Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2021

Nhật Bản là nhà lãnh đạo mới của trật tự tự do ở châu Á.

Hình ảnh
Washington phải học cách đi theo đồng minh lâu năm của mình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tàu Hải quân Nhật Bản và Hoa Kỳ ở Biển Philippines, tháng 4 năm 2017…./ ZA Landers / Reuters Chang Che…Ngày 24 tháng 2 năm 2021… Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch. Trong thập kỷ qua, và đặc biệt là trong bốn năm qua, Nhật Bản đã nổi lên như một nhà lãnh đạo thầm lặng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khi Hoa Kỳ từ bỏ các đồng minh của mình và bị khuất phục trước chủ nghĩa dân túy hẹp hòi dưới thời Tổng thống Donald Trump, Nhật Bản vẫn là một quốc gia tích cực ũng hộ trật tự quốc tế tự do, dựa trên luật lệ. Nó làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng các sáng kiến ​​đa phương, và thiết lập chương trình nghị sự khu vực về thương mại và quản trị kỹ thuật số, cùng các vấn đề khác. Thông qua sự kết hợp giữa đúng thời điểm, khả năng lãnh đạo sáng suốt, và sáng tạo cải cách trong nước, quốc đảo này đã chứng tỏ không chỉ là một đối tác đáng tin cậy đối với Hoa Kỳ và các đồn

NATO cần đối phó trực diện với Trung Quốc.

Hình ảnh
Liên minh phương Tây không chuẩn bị để chống lại thách thức trực tiếp và ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại dinh tổng thống Afghanistan ở Kabul ngày 29 tháng 2 năm 2020. WAKIL KOHSAR/AFP QUA GETTY IMAGES THOMAS DE MAIZIÈRE, A. WESS MITCHELL | NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2021, Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Khi các nhà lãnh đạo của 30 quốc gia NATO gặp nhau vào mùa xuân này tại Brussels, đó sẽ không phải là hội nghị thượng đỉnh bình thường. Tổng thư ký của liên minh, Jens Stoltenberg, đã đưa tương lai của NATO vào chương trình nghị sự. Đây cũng sẽ là hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng đầu tiên dành cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã nói rằng việc củng cố liên minh sẽ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông. Các quyết định đạt được tại cuộc họp này sẽ quyết định kế hoạch và ưu tiên của NATO trong một thời gian dài sắp tới.

Biden nên chấm dứt thái độ đạo đức giả của Mỹ đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel.

Hình ảnh
Trong nhiều thập kỷ, các tổng thống Hoa Kỳ đã cam kết không nói về kho vũ khí hạt nhân của Israel mặc dù thúc đẩy việc không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt trong khu vực. Đã đến lúc Washington kết thúc tiêu chuẩn kép này. Thủ tướng Israel Golda Meir (Trái) được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và vợ, phu nhân Pat chào đón khi bà đến Phòng Xanh của Nhà Trắng vào ngày 24 tháng 10 năm 1970. ARNOLD SACHS/AFP QUA GETTY IMAGES VICTOR GILINSKY, HENRY SOKOLSKI | NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 2021. Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Cho đến ngày 17 tháng 2, sau lễ nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã trì hoãn thực hiện cuộc gọi cho thủ tướng Israel vốn mang tính nghi lễ thông thường. Những người trong cuộc ở Washington kết luận với tư thế chào hỏi lạnh nhạt này thì rõ ràng có nghĩa là Biden vẫn chưa ký "bức thư", mà Israel thường xuyên yêu cầu các tổng thống Hoa Kỳ bảo đảm Mỹ không đề cập đến vũ khí hạt nhân của Israel, khi thảo luận về sự phổ biến vũ khí hạt nhân tro

Sự khởi đầu thuận lợi của Biden ở Trung Quốc.

Hình ảnh
Với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden khôi phục sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương và quan hệ đối tác quốc tế, các nền dân chủ trên thế giới nên được đầu tư tốt hơn để ngăn chặn sự bắt nạt của chính phủ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc nên được hoan nghênh khi nước này chuẩn bị thể hiện tính xây dựng trên các vấn đề như biến đổi khí hậu và kháng thuốc kháng sinh. . Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháp tùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (Trái) chuẩn bị duyệt đội bảo vệ danh dự trong lễ đón ở bên trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lintao Zhang / Getty Images CHRIS PATTEN…18 tháng 2, 2021. Theo Project Syndicate Trần H Sa lược dịch. LONDON - Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu tỏ ra rõ ràng về chính sách đối với Trung Quốc. Cho đến nay, có ba bước phát triển nổi bật đáng khích lệ , cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ coi nhà nước mật thám Lê nin nít khổng lồ không chỉ là đối thủ cạnh tranh, mà còn là mối đe dọa nhất địn

Một siêu cường, dù muốn hay không.

Hình ảnh
Tại sao người Mỹ phải chấp nhận vai trò toàn cầu của họ. Ảnh minh họa của Foreign Affairs Robert Kagan….Tháng 3 / Tháng 4 năm 2021… Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch. Mọi cường quốc đều có sự tự nhận thức sâu sắc rất khó tẩy sạch, nó được định hình bởi kinh nghiệm lịch sử, địa lý, văn hóa, tín ngưỡng và huyền thoại. Ngày nay nhiều người Trung Quốc khao khát khôi phục lại sự vĩ đại của thời kỳ họ cai trị mà không một ai dám thách thức quyền lực của họ, ở đỉnh cao nền văn minh Trung hoa; trước “thế kỷ sỉ nhục”. Người Nga hoài niệm về những ngày Liên Xô, khi họ là một siêu cường khác và cai trị từ Ba Lan đến Vladivostok. Henry Kissinger từng xét thấy rằng các nhà lãnh đạo Iran phải lựa chọn xem liệu họ muốn trở thành “một quốc gia hay một cái gì đó tồi tệ”, nhưng các cường quốc và đặc biệt các cường quốc có tham vọng thường coi mình là cả hai. Sự tự nhận thức của họ xây dựng định nghĩa của họ về lợi ích quốc gia, về những gì tạo nên an ninh thực sự, các hành động và các

Chính sách Đối ngoại của Hoa Kỳ là gì?

Hình ảnh
Các yếu tố trung tâm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang trở nên rõ ràng, và đặt ông vào đúng truyền thống hậu Thế chiến II mà người tiền nhiệm của ông phủ nhận. Nhưng trước sự lo sợ của nhiều người trên thế giới rằng, Trump không phải là kẻ sai lầm, Biden nên làm sống lại nguyên tắc rằng chính trị trong nước phải dừng lại ở bên trong lãnh thổ. Frederic J. Brown / AFP qua Getty Image s_ RICHARD HAASS…Ngày 8 tháng 2 năm 2021… Theo Project Syndicate Trần H Sa lược dịch. NEW YORK - Joe Biden vừa mới là tổng thống Hoa Kỳ chỉ được vài tuần, nhưng các yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận thế giới của ông đã rất rõ ràng: xây dựng lại tại quê nhà, làm việc với các đồng minh, áp dụng chính sách ngoại giao, tham gia vào các tổ chức quốc tế và vận động vì dân chủ. Tất cả những điều này đặt ông ấy vào truyền thống chính sách đối ngoại của Mỹ một cách rõ ràng dưới thời hậu Thế chiến II vốn rất thành công, mà người tiền nhiệm Donald Trump đã phủ nhận.

Tổng thống Biden nói về Cương vị của nước Mỹ trên thế giới

Hình ảnh
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói chuyện với các nhân viên trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến Bộ Ngoại giao ở Washington vào ngày 4 tháng 2. SAUL LOEB / AFP QUA GETTY IMAGES NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 2021 • Trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tòa nhà Harry S. Truman Washington DC… Theo Website Toà Bạch Ốc. Trần H Sa lược dịch. Lúc 2:45 chiều , giờ miền Đông Hoa kỳ. Tổng thống : Ngài Bộ trưởng, thật vui khi được ở đây với ông. Và tôi đã mong chờ rất lâu để có thể gọi ông là “Ngài Bộ trưởng." Chào mọi người. Thật vinh dự khi được trở lại Bộ Ngoại giao dưới sự chứng giám của nhà lãnh đạo ngoại giao Hoa kỳ đầu tiên, Benjamin Franklin.

Cuộc đảo chính ở Myanmar đã được báo trước trong biên niên sử.

Hình ảnh
Quân đội trơ tráo không bao giờ chịu từ bỏ quyền kiểm soát. Aung San Suu Kyi tại trụ sở Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà ở Yangon, Myanmar, tháng 4 năm 2012….Minzayar Oo / Panos Pictures / Red ux Sebastian Strangio…Ngày 2 tháng 2 năm 2021…. Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch. Vào ngày 1 tháng 2, quốc hội mới được bầu của Myanmar dự kiến ​​sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5 năm tới. Nhưng trong vài giờ trước buổi lễ, quân đội của nước này đã nắm lấy quyền lực trong một cuộc đảo chính. Quân đội đã nhanh chóng bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lãnh đạo hàng đầu của quốc gia, và tổng thống Win Myint, cùng với một số nhà lập pháp chưa xác định được bao nhiêu người từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ( NLD ) cầm quyền, cùng những người chỉ trích quân đội. Quân đội cũng vây bắt các quan chức và các nhà hoạt động NLD trên khắp đất nước và tạm thời cắt đứt kết nối điện thoại di động và Internet.

Khi ông Tập tuyên bố cam kết 'chủ nghĩa đa phương', Hoa Kỳ đối phó với một liều thuốc thực tế.

Hình ảnh
Một bản ghi nhớ được giải mật gần đây cho thấy chúng ta thúc đẩy các nền dân chủ trên khắp khu vực lân cận của Trung Quốc, như một đối trọng với mô hình độc đoán của ĐCSTQ. Ảnh của FDD. Thomas Joscelyn…Ngày 28 tháng 1 năm 2021… Theo Foundation For Defense of Democracies (FDD) Trần H Sa lược dịch. Vào ngày 25/1, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos. Tiêu đề bài phát biểu của ông, "Hãy để ngọn đuốc của chủ nghĩa đa phương thắp sáng con đường tiến lên của nhân loại", nói lên nhiều hy vọng của ông Tập về việc các nước khác sẽ lĩnh hội quốc gia của ông như thế nào. Như tôi đã viết trong quá khứ, Tập đã chọn ngôn ngữ của những người theo chủ nghĩa quốc tế có tư tưởng tự do. Bài phát biểu gần đây nhất của ông là một ví dụ điển hình về cách làm này, khi ông sử dụng các từ “đa phương” và “chủ nghĩa đa phương” trong ít nhất hàng chục lần, đồng thời miêu tả Trung Quốc là quốc gia quan tâm nhất đến việc duy trì “các g