Posts

Showing posts from June, 2012

Trục độc tài đang nổi lên ?

Image
Nó không phải là "trục ma quỷ". Tuy nhiên, một số các quốc gia độc tài đang thể hiện một xu hướng gây phiền hà, trông chừng lẫn nhau. [caption id="attachment_4060" align="alignleft" width="440"] Ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga.[/caption]William C. Martel. 29 tháng 6 năm 2012 Theo Diplomat BHM Lượcdịch. Cần có thời gian cho xã hội và các nhà hoạch định chính sách hiểu rằng một sự thay đổi lớn trong các vấn đề toàn cầu đang được tiến hành. Nhưng những gì chúng ta thấy rõ, trong những tháng gần đây, là sự xuất hiện của một chòm sao mới của những quyền lực. Một sự phối hợp của các quốc gia như vậy chỉ có thể đem thêm sự rối loạn vào hệ thống quốc tế. Đây là một hiện tượng tương đối mới mà nó đại diện cho một sự thay đổi căn bản trong chính trị quốc tế, có lẽ quan trọng như sự sụp đổ của Liên Xô cách đây hai thập kỷ. Bằng cách phối hợp các chính sách của họ, nhóm quyền lực này đang bắt đầu thay đổi hình dáng một cách sâu sắc vào các vấn đề toàn cầu, đ

Bắc Kinh lên gân trên chính sách đối ngoại.

Image
Thật vậy, phản ứng tức thì của Bắc Kinh đối với tuyên bố của Panetta là hầu như không thích hợp với câu thần chú của Đặng Tiểu Bình "giỏi che thực lực". [caption id="attachment_4052" align="alignleft" width="300"] Ảnh Internet.[/caption]Willy Lam. 28, tháng Sáu, 2012. Theo Asia Times BHM Lược dịch. Những thách thức gây thối chí kêu gọi các phản ứng bất thường. Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự nhận thấy mình rơi vào thế thủ, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những vụ cãi vặt về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với một số nước Đông Nam Á đã lên đến đỉnh điểm trong một bế tắc hải quân kéo dài với Philippines trên bãi cạn Scarborough (còn được gọi là cù lao Hoàng Nham). Căng thẳng với Việt Nam -- một tranh chấp khác bởi tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông cũng ở trên những hòn đảo, vẫn còn cao. Nhật Bản và Ấn Độ, cả hai cũng có những tranh cãi lãnh thổ ầm ỉ với Trung Quốc, đã thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ quâ

Thế giới của Chuột.

Image
Những ngôi nhà dưới lòng đất của Bắc Kinh. SIM CHI YIN | Tháng bảy / tháng tám năm 2012 Theo Foreign Policy BHM Lược dịch. Hình ảnh của Bắc Kinh, kiểu kiến ​​trúc ưa chuộng bằng thép in bóng lên nền trời cùng những đám mây của sương lẫn khói bụi có thể khó quên. Tuy nhiên, phép ẩn dụ phù hợp nhất cho nổi đau ngày càng tăng của thành phố có thể nằm bên dưới những con đường của nó: Trong hai thập kỷ qua, những tầng hầm dùng làm kho ở dưới lòng đất, các bãi đỗ xe và các hầm trú ẩn, đã xây dựng nên các cuộc sống mới như là những căn hộ, được phân chia thành hàng ngàn căn phòng chật chội, không có cửa sổ . Ở đây có vô vàn lao động nhập cư, ước tính khoảng 7 triệu người tại Bắc Kinh , dùng làm ngôi nhà cho họ, sống chui dưới đất được thu hút do giá thuê thấp ( 100 $ hoặc ít hơn / một tháng) và một điều tốt hơn là -- không theo quy định -- cuộc sống ở thủ đô. Trong hai năm qua, phóng viên ảnh Sim Chi Yin đã chứng minh bằng tài liệu thế giới dưới lòng đất này, được biết đến trong các phương

Gặp gở Aquino, Obama và quan điểm Trung Quốc.

Image
Hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Aquino và Tổng thống Obama, đòi hỏi cần phải có bởi tư thế quyết đoán của Trung Quốc trong biển Đông, là một thành tựu địa chính trị khác nửa đối với Mỹ, và ngược lại, là một mất mát địa chính trị khác nửa đối với Trung Quốc trước đặc tính "tổng bằng không" trong quan hệ Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Anil Kumar.ngày 26 tháng 6 năm 2012. Theo IPCS BHM Lược dịch. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã gặp Tổng thống Barack Obama (6-9 tháng sáu năm 2012) tại Phòng Bầu dục trong lần đầu tiên. Chuyến thăm của ông được xem như là một bước quan trọng hướng tới sự hồi sinh của hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Mỹ và thuộc địa cũ của nó. Chuyến thăm đã đưa ra một số câu hỏi. Tổng thống Aquino muốn hợp tác quân sự theo kiểu gì ? Hoa Kỳ sẵn sàng mở rộng hợp tác đó trên những lãnh vực gì ? Cuối cùng, nó ảnh hưởng đến an ninh khu vực như thế nào ?

Trung Quốc: Đào bới quá sâu.

Image
Bội chi và dự án chậm trễ cho thấy nhiều nhóm khai thác mỏ thiếu sự chuẩn bị trong việc mở rộng toàn cầu. Henny. 24 Tháng 6, 2012 21:15 Theo Financial Times BHM Lược dịch. Chang Zhenming, Chủ tịch của Citic Pacific, quá rỏ về tầm quan trọng của công ty Sino Iron của ông khai thác trong sự ruồng bỏ, khu vực Pilbara dơ bẩn đỏ quạch ở Tây Úc. "Toàn bộ Trung Quốc đang theo dõi dự án này," ông nói. Thêm vào điểm, Trung Quốc đang theo dõi với một số lo lắng là công ty của ông ta đã tham gia thị trường chứng khoán Hồng Kông đang phải đối mặt với việc gia tăng chi phí quá mức và sự chậm trễ. Nguy cơ rất cao. Ông Chang cho biết Sino Iron lớn hơn gấp bốn lần so với bất kỳ dự án quặng sắt nào ở ngay tại Trung quốc. Trong khi các nhà quan sát bên ngoài thường lo ngại rằng các công ty Trung Quốc không thể ngăn cản được sức mạnh tàn phá trong việc theo đuổi tâm trạng đói rã ruột các khoáng sản của thế giới, nhận thức này là không chính xác. Mở rộng nguồn tài nguyên quốc tế của Trung Quốc

Công ty Trung Quốc gài bẫy trong vụ bê bối "tiền lại quả" ở Philippines.

Image
Phát biểu với các biên tập viên và phóng viên tờ Washington Post mới đây tại Washington, Aquino từ chối mong muốn mối quan hệ trơ tráo với Trung Quốc và chấm dứt sự nhiệt tình của những năm Arroyo. [caption id="attachment_4013" align="alignleft" width="300"] Thiết bị viễn thông Zhongxing , ZTE, là tâm điểm của một vụ thưa kiện trước tòa án chống tham nhũng ở Philippines. Một người đàn ông sử dụng một iPazzPort ZTE như là một điều khiển trò chơi điện tử từ xa tại Mobile World Congress vào ngày 28 tháng 2 năm 2012 tại Barcelona. Texas Lluis GENE / AFP / Getty Images[/caption]Andrew Higgins , 24 tháng Sáu, 2012. Theo Washington Post BHM Lượcdịch. MANILA - Sau vụ đối đầu căng thẳng tại một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông giửa đồng minh gần gủi nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và một Trung Quốc đang trổi dậy, bây giờ họ phải đối mặt với một nguồn va chạm tiềm năng mới qua các cáo buộc những hành vi tham nhũng của một công ty Trung Quốc có quan hệ với những người c

30% cơ hội xảy ra chiến tranh với Iran trước tháng Giêng .

Image
Và máu càng đổ bạn càng có nhiều khả năng có rất nhiều người ngã theo chủ nghĩa cực đoan và vấn đề trở nên giải quyết khó khăn hơn , không dễ dàng hơn. [caption id="attachment_4007" align="alignleft" width="300"] Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad (đi đầu) thăm nhà máy làm giàu uranium..Ảnh Internet[/caption]Robert Hendin .20 Tháng 6 2012 14:22 Theo Face the Nation BHM Lược dịch. CBS News - "Tôi nghĩ rằng khả năng chiến tranh đôi khi trước khi 01 tháng 1 có lẽ là khoảng 30%", chuyên gia về chính sách hàng đầu nước ngoài về tình hình Iran, Jon Alterman cho biết. "Có những người nói rằng, chỉ có 30%, người khác nói, Ồ , 30 phần trăm, đó là thực sự. Cảm giác với tôi là có một vài điều có thể xảy ra ... Tôi cảm nhận được từ cả hai phía Israel và Mỹ rằng, bạn không thể nói về điều này mãi mãi. Nó làm cho bạn mất đi sự tin cậy của bạn. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể ở trong phạm vi 20 đến 30%", ông Alterman của Trung tâm Nghiên cứu Chiến

Mỹ chiếu cố trở lại một số căn cứ quân sự ở khu vực Đông Nam Á.

Image
Trích dẫn "tiềm năng to lớn ở đây", Panetta đã tán dương về viễn cảnh các tàu Mỹ một lần nữa trở thành một cảnh tượng phổ biến ở cảng nước sâu này. [caption id="attachment_4000" align="alignleft" width="300"] Jim Watson / AP - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, trái, nhận album ảnh chuyến thăm Việt Nam của ông từ tướng Vũ Chiến Thắng khi ông chuẩn bị rời Việt Nam tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam vào thứ ba 5 , Tháng Sáu, 2012.[/caption]Craig Whitlock , Thứ Bảy, 23, tháng Sáu, 2012, 8:26 AM Theo Washington Post BHM Lược dịch. Khi chính quyền Obama sửa sang lại chiến lược châu Á của mình để đáp ứng với một Trung Quốc đang trỗi dậy, quân đội Mỹ đang chú ý trở lại một số cơ sở quen thuộc từ cuộc xung đột cuối cùng của nó trong khu vực -- chiến tranh Việt Nam. Trong những tuần gần đây, Lầu Năm Góc đã tăng cường các cuộc thảo luận với Thái Lan về việc tạo ra một trung tâm cứu trợ thiên tai ở khu vực tại sân bay do Mỹ xây dựng mà đã

Tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma đầy hy vọng.

Image
"Đảng Cộng sản hình thành được bao nhiêu năm ? Ít hơn 200 năm [được thành lập vào năm 1921]. Sự ngưỡng mộ đối với người Tây Tạng trên khắp thế giới luôn luôn tăng lên. Thái độ đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, ở bên trong và bên ngoài Trung Quốc, không thể có chổ nào tồi tệ hơn". [caption id="attachment_3994" align="alignleft" width="470"] Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Royal Albert Hall, London, 19, tháng Sáu, năm 2012. Rosie Hallam / Getty Images[/caption]Jonathan Mirsky .Ngày 21 tháng 6 năm 2012, 13:30 Theo New York Review of Books BHM Lược dịch. "Tôi đã nói với Tổng thống Obama rằng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thiếu mất một phần trí tuệ, phần chứa ý thức thông thường", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi trong suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi ở London vào ngày thứ Tư. "Nhưng nó có thể được đưa trở lại. Tôi hy vọng về sự lãnh đạo mới ở Trung Quốc sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Các nhà lãnh đạo cộng sản bây giờ th

Luật Biển Việt Nam và một số thông tin trên báo chí.

Image
Luật Biển đã được Quốc Hội VN thông qua trong phiên bế mạc kỳ họp QH lần 3, khoá 13, ngày 21/6/2012. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xóa bỏ các vướng mắc có thể được tận dụng như một cơ sở pháp lý từ phía Trung quốc trong việc tranh đấu chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới đây là điểm qua vấn đề Luật Biển VN trên một số báo chí trong nước và nước ngoài.... BHM [caption id="attachment_3980" align="alignleft" width="203"] Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị đánh chìm ở Hoàng Sa.[/caption] Báo chí trong nước . VnEconomy : Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển.Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua. Thanh niên :Với sự tán thành của 495/496 đại biểu (ĐB) có mặt (1 ĐB không biểu quyết), sáng qua 21.6, QH đã thông qua luật Biển Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1 năm tới). Gồm có 7 chương, 55 điều, luật Biển

Câu chuyện kết thúc của Đảng ở Trung Quốc.

Image
Trên một loạt các vấn đề trong và ngoài nước, Bắc Kinh có thể ghi bàn mà cũng có thể không còn làm gì được nửa. [caption id="attachment_3975" align="alignleft" width="262"] Phó Chủ Tịch Xi Jinping. Associated Press[/caption]MICHAEL AUSLIN. 18 tháng Sáu, năm 2012, 12:07 ET. Theo Wall Street Journal BHM Lược dịch. Bắc Kinh. Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện "tour du lịch phía Nam" nổi tiếng của ông. Cuộc hành trình đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn còn bị quốc tế cô lập và trong thời gian khi mà chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình bị nghi ngờ ngày càng tăng. Cám ơn tour du lịch của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đẩy trở lại vào chương trình nghị sự -- và đó là khi mà nền kinh tế cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng trung bình 10,4%. Đã một thời có vẻ như Trung Quốc sẽ không bao giờ suy ngẫm lại. Nhưng rõ ràng, bây giờ phần dễ dàng đang qua đi và trong 20 năm tới sẽ

Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam.

Image
Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010. [caption id="attachment_3950" align="alignleft" width="300"] Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)[/caption]Thanh Phương. Thứ hai 18 Tháng Sáu 2012 Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực. Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành độn

Ấn Độ chuyển từ chú ý sang hành động ?

Image
Ấn Độ chuyển từ Hướng Đông sang Hành động cùng phía Đông với sự Trợ giúp của ASEAN ? Kỷ niệm hai thập kỷ quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Ernest Z. Bower , Prashanth Parameswaran. 13, tháng Sáu, 2012. Theo CSIS BHM Lược dịch. Tuần này, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tổ chức nhiều vòng đàm phán về các chủ đề khác nhau, đỉnh điểm là vòng thứ ba của Đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn Độ hàng năm vào ngày 13 tháng 6. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trên bàn là liệu có hay không và khi nào Ấn Độ sẽ chuyển từ tham gia căn bản chỉ qua hình thức trong việc phát triển nhanh các vấn đề an ninh và kiến ​trúc thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đến tham gia thực sự và nhất quán. Hoa Kỳ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và các cường quốc khác trong khu vực có lợi ích trực tiếp trong việc Ấn Độ gia tăng nhập cuộc. Hoạt động ngoại giao nhộn nhịp chung quanh Ấn Độ cung cấp một cơ hội tốt để đánh giá mối quan hệ ASEAN-Ấn Độ thường bị bỏ qua , ở đó có lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ-ASEAN đang được t

Có thu được tiền từ mặt trăng ?

Image
Có thể vào một ngày nào đó. [caption id="attachment_3918" align="alignleft" width="300"] PATRICK HERTZOG/AFP/GettyImages[/caption]Joshua E. Keating | ngày 18 tháng 6 năm 2012 Theo Foreign Policy BHM Lược dịch. Trong một bài báo mới cho Foreign Policy, John Hickman cân nhắc những gì mà các "râu ria" chính trị có thể có nếu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở một vùng lãnh thổ trên mặt trăng, khởi sự một quá trình giành chiếm đất mặt trăng. Nhưng những yếu tố kinh tế của "Trò chơi lớn" ngoài trái đất này nó ra làm sao ? Duy trì sự hiện diện thường trực của một phi hành đoàn trên mặt trăng là một công việc kinh doanh hết sức đắt tiền mà chỉ để thực hiện cho một tuyên bố chính trị ! Có cách nào đó để làm ra tiền từ việc khai thác sự giàu có của mặt trăng ? Có thể, nhưng đó là một sự đầu tư dài hạn. Thành phần quan trọng nhất trên mặt trăng là heli-3, một chất heli đồng vị hết sức phong phú ở lớp đá bị phong hóa trên mặt trăng, nhưng nó hi

Những cựu thù lại ở trong xung đột - và Syria là chiến trường.

Image
Bây giờ rõ ràng rằng thời đại Gorbachev, Yeltsin là một sai lầm trong lịch sử Nga. Rupert Cornwell . Thứ Sáu 15 Tháng Sáu 2012. Theo Independent BHM Lược dịch. Nhìn lại trước đây, ý tưởng có thể bị kết án từ đầu, từ thời điểm tháng 3 năm 2009 khi bà Hillary Clinton, là Bộ trưởng Ngoại giao mới mẻ của Hoa Kỳ, bắt tay người tương nhiệm Nga, Sergei Lavrov, một dấu ấn đã khắc sâu với từ "peregruzka" (quá tải). Nó được cho rằng tiếng Nga là "điều chỉnh", khẩu hiệu mà chính quyền Obama đưa ra để biểu thị nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow. Ôi ! những người thông minh tại Bộ Ngoại giao đã sai lầm. Peregruzka, như Lavrov tinh nghịch chỉ ra trong cuộc họp báo sau đó, chử đó không có nghĩa "điều chỉnh", mà là "quá tải". Và ngay bây giờ những mối quan hệ đó thực sự đã quá tải, và chỉ với chuyện vặt vãnh, nhưng rắc rối.

"Ở trong hệ thống hiện tại, tôi cũng tham nhũng".

Image
Ở Mỹ, nếu bạn tham nhũng, bạn phải từ chức. Nhìn Nixon xem. Ông ta đã có vụ Watergate và phải từ chức. Điều đó có xảy ra ở Trung Quốc không ? Không. Tại sao? Bởi vì tất cả mọi người cùng ở trên một con thuyền. Nếu thuyền đó lật, tất cả mọi người chìm trong nước. [caption id="attachment_3892" align="alignleft" width="230"] Bao Tong. Bắc Kinh, tháng sáu năm 2012./ Sim Chi Yin[/caption] Phỏng vấn Bao Tong. Ian Johnson. Ngày 14 tháng sáu 2012, 12:40 Theo NYR blogs BHM Lược dịch. Bao Tong là một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc Từ đầu cho đến giữa những năm 1980, ông là giám đốc Cơ quan Cải cách Chính trị của Đảng Cộng sản và tham mưu chính sách cho Triệu Tử Dương, cựu tổng bí thư đảng. Ngay trước khi cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 bị đàn áp dữ dội, Bao đã bị bắt giữ và bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước và tuyên truyền phản cách mạng. Ông đã bị kết án trong một phiên tòa năm 1992 và thụ án bảy năm, tất cả đều l

ASEAN là một ngôi nhà bị chia rẽ.

Image
Lợi ích của các quốc gia thành viên rất đa dạng mà một phản ứng thống nhất đối với tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông đang được chứng minh là điều không thể. [caption id="attachment_3884" align="alignleft" width="300"] T T Benigno Aquino của Philippines.[/caption] Ian Storey. 14, tháng Sáu, 2012, 12:17 p.m. ET. Theo Wall Street Journal BHM Lược dịch. Kể từ vụ căng thẳng bế tắc hải quân giữa Philippines và Trung Quốc về quyền sở hữu bãi cạn Scarborough nổ ra vào ngày 10 tháng Tư, việc thiếu hỗ trợ cho Manila từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thu hút sự chú ý. Không chỉ có các nước ASEAN không sát cánh đứng sau một trong những thành viên của mình, mà còn chẵng có một tiếng nói nào được thoát ra từ tổ chức này đối với vụ tranh chấp -- nghiêm trọng nhất ở biển Đông kể từ giữa những năm 1990. Sự im lặng điếc đặc của ASEAN là đáng thất vọng, nhưng không đáng ngạc nhiên. Các quốc gia thành viên bị chia rẻ trên việc làm thế nào để đối phó tốt nhất với

Tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ Teletubbies.

Image
Tại sao chính quyền Trung Quốc lo sợ sự thật, lòng nhân từ, và sự kiên nhẫn ? CHINA PHOTOS/GETTY IMAGES Ian Bremmer phát hành. Thứ 4 13 Tháng 6, 2012 - 13:22. Theo Foreign Policy Bài viết của Willis Sparks. Trần H Sa  Lược dịch. Một vài ngày trước, Google giới thiệu một công cụ để cảnh báo người xử dụng của nó bên trong Trung Quốc về hàng trăm từ và cụm từ nhạy cảm có thể tạo nên một thông báo lỗi hoặc thậm chí đóng băng với người truy cập, ít nhất là trong chốc lát. Từ đó, China Digital Times (CDT) biên soạn một danh sách các thuật ngữ tìm kiếm thú vị nhất (đôi khi đáng ngạc nhiên). Nhìn chung họ cung cấp đại cương về một phạm vi rộng rãi các thể loại mà cán bộ Internet của Trung Quốc không muốn các công dân Trung Quốc đọc và thảo luận. Bản dịch được cung cấp bởi CDT. Tất cả các lãnh vực mà bạn nhìn thấy in đậm dưới đây hình như được coi là những đối tượng nhạy cảm.

Sự thật về các chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Image
Trước giờ nhiều người vẫn gọi Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nhưng hiện nếu xét cả các tổ chức tài chính bên trong nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì số nợ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ chỉ đứng thứ ba về giá trị. [caption id="attachment_3846" align="alignleft" width="300"] Nợ công của Mỹ tính tới cuối tháng 5 đã vượt qua con số 15.700 tỷ USD và vẫn đang tiếp tục tăng lên từng giây - Ảnh: CNBC.[/caption]HỒNG NGỌC. 14/06/2012 05:00 (GMT+7) Trong bối cảnh, nợ công của Mỹ tính tới cuối tháng 5 đã vượt qua con số 15.700 tỷ USD và vẫn đang tiếp tục tăng lên từng giây, việc xác định rõ ràng những nhóm đối tượng đang nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng. Trang tin CNBC.com mới đây đã công bố báo cáo cập nhật về số nợ đang trong tay 15 chủ nợ lớn nhất của Mỹ dựa trên số liệu của Bộ Tài chính nước này. Trong đó, phần lớn nợ Mỹ hiện do các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân nắm giữ. So với báo cáo tương tự đưa ra hồi tháng 2, danh sách mớ

Đông Nam Á và mối nguy hiểm "Grexit".

Image
Các nền kinh tế Đông Nam Á nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất ở châu Âu. Nếu không, họ có nguy cơ tìm thấy chính mình bị áp đảo bởi cơn bão đang tụ hội. [caption id="attachment_3839" align="alignleft" width="300"] Photo Credit: ASEAN[/caption]Vikram Nehru. 13 Tháng Sáu 2012 . Theo Diplomat BHM Lược dịch. Đông Nam Á đã chia xẻ khá lớn những thăng trầm trong hơn mười lăm năm qua. Đầu tiên, nó đã qua được những sự kiện đau buồn của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98. Ngay sau khi lấy lại một số động lực kinh tế, khu vực lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bây giờ, Đông Nam Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng châu Âu và những đe dọa ảnh hưởng của nó làm teo lại hai nổ lực vượt khó trước đây. Đông Nam Á không thể bị đổ lỗi nếu nó đang trải qua "sự điều chỉnh mệt mỏi" . Nhưng tự mãn sẽ là không thể tha thứ được. Khu vực đã có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt đẹp đáng thèm muốn, nhưng nó có thể khô

Philippines, những người trồng chuối cảm thấy bị ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông.

Image
Nó lưu ý rằng hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và nhà nước đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của nó "tạo nên sự chậm trể thời gian trong việc sử dụng các dòng chảy thương mại như là một công cụ của chính sách đối ngoại". [caption id="attachment_3828" align="alignleft" width="300"] Trung Quốc, Philippines tranh chấp quyền sở hữu bãi cạn : Một vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines đặt ra các vấn đề chủ quyền. Ảnh A FP.[/caption]Andrew Higgins , 11 tháng Sáu, 2012. Theo Washington Post BHM Lược dịch. PANABO, Philippines - Lóa mắt bởi những cơ hội được chào bán với dân số rộng lớn và ngày càng thịnh vượng của Trung Quốc, Renante Flores Bangoy, chủ sở hữu của một đồn điền trồng chuối nhỏ ở miền nam Philippines, đã quyết định cách đây ba năm ngừng bán cho các công ty trái cây đa quốc gia và đặt cược tương lai của mình trên sự ham muốn Trung Quốc. Thông qua một hãng xuất khẩu địa phương, ông bắt đầu vận chuyển trái cây s

Philippines, những người trồng chuối cảm thấy bị ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông.

Image
Nó lưu ý rằng hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và nhà nước đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của nó "tạo nên sự chậm trể thời gian trong việc sử dụng các dòng chảy thương mại như là một công cụ của chính sách đối ngoại". [caption id="attachment_3828" align="alignleft" width="300"] Trung Quốc, Philippines tranh chấp quyền sở hữu bãi cạn : Một vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines đặt ra các vấn đề chủ quyền. Ảnh A FP.[/caption]Andrew Higgins , 11 tháng Sáu, 2012. Theo Washington Post BHM Lược dịch. PANABO, Philippines - Lóa mắt bởi những cơ hội được chào bán với dân số rộng lớn và ngày càng thịnh vượng của Trung Quốc, Renante Flores Bangoy, chủ sở hữu của một đồn điền trồng chuối nhỏ ở miền nam Philippines, đã quyết định cách đây ba năm ngừng bán cho các công ty trái cây đa quốc gia và đặt cược tương lai của mình trên sự ham muốn Trung Quốc. Thông qua một hãng xuất khẩu địa phương, ông bắt đầu vận chuyển trái cây s

Ấn Độ sáng chói, ít nhất là trong địa chính trị.

Image
New Delhi đang được tán tỉnh bởi cả Washington lẫn Bắc Kinh, mặc dù sự lựa chọn cuối cùng của nó đang trở nên ngày càng rõ ràng hơn . David J. Karl | 09 tháng 6 2012 . Theo Foreign Policy Association BHM Lược dịch. Một bài viết trước đây tập trung vào vấn đề cải tiến bất ngờ ở vị trí chiến lược của Ấn Độ đối với các nước láng giềng của riêng nó. Những sự kiện tuần này đã mang lại bằng chứng về cách New Delhi đang nổi lên như một mủi nhọn của "trục" quan trọng trên sân khấu địa chính trị châu Á rộng lớn hơn. Thật vậy, đối với mỗi nhà đầu tư toàn cầu đang lẫn trốn đất nước vào những ngày này, họ thấy có một chính khách nước ngoài muốn hợp tác chặt chẽ hơn với họ. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến New Delhi minh họa cho việc chính quyền Obama đã giủ sạch tâm trạng vỡ mộng với Ấn Độ như thế nào và hiện đang trở lại thực tế của người tiền nhiệm của nó trong việc tham gia cùng Ấn Độ trên những sáng kiến ​​an ninh rất công khai. Panetta dừng lại ở Ấn Độ

Đông Nam Á: Hoa Kỳ làm sống lại và mở rộng liên minh quân sự chiến tranh lạnh, chống lại Trung Quốc.

Image
... "phải chăng quân đội Mỹ cũng như các tàu chiến và máy bay chiến đấu của họ sẽ được cho phép truy cập vào Căn cứ củ của Hải quân Mỹ ở Subic" Azcueta xác nhận rằng họ sẽ nói "đó là những gì chúng ta muốn ... gia tăng diển tập quân sự và khả năng tương tác"... [caption id="attachment_3804" align="alignleft" width="480"] Tàu ngầm USS North Carolina của Mỹ trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Fas.org[/caption]By: Rick Rozoff. 11 Tháng Sáu 2012 Theo Eurasian Review BHM Lược dịch. Ngày 30 tháng 5, hai quan chức có trách nhiệm lớn nhất trong guồng máy quân sự toàn cầu ghê gớm của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Tham mưu trưởng Liên quân Tướng Martin Dempsey, đã đến thăm trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii để khởi động tour du lịch qua nhiều nước của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mở đầu việc chính thức công bố sự thay đổi tập trung quân đội và tài sản quân sự của Mỹ ở khu vực. Hai người, Tướng Dempsey từ căn cứ Không quân

Cái gì, Tôi độc tài ?

Image
Quên đi các chính ủy và những lãnh tụ độc tài vụng về. Những kẻ độc tài hiểu biết hiện nay viện dẫn dân chủ và hăm dọa một cách kín đáo. [caption id="attachment_3799" align="alignleft" width="199"] Thách thức ngày hôm nay không phải là việc có súng để tàn sát người dân trên đường phố. Đó là giử cho họ khỏi phải rèn luyện kỷ năng làm thế nào để diểu hành[/caption]By WILLIAM J. Dobson. Updated 10, tháng Sáu, 2012, 2:46 p.m. ET Theo Wall Street Journal BHM Lược dịch. Trong tháng 3 năm 2011, một vài tuần sau khi đám đông rời khỏi Quảng trường Tahrir, tôi ngồi lại với Sherif Mickawi, một cựu kỷ sư không quân người Ai Cập trở thành nhà hoạt động chính trị. Ông là một trong những nhà lãnh đạo trẻ, những người đã giúp tập hợp mọi người để lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Nhưng không kể sự thành công của cuộc cách mạng dân chủ, ông Mickawi có vẻ lo lắng. "Họ hiểu trò chơi hiện nay", siết chặt đôi tay, ông nói. "Khi cơn bão lớn đến , bạn cần phải c

Thích hay không : Công ty dầu khí nhà nước trở thành "Cờ lệnh" ở Biển Đông.

Image
Đôi khi các công ty dầu khí đi theo sau lá cờ , đôi khi lá cờ theo sau họ - và đôi khi chính họ trở thành lá cờ lệnh. Gabe Collins và Andrew Erickson. 7, tháng Sáu, 2012, 11:52 AM HKT. Theo Wall Street Journal BHM Lược dịch. Kịch bản thứ ba đã đi qua trong vùng biển Đông tranh chấp cao độ với sự ra mắt gần đây của một giàn khoan nước sâu mới do nhà nước Trung Quốc quản lý thuộc Công ty Dầu Ngoài khơi Quốc gia Trung quốc (CNOOC), khoảng 320 km về phía nam của Hồng Kông. Ngày 09 Tháng Năm, Chủ tịch CNOOC , Wang Yilin mô tả giàn khoan mới của công ty có quy mô phù hợp với một tàu sân bay, ông ta gọi nó là "lãnh thổ có chủ quyền di động" và là một "vũ khí chiến lược" để phát triển tài nguyên năng lượng ở biển Đông -- một tuyên bố mà đã dẫn đến nhiều câu tự hỏi liệu phải chăng CNOOC đang phục vụ có hiệu lực như là một công cụ của chính sách nhà nước trong biển Đông. Ít nhất, có vẻ như Bắc Kinh đang cho phép CNOOC gia tăng hoạt động trong một đấu trường hàng hải mà t

Dối trá, quá Dối trá và những Thống kê bí mật của Trung Quốc.

Image
Bên cạnh những khung cảnh ô nhiễm, Bắc Kinh đang cố gắng giữ bí mật những gì nửa ? [caption id="attachment_3750" align="alignleft" width="300"] MARK Ralston / AFP / Getty Images.[/caption]BY TREFOR MOSS | 7, tháng Sáu, 2012. Theo Foreign Policy BHM Lược dịch. Bắc Kinh tỏ ra không bí mật trước những bí mật của nó. Trong khi chính phủ trở nên kiểm soát ít hơn so với thói quen nó thường làm, thông tin không phù hợp với mục đích rộng lớn của Bắc Kinh vẫn bị ngăn cản, mà thông tin không hoàn toàn phù hợp với mục đích của nó thường là tinh tế cho đến khi nó được giải đáp. Chỉ tháng trước, một op-ed trong tờ báo do nhà nước quản lý, tờ Bắc Kinh hàng ngày, đã bộc lộ các phóng viên địa phương khoe khoang một khuynh hướng đáng xấu hổ hướng tới ổn định báo chí . "Phương tiện truyền thông Trung Quốc quan tâm đến những tin tức tiêu cực đã bị dụ dỗ vào những việc làm sai trái bởi các khái niệm của phương Tây", nó cáu tiết. Độ nhạy cảm của nhà nước Trung Quố

Báo Online, độc giả và đề tài chân dài.

Image
Điểm qua 10 trang báo uy tín, tin độc giả đọc nhiều nhất và đề tài chân dài. [caption id="attachment_3734" align="aligncenter" width="600"] VIETNAMNET.[/caption]

Khái niệm mới của quân đội Mỹ chú ý đến "trục" đối với biển và hàng không.

Image
Khái niệm (Hải-Không Chiến) sẽ là một sự thoải mái đáng kể cho các đồng minh của Washington trong khu vực, thể hiện cam kết tiếp tục và đầu tư trong ý tưởng cung cấp cho họ một chiếc ô an ninh để bảo vệ họ khỏi sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. [caption id="attachment_3727" align="alignleft" width="300"] Máy bay Super Hornet F/A-18F của Hải quân Mỹ hạ cánh trên boong của tàu sân bay USS John C. Stennis trong một cuộc diển tập ở Thái Bình Dương tháng 5 năm 2011.[/caption]Bình luận Chiến lược 2012 của Viện Nghiên Cứu Chiến lược Quốc Tế. Theo IISS BHM Lược dịch. Một khái niệm hoạt động mới hiện đang được phát triển bởi quân đội Mỹ sẽ tạo thành một phần then chốt của "trục châu Á" của nó và miêu tả cho một trục tương tự từ các chiến lược quân sự dựa vào đất liền đến hàng không và các chiến lược quân sự tập trung vào biển. Sự xuất hiện của Khái niệm Hải-Không Chiến (ASBC) sau nhiều năm hoạt động phân loại của quân đội Mỹ về việc làm t

Hảy thừa nhận, Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh.

Image
Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã thừa nhận rằng Hoa Kỳ là một đối thủ cạnh tranh. Washington đang thừa nhận điều này không buộc phải dẫn đến xung đột. [caption id="attachment_3712" align="alignleft" width="300"] Photo Credit: U.S. State Department[/caption]Dân biểu J. Randy Forbes. Ngày 7 tháng 6 năm 2012 . Theo Diplomat BHM Lược dịch. Mặc cho các kiểu cách lăng-xê trong thập kỷ qua, có một sự miễn cưỡng đáng sợ trên một phần của các quan chức chính phủ Hoa Kỳ khi công khai nói về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt với nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Điều này cần chấm dứt. Các quan chức Mỹ phải đi đến chấp nhận rằng trong khi có rất nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc, cũng có những yếu tố trong mối quan hệ của chúng ta mà nó đang và sẽ vẫn cạnh tranh. Thật vậy, chúng ta đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh thời bình có tác động và ảnh hưởng rộng lớn, với Trung Quốc mà ở tại trung tâm của nó là một cuộc đụng độ về tầm nhìn đối với

Đám đông kỷ lục tham dự buổi cầu nguyện Thiên An Môn ở Hồng Kông.

Image
"Nhiều người đã chết vì vậy tôi ở đây để tỏ lòng kính trọng của tôi" By Alexis Lai, CNN. Ju 5, tháng Sáu, 2012 -- Updated 1004 GMT (1804 HKT) Theo CNN BHM Lược dịch. Hong Kong (CNN) - Giữa một biển phát sáng của những cây nến và những lời kêu gọi phục hồi công lý, một đám đông kỷ lục đã xếp chật ních sáu sân bóng đá tại một buổi cầu nguyện hàng năm được tổ chức tại Hồng Kông để kỷ niệm lần thứ 23 vụ đàn áp trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 . Ban tổ chức công bố số người tham dự cao nhất chưa từng thấy là khoảng 180.000 người, trong khi đó cảnh sát cho biết con số này là gần đến 85.000. Với ngay cả những ước tính bảo thủ nhất, có 15.000 người tham dự nhiều hơn năm ngoái. Trong khi các tính năng đặc thù của lễ cầu nguyện là ca hát, những bài phát biểu, ghi hình các thông cáo và các lời tỏ lòng tôn kính, điểm nhấn mạnh rõ ràng của sự kiện năm nay là sự xuất hiện đặc biệt của Fang Zheng, một cựu sinh viên biểu tình, người có hai chân bị cắt bỏ sau khi ông đã bị xe tăng

Lịch sử phát minh của Trung Quốc (hay) Trung quốc bịa đặt Lịch sử.

Image
Bắc Kinh đang viết lại quá khứ để biện minh cho tuyên bố mở rộng vùng biển tranh chấp của họ. Philip Bowring. 04 /06 /2012. Theo Wall Street Journal BHM Lược dịch. Cuộc xung đột giữa Philippines và Trung Quốc trên bãi cát ngầm Scarborough có thể dường như là một tranh chấp nhỏ trên một tảng đá không thể ở được và các vùng biển chung quanh. Nhưng nó là cực kỳ quan trọng cho mối quan hệ trong tương lai ở khu vực bởi vì nó giới thiệu quan điểm cứng đầu của Trung Quốc mà qua đó lịch sử của các dân tộc phi Hán, những người có hai phần ba vùng đất tiếp giáp với Biển Đông là không thích hợp. Lịch sử chỉ là vấn đề được viết bởi người Trung quốc và được giải thích bởi Bắc Kinh. Trường hợp Philippine đối với Scarborough được trình bày chủ yếu như là một trong những vấn đề địa lý. Các tính năng, được biết đến ở Philippines như bãi cạn Panatag và với Trung Quốc là đảo Hoàng Nham, ở vào khoảng 130 hải lý ngoài khơi bờ biển Luzon, đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines. Nó nằm trong vùng đặc

Quá khứ, hiện tại, tương lai đến với nhau tại Hội nghị Hà Nội.

Image
Hai người đã đồng ý mở rộng hợp tác trong năm lĩnh vực chính. Đây là những cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước, an ninh hàng hải, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, các hoạt động gìn giữ hòa bình và hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. [caption id="attachment_3649" align="alignleft" width="300"] Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tổ chức một cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 4 tháng 6 2012. DOD ảnh bởi Erin A. [/caption] Jim Garamone. / American Forces Press Service. ngày 04 Tháng Sáu năm 2012. Theo Bộ QP Hoa Kỳ BHM Lược dịch. HÀ NỘI, Việt Nam, - Quá khứ, hiện tại và tương lai đã đến với nhau ở đây ngày hôm nay trong một cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh. Hai ông đã sử dụng lịch sử chia xẻ của Hoa Kỳ và Việt Nam để đánh giá tình trạng của mối quan hệ quân sự-quân sự giữa hai quốc gia và biểu đồ tương lai của quan

Bắc Kinh bộc lộ những quyết đoán mới ở biển Đông.

Image
Từ cách bố trí Thủy quân lục chiến trong thành phố cảng phía Bắc Úc, Darwin , để gia tăng quan hệ quân sự với Việt Nam, một đất nước với một mối quan hệ không thoải mái với Trung Quốc, Washington đã đưa ra dấu hiệu ý định ở lại, không từ bỏ. [caption id="attachment_3639" align="alignleft" width="300"] Giàn khoan khoan dầu nước sâu đầu tiên của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc tháng trước. Agence France-Presse - Getty Images[/caption]JANE PERLEZ. 31 tháng 5 năm 2012. Theo New York Times BHN Lược dịch. MANILA - Trong các vùng biển nhiệt đới ngoài khơi bờ biển của Philippines, một bế tắc giữa 5 tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc, hai tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc và một tàu Hải quân củ kỷ của Philippine gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý của Washington, Bắc Kinh và các thủ đô khác trên toàn châu Á. Bề ngoài, cuộc tranh cãi ở một số loài san hô quý hiếm, trai và cá mập câu trộm mà thủy thủ của Hải quân Philippines đã cố gắng lấ

Panetta: muốn Mỹ tiếp cận cảng lịch sử Việt Nam nhiều hơn ; thấy mối quan hệ với Việt Nam tốt hơn.

Image
"Việc tiếp cận đối với các tàu hải quân của Hoa Kỳ vào cơ sở này là một thành phần quan trọng của mối quan hệ này (Việt Nam) và chúng ta nhìn thấy một tiềm năng to lớn ở đây cho tương lai" Associated Press, Updated: Sunday, June 3, 7:00 PM. Theo Washington Post BHM Lược dịch. Vịnh Cam Ranh, VIỆT NAM - Từ sân bay trên boong tàu USNS Richard E. Byrd, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta có thể nhìn ngang qua Vịnh Cam Ranh của Việt Nam hướng tới biển Đông. Một ngày sau khi đặt ra các chi tiết tập trung mới của Lầu Năm Góc trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Panetta đã có một chuyến thăm đến Việt Nam để xác định lại ý định của Hoa Kỳ giúp đở các đồng minh trong khu vực phát triển và thực thi quyền hàng hải ở trong biển, một đường thuỷ rộng lớn được tuyên bố bởi Trung Quốc. Và ông ngẫm nghĩ về sự quan trọng của bến cảng, qua đó tượng trưng cho cả một quá khứ đau thương đối với quân đội Mỹ, và một tương lai thách thức nhưng đầy hy vọng. "Chiến lược quốc phòng mới mà chúng

Tái Cân bằng của Mỹ hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối thoại Shangri-La 11.

Image
Phát biểu của Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chúng tôi kêu gọi kềm chế và giải quyết ngoại giao, chúng tôi phản đối hành động khiêu khích, chúng tôi phản đối sự ép buộc, và chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi không đứng về bên nào khi nói đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình và trong một cách phù hợp với luật pháp quốc tế. [caption id="attachment_3623" align="alignleft" width="300"] Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.[/caption]Singapore. Thứ Bảy 02 tháng Sáu năm 2012. Theo IISS BHM Lược dịch. Cảm ơn ông rất nhiều, John (IISS) , về cách giới thiệu đó. Thưa quý vị, thật là một vinh dự để có cơ hội tham dự Hội nghị Shangri-La đầu tiên của tôi. Tôi muốn ca ngợi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế với việc thúc đẩy cuộc đối thoại rất quan trọng này, thảo luận rất quan trọng này đang diễn ra ở đây vào cuối tuần này. Tôi biết, Tôi, Bộ trưởng Quốc phòng

Bảo vệ tự do hàng hải. Đối thoại Shangri-La 11.

Image
Phát biểu của ông Shu Watanabe. Thành viên Quốc hội, Thứ trưởng Quốc phòng, Nhật Bản. Nhật Bản đã nhất quán trong việc kêu gọi một cách giải quyết hòa bình đối với các cuộc xung đột ở Biển Đông theo quy định của pháp luật và các quy định quốc tế. Hơn nữa, Nhật Bản hỗ trợ các cuộc đàm phán về một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông. [caption id="attachment_3613" align="alignleft" width="275"] Shu Watanabe.[/caption]Singapore. 02 tháng 6 năm 2012. Theo IISS BHM Lược dịch theo bản tiếng Anh Thưa Giám đốc Chipman, Thưa Quý vị. Thật là vinh dự lớn cho tôi được ở đây sáng nay. Rất cám ơn về lời mời và tôi xin đánh giá rất cao tất cả các nỗ lực của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và chính phủ Singapore trong việc cùng nhau sắp đặt hội nghị này. Đối thoại Shangri-La thực sự là một trong những điểm nổi bật của các cuộc thảo luận an ninh, quốc phòng trong khu vực, mà Nhật Bản đã thể hiện cam kết của mình ngay từ đầu. Tôi rất hài lòng để nói với quý vị về

Cấu trúc hòa bình bền vững trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Đối thoại Shangri-La 2012.

Image
Phát biểu của Tiến sĩ H Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia. Chính bản thân ASEAN đã mất nhiều thời gian để xây dựng : trước khi gia nhập ASEAN, có một thời gian mà lúc đó Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar nhận định ASEAN với nhiều nghi ngờ, và giữ một khoảng cách với Hiệp hội. [caption id="attachment_3606" align="alignleft" width="300"] Tiến sĩ H Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia.[/caption]Singapore. Thứ sáu 01 tháng Sáu năm 2012. Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế. BHM Lược dịch. Bismillahirrahmanirrahim ( lời cầu nguyện của người Hồi giáo; tạm hiểu : Vinh danh Thượng đế, đấng vô cùng độ lượng, đấng vô cùng khoan dung). Thưa Thủ tướng Lý Hiển Long, Thưa Tiến sĩ John Chipman (Tổng giám đốc IISS), Thưa , quý Bà và quý Ông, Tôi rất vinh dự với cơ hội được phát biểu ở diễn đàn đặc biệt và cao quý này. Tôi xin chúc mừng quý vị khi quý vị đánh dấu thập niên đầu tiên của Đối thoại Shangri-La. Trong

Vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế.

Image
Phỏng vấn Giáo sư Zhiqun Zhu Sự kiện gần đây như Chen Guangcheng cho thấy quyền con người cơ bản của công dân bình thường vẫn chưa được bảo vệ tại Trung Quốc. [caption id="attachment_3598" align="alignleft" width="300"] Ảnh minh hoạ (Internet)[/caption]Kourosh Ziabari. 31 tháng 5, 2012. BHM Lược dịch. Ngày nay, hầu hết các nhà phân tích quan hệ quốc tế và các chuyên gia đều xem Trung Quốc như là quyền lực chính trị và kinh tế thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ. Trung Quốc đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của Quỹ Tiền tệ quốc tế năm 2011 bởi GDP của nó (danh nghĩa) và Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất chính các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp và số lượng xuất khẩu của thế giới. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại đứng đầu của Hoa Kỳ, và đồng thời, nó là đối thủ cạnh tranh kinh tế và chính trị quan trọng. Nền chính trị của Trung Quốc hoàn toàn phức tạp. Lợi ích quốc gia xác định các giới hạn chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong khi mộ