Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

QUAN SÁT HỆ THỐNG CỦA CUỘC SỐNG. P II...a

Hình ảnh
  Hình Internet GIỚI THIỆU I : MÔ HÌNH (MỐI LIÊN HỆ) TRONG KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI. Những câu hỏi về nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của cuộc sống cũng lâu đời như chính loài người. Thật vậy, chúng nằm ở gốc rễ của triết học và tôn giáo. Trường phái triết học Hy Lạp sớm nhất, được gọi là trường phái Milesian, không phân biệt giữa hữu tình và vô tri, cũng không phân biệt giữa tinh thần và vật chất. Sau đó, người Hy Lạp gọi những nhà triết học ban đầu đó là “những nhà hylozoists”, hoặc là "những người nghĩ rằng vật chất có sự sống."

QUAN SÁT NHỮNG HỆ THỐNG CỦA CUỘC SỐNG. P I

Hình ảnh
Hình Internet. Một tầm nhìn thống nhất. Trong ba mươi năm qua, một quan niệm mới cho rằng sự sống có tính liên kết nhau và liền mạch trong một tổng thể, đã đi tiên phong trong khoa học. Sự nhấn mạnh mới đã được đưa ra với những hiểu biết về sự sống vốn có bản chất phức tạp, bao gồm các mạng lưới và các khuôn mẫu tổ chức kết nối nhau, dẫn đến một kiểu "tư duy có tính hệ thống” mới lạ.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...ZEN ( THIỀN NHẬT BẢN )

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Zen Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 9… ZEN ( THIỀN NHẬT BẢN ) Khi tâm trí người Trung Quốc tiếp xúc với tư tưởng Ấn Độ dưới hình thức Phật giáo, khoảng đầu thế kỷ thứ nhất, sau công nguyên, hai diễn biến song song đã diễn ra. Một mặt, việc phiên dịch kinh điển Phật giáo đã kích thích các nhà tư tưởng Trung Quốc, và khiến họ giải thích những lời dạy của Đức Phật ở Ấn Độ dưới chiều hướng triết lý của riêng họ. Do đó, như đã đề cập, đã nảy sinh một cuộc trao đổi ý tưởng vô cùng hiệu quả, mà lên đến đỉnh điểm là trong trường phái Phật giáo Hoa Nghiêm (tiếng Phạn: Avatamsaka) ở Trung Quốc và trong trường phái Kegon ở Nhật Bản.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...LẢO GIÁO.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Hình minh họa Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 8… LẢO GIÁO. ( hay ĐẠO GIÁO ). Trong hai xu hướng chính của tư tưởng Trung Quốc, Nho giáo và Đạo giáo, thì Đạo giáo là xu hướng theo định hướng huyền bí và do đó phù hợp hơn cho sự so sánh của chúng ta với vật lý hiện đại.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Thái cực đồ Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 7. TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA. Khi Phật giáo đến Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nó bắt gặp một nền văn hóa hơn hai nghìn năm tuổi. Trong nền văn hóa cổ đại này, tư tưởng triết học đã đạt đến đỉnh cao vào cuối thời kỳ nhà Chu (khoảng 500-221 TCN), thời kỳ vàng son của triết học Trung Quốc, và từ đó trở đi triết học luôn được coi trọng. Ngay từ đầu, nền triết học này có hai khía cạnh bổ sung cho nhau. Người Trung Quốc là những con người thực tế với ý thức xã hội đã phát triển ở trình độ cao, bằng cách này hay cách khác, mọi trường phái triết học của họ đều liên quan đến cuộc sống trong xã hội; với các mối quan hệ của con người, các giá trị đạo đức và các mối quan hệ với nhà cầm quyền. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của tư tưởng Trung quô

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...ẤN ĐỘ GIÁO.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Hình Internet Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 5….ẤN ĐỘ GIÁO. Để hiểu được bất kỳ triết lý nào được mô tả, điều quan trọng là phải nhận ra rằng, về bản chất chúng đều thuộc về tín ngưỡng. Mục đích chính của chúng là sự trải nghiệm huyền bí trực tiếp về thực tại, và vì trải nghiệm này về bản chất là thuộc về tín ngưỡng, nên chúng không thể tách rời tôn giáo. Hơn bất kỳ truyền thống phương Đông nào khác, điều này đúng đối với Ấn Độ giáo, nơi mà mối liên hệ giữa triết học và tôn giáo đặc biệt mạnh mẽ. Người ta đã nói rằng hầu hết mọi tư tưởng ở Ấn Độ đều là những tư tưởng mang cảm tính tín ngưỡng và trong suốt nhiều thế kỷ, Ấn Độ giáo không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tri thức của Ấn Độ, mà còn gần như hoàn toàn quyết định đời sống văn hóa và xã hội của Ấn.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...BIẾT VÀ THẤY. (b)

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Zen Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN I…CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ. CHƯƠNG 2 ….BIẾT VÀ THẤY. (tiếp theo và hết chương 2). Joseph Needham nhiều lần đưa thái độ dựa trên kinh nghiệm của các đạo sĩ trở nên nổi bật trong tác phẩm Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc của mình, và nhận thấy rằng thái độ này đã làm cho Đạo giáo trở thành cơ sở của khoa học và công nghệ Trung Quốc. Theo lời của Needham, các nhà triết gia đầu tiên của Đạo giáo đã ‘rút lui vào vùng hoang dã, vào rừng núi, ở đó để suy ngẫm về trật tự của tự nhiên, và để quan sát vô số hình thái của nó '.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ....BIẾT VÀ THẤY. (a)

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Vũ trụ và huyền học phương Đông. Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN I…CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ. CHƯƠNG 2 ….BIẾT VÀ THẤY. (a). "Từ cái không thực dẫn tôi đến cái thực! Từ bóng tối dẫn tôi đến ánh sáng! Từ cái chết dẫn tôi đến sự bất tử!" Brihad-aranyaka Upanishad Trước khi nghiên cứu sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và huyền học phương Đông, chúng ta phải giải quyết một vấn đề khó khăn, đó là làm thế nào mà chúng ta có thể thực hiện được bất kỳ sự so sánh nào giữa một bên là khoa học chính xác, được phát biểu bằng ngôn ngữ tinh vi của toán học hiện đại, và bên kia là các ngành tâm linh, chủ yếu dựa trên thiền định, và được nhấn mạnh với thực tế rằng, những hiểu biết của họ không thể truyền đạt được bằng lời nói.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Frifjof Capra   năm 81 tuổi Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. Werner Heisenberg đã viết : "Nhìn tổng quát, có lẽ hoàn toàn đúng khi nói rằng, trong lịch sử tư duy của nhân loại, những phát triển có hiệu quả nhất thường diễn ra ở những điểm mà hai luồng tư tưởng khác biệt gặp nhau. Những dòng tư tưởng này của nhân loại có thể bắt nguồn từ những phần khá khác nhau về văn hóa, trong những thời điểm khác nhau, hoặc những môi trường văn hóa khác nhau, hoặc những truyền thống tôn giáo khác nhau: do đó nếu chúng thực sự gặp nhau, đấy là, nếu ít nhất chúng có liên quan với nhau để có thể xảy ra một tương tác thực sự, thì người ta có thể hy vọng những phát triển mới và thú vị có thể xảy ra theo sau đó."