Trung Quốc đặt họ vào những tình huống thua thiệt.

Hội nhập kinh tế của Trung Quốc cũng đã tạo ra những lợi ích tương đối cao hơn cho chính nó, thậm chí với các đối tác thương mại lớn hơn của nó, chẳng hạn như Hoa-Kỳ - không theo nghĩa hẹp liên quan đến quan hệ thương mại song phương - mà trong ý nghĩa chiến lược lớn hơn, qua đó tăng trưởng tổng thể của Hoa kỳ đã tăng nhanh hơn nhiều, so với nó có thể có, với một Trung Quốc vẫn bị nhốt vào các chính sách tự cung tự cấp, của thời kỳ trước cải cách. Hỗ trợ của Mỹ cho Trung Quốc hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu do đó đã tạo ra tình trạng lúng túng, trong đó Washington đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh, và nói rộng ra, tăng tốc sự nổi lên của nó như là một đối thủ địa chính trị. Hơn nữa, quan hệ kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, đã nuôi dưỡng và khuyến khích những nhóm cử tri mang tâm trí khác nhau - trong các đối tác thương mại của Trung Quốc - theo đuổi những lợi ích thiển cận mà thường xa rời những lợi ích quốc gia lớn hơn liên quan với Trung Quốc.

Cuối cùng, hội nhập kinh tế đã định hình nhận thức lãnh đạo của nhiều đối tác thương mại với Trung Quốc, theo cách dẫn họ phải lo lắng về sự phụ thuộc của họ vào Trung quốc và dễ bị tổn thương với nó. Ngay cả khi lo lắng như vậy đôi khi là phóng đại, nó làm suy yếu khả năng chống lại trong cả hai: sự tán tỉnh và áp bức của Trung Quốc.

Với những kết quả này, không đáng ngạc nhiên rằng Bắc Kinh đã có ý thức tìm cách xử dụng sức mạnh kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc, bằng một cái ôm nghẹt thở, được thiết kế để ngăn chặn các hàng xóm Á châu từ bỏ những thách thức lợi ích địa chính trị của nó, bao gồm việc làm yếu hệ thống đồng minh của Mỹ ở châu Á. Cam kết của Bắc Kinh duy trì tăng trưởng kinh tế cao, thông qua sự phụ thuộc quốc tế lẫn nhau sâu sắc, do đó, cung ứng cho nó không chỉ với những lợi ích nội bộ - một dân chúng dể bảo hơn và một nhà nước mạnh hơn - mà còn cả lợi ích ở bên ngoài cũng như thế, với dáng dấp quân sự lớn mạnh và đáng tôn kính trước hàng xóm, các nước láng giềng lo sợ các thiệt hại kinh tế có thể phát sinh từ bất kỳ một sự đối lập chính trị nào của họ đối với Trung Quốc. Những lợi ích này có khả năng tồn tại ngay cả khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại với thời gian - vì chắc chắn sẽ chậm - miễn là sức mạnh vật chất tổng thể của Bắc kinh và tốc độ tăng trưởng tương đối của nó vẫn tốt hơn tốc độ tăng trưởng của những nước láng giềng.

(Còn tiếp)

1    2    3

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.