Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2019

Trump và Kim Jong-un gặp lại nhau : Những khó khăn gì ở đây ?

Hình ảnh
Tổng thống Trump đã đến Việt Nam vào thứ ba .Doug Mills /  New York Times Choe Sang-Hun ...Ngày 26 tháng 2 năm 2019  Theo New York Times Trần H Sa lược dịch SEOUL, Hàn Quốc - Tổng thống Trump đã đến Việt Nam vào thứ ba để thảo luận về phi hạt nhân hóa với Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Triều Tiên, vượt qua nhiều tháng lùm xùm về các mối đe dọa và thử nghiệm vũ khí, khiển trách và phản đối. Khi họ chuẩn bị gặp nhau lần thứ hai sau 8 tháng, mục tiêu của họ là đạt được một nền hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa hoàn toàn, vẫn còn khó nắm bắt, nhưng mối đe dọa chiến tranh sắp xảy ra của ngày trước có cảm giác bị xóa bỏ.

Tìm hiểu tinh thần chống bắc thuộc của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử. PHẦN III.

Hình ảnh
Giai đoạn từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến bắc thuộc lần thứ hai. Hình ảnh chỉ có tính minh họa. Năm canh ngọ (111 TCN ) vua Vũ-đế nhà Hán bên Tàu đem quân xâm chiếm nước Nam Việt, tiếp giáp với Âu Lạc ở phía bắc và đông bắc. Vua Triệu của Nam Việt bại trận, quan giám quận Quế Lâm  (Quãng Đông ngày nay) của Việt tên là Cư Ông dụ dân Âu Lạc đi theo nhà Hán. Nước Âu Lạc bắt đầu thời kỳ nô lệ phương bắc từ đó. 

Tìm hiểu tinh thần chống bắc thuộc của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử. PHẦN II.

Hình ảnh
Giai đoạn từ lập quốc đến bắc thuộc lần thứ nhất. Hình ảnh chỉ có tính minh họa. Trong phần I tôi đã trích : "Năm 1932, Hội nghị Khảo cổ học quốc tế về tiền sử Viễn Ðông xác nhận: “Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm.” (1)

Tìm hiểu tinh thần chống bắc thuộc của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử. PHẦN I.

Hình ảnh
Nguồn gốc nước Việt. Hình ảnh chỉ có tính minh họa. Năm học lớp ba trường làng, ba tôi mua cho tôi quyển sách lịch sử, bìa sách màu hồng, mặt sau có hình chiếc trống đồng màu hổ phách ; quyển sách là niềm tự hào của đứa bé như tôi, vì chúng bạn ao ước có được nó như tôi mà không thể, bạn bè cũng như tôi bị lôi cuốn bởi từng trang sách thơm mùi giấy mới, với những hình ảnh quân ta hiền từ, quân Tàu hung dữ . Cùng với sách, lời thầy giáo luôn nhắc nhở trong giờ học lịch sử "Việt Nam là một dân tộc anh hùng, bất khuất, luôn đứng lên đánh đuổi bọn giặc phương bắc, lấy lại quyền tự chủ"; cả hai chất liệu sách và lời thầy giáo, đã làm cho tôi mê say môn lịch sử. Trong niềm say mê ấy, tôi không khỏi băn khoăn rằng, đã là dân tộc anh hùng, bất khuất thì tại sao Hai bà Trưng thất trận năm 43 mà mãi đến hơn hai trăm năm sau, vào năm 248 mới có la

Trung Quốc không thể thống trị châu Á, nếu họ muốn

Hình ảnh
Có rất nhiều lý do châu Á đã từng là nơi đa cực như hầu hết lịch sử đã ghi lại, và Bắc Kinh hiểu rỏ điều đó. Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith; Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad; Cố vấn Nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi; Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In; Thủ tướng Singapore, Lee Hsien Loong và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha chụp ảnh nhóm trước khi bắt đầu hội nghị ASEAN-Trung Quốc vào ngày 14 tháng 11 năm 2018 tại Singapore. (Ore Huiying / Getty Images) PARAG KHANNA | NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 2019  Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Hiện nay người ta chấp nhận rộng rãi rằng, Trung Quốc khao khát thay thế Hoa Kỳ như là siêu cường duy nhất của thế giới vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung quốc hiện nay. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và leo thang quân sự, bầu không khí mà nhiều người mô tả là Chiến tranh Lạnh 2.0 đã xảy ra. Nhưng bất cứ điều gì xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kết cục sẽ không phải là một thế giới đơn cực,

Mỹ-Trung: Một sự đồng thuận mới cho cạnh tranh chiến lược ở Washington

Hình ảnh
Đã có những căng thẳng trong quá khứ, nhưng lần này thì khác. Hình ảnh: AP Photo / Andy Wong Satoru Mori....Ngày 30 tháng 1 năm 2019.... Theo The Diplomat Trần H Sa lược dịch       Trong quá khứ, bất cứ khi nào một sự kiện hoặc một hành động đầy kịch tính tạo ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nó sẽ được theo sau bởi một giai đoạn giảm căng thẳng và ổn định. Có phải chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn khác của chu kỳ ổn định - căng thẳng này, hay chúng ta đang ở trên đỉnh của một thể loại mới về chất lượng trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, được mô tả bằng cụm từ "cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc?" Những nỗ lực của Hoa Kỳ đẩy lùi Trung Quốc, có sẽ tăng cường đến mức mà Hoa Kỳ có thể chấp nhận và nhận lãnh những hậu quả của việc tách rời hai quốc gia ? Đây là những câu hỏi có tác động vượt ra khỏi tầm tay của chính quyền Trump và những hậu quả tiềm tàng không chỉ đối với Hoa Kỳ mà còn đối với phần còn lại của