ĐẠO CỦA VẬT LÝ...TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA.

Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông.

Thái cực đồ

Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975.

PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG.

Chương 7. TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA.

Khi Phật giáo đến Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nó bắt gặp một nền văn hóa hơn hai nghìn năm tuổi. Trong nền văn hóa cổ đại này, tư tưởng triết học đã đạt đến đỉnh cao vào cuối thời kỳ nhà Chu (khoảng 500-221 TCN), thời kỳ vàng son của triết học Trung Quốc, và từ đó trở đi triết học luôn được coi trọng. Ngay từ đầu, nền triết học này có hai khía cạnh bổ sung cho nhau. Người Trung Quốc là những con người thực tế với ý thức xã hội đã phát triển ở trình độ cao, bằng cách này hay cách khác, mọi trường phái triết học của họ đều liên quan đến cuộc sống trong xã hội; với các mối quan hệ của con người, các giá trị đạo đức và các mối quan hệ với nhà cầm quyền. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của tư tưởng Trung quốc. Bổ sung cho nó là sự tương ứng với khía cạnh khó hiểu ở chữ viết của Trung Quốc, qua đó yêu cầu rằng mục đích cao nhất của triết học phải là vượt qua thế giới của xã hội và cuộc sống hàng ngày, để đạt đến một bình diện ý thức cao hơn. Đây là bình diện của nhà hiền triết, ý tưởng của Trung Quốc về con người giác ngộ đã đạt được sự kết hợp giữa huyền bí với vũ trụ.

 

Tuy nhiên, nhà hiền triết Trung Quốc, không hoàn toàn chăm chú vào bình diện tâm linh cao cả này, mà đồng thời cũng quan tâm đến các vấn đề trần tục. Ông ta hợp nhất bản thân vào hai mặt phụ thuộc lẫn nhau của bản chất con người - trí tuệ trực giác và kiến ​​thức thực tế, chiêm nghiệm và hành động xã hội - qua đó, người Trung Quốc gắn liền hình ảnh của nhà hiền triết với nhà vua. Theo Trang Tử, con người được nhận thức đầy đủ "bởi sự tĩnh lặng khiến họ trở thành những hiền nhân, bởi sự họat động họ trở thành các vị vua". Trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, hai mặt của triết học Trung Quốc đã phát triển thành hai trường phái triết học riêng biệt, Nho giáo và Đạo giáo.

Nho giáo là triết lý của tổ chức xã hội, của cảm tính tầm thường và của kiến ​​thức thực tế. Nó cung cấp cho xã hội Trung Quốc một hệ thống giáo dục với những quy ước nghiêm ngặt về phép xã giao (gọi là Lễ, THS). Một trong những mục đích chính của nó là hình thành một nền tảng đạo đức cho hệ thống gia đình truyền thống của Trung Quốc, với cấu trúc phức tạp và nghi lễ thờ cúng tổ tiên của nó.

Mặt khác, Đạo giáo chủ yếu quan tâm đến việc quan sát thiên nhiên và khám phá về Con đường của nó, hay là Đạo. Theo các đạo sĩ, hạnh phúc của con người đạt được khi con người tuân theo trật tự tự nhiên, hành động một cách tự nhiên và tin tưởng vào nhận ​​thức trực quan của họ.

Hai khuynh hướng tư tưởng này đại diện cho các cực đối lập trong triết học Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc chúng luôn được coi là các cực của một thứ, và cùng là bản chất của con người, do đó bổ sung cho nhau. Nho giáo thường được nhấn mạnh trong giáo dục con trẻ, các môn sinh phải học các quy tắc và những quy ước cần thiết cho cuộc sống trong xã hội, ngược lại Đạo giáo thường được những người lớn tuổi theo đuổi để lấy lại và phát triển tính tự phát ban đầu vốn đã bị phá hủy bởi các quy ước xã hội.

Vào thế kỷ 11 và 12, trường phái Tân Nho giáo đã cố gắng tổng hợp Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, đỉnh cao là triết học của Chu Hi, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Trung Quốc. Chu Hi là một triết gia lỗi lạc, người đã kết hợp học thuật Nho giáo với sự hiểu biết sâu sắc của Phật giáo và Đạo giáo, và hợp nhất các yếu tố của cả ba truyền thống trong sự tổng hợp triết học của mình.

Nho giáo bắt nguồn từ Khổng Phu Tử, hay Khổng Tử, một người thầy có ảnh hưởng lớn với một số lượng lớn học sinh, coi chức năng chính của ông ta là truyền tải di sản văn hóa cổ đại cho các đệ tử của mình. Tuy nhiên, khi làm như vậy, Khổng Tử đã vượt ra khỏi sự truyền đạt kiến ​​thức đơn giản, vì ông đã giải thích những ý tưởng truyền thống theo quan niệm đạo đức của riêng mình. Những lời dạy của ông dựa trên sáu tác phẩm kinh điển, những cuốn sách cổ về tư tưởng triết học, nghi lễ, thơ ca, âm nhạc và lịch sử; đại diện cho di sản văn hóa và tinh thần của các 'thánh hiền' trong quá khứ của Trung Quốc. Truyền thống Trung Quốc liên kết Khổng Tử với tất cả các tác phẩm này, với tư cách là tác giả, nhà bình luận hoặc biên tập viên; nhưng theo các học giả hiện đại, ông không phải là tác giả, nhà bình luận, thậm chí cũng không phải là biên tập viên của bất kỳ tác phẩm kinh điển nào. Những ý tưởng của riêng ông ấy được biết đến qua Lun Yij, hay Luận ngữ, một bộ sưu tập các câu cách ngôn được góp nhặt bởi một số đệ tử của ông.

Người khai sinh ra Đạo giáo là Lão Tử, cái tên có nghĩa đen là ‘thầy Lão’ và theo truyền thuyết, là người cùng thời với Khổng Tử. Ông ấy được cho là tác giả của một cuốn sách mỏng gồm các câu cách ngôn được coi là cuốn kinh chính của Lão giáo. Ở Trung Quốc, nó thường chỉ được gọi là Lão Tử và ở phương Tây, nó thường được gọi là Đạo Đức Kinh, ‘Classic of the Way and Power’ (tác phẩm kinh điển về Đạo và Quyền lực ) , một cái tên được đặt cho nó trong thời gian sau này.

Tôi đã đề cập đến phong cách nghịch lý và ngôn ngữ mạnh mẽ, thơ mộng của cuốn sách mà Joseph Needham cho là "không có ngoại lệ, là tác phẩm sâu sắc và hay nhất trong ngôn ngữ Trung Quốc". Cuốn sách quan trọng thứ hai của Đạo giáo là Trang tử, một cuốn sách lớn hơn nhiều so với Đạo Đức Kinh, mà tác giả của nó, Trang Tử, được cho là sống sau Lão Tử khoảng hai trăm năm. Tuy nhiên, theo các học giả hiện đại, Trang tử và có lẽ cũng cả Lảo tử, không thể được coi là các tác phẩm của một tác giả, mà đúng hơn được biên tập thành một bộ sưu tập gồm các tác phẩm của Đạo giáo, được biên soạn bởi các tác giả khác nhau ở các thời kỳ khác nhau.

Cả Luận ngữ của Khổng giáo và Đạo Đức kinh đều được viết theo phong cách gợi ý nhỏ gọn, tiêu biểu cho lối suy nghĩ của người Trung Quốc. Trí óc của người Trung Quốc không được dành cho tư duy logic trừu tượng và đã phát triển một ngôn ngữ rất khác so với loại ngôn ngữ cho phép cải tiến dần dần ở phương Tây. Nhiều từ của nó có thể được sử dụng như danh từ, tính từ hoặc động từ, và sự phối hợp của chúng đã được xác định là không có nhiều quy tắc ngữ pháp cũng như nội dung câu văn không mang nhiều cảm xúc.

Chữ viết của Trung Quốc rất khác, với cách dùng một ký hiệu trừu tượng đại diện cho một khái niệm cần được mô tả rõ ràng. Nó đúng hơn là một biểu tượng âm thanh có sức gợi ý mạnh mẽ, mang đến cho tâm trí một nhóm hình ảnh gợi ý mập mờ và những cảm xúc mơ hồ. Mục đích của người nói không phải là để thể hiện rõ ràng một ý tưởng trí tuệ, mà chỉ là để tác động đến và ảnh hưởng đến người nghe.

Vì lẽ đó, ký tự được viết ra không chỉ là một dấu hiệu trừu tượng, mà còn là một khuôn mẫu có hệ thống - một ‘hình thái ’- mà trong đó lưu giữ toàn bộ sự phức tạp của hình ảnh và sức mạnh gợi ý của từ ngữ. Từ đó, các triết gia Trung Quốc diễn đạt ý kiến bằng một ngôn ngữ rất phù hợp với cách suy nghĩ của họ, các bài viết và các câu nói của họ có thể ngắn gọn và không chính xác, nhưng giàu sức gợi hình. Rõ ràng là phần lớn hình ảnh này phải bị mất trong bản dịch tiếng Anh. Chẳng hạn, khi dịch một câu từ Đạo Đức Kinh, chỉ có thể hiển thị một phần nhỏ của nhóm ý tưởng phong phú có trong bản gốc, đó là lý do tại sao các bản dịch từ cuốn sách Đạo Đức Kinh thường gây tranh cãi, thường có vẻ như hoàn toàn khác nhau ở các bản dịch khác nhau. Như Feng Youlan đã nói, ‘nó cần sự kết hợp của tất cả các bản dịch đã được thực hiện, và nhiều bản dịch khác chưa được thực hiện, để tiết lộ sự phong phú của Đạo đức kinh và Luận ngữ của Khổng giáo ở dạng nguyên thủy của chúng'.

Người Trung Quốc, cũng như người Ấn Độ, tin rằng có một thực tại tối hậu làm nền tảng và hợp nhất nhiều sự vật và sự kiện mà chúng ta quan sát:

Có ba thuật ngữ - "trọn vẹn ","bao gồm tất cả ", "toàn bộ ". Những tên này khác nhau, nhưng thực tại được tìm kiếm trong chúng là như nhau: đề cập đến Nhất thể. Họ gọi thực tại này là Đạo, ban đầu có nghĩa là "Con đường". Nó là cách thức, hay tiến trình của vũ trụ, trật tự của tự nhiên. Về sau, các nhà Nho đã cho nó một cách hiểu khác. Họ nói về Đạo của con người, hay Đạo của xã hội con người, và ‘hiểu đó là cách sống đúng đắn theo luân thường đạo lý'.

Theo nghĩa nguyên thủy rộng lớn của nó, Đạo là thực tại tối thượng, không thể định nghĩa, và như vậy nó tương đương với Brahman của Ấn giáo và Pháp thân của Phật giáo. Tuy nhiên, nó khác với khái niệm này của Ấn Độ; bởi theo quan điểm của Trung Quốc, đặc tính đối kháng là bản chất của vũ trụ. Đạo là quá trình rộng lớn trong đó mọi vật đều có liên quan; thế giới được coi là một dòng chảy và thay đổi liên tục. Phật giáo Ấn Độ, với học thuyết về vô thường, cũng có quan điểm tương tự, nhưng chỉ đơn thuần xử dụng quan điểm này làm tiền đề cơ bản cho tình huống của con người, và tiếp tục trở nên tinh tế trong các hệ quả tâm lý.

Mặt khác, người Trung Quốc không chỉ tin rằng dòng chảy và sự thay đổi là những đặc điểm cơ bản của tự nhiên, mà còn có những mô hình bất biến trong những thay đổi này, được quan sát bởi con người. Nhà hiền triết nhận ra những mô hình này và hướng hành động của ông ta đi theo chúng. Bằng cách này, nhà hiền triết trở thành ‘hợp nhất với đạo’, sống hòa hợp với thiên nhiên và thành công trong mọi việc mà anh ta đảm nhận. Theo Hoài Nam Tử, một nhà triết học của thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. :

"Người nào tuân theo quy luật của Đạo, tuân theo quy trình tự nhiên của Trời Đất, sẽ dễ dàng tìm thấy Đạo để quản lý toàn thế giới."

Vậy thì, những mô hình của 'Con đường rộng lớn' mà con người phải nhận ra là gì? Đặc điểm chính của Đạo là bản chất tuần hoàn của sự chuyển động, và sự thay đổi không ngừng của nó. Lão Tử nói, “Trở về là chuyển động của Đạo,” và "Đi xa có nghĩa là trở về." Ý tưởng ở đây là mọi sự phát triển trong tự nhiên, những sự phát triển trong thế giới vật chất cũng như thế giới của con người, cho thấy các mô hình đến và đi theo chu kỳ, của giãn ra và co vào.

Ý tưởng này chắc chắn được suy ra từ chuyển động của mặt trời và mặt trăng, và từ sự thay đổi của các mùa, nhưng sau đó nó cũng được lấy làm quy luật của cuộc sống. Người Trung Quốc tin rằng bất cứ khi nào một tình huống phát triển đến cùng cực, nó nhất định phải quay lại và trở thành trạng thái đối lập của nó. Niềm tin cơ bản này đã cho họ sự can đãm và sự kiên trì trong những lúc khốn khó và đã khiến họ thận trọng và khiêm tốn trong những lúc thành công. Nó đã dẫn đến học thuyết trung dung mà cả Đạo gia và Nho gia đều tin tưởng. Lào Tử nói, "Nhà hiền triết tránh thái quá, xa hoa và đam mê". Theo quan điểm của Trung Quốc, có quá ít tốt hơn là có quá nhiều, và tốt hơn là nên để mọi thứ được tháo cởi hơn là lạm dụng chúng quá trớn; bởi vì dù cho ai đó có thể còn cách xa con đường này, nhưng chắc chắn người ấy sẽ đi đúng hướng. Cũng như một người muốn đi xa hơn và xa hơn nữa về phía Đông, người đó sẽ kết thúc hành trình ở phía Tây; những người ngày càng tích lũy nhiều tiền hơn để gia tăng sự giàu có, cuối cùng sẽ nghèo. Xã hội công nghiệp hiện đại liên tục cố gắng gia tăng 'mức sống' và do đó làm giảm chất lượng cuộc sống của mọi thành viên, là một minh họa hùng hồn cho trí tuệ Trung Hoa cổ đại này.

Ý tưởng về các mô hình tuần hoàn trong chuyển động của Đạo đã đưa ra một cấu trúc rõ ràng, khi giới thiệu hai cực đối lập âm và dương. Chúng là hai cực thiết lập giới hạn cho các chu kỳ thay đổi: dương đạt đến cực điểm thì rút lui để âm thay thế; âm đạt đến cực điểm thì rút lui để dương thay thế.

Theo quan điểm của người Trung Quốc, mọi biểu hiện của Đạo được tạo ra bởi sự tác động lẫn nhau của hai lực phân cực này. Ý tưởng này đã có từ rất lâu đời, và nhiều thế hệ đã hoạt động dựa trên tính biểu tượng của cặp hình mẫu âm và dương, cho đến khi nó trở thành khái niệm cơ bản của tư tưởng Trung Quốc. Ý nghĩa ban đầu của chữ âm và dương là chỉ hai phía của một ngọn núi, một bên là bóng mát và bên kia là ánh nắng, một ý nghĩa mang lại ý tưởng tốt lành về tính tương đối của hai khái niệm: Cái hiện ngăn cản bóng tối, cũng đang để ánh sáng hiện ra, chính là Đạo.

Ngay từ thuở sơ khai, hai cực nguyên bản của tự nhiên không chỉ được biểu thị bằng sáng và tối, mà còn được biểu thị bởi nam và nữ, cứng rắn và mềm dẻo, trên và dưới. Dương, mạnh mẽ, nam giới, sức mạnh sáng tạo, được liên kết với Trời; trong khi âm, bóng tối, dễ tiếp nhận, nữ tính và yếu tố mẹ, được đại diện bởi Đất. Trời ở trên cao và đầy chuyển động, trái Đất trong quan điểm địa tâm cũ - là bên dưới và đứng yên, do đó, dương trở thành biểu tượng cho chuyển động và âm thì yên tĩnh. Trong lĩnh vực tư tưởng, âm là trí tuệ phức tạp, nữ tính, trực giác, dương là trí tuệ, nam tính và rõ ràng là lý tính. Âm là sự yên tĩnh, yên lặng trầm tư của bậc hiền triết, dương là sự mạnh mẽ, hành động sáng tạo của bậc đế vương.

Đặc tính năng động của âm và dương được minh họa bằng biểu tượng cổ của Trung Quốc được gọi là 'thái cực đồ', hay ‘Sơ đồ của Tối Tối thượng’: Sơ đồ này là sự sắp xếp đối xứng giữa âm tối và dương sáng, nhưng sự đối xứng không tĩnh tại. Nó là một phép đối xứng quay, gợi ý một chu kỳ chuyển động liên tục rất mạnh mẽ : Dương quay trở lại chổ bắt đầu theo chu kỳ, âm đạt cực đại và nhường chỗ cho dương. Hai dấu chấm trong biểu đồ tượng trưng cho ý tưởng rằng khi một trong hai lực đạt đến cực điểm, nó đã chứa đựng trong tự thân mầm mống sự đối lập của nó. Cặp âm dương là nét đặc trưng được tái hiện nhiều lần, vốn thấm nhuần trong văn hóa Trung Quốc và quyết định mọi đặc điểm trong lối sống truyền thống của Trung Quốc.

Trang Tử nói, 'cuộc sống là sự hòa hợp của âm và dương.' Là một quốc gia nông nghiệp, người Trung Quốc luôn quen thuộc với chuyển động của mặt trời và mặt trăng và với sự thay đổi của các mùa. Do đó, những thay đổi theo mùa và các hiện tượng sinh trưởng, thối rữa trong thiên nhiên hữu cơ luôn được nhìn thấy, bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất của sự giao thoa giữa âm và dương, giữa mùa đông lạnh giá, tăm tối và mùa hè chói chang, nóng nực. Sự tác động qua lại theo mùa của hai mặt đối lập cũng được phản ánh trong thực phẩm chúng ta ăn, trong đó có chứa yếu tố âm và dương. Đối với người Trung Quốc, một chế độ ăn uống lành mạnh là việc cân bằng những yếu tố âm dương.

Y học cổ truyền Trung Quốc cũng vậy, dựa trên sự cân bằng âm và dương trong cơ thể con người, và bất kỳ bệnh tật nào cũng được coi là do sự phá vỡ hệ cân bằng này. Cơ thể được chia thành hai phần âm và dương. Nói chung, bên trong cơ thể là dương, bề mặt cơ thể là âm; mặt sau là dương, mặt trước là âm; phía trong cơ thể, có các cơ quan nội tạng tạng âm và dương Sự cân bằng giữa tất cả các cơ quan nội tạng này được duy trì bởi dòng chảy liên tục của khí - hay năng lượng quan trọng - dọc theo một hệ thống 'kinh mạch' chứa các huyệt đạo. Mỗi cơ quan nội tạng có một kinh mạch liên kết với nó theo cách, kinh mạch thuộc dương liên kết với tạng thuộc âm và ngược lại. Bất cứ khi nào dòng chảy giữa âm và dương bị tắc nghẽn, cơ thể bị ốm, và bệnh được chữa khỏi bằng châm kim vào các huyệt đạo, để kích thích và phục hồi dòng chảy của khí.

Sự tác động lẫn nhau của âm và dương, cặp đối lập nguyên thủy, có vẻ như là nguyên tắc hướng dẫn cho mọi động thái của Đạo, nhưng người Trung Quốc không dừng lại ở đó. Họ tiếp tục nghiên cứu những sự kết hợp khác nhau của âm và dương, qua đó họ đã phát triển thành một hệ thống hình mẫu tầm vũ trụ. Hệ thống này được trình bày kỹ lưỡng trong Kinh Dịch, hay 'Sách của những Thay đổi'. Kinh Dịch là cuốn sách đầu tiên trong số sáu tác phẩm kinh điển của Nho giáo, và phải được coi là tác phẩm nằm ở trung tâm của tư tưởng và văn hoá Trung Quốc. Thẩm quyền và sự tôn trọng mà nó được hưởng thụ ở Trung Quốc trong suốt hàng ngàn năm, chỉ có thể so sánh với những gì trong các kinh sách thiêng liêng, như kinh Veda hoặc Kinh Thánh, trong các nền văn hóa khác. Nhà Hán học, Richard Wilhelm bắt đầu phần giới thiệu về bản dịch cuốn sách của ông ấy với những từ sau:

"Sách của những Thay đổi - / Kinh dịch bằng tiếng Trung - chắc chắn là một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong thế giới văn chương. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ thần thoại thời cổ đại, và nó đã chiếm được sự chú ý của những học giả nổi tiếng nhất của Trung Quốc từ xưa cho đến nay. Gần như tất cả những gì là tuyệt vời nhất và có ý nghĩa nhất trong ba ngàn năm lịch sử văn hóa Trung Quốc, cũng đã lấy cảm hứng từ cuốn sách này, hoặc từ những nỗ lực ảnh hưởng đến việc giải thích câu chữ của nó. Do đó, có thể nói một cách an toàn rằng sự khôn ngoan trong hàng ngàn năm của người Trung quốc đã đi đến việc tạo ra Kinh Dịch".

Do đó, Kinh Dịch là một tác phẩm đã tự thân phát triển qua hàng nghìn năm và bao gồm nhiều lớp, bắt nguồn từ những thời kỳ quan trọng nhất của tư tưởng Trung Quốc. Điểm khởi đầu của cuốn sách là một bộ sưu tập gồm sáu mươi tư hình ảnh, hay còn gọi là "quẻ", thuộc loại đi sau, được dựa trên biểu tượng âm dương và được sử dụng như những lời bói toán. Mỗi quẻ gồm sáu dòng gạch ngang có thể bị đứt (âm) hoặc không bị đứt (dương), sáu mươi bốn quẻ trong số chúng tạo thành mọi kết hợp của thể loại đó. Những quẻ này, sẽ nói kỹ hơn ở phần sau, được coi là những nguyên mẫu của vũ trụ đại diện cho những khuôn mẫu của Đạo trong tự nhiên, và trong hoàn cảnh của con người.

Mỗi quẻ trong số chúng được cho một tiêu đề và được bổ sung bằng một văn bản ngắn gọn, được gọi là 'lời phán đoán', chỉ ra quá trình hành động phù hợp với khuôn mẫu vũ trụ ứng với quẻ. Cái gọi là Hình tượng, là một văn bản ngắn gọn khác, được thêm vào sau này, nói rõ ý nghĩa của quẻ trong một vài dòng, thường là những dòng cực kỳ thơ mộng. Văn bản thứ ba diễn giải từng dòng trong số sáu dòng của quẻ dịch, bằng một ngôn ngữ mang những hình ảnh thần thoại thường khó hiểu. Ba loại văn bản này tạo thành các phần cơ bản của cuốn sách được sử dụng để bói toán. Một nghi lễ phức tạp liên quan đến năm mươi cọng cỏ Thi được sử dụng, để xác định quẻ tương ứng với tình huống của cá nhân người hỏi. Ý tưởng là làm cho mô hình vũ trụ ở khoảnh khắc đó có thể nhìn thấy được trong quẻ, và học hỏi từ nhà tiên tri cách hành động phù hợp với nó:

Trong quẻ Dịch có hình ảnh để tiết lộ, có các phán đoán được thêm vào để diễn giải, tài lộc tốt và vận may rủi được định sẵn để phán đoán. Vì vậy, mục đích của việc tham khảo Kinh Dịch không chỉ đơn thuần là để biết tương lai, mà còn để khám phá cách xử lý tình huống hiện tại, sao cho có thể có được hành động thích hợp. Thái độ này đã nâng Kinh Dịch lên trên mức một cuốn sách bói toán bình thường, và biến nó thành một cuốn sách của sự khôn ngoan. Trên thực tế, việc sử dụng Kinh Dịch như một cuốn sách của sự khôn ngoan, còn quan trọng hơn nhiều so với việc sử dụng nó như một lời tiên tri. Nó đã truyền cảm hứng cho những bộ óc hàng đầu của Trung Quốc trong suốt nhiều thời đại, trong số họ là Lão Tử, người đã đưa ra một số câu cách ngôn sâu sắc nhất của mình từ nguồn này. Khổng Tử đã nghiên cứu nó một cách chuyên sâu và hầu hết các bình luận về văn bản này tạo nên các bài học về sau của cuốn sách, và đều quay trở lại trường học của ông ta. Những bài bình luận này, được gọi là Thập Dực, kết hợp cách giải thích cấu trúc của quẻ với những lời giải thích mang tính triết học. Ở trung tâm của các bài bình luận trong Nho giáo, cũng như toàn bộ Kinh Dịch, là sự nhấn mạnh về khía cạnh động của mọi hiện tượng. Sự biến đổi không ngừng của vạn vật và các tình huống, là thông điệp thiết yếu của Kinh Dịch :

Kinh Dịch là cuốn sách mà người ta không thể rời tay.
Đạo của nó là mãi mãi thay đổi - biến đổi, chuyển động không ngừng nghỉ, Chảy qua sáu nơi trống rỗng,
Nổi lên và chìm xuống không theo quy luật cố định, Cứng rắn và mềm dẻo chuyển hóa lẫn nhau.
Chúng không thể bị giới hạn trong một quy tắc, Nó chỉ là sự thay đổi vốn luôn vận hành ở đây.


Tác giả Frifjof Capra.
_ Fritjof Capra (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1939) là một nhà vật lý người Mỹ gốc Áo, nhà lý thuyết hệ thống và là nhà sinh thái học sâu sắc. Năm 1995, ông trở thành giám đốc sáng lập Trung tâm xóa mù chữ ở Berkeley, California . Ông ấy là giảng viên của Schumacher College. Capra là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm Đạo của vật lý (1975), Bước ngoặt (1982), Trí tuệ không phổ biến (1988), Web of Life (1996), The Hidden Connections (2002) và The Systems View of Life (2014).

THS sưu tầm và lược dịch…..14/09/2020.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.