Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10

Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College

Trần H Sa lược dịch 

(Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho nên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; ngoài ra các ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết  xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .)

--------------------------------------------------------

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, lực lượng hải quân Trung Quốc và Nam Việt Nam đã đụng độ nhau gần quần đảo Hoàng Sa. Cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt đưa Trung Quốc kiểm soát những mũi đất dường như không đáng kể và vùng biển chung quanh chúng ở Biển Đông. Cuộc giao tranh có mặt với cả những toán chiến binh nhỏ, không chuyên, được trang bị vũ khí lạc hậu. Cuộc chiến kéo dài nhiều giờ, với kết quả khiêm tốn về số tàu và người bị thương vong. Vụ việc ít gây được sự chú ý, đặc biệt khi so sánh với những trận hải chiến đẫm máu trong quá khứ, chẳng hạn như những cuộc giao tranh trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Chẵng có gì ngạc nhiên, cuộc chiến vẫn còn là một điều đáng suy ngẫm, nếu không bị lãng quên, về những tình tiết quan trọng trong lịch sử hải quân (1) .

Nhưng sự khó hiểu của nó là điều không công bằng. Những nguồn tài liệu bằng tiếng Trung có thể kiếm được gần đây, tiết lộ một hoạt động hải quân phức tạp hơn nhiều so với các học giả phương Tây thường miêu tả (2) . Những chi tiết của cuộc chiến cho đến nay vẫn chưa được biết đến, minh họa cách thức, mà các nhà chiến lược Trung Quốc đã biến đổi chiến thuật của mình để ép buộc, ngăn chặn, và đánh bại một đối thủ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Đáng chú ý, Trung Quốc xử dụng một loạt các lực lượng quy ước và không chính quy để chiếm đoạt những mục tiêu của nó. Phương pháp lai ghép như vậy không chỉ được phổ biến trong lịch sử hải quân Trung Quốc, mà còn báo trước các loại chiến tranh hàng hải kết hợp, được Trung Quốc xử dụng gần đây chống lại các nước láng giềng trong vùng biển châu Á, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Thật vậy, các hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa trước đây miêu tả một nguyên mẫu có thể được xử dụng lại trong tương lai . Đúng như vậy, các nhà hoạch định chính sách cần dành sự chú ý đến quá khứ của hải quân Trung Quốc. Trận đánh là bước đầu tiên trong nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm thiết lập và mở rộng sự hiện diện của nó ở biển Đông.

Năm 1988, Trung Quốc cho chiếm hửu sáu rạn san hô và các đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa sau một cuộc giao tranh với Việt Nam tại rạn san hô Johnson South. Cuối năm 1994, Trung Quốc xây dựng công trình trên rạn san hô Mischief do Philippines tuyên bố chủ quyền, khiến cho một Manila yếu kém không có lựa chọn nào khác ngoài sự chấp nhận việc đã rồi. Trong năm 2012, Trung Quốc buộc Philippines phải nhường quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau một bế tắc trên biển về quyền đánh cá trong khu vực. Bắt đầu vào cuối năm 2013, Trung Quốc bắt tay vào một dự án cải tạo đất khổng lồ trong quần đảo Trường Sa, xây dựng các đảo nhân tạo với việc bồi đắp thêm hàng ngàn mẫu đất. Một số tính năng đảo nhân tạo như các đường băng cấp quân sự, cầu tàu nước sâu để thích nghi với tàu chiến, cơ sở vật chất cho các đơn vị đồn trú, và những cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác. Việc Trung quốc mở rộng sức mạnh hàng hải thâm nhập vào biển Đông, đã có đà trong những năm gần đây, được bắt đầu với vị trí vững chắc chiếm được ở quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc xung đột và hậu quả của nó cũng để lại một di sản tầm cở và lâu dài trong quan hệ quốc tế châu Á. Sự tranh chấp lãnh thổ mà đã dẫn đến cuộc chiến bốn mươi năm trước đây vẫn chưa được giải quyết và tiếp tục hun đúc sự thù hận Trung-Việt. Khi Bắc Kinh đặt một giàn khoan dầu trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5 năm 2014, những cuộc biểu tình bạo lực nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp Trung Quốc nổ ra trên khắp Việt Nam. Trên biển, những chiếc tàu thực thi pháp luật hàng hải Việt Nam tìm cách phá vỡ hàng rào an ninh được hình thành chung quanh giàn khoan bởi các tàu dân sự, bán quân sự và hải quân Trung Quốc. Trong thời gian bế tắc, quan hệ song phương đã giảm xuống mức thấp chưa từng có. Cuộc tranh cải, sau đó, qua đi; và những cảm xúc tranh chấp vẫn khích động việc truy nguyên đến sự kiện Hoàng sa năm 1974.

Trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra tại một điểm uốn lịch sử với những chính sách hổn loạn của Trung Quốc. Đất nước vẫn còn quay cuồng kể từ Cách mạng Văn hóa khi cuộc chiến bùng nổ. Phong trào chính trị cực đoan đã tàn phá sự nhanh nhẹn của quân đội đến mức mà, hải quân Trung Quốc gần như đã trả giá cho điều đó, với nổi thất bại ở chiến dịch Hoàng Sa. Mao Trạch Đông tận tâm chú ý đến cuộc khủng hoảng, ban hành những mệnh lệnh quân sự cuối cùng của ông trong suốt cuộc xung đột, trước khi qua đời hai năm sau đó. Đặng Tiểu Bình, phục hồi từ cuộc thanh trừng Cách mạng Văn hóa, giám sát chiến dịch của hải quân. Liu Huaqing xây dựng kế hoạch cũng cố quần đảo Hoàng Sa không lâu sau khi chiến trường tan khói súng. Đặng, kiến trúc sư của cải cách và mở cửa của Trung Quốc, và Liu, người cha của hải quân Trung Quốc hiện đại, sau đó đưa đất nước của họ ra khỏi thời kỳ đen tối dưới thời Mao. Vai trò của họ trong cuộc đụng độ này cũng có thể được xem như là phục vụ cho chính địa vị của họ để trở thành những người lãnh đạo Trung Quốc sau này.

Đối với Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân ( PLAN), chiến dịch đã được khắc ghi vào bộ nhớ của quân chủng, tạo thành một phần thiết yếu trong "lịch sử vẻ vang" của hải quân (3). Cuộc "Phản công tự vệ" (!) đã đánh bại Hải quân Nam Việt Nam và bảo đảm sự kiểm soát của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (4). Nó được coi là trận hải chiến đầu tiên của Hải quân PLA chống lại một kẻ thù bên ngoài. (Cuộc chiến chống lại Quốc dân đảng dọc theo bờ biển lục địa trong những năm 1950 và 1960 được coi như một phần mở rộng của cuộc nội chiến Trung Quốc) . Trận đánh cũng là lần đầu tiên mà ở đó phần lớn lực lượng tuần duyên bao gồm những chiếc tàu củ kỷ của Xô-viết - hoạt động xa bờ. Sự chênh lệch về sức mạnh hải quân dường như ủng hộ cho Nam Việt Nam, (Việt Nam Cộng Hòa, hay VNCH) đã giúp các nhà bình luận Trung Quốc thần thoại hóa cuộc chiến thắng.

Di sản của trận đánh, đi từ tình trạng thù địch ở khu vực đến quan điểm chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu một sự thẩm tra lại kỷ lưỡng hơn. Các tài liệu liên quan có sẳn hiện nay của Trung Quốc , làm cho nó có thể trích xuất những hiểu biết sâu sắc từ trận đánh. Xây dựng lại một bức tranh rõ ràng hơn về cuộc đọ sức Trung-Việt trên biển giúp thấy rỏ các phần, hợp thành sự thành công trong hoạt động của hải quân Trung Quốc. Hơn nửa, một phân tích từ hồi tưởng quá khứ, rút ra được tính liên tục của Trung Quốc trong việc xử dụng vũ lực và chèn ép trên biển. Đặc biệt, Bắc kinh đã kết hợp xử dụng tàu của quân đội và tàu của dân sự trong năm 1974, cho thấy một sở thích hoạt động lâu dài đối với loại chiến tranh lai ghép, mà rành rành ngày nay nó đang hấp dẫn Trung quốc trong những tranh chấp lãnh thổ. Những khuynh hướng như vậy mang lại những hệ quả cho các bên tranh chấp đối địch khác nhau ở biển Đông, và cho Hoa Kỳ như là trọng tài về an ninh và ổn định trong hàng hải châu Á.

Để tối đa hóa giá trị phân tích của vụ chạm trán hải quân, bài viết này đầu tiên đánh giá lại các thiết lập về địa lý và bối cảnh lịch sử của mối tranh chấp ở Hoàng Sa. Kể lại chi li nhiều chi tiết hơn những thủ đoạn ăn miếng trả miếng gần quần đảo mà đã mang Trung Quốc và Nam Việt Nam đi đến xung đột. Sau đó, bài viết làm rõ về trận đánh của hải quân và hậu quả của nó, như người Trung Quốc đã từng thuật lại. Nó cung cấp một đánh giá về trận đánh, phê bình phân tích mối quan hệ dân sự-quân sự của Trung Quốc, hiệu suất hoạt động của PLAN, vai trò của sự va chạm và cơ hội, và tầm quan trọng của lực lượng bán quân sự đối với Bắc Kinh. Cuối cùng, bài báo kết luận với một vài suy nghĩ về cách thức mà trận đánh, có thể thông báo chiến lược tương lai của Trung Quốc ở Biển Đông, và những tác động của nó đối với các bên liên quan trong hàng hải châu Á.

NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP.

Trong những năm gần đây, các tài liệu lịch sử của Trung Quốc về trận hải chiến Hoàng Sa đã tăng lên nhanh chóng thông qua các nguồn tài liệu công khai có sẳn, bao gồm các ấn phẩm của PLAN, những tập san học thuật, các ấn phẩm định kỳ chuyên nghiệp, và những tạp chí bình dân. Những người tham gia trong chiến dịch, từ những chỉ huy địa phương đến nhân viên chiến thuật, đã đồng ý nhận phỏng vấn hay đưa ra những bản miêu tả mắt thấy tai nghe của mình, phản ảnh những kinh nghiệm cá nhân của họ. Họ đã tiết lộ những chi tiết hấp dẫn về trận đánh và thẳng thắn đưa ra những đánh giá quan trọng về cách thức Trung Quốc tiến hành chiến dịch.

Sự cởi mở chung chung nhằm thảo luận về các chủ đề trung lập về chính trị, bao gồm cả những công việc của hải quân, một phần giải thích thái độ sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận thẳng thắn về trận đánh. Qua hơn một thập kỷ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã cho phép một sự thảo luận tương đối phóng túng giửa cán bộ, học giả, và các nhà bình luận thuộc các loại khác nhau, khuyến khích họ nêu ra vấn đề tương lai của vận chuyển bằng đường biển của Trung Quốc. Lời thề của Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố chuyển đổi Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải đã khích lệ hơn nữa những người ủng hộ cường quốc biển, lải nhải những chuyện kể, biện minh cho bước ngoặt của quốc gia đối với các vùng biển. Thành công từ hoạt động của Trung Quốc vào năm 1974, kể lại một câu chuyện nâng cao tinh thần, qua đó ăn khớp với những nỗ lực của Trung Quốc gần đây để thúc đẩy lực lượng hải quân như là một sức mạnh quốc gia được đánh giá cao, và nhằm nâng cao "ý thức hàng hải" của xã hội. Và, trong ánh sáng những tham vọng của Bắc Kinh và năng lực ngày càng tăng để ảnh hưởng đến các sự kiện ở Biển Đông, lịch sử của trận hải chiến Hoàng Sa tạo ra được tiếng vang với khán giả Trung Quốc.

Sự chú ý được nuông chiều về sự cố này, sẽ mở ra một cửa sổ cho Trung Quốc, thể hiện lịch sử hải quân riêng của mình. (5) Thật vậy, những tư liệu giúp thấy rỏ các bài học mà Trung Quốc đã rút ra từ cuộc chiến này, cũng như xác định các bài học mà họ có thể có bị bỏ qua hoặc chọn để bỏ qua. Nếu những bài học này - và những bài học sai lầm - giử giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và các chỉ huy quân sự của Trung Quốc, trận đánh có thể cung cấp những cái nhìn sâu hơn vào chiến lược của Trung Quốc hiện nay trong các tranh chấp ngoài khơi. Quan trọng không kém, sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trên hàng hải châu Á, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, có khả năng làm tăng những nhu cầu chính sách ở Washington và các thủ đô khác ở châu Á; để hiểu rõ hơn việc Trung Quốc nhìn nhận bức tranh về cảnh biển như thế nào.

Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập. Bài viết này gần như dựa hoàn toàn vào các bài viết của Trung Quốc về trận đánh, bao gồm cả ghi nhận các sự kiện của PLAN, hồi ức của những người tham gia vào cuộc đụng độ, và những nguồn lẻ tẻ. Kinh nghiệm thưa thớt trên biển của Trung quốc, đặc biệt là trong những thập kỷ đầu tiên của chế độ cộng sản, có thể đã cưỡng bức các nhà phân tích Trung Quốc làm to chuyện quá mức, và do đó có khả năng bóp méo sự thành công của hải quân quốc gia của họ. Không ngạc nhiên, các bài báo cáo của người Trung Quốc thường xuyên miêu tả kẻ thù là không tốt, trong khi nâng caơ những đức tính tốt của Trung Quốc. Thành kiến bài ngoại và những luận điểm tuyên truyền rẻ tiền thì đầy dẩy. Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập.

Trong khi phía Việt Nam trong câu chuyện thì không hiện diện ở đây, bài viết này dựa trên một vài cuốn hồi ký có sẵn bằng tiếng Anh của các sĩ quan hải quân VNCH đã từng tham gia vào cuộc đụng độ (6 ). Đặc biệt quan tâm đến những ký ức khác hẳn những phiên bản Trung Quốc về các sự kiện. Hơn nữa, những mâu thuẩn cũng đã tồn tại giữa các mô tả khác nhau của người Trung Quốc về trận đánh. Trong phạm vi có thể, bài viết này xác định những khác biệt đó, nhận ra rằng một câu chuyện đáng tin nhất là không thể không truy cập vào các kho lưu trữ chính thức ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Đây là sự mổ xẻ quan trọng đầu tiên nhưng phần lớn những tình tiết quan trọng trong trận hải chiến của phía Trung quốc đã bị đánh giá thấp.

BỐI CẢNH ĐỊA CHIẾN LƯỢC

Quần đảo Hoàng Sa (西沙) có khoảng cách đại khái bằng nhau so với Trung Quốc và Việt Nam, cách phía nam Ngọc Lâm, thuộc đảo Hải Nam 300 km, và 370 km về phía đông Đà Nẵng (a?). Quần đảo bao gồm các đảo san hô, đá ngầm, và các bãi ngầm được chia thành hai nhóm đảo. Phía đông bắc là nhóm An Vĩnh [Amphitrite, (宣德) ], trong đó có đảo Phú Lâm [ Woody, (永兴)] là tính năng lớn nhất. Phía Tây Nam là nhóm Lưỡi Liềm [Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, Crescent (永 乐)], bao gồm các đảo Hoàng Sa (珊瑚), Quang Ánh [ Money (金银)], và Hửu Nhật [Robert (甘泉)] ở phía tây; và Duy Mộng [Drummond (晋卿)], Quang Hòa [Duncan (琛航)], và Quang Hòa Tây [Palm (广金)] ở phía đông. Hai nhóm An Vĩnh và Lưỡi Liềm nằm cách nhau chừng tám mươi cây số đường biển.


Bản đồ 1 : Quần đảo Hoàng Sa.Perry-Castañeda Library Map Collection, www.lib.utexas.edu/maps/
.Các bài viết của Trung Quốc nhấn mạnh giá trị địa chiến lược của quần đảo Hoàng Sa, với "ngồi chắn ngang tuyến thông tin liên lạc đường biển quan trọng". Theo bộ sách bách khoa toàn thư chính thức của hải quân PLA , "Quần đảo Hoàng Sa phục vụ như là tấm bình phong của thiên nhiên bảo vệ Trung Quốc và là một tiền đồn. Những tuyến đường biển và đường hàng không hướng tới Singapore và Jakarta từ bờ biển Trung Quốc phải đi qua khu vực này, tạo cho nó một vị trí quan trọng". (7) Cách đảo Đông Sa khoảng 660 cây số về phía tây nam , cách bãi ngầm Scarborough 550 km về phía tây, và cách chừng 700 km về phía tây bắc của quần đảo Trường Sa, quần đảo có vị trí quan trọng được xem như một bước đệm cần thiết đối với những hòn đảo khác do Trung quốc tuyên bố chủ quyền trên khắp Biển Đông.


Bản đồ 2 Nguồn: "Quần đảo Hoàng Sa," in Central Intelligence Agency, The World Factbook, www.cia.gov/.. MAP 1 Quần đảo Hoàng Sa Nguồn: Trích từ "Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: 1988," Perry-Castañeda Thư viện đồ sưu tập, www.lib.utexas.edu/maps/.
Bản đồ 3 Nguồn: "Hoàng Sa, Biển Đông," [CartoGIS] Maps Online: ANU [Australian National University] College of Asia & the Pacific, asiapacific.anu.edu.au/mapsonline/
. Sau đệ nhị thế chiến, các hòn đảo qua tay sở hửu nhiều lần, với nhiều nước khẳng định một sự bày binh bố trận khó hiểu, nhằm tuyên bố và chống tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, khi Quốc dân Đảng vẫn còn cai trị lục địa Trung Quốc, họ nắm quyền kiểm soát đảo Phú Lâm; trong khi đó, người Pháp xử dụng quân đội địa phương người Việt Nam, chiếm đóng đảo Hoàng Sa ở phía cuối quần đảo Hoàng Sa. Cuộc chinh phục đảo Hải Nam của cộng sản Trung Quốc, chinh phục một trong những nhóm chống đối cuối cùng của cuộc nội chiến Trung Quốc, làm cho những tiền đồn của Quốc dân đảng trên đảo Phú lâm không còn đứng vững. Quân đội PLA chiếm hòn đảo sau khi các lực lượng Quốc dân đảng di tản vào năm 1950. Trong hiệp ước hòa bình ở San Francisco năm 1951, Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền và yêu sách chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng việc chuyển giao quyền yêu sách chủ quyền không được giải quyết ( b?). Nam Việt Nam và Trung Quốc sau đó đã ban hành những tuyên bố chính thức sáp nhập quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ có chủ quyền của mình, tương ứng vào các năm 1956 và 1958 ( 8).

Trong khi đó, Trung Quốc và Nam Việt Nam chiếm đóng hai nửa của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1955, một công ty do nhà nước quản lý của Trung Quốc đã bắt đầu khai thác phân chim trên đảo Phú lâm để xử dụng làm phân bón phục vụ trên đất liền. Năm sau, người Pháp chuyển giao đảo Hoàng Sa cho Việt Nam Cọng Hòa. Vào đầu năm 1959, lực lượng hải quân của Sài Gòn bằng vũ lực, đã đuổi ngư dân Trung Quốc ra khỏi đảo Quang Hòa, do đó tạo cho Nam Việt Nam quyền kiểm soát trên nhóm Lưỡi Liềm (Crescent). Suốt những năm 1960, một sự bế tắc khó chịu lan khắp khi hai bên xây dựng những cơ sở vật chất khiêm tốn và từng giai đoạn tuần tra các vùng biển chung quanh các đảo (9). Có khả năng là sự hiện diện đáng kể của hải quân Mỹ trong khu vực và sự ủng hộ Saigon của Washington đã ngăn cản Trung Quốc từ bỏ sự thèm muốn lấy lại quyền kiểm soát các đảo tranh chấp đang thuộc Nam Việt Nam. Trong những năm 1970, sự hứa hẹn về dầu ở ngoài khơi đã tăng cường các tranh chấp ở biển Đông. Vào giữa năm 1973, Sài Gòn cấp quyền thăm dò năng lượng cho các công ty phương Tây và tiến hành khảo sát địa chất vùng biển gần nhóm Lưỡi Liềm (Crescent). Năm đó, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một cách dứt khoát đối với các nguồn tài nguyên biển hiện có trong vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã bắt đầu khoan một giếng dầu trên Đảo Phú Lâm vào tháng 12 năm 1973 (10). Sự hội tụ của địa chính trị, kinh tế, và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngay lập tức lôi cuốn Trung Quốc và Nam Việt Nam đi vào một cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang.

KHÚC DẠO ĐẦU CHO TRẬN ĐÁNH.

Mùa hè năm 1973, một loạt các hành động khiêu khích và trả thù đặt hai bên ở trên một con đường va chạm. Vào tháng Tám, Nam Việt Nam chiếm giữ sáu hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, và một tháng sau đó ban hành một tuyên bố chính thức mở rộng phạm vi hành chính của Sài Gòn trên hơn mười hòn đảo ở đó. Vào tháng Mười, hai tàu đánh cá của Trung Quốc, mang số hiệu 402 và 407, xuất hiện gần nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) và bắt đầu hoạt động ở đó.

Các thuyền viên cắm cờ Trung Quốc trên các đảo mà ở đó Nam Việt Nam đã thành lập kiểm soát trên danh nghĩa. Họ cũng đặt một đội ngũ hậu cần trên đảo Quang Hòa (Duncan), tái lập một sự hiện diện ở đó, nơi mà Nam Việt Nam đã đuổi họ hơn một thập kỷ trước (11.) Tháng mười một, các tàu chiến của Nam Việt Nam bắt đầu quấy rối các tàu đánh cá Trung Quốc, đâm tàu (?) và bắt giữ ngư dân. Theo tin đã đưa, một số người Trung Quốc bị bắt đã được mang vào Đà Nẵng, nơi họ buộc phải thú nhận tội ác (?) và thừa nhận chủ quyền của Sài Gòn trên các hòn đảo.

Ngày 10 Tháng 1 năm 1974, thuỷ thủ đoàn của hai tàu đánh cá Trung Quốc xây dựng một nhà máy chế biến hải sản trên đảo Hửu Nhật (Robert) (12). Ngày hôm sau, bộ ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (南沙) , và bãi cạn Macclesfield (中沙) . Bốn ngày sau, Hải quân VNCH cử tàu khu trục nhỏ HQ-16 đến nhóm Lưỡi Liềm (Crescent). Khi bắt gặp các thuyền đánh cá số hiệu 402 và 407 của Trung quốc gần đảo Hửu Nhật (Robert Island), HQ-16 ra lệnh cho hai tàu đó rời khỏi khu vực (13). Sau đó, tàu khu trục HQ-16 bắn cảnh cáo họ và nã pháo vào đảo Hửu Nhật, làm nổ tung cờ của Trung Quốc cắm ở đó. Ngày 17 tháng Giêng, khu trục hạm HQ-4 đến hiện trường để hỗ trợ HQ-16. Lính biệt kích trên tàu HQ-4 đổ bộ vào đảo Hửu Nhật và đảo Quang Ánh, nhổ bỏ cờ Trung Quốc trên đảo. Ngày hôm sau, HQ-4 và HQ-16 đâm tàu cá số 407, gây thiệt hại cho nó. Chiều tối hôm đó, tàu khu trục nhỏ HQ-5 và tàu quét mìn HQ-10 tham gia (14).

Sau khi nhận được báo cáo từ các tàu số 402 và 407 về các hoạt động của hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc bắt đầu xuất kích lực lượng của mình. Ngày 16 tháng Giêng, hạm đội Nam Hải ra lệnh cho hai tàu săn tàu ngầm lớp Kronstadt số 271 và 274, đến Đảo Phú lâm càng sớm càng tốt. Hai chiếc tàu này vội vã đến đích của chúng từ căn cứ hải quân Ngọc lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam. Sau khi đón nhận lực lượng dân quân hàng hải vũ trang, đạn dược, vật tư tại đảo Phú Lâm vào ngày hôm sau, hai tàu số 271 và 274 tiến hành đến nhóm Lưỡi Liềm. Cấp chỉ huy đã ban hành cho thuộc cấp những chỉ thị nghiêm ngặt với ba việc không nên làm: (1) không khuấy rối; (2) không bắn những phát súng đầu tiên; và (3) không bị đánh bại (15). Máy bay chiến đấu J-6 (MiG-19, phiên bản Trung Quốc ) cung cấp yểm trợ trong suốt hành trình vận chuyển của đội tàu, nhưng phạm vi giới hạn của chúng chỉ cho phép bay lảng vảng năm phút trên quần đảo Hoàng Sa (16). Các tàu này phải tự lo liệu.

Hai tàu săn tàu ngầm đến được nhóm Lưỡi Liềm vào tối 17 tháng giêng và đổ bộ bốn tiểu đội dân quân vũ trang (mỗi tiểu đội mười thành viên) vào các đảo Quang Hòa, Duy Mộng , và Quang Hòa Tây vào lúc xế nửa đêm rạn ngày 18 tháng 1 (17). Đồng thời, hai tàu quét mìn xa bờ Loại 010 có căn cứ ở Quảng Châu, số hiệu 389 và 396, chạy đến quần đảo Hoàng Sa để tăng cường cho 2 chiếc 271 và 274 .

Trong một dấu hiệu tuyệt vọng của hải quân Trung quốc (PLAN), thuyền số 389 vừa mới trải qua sửa chữa ở nhà máy đóng tàu lớn và chưa được chứng nhận thực thi nhiệm vụ trên biển (?). Tệ hơn nữa, tàu khu trục nhỏ có khả năng nhất của Hạm đội Nam Hải, loại 065s, đã không dùng được do vấn đề về máy móc mà không được nói rỏ. Thay vào đó, PLAN đã phải cầu cứu đến hai tàu săn tàu ngầm lớp Hải Nam, số 281 và 282, thuộc sư đoàn đồn trú ven biển ở Sán Đầu (Shantou), cách gần chín trăm cây số tính từ Hải Nam. Chúng tăng tốc đến Đảo Phú Lâm, tiếp nhiên liệu trên dọc đường đi ở Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm (Yulin). Hải quân Trung Quốc rõ ràng đã nhặt nhạnh để tập hợp lực lượng của nó . Cách mạng Văn hóa chịu trách nhiệm to lớn trước tình trạng hư hỏng của các hạm đội . Tuy nhiên, các nòng pháo đã ở vào vị trí cho cuộc đụng độ. Đội tàu được tổ chức một cách vội vàng, bốn tàu trong vị trí tiền tiêu và hai tàu ở phía sau nhằm bảo vệ các thuyền đánh cá và tiếp tế cho lực lượng dân quân biển trên đảo.

CÁC TÀU THAM GIA TRẬN CHIẾN CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC.


Tàu số 271
và 274
Lớp : tàu săn tàu ngầm lớp Kronstadt .
Trọng lượng rẻ nước : 310 tấn .
Vũ khí: một khẩu súng 3.5 inch (88,9 mm)
Tàu số 389
và 396
Lớp : Loại tàu quét mìn 010 đại dương
Trọng lượng rẻ nước : 500 tấn
Vũ khí: hai súng 37 mm.
Tàu số 281
và 282
Lớp : tàu săn tàu ngầm lớp Hải Nam.
Trọng lượng rẻ nước : 500 tấn
Vũ khí: hai khẩu súng 3-inch (76,2 mm )


CÁC TÀU THAM GIA TRẬN CHIẾN CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM CỌNG HÒA.


Tàu HQ-5
và HQ-16
Lớp : tàu tiếp liệu lớp Barnegat
Trọng lượng rẻ nước: 1.766 tấn
Vũ khí: một khẩu súng 5-inch (127 mm)
Tàu HQ-4 Lớp: tàu hộ tống lớp Edsall
Trọng lượng rẻ nước : 1.590 tấn
Vũ khí: hai khẩu súng 3-inch (76,2 mm)
Tàu HQ-10 Lớp: tàu quét mìn lớp Admirable.
Trọng lượng rẻ nước : 650 tấn
Vũ khí: một khẩu súng 3-inch (76,2 mm)

Nguồn: Moore, Jane Tàu Fighting, 1975-1976.

CHIẾN TRẬN

Vào sáng ngày 19 tháng 1, tàu chiến Nam Việt Nam tiếp cận Hải đội Trung Quốc từ hai hướng. HQ-4 và HQ-5 chạy vòng đảo Quang Ánh và dảy đá ngầm Hải Sâm (Antelope Reef) từ phía nam hướng về đảo Quang Hòa Tây (Palm) và Quang Hòa (Duncan) , trong khi HQ-10 và HQ-16 cắt băng qua các đầm phá nằm giửa nhóm Lưỡi Liềm từ hướng tây bắc. Tàu Trung quốc số 271 và 274 đâm thẳng vào HQ-4 và HQ-5 trong khi tàu 396 và 389 dò theo HQ-10 và HQ-16. Trong một nỗ lực phá vỡ bế tắc, HQ-16 buộc phải linh động qua mặt hai tàu Trung Quốc và thả xuống hai xuồng cao su mang theo biệt kích, đổ bộ vào đảo Quang Hòa và Quang Hòa Tây. (18) Lực lượng tấn công Nam Việt Nam xông thẳng vào toán dân quân Trung Quốc, vốn đã ém quân vào ngày trước. Trên đảo Quang Hòa, dân quân đẩy lùi biệt kích ra khỏi bãi biển (c?) . Trên đảo Quang Hòa Tây, dân quân Trung quốc  bắn chết một người lính Nam Việt Nam và làm bị thương ba người khác, buộc toán đổ bộ phải rút lui về tàu mẹ. Trong khi điều động lính biệt kích đổ bộ, HQ-16 đâm và làm hư hỏng tàu 389 của Trung quốc (19).

Tính đến thời điểm này, cuộc đối đầu trên biển chỉ gồm sự điều động, không có một viên đạn nào được bắn ra trong sự tức giận. Hơn nữa, chỉ huy hải quân Trung Quốc, theo lệnh không mở màn cuộc chiến. Không thể đánh bật kẻ thù của họ trên biển và trên bờ, tàu chiến VNCH tái định vị vào đội hình chiến đấu và tấn công các đơn vị hải quân Trung quốc. Hùng hổ lao tới tàu Trung Quốc, họ tung ra loạt đạn đầu. Hải quân Việt Nam Cọng Hòa bắn trực chỉ vào đài chỉ huy, giết chết tại chổ chính trị viên của tàu 274, Phong Songbai ( 20 ). Sau những đòn bị bắn trúng trực diện, tàu quét mìn 389 bốc cháy và bắt đầu bị nước tràn vào.

Các đơn vị hải quân PLA ngay lập tức bắn trả và lao về phía tàu đối thủ . Chỉ huy phát lệnh "tăng tốc về phía trước, đánh tiếp cận, và đánh mạnh vào " (21) Tàu của Trung Quốc nhỏ hơn, nhanh hơn và linh hoạt hơn, khá quan trọng trong mưu toan cận chiến chống lại các tàu lớn hơn, ì ạch hơn, và hỏa lực chậm hơn của hải quân VNCH (22). Chiến thuật là xáp gần đến nổi mà súng trên boong chính của kẻ thù có tầm bắn cao hơn mục tiêu của họ (?). Bởi đánh nhau trong khi ẩn nấp ở trong những điểm mà tàu VNCH không nhìn thấy được, Trung Quốc đã vô hiệu hóa có hiệu quả tầm đạn và khả năng sát thương mạnh hơn của hỏa lực đối phương (?). Chỉ huy hải quân PLA đã chọn một lối đánh bằng dao chống lại một kẻ thù tự tin chiến thắng bằng một cuộc đấu súng.

Tàu của VNCH đã tìm cách giữ khoảng cách, nhưng tàu Trung Quốc nhanh chóng tiến đến từ vài ngàn mét (d?), đến hàng trăm mét (23). Các tàu săn tàu ngầm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào HQ-4, trong khi hai chiếc 396 và 389 tấn công HQ-16. Các đơn vị hải quân PLA nhắm vào các thiết bị thông tin liên lạc, rađa và đài chỉ huy nhằm bịt mắt và phá hoại những liên lạc của đối phương. Trong hỏa lực dử dội bắn lẫn nhau, HQ-4 bắt đầu bốc khói (24). Về phía bắc, hai chiếc 396 và 389 bỏ chạy khỏi HQ-16, sau khi giao tranh ác liệt với nó và sau đó quay vào HQ-10 (25). Trong cuộc hổn chiến, kho chứa đạn của HQ-10 phát nổ do bị trúng đạn. Vào lúc này, các chiến binh trở nên bối rối khi chỉ cách đối phương hàng chục mét. Ở khoảng cách gần như vậy, thuỷ thủ đoàn tàu 389 lia đạn vào boong tàu HQ-10 bằng tiểu liên cầm tay (e?), giết chết thuyền trưởng của con tàu (26).

HQ-16 rút xa ra khơi sau khi chiếc 396 quay trở lại nỗ lực để tóm HQ-10. Sau một hồi bắn nhau với tàu Trung quốc, HQ-4 và HQ-5 cũng từ giả hiện trường, để lại đằng sau HQ-10 bị tê liệt. Trong khi đó, chiếc 389 của Trung quốc gặp rắc rối. Con tàu bị đánh cho tơi tả, lật nghiêng một cách nặng nề và thuỷ thủ đoàn của nó không thể dập tắt lửa. Bất chấp nguy cơ của một vụ nổ, hai tàu đánh cá số hiệu 402 và 407 giúp tàu quét thủy lôi 389 bị hư hại nặng ủi vào bãi biển đảo Quang Hòa. Hai chiếc 281 và 282 muộn màng đến từ Đảo Phú lâm , vào khoảng giữa trưa, và tấn công HQ-10 ba lần, đánh chìm tàu ở phía nam rạn đá ngầm Hải Sâm (27). HQ-16, HQ-4, và HQ-5 lững thững đi về phía tây của nhóm Lưỡi Liềm nhưng không cố giao tranh với hải quân Trung quốc.(28)

Trung Quốc nhanh chóng chiếm lại các đảo mà Nam Việt Nam chiếm đóng. Họ muốn củng cố chiến thắng của họ trên biển; bộ tư lệnh hải quân cũng sợ rằng đối thủ có thể phản công với quân tiếp viện. Hạm đội Nam Hải đã huy động một tàu khu trục loại nhỏ, năm tàu phóng ngư lôi, và tám tàu tuần tra cho các hoạt động tiếp theo. Các tàu tấn công đổ bộ, được tổ chức thành ba đội tàu vận tải, được lệnh để gửi lên bờ ba đại đội bộ binh (mỗi đại đội khoảng một trăm), một đội trinh sát thuỷ bộ, và các lực lượng dân quân vũ trang, tổng cộng năm trăm quân . Đội tàu đầu tiên gồm bốn tàu tuần tra kèm theo hai thuyền đánh cá số hiệu 402 và 407, kéo theo một đại đội bộ binh. Bốn tàu tuần tra và tàu quét mìn số 396 hình thành đội tàu thứ hai, với một đại đội bộ binh và một đội trinh sát trên tàu. Một tàu khu trục đơn lẻ tạm thời dùng như là đội tàu thứ ba và là tàu chỉ huy, mang theo một đại đội bộ binh (29).

Đội tàu đầu tiên được tập hợp lại trước đảo Hửu Nhật vào sáng 20 tháng Giêng. Các tàu tuần tra nã pháo vào hòn đảo để ngăn chặn những người còn bảo vệ ở đó. Ba trung đội được cho lên bè cao su và thuyền ba lá tiến hành tấn công đổ bộ, thu giữ đảo trong khoảng mười phút. Ngay sau đó, các tàu tuần tra và tàu quét mìn của đội tàu thứ hai đã nổ súng trên đảo Hoàng Sa. Khi quân PLA đổ bộ, chừng ba mươi chiến sỉ Nam Việt Nam rút lui đến giữa đảo, nơi cuối cùng họ đã đầu hàng.

Trong số những người bị bắt có một thiếu tá Quân đội Nam Việt Nam và một sĩ quan liên lạc Mỹ từ Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Vào lúc hải quân PLA quay lại đảo Quang Ánh, người Trung Quốc thấy rằng các lính biệt kích VNCH đã bỏ vị trí của họ (30). Khi trận đánh đã qua, thật rõ ràng để thấy ai đã thắng. Hải quân Trung quốc bị chìm một tàu quét mìn, hư hỏng ba tàu chiến, bị giết hoặc bị thương hơn một trăm người. Sĩ quan và thủy thủ Việt Nam, bị bắt giữ bốn mươi tám binh sĩ, và bị chiếm ba đảo, đưa toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Hải quân VNCH bắn chìm một tàu quét mìn Trung Quốc, gây thiệt hại ba tàu chiến khác, giết mười tám lính Trung quốc, và làm bị thương sáu mươi bảy người khác (31) .

HẬU QUẢ CỦA TRẬN CHIẾN.

Day dứt bởi sự thất bại, Sài Gòn đe dọa leo thang. Như tin đã đưa, hải quân Nam Việt Nam đã gửi hai tàu khu trục để cũng cố Đà Nẵng và chỉ đạo sáu tàu chiến hướng về quần đảo Hoàng Sa (32). Chỉ huy cao cấp VNCH cũng cảnh báo cho tất cả bộ binh, hải quân, và không quân tăng cường sẵn sàng cho chiến tranh. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến Đà Nẵng đích thân giám sát lực lượng, được cho là đã ra lệnh cho Lực lượng không quân Nam Việt Nam đánh bom các vị trí của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa - trước khi huỷ bỏ quyết định. Đồng thời, Sài Gòn yêu cầu hỗ trợ từ đệ thất hạm đội của Mỹ, nhưng không có kết quả.

Trung Quốc chuẩn bị cho một pha phản công của Nam Việt Nam. Ủy ban Quân Vụ (MAC) chỉ thị cho Quân khu Quảng Châu cung cấp các lính hậu vệ giữ Hoàng Sa. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm sớm trở thành một trung tâm hậu cần, được tổ chức với số lượng lớn đạn dược, vũ khí, nhiên liệu, thuốc men, thực phẩm, nước uống, và các vật tư khác cho việc giải thoát cứu nguy. MAC đặt tất cả các lực lượng trên mức báo động cao và biệt phái ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường Loại 01 lớp Chengdu từ Hạm đội phương Đông tăng cường cho đồng chí của họ. Được trang bị với tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cao SY-1, các tàu khu trục mang loại vũ khí "cú đấm" mà Hạm đội Nam Hải không có. Mao Trạch Đông đích thân ra lệnh cho ba tàu quá cảnh eo biển Đài Loan - con đường ngắn nhất đến quần đảo Hoàng Sa - bất chấp lo ngại rằng lực lượng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và các đảo ngoài khơi có thể phục kích đội tàu trên đường xuôi nam (33). Canh bạc của Mao đã được đền đáp khi ba tàu khu trục đến nơi an toàn sau một chuyến đi yên ổn, đầy căng thẳng (34).

Hạm đội Nam Hải cũng đưa vào hoạt động dịch vụ tàu ngầm lớp Romeo loại 033, bao gồm 157, 158, và 159, có trụ sở tại Ngọc Lâm (35). Ngày 20 tháng Giêng, tàu ngầm 157 đã thực hiện một sứ mệnh tiếp nhiên liệu bất thường sau khi một tàu chở dầu bị mắc cạn ở rạn đá ngầm Đá Bắc. Sau khi chiếc tàu ngầm hoàn thành công tác tuần tra gần đảo Phú Lâm, nó quay trở lại cảng (36). Tiềm thuỷ đỉnh 158 rời Ngọc Lâm vào ngày 22 tháng 1 để tuần tra vùng biển giữa Đà Nẵng và đảo Hoàng Sa. Xác nhận sự lo lắng của Trung Quốc về một đòn đánh trả của Việt Nam Cọng Hòa, nhiệm vụ của nó là theo dõi những chuyển động của hạm đội đối phương và phá hoại - mà không cần sự phê chuẩn từ chỉ huy cao cấp - bất cứ tàu chiến nào của Việt Nam Cộng Hòa hướng về quần đảo Hoàng Sa (37). Thú vị, một nhân viên điều hành thiết bị phát hiện tàu ngầm của hải quân Trung quốc sau đó tuyên bố rằng ông đã phát hiện một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ "theo dõi chúng tôi trong một thời gian dài" (38). Tàu ngầm 159 sau đó được thay chổ bởi tàu ngầm 158 - theo những quy định giao chiến chặt chẽ, khi những lo ngại về một sự phản công của VNCH mờ dần.

Điều này cho thấy các lực lượng, đặc biệt là sự xuất hiện của các tàu khu trục vũ trang tên lửa, làm nghiêng cán cân sức mạnh hải quân địa phương chung quanh quần đảo Hoàng Sa, có lợi cho Trung Quốc. Sài Gòn sớm nhận ra rằng nó không thể nào đảo ngược với thực tế mới, nhạy cảm và cuối cùng phải chùn bước.

Sau khi tình hình lắng dịu, lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu xem xét các bước cho việc củng cố sự hiện diện của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Tháng 7 năm 1974, Hội đồng Nhà nước và Uỷ ban Quân vụ (MAC) phối hợp ban hành một kế hoạch xây dựng công sự chính thức. Bắc Kinh đưa Liu Huaqing, sau đó là phó tham mưu trưởng hải quân Trung quốc, phụ trách bảo vệ Hoàng Sa. Liu lãnh đạo một đội mười thành viên đến đảo Phú lâm nhằm xem xét tại chổ trong tháng mười 1974. Tháng sau, Liu lập hồ sơ thông báo cho lãnh đạo PLAN. Phát hiện của Liu sau này trở thành cơ sở cho việc xây dựng những tiện nghi trên bờ, bao gồm cả một sân bay và một cảng biển, và các cơ sở quản lý các đơn vị đồn trú trên đảo trong những năm tiếp theo (39).

ĐÁNH GIÁ TRẬN ĐÁNH.

Những ấn phẩm gần đây của Trung Quốc đã tiết lộ, với chi tiết sống động, một chiến dịch phức tạp bao gồm những phương tiện sức mạnh hàng hải khác nhau, từ tàu đánh cá đến lực lượng dân quân cho đến tàu ngầm. Những báo cáo trực tiếp trong trận đánh cho thấy rõ ràng rằng nó không phải là một chiến thắng dễ dàng. Lãnh đạo đã phải tháo vát, ứng tác các giải pháp theo thực tế, nhằm vực lại tình trạng chất lượng đổ nát của PLAN. Chỉ huy Trung Quốc đã sửa chửa kịp thời những sai lầm ngớ ngẩn ngay cả khi họ gặp một số lỗi lầm lớn - Sự bất đồng gây rắc rối cho hải quân Trung Quốc. Bức tranh rắc rối đầy đủ hơn này cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc đánh giá chiến dịch và đánh giá các bài học mà Trung Quốc có thể đã học được từ cuộc chiến.

 Chính trị là trên hết . Lãnh đạo chính trị Trung Quốc nắm giử một sự kiểm soát vững chắc trên tất cả các khía cạnh của chiến dịch (40). Những mệnh lệnh hành động lặp đi lặp lại nhường chỗ cho những cân nhắc chiến lược lớn hơn. Vào ngày lính Việt Nam Cọng Hòa đổ bộ lên đảo Hửu Nhật và Quang Ánh, Mao Trạch Đông đích thân phê chuẩn quyết định ban đầu để đáp trả một cách mạnh mẽ.(41) Ông luôn theo dõi cuộc xung đột với một sự thận trọng. Khi PLAN tập hợp lực lượng, Uỷ ban Quân vụ đứng đầu với nhóm nhỏ 6 thành viên, dẫn đầu bởi Marshal Ye Jianying và Đặng Tiểu Bình giám sát toàn bộ hoạt động (42). Thực hiện từ Trung tâm chỉ huy Tây Sơn thuộc Bộ Tổng tham mưu, nhóm nắm quyền kiểm soát hoạt động trực tiếp và báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch Mao và Bộ Chính trị. Ye và Đặng thiết lập các thông số của Chiến dịch và khẳng định ý muốn của họ ở thời điểm quan trọng trong trận chiến và hậu quả của nó.

Chắc chắn chung quanh những phản ứng có thể có của Mỹ nhằm leo thang ở Hoàng Sa, có thể một phần giải thích sự giám sát các hoạt động một cách chặt chẻ bằng chính trị. Mặt khác, Hiệp định Hòa bình Paris 1973 và tiếp theo là việc triệt thoái của tất cả các lực lượng chiến đấu Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã làm giảm đáng kể nguyên tắc ũng hộ của Mỹ đối với đồng minh của mình. Gánh nặng đã chuyển cho Sài Gòn để trông nom an ninh của riêng nó. Chiến tranh cũng đã gây ảnh hưởng mệt mỏi đến những người quyết định ở Washington. Đồng thời, quan hệ Trung-Mỹ vẫn còn chìm đắm trong hào quang của sự xích lại gần nhau hồi 1972. Cả hai bên đều mong muốn tranh thủ tình hửu nghị lẫn nhau để cân bằng mối đe dọa của Liên Xô. Phản ứng thờ ơ của Trung Quốc trước việc Mỹ thả thuỷ lôi ở Hải Phòng sau đợt tấn công Hà Nội trong mùa Phục Sinh đã báo hiệu rằng lợi ích của siêu cường đã làm lu mờ những cầu thủ khác (VNCH) trong khu vực. Cuộc khủng hoảng trên quần đảo Hoàng Sa do đó đại diện cho một cơ hội vàng để chiếm giử các đảo trong khi giá trị chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ vẫn còn rất cao.

Mặt khác, Sài Gòn vẫn còn là đồng minh của Washington. Điều này cũng gây lo ngại cho Trung Quốc, Hoa Kỳ dường như ngầm hỗ trợ vị thế của Sài Gòn trong suốt giai đoạn chiến tranh Việt Nam; máy bay do thám Mỹ đã bay trên quần đảo Hoàng Sa trong những năm 1960 thu hút rất nhiều sự phản đối từ Trung Quốc. Một cuộc đụng độ bạo lực bằng vũ khí nhất định thu hút sự chú ý không mong muốn của Washington. Hơn nữa, bất kỳ sự hỗ trợ ngoại giao hoặc quân sự nào của Mỹ dành cho VNCH, gần như chắc chắn sẽ thay đổi bối cảnh chiến lược và cân bằng quyền lực ở địa phương. Với việc bắt buộc Hoa Kỳ phải rút lui, thậm chí nếu Mỹ sẽ dính líu trực tiếp, được coi là không thể, có lẽ đã định hình cách chỉ đạo hoạt động.

Những báo cáo gần đây của Trung Quốc cho thấy rằng các nhà lập quyết định ở Bắc Kinh cân nhắc một cách cẩn thận những nguy cơ can thiệp của Mỹ trong cuộc khủng hoảng, khi họ dự tính mỗi động thái. Theo Đô đốc Kong Zhaonian, sau đó là Phó tư lệnh Hải quân Trung Quốc, nguyên tắc chiến thuật không bắn phát súng đầu tiên, một phần phản ảnh nổi lo ngại về sự can thiệp của bên thứ ba (43). Bằng việc thừa nhận giá trị nước cờ chiến thuật đầu tiên dành cho Hải quân VNCH - đến mức hợp lý -Trung Quốc có thể đã đánh gục Nam Việt Nam với tư cách một kẻ xâm lược, do đó làm phức tạp thêm quan điểm ngoại giao của Mỹ. Trung Quốc do đó đã bịa (và vẫn coi) trận đánh như là một "phản công tự vệ". Ngược lại, nếu bằng chứng cho thấy rằng Trung Quốc gây đổ máu trước tiên, nó sẽ tặng cho Washington một lý do rõ ràng hơn nhiều để hậu thuẩn Sài Gòn.

Thận trọng như vậy đã ảnh hưởng đến hậu quả trực tiếp của trận đánh. Phấn chấn bởi sự thành công của trận đánh, chỉ huy Hạm đội Nam Hải, Zhang Yuanpei, ra lệnh cho tàu mình đuổi theo và đánh chìm các tàu chạy trốn của kẻ thù; nhưng người chỉ huy của Quân khu Quảng Châu, Xu Shiyou, báo cho Ủy ban Quân Vụ, hủy bỏ chỉ thị của Zhang (44). Những lo sợ về sự leo thang mờ mờ đằng xa, một lần nữa bó tay hải quân Trung quốc.

Những lo ngại về một phản ứng thù địch của Mỹ cũng kích thích tranh luận về việc trục xuất lực lượng Việt Nam Cọng Hòa ra khỏi đảo Hửu Nhật, Hoàng Sa và Quang Ánh. Các báo cáo tình báo cho thấy, các tàu chiến Hải quân Mỹ đang hướng đến quần đảo Hoàng Sa từ Philippines, cảnh báo thêm nửa cho nhóm chỉ huy trận đánh (45). Trong khi hải quân Trung quốc có thể bị cám dỗ cưởi trên đà chiến thắng ở trên biển, một sự cướp đoạt các hòn đảo như vậy sẽ đại diện cho một sự leo thang nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ rằng Washington có thể giải thích một sự leo thang lộ liểu như vậy như là một mối đe dọa đối với một nguyên trạng hiện có. Đô đốc Kông kể lại rằng mặc dù kế hoạch và lực lượng được đặt ra để tiến hành đổ bộ đảo, các chỉ huy địa phương vẫn do dự cho đến khi các chỉ huy chính trị của họ ra lệnh thi hành. Các thành viên của nhóm chỉ đạo dường như vất vả về quyết định đưa quân lên bờ. Cuối cùng, Ye Jianying và Đặng Tiểu Bình phân xử sự tranh luận và ra lệnh cho Quân khu Quảng Châu tiến lên với cuộc tấn công đổ bộ (46).

Sự thiếu vắng can thiệp ở bên ngoài - do một phần không nhỏ để thắt chặt kiểm soát các hoạt động của quân đội bằng tương quan chính trị - rất quan trọng cho sự thành công ( hay thất bại, nd) mang tầm chiến lược của trận hải chiến Hoàng Sa.

( Bài viết còn nhiều phần dựa trên chiến thuật trận đánh cận chiến để bàn về những viễn cảnh sau này, với câu văn in đậm ở trên nhấn mạnh tầm chiến lược mang lại kết quả của trận đánh, thiết nghỉ, cũng đủ để kết thúc giới thiệu bài viết nằm bên dưới tựa đề "TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974". Người dịch ).

Giáo sư Toshi Yoshihara Yoshihara, khoa Chiến lược và Chính sách tại Naval War College,  và là thành viên của Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại trường Cao đẳng. Gần đây nhất, ông là đồng tác giả của "Ngôi sao đỏ trên Thái Bình Dương: Sự nổi lên của Trung Quốc và thách thức đối với Chiến lược Hàng hải Mỹ (2010), và là đồng biên tập viên "Chiến lược trong thời đại hạt nhân thứ hai: Quyền lực, Tham vọng và Vũ khí tối tân" (2012).

 Ghi chú :

_ (a?) : khoảng cách từ Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) thuộc Hoàng sa tới đảo Lý Sơn (15°22'B 109°07'Đ) của Việt Nam là 123 hải lý = 227 km. Theo Google Earth khoảng cách từ nhóm Lưỡi Liềm ( quần đảo Hoàng sa ) đến Cù lao ré ( VN ) là 284 km. 
_ (b?) : Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam” nhằm để cho Trung Cọng kiểm soát những đảo mà họ nêu ra trước quốc tế sau khi Nhật đầu hàng. Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô. Mặc dù không được khẳng định cụ thể trong hội nghị, tuy nhiên, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay trong hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia.
_ (c?) : Theo đoạn trên, dân quân Trung quốc đã có mặt tại các hòn đảo này vào xế nửa đêm rạn ngày 18 tháng 1. Tính đến thời điểm lính VNCH đổ bộ vào đây, sáng ngày 19/01, phía TQ có hơn 24 tiếng đồng hồ hiện diện nơi đây. Khoảng thời gian đủ để họ tạo nên những cạm bẩy, hầm chông. Người lính VNCH chỉ nhận lệnh đến đây để đuổi ngư dân không vũ trang. Do đó, sự kiện rút lui chỉ hợp lý với tình huống "biệt kích VNCH cần nhận lại lệnh hành quân trước một đối thủ có vũ trang với âm mưu quyết tiêu diệt người lính VNCH" khác hẳn một đối thủ được nhận định từ ban đầu. Hoặc lính VNCH bị bất ngờ vì sự đổ bộ bí mật của dân quân Trung quốc.
_ (d?) : đây là cự ly đủ để tàu Trung quốc nằm trong tầm tác xạ của tàu VNCH, điều này đã để lộ sự sai trái nói phét rằng tàu TQ cận chiến đến nổi nó nằm ngoài tầm tác xạ của tàu VNCH như  trình bày ở phần trước.
_ (e?) : theo người lính hải quân VNCH ghi laị, hạm trưởng Ngụy văn Thà tử thương sau khi đài chỉ huy HQ 10 bị trúng đạn trọng pháo.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.