Liên minh Mỹ-Nhật Bản, chiếc neo của sự ổn định ở Châu Á.


Hoa Kỳ cần một Nhật Bản mạnh mẽ không ít hơn Nhật Bản cần một Hoa Kỳ mạnh mẽ.

Richard L. Armitage, Joseph S. Nye Jr. 15, Tháng Tám, 2012.
Theo CSIS

Tr
ần H Sa Lược dịch.

Giới thiệu

Báo cáo về liên minh Mỹ-Nhật này ra đời tại một thời điểm mà mối quan hệ giửa hai nước đang ở trong tình trạng lững lờ chờ đợi. Khi lãnh đạo ở cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản phải đối mặt với vô số thách thức khác, sự lành mạnh và phúc lợi của mộ̣t trong các liên minh quan trọng nhất của thế giới đang bị đe dọa. Mặc dù các nỗ lực gian khổ của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell và các đồng nghiệp của ông trong cả hai chính phủ đã phần lớn giữ được sự ổn định của liên minh, những thách thức và cơ hội trong khu vực của hôm nay và xa hơn nữa yêu cầu nhiều hơn thế. Cùng với nhau, chúng ta phải đối mặt với vìệc nổi lên lại của Trung Quốc và những không chắc chắn đi kèm theo của nó, Bắc Triều Tiên với những khả năng hạt nhân và ý định thù địch của nó, cùmg với sự hứa hẹn sự năng động của châu Á. Ở những nơi khác, có nhiều thách thức của một thế giới toàn cầu hóa và một môi trường an ninh ngày càng phức tạp. Một liên minh mạnh mẽ hơn và bình đẳng hơn được đòi hỏi để giải quyết đầy đủ những điều này và các vấn đề lớn lao khác của ngày nay.


Để cho một liên minh như vậy tồn tại, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cần phải đến với nó từ quan điểm, và như là hiện thân của các quốc gia cấp một. Theo quan điểm của chúng tôi, các quốc gia cấp một có trọng lượng kinh tế đáng kể, lực lượng quân sự có khả năng, tầm nhìn toàn cầu, và khả năng lãnh đạo đối với các mối quan tâm quốc tế. Mặc dù có những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho liên minh tốt hơn, chúng tôi không hề nghi ngờ về tình trạng của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là quốc gia cấp 1. Tuy nhiên, với Nhật Bản, có một quyết định để thực hiện. Nhật Bản có mong muốn tiếp tục là một quốc gia cấp một, hay là "cô" ấy chấp nhận trôi dạt vào tình trạng cấp hai ? Nếu tình trạng cấp hai là đủ tốt cho người dân Nhật Bản và chính phủ của họ, báo cáo này sẽ không được quan tâm. Đánh giá và khuyến nghị của chúng tôi đối với liên minh phụ thuộc vào việc Nhật Bản là một đối tác đầy đủ trên sân khấu thế giới, nơi mà "cô" có nhiều điều để đóng góp.

Khi đặt ra câu hỏi này, chúng tôi nhận thức được những vấn đề gây nhiễu ảnh hưởng và vai trò của Nhật Bản trong thế giới ngày nay. Nhật Bản có dân số lão hóa đáng kể và tỷ lệ sinh sản giảm. Tỷ lệ nợ so với GDP của "cô" là hơn 200%. Người dân Nhật Bản đã được phục vụ bởi 6 Thủ tướng khác nhau trong sáu năm. Và, ngày càng có một cảm giác bi quan và hướng nội tập trung trong số nhiều thanh niên Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản không dự định xem xét thời kỳ suy giảm quan trọng của mình . Nhật Bản hoàn toàn có khả năng vẫn là một quốc gia cấp một. Nó chỉ là một câu hỏi về sự sắp xếp của "cô".

Càng có nhiều thách thức Nhật Bản phải đối mặt, càng tồn tại nhiều phạm vi bị đánh giá thấp và sử dụng không đúng mức sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng của Nhật Bản. Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, với một khu vực tiêu dùng gấp đôi kích thước của Trung Quốc. Nhật Bản tiếp tục có tiềm năng kinh tế to lớn mà nó có thể được tháo gở bởi cải cách và cạnh tranh. Sự cởi mở với thương mại tự do và người nhập cư và sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong lực lượng lao động sẽ làm tăng thêm đáng kể sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản. Quyền lực mềm của Nhật Bản cũng là điều đáng kể. "Cô" được xem như ở trong ba nước hàng đầu được sự kính nể của quốc tế và đứng đầu trên thế giới về lãnh vực "thương hiệu quốc gia".

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) -- tổ chức đáng tin cậy nhất ở Nhật Bản hiện nay -- đang sẵn sàng để đóng một vai trò lớn hơn trong việc tăng cường an ninh và danh tiếng của Nhật Bản nếu các hạn chế lỗi thời có thể được nới lỏng.

Nhật Bản không phải là một quốc gia có vị trí không đáng kể trong phần yên bình của thế giới. Hoa Kỳ và những nước khác dựa vào Nhật Bản như là nhân tố hàng hải cốt yếu đối với trạng thái cân bằng ổn định chiến lược, trong Khu vực châu Á-Thái Bình Dương ; là quốc gia đóng góp lớn thứ hai tại Liên Hiệp Quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức đa quốc gia hàng đầu khác; và là chủ nhà của các lực lượng Mỹ đang giữ tuyến đường biển mở trên bán cầu năng động nhất của thế giới.

Hoa Kỳ cần một Nhật Bản mạnh mẽ không ít hơn Nhật Bản cần một Hoa Kỳ mạnh mẽ. Và, từ quan điểm này mà chúng ta xử lý và quản lý liên minh của mình. Để cho Nhật Bản vẫn sánh vai với Hoa Kỳ, "cô" ấy sẽ cần phải di chuyển về phía trước với chúng tôi. Nhật Bản đã lãnh đạo ở châu Á trong quá khứ và có thể tiếp tục trong tương lai.

Báo cáo sau đây trình bày một cái nhìn đồng thuận của các thành viên của một nhóm nghiên cứu thuộc cả hai đảng về liên minh Mỹ-Nhật Bản. Báo cáo xử lý cụ thể các vấn đề năng lượng, kinh tế và thương mại toàn cầu, quan hệ với các nước láng giềng, và các vấn đề liên quan đến an ninh. Trong các lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu cung cấp khuyến nghị chính sách cho Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong đó nối tiếp các khung thời gian gần và dài hạn. Những khuyến nghị nhằm thúc đẩy liên minh như là một lực lượng vì sự ổn định, hòa bình, và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

An ninh năng lượng.

Năng lượng hạt nhân.

Những bi kịch của ngày 11 tháng 3 năm 2011, chưa phai mờ trong tâm trí của chúng tôi, và chúng tôi xin gởi tới những chia buồn sâu sắc nhất của chúng tôi đến với tất cả các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng bởi sóng thần, động đất, và sau đó là cuộc khủng hoảng hạt nhân. Thật dễ hiểu, thảm họa hạt nhân Fukushima đã gây nên một trở ngại lớn đối với điện hạt nhân. Thất bại vang dội không chỉ trên khắp Nhật Bản, mà còn khắp nơi trên thế giới. Trong khi một số nước như Vương quốc Anh và Trung Quốc đang thận trọng nối lại kế hoạch mở rộng hạt nhân, những nước khác, giống như Đức, đã quyết định loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.

Nhật Bản đang tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các lò phản ứng hạt nhân và cải tiến các quy định an toàn hạt nhân của mình. Mặc dù công chúng mạnh mẽ phản đối năng lượng hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Yoshihiko Noda đã bắt đầu khởi động lại một phần của hai lò phản ứng hạt nhân. Việc khởi động lại nhiều hơn nửa phụ thuộc vào những kiểm tra an toàn và sự chấp thuận của địa phương. Sự tiến hành lại một cách thận trọng việc phát điện hạt nhân dưới những điều kiện như vậy là bước đi đúng đắn và có trách nhiệm theo quan điểm của chúng tôi.

Nhật Bản đã có những tiến bộ to lớn trong việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng và là một nhà lãnh đạo thế giới trong nghiên cứu và phát triển năng lượng. Trong khi người dân Nhật Bản đã chứng minh rõ rệt sự thống nhất quốc gia trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và thiết lập các tiêu chuẩn cao nhất thế giới về tính hiệu quả của năng lượng, việc thiếu năng lượng hạt nhân trong tương lai gần sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho Nhật Bản. Nếu không khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, Nhật Bản sẽ không thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa hướng đến mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) 25% vào năm 2020. Năng lượng hạt nhân là và sẽ vẫn là nguồn phát năng lượng phong phú quan trọng duy nhất, cơ sở cho việc chuyển tải phát ra điện năng.

Môi trường.

Dữ liệu của Bộ theo tin đã đưa cho thấy rằng nếu không có một tái khởi động hạt nhân, cắt giảm khí thải của Nhật Bản có thể rơi vào nhiều nhất là 11% vào năm 2020, nhưng với một khởi động lại, cắt giảm khí thải có thể tiếp cận 20 phần trăm.(1) Việc ngừng vĩnh viển điện hạt nhân sẽ thúc đẩy tiêu dùng của Nhật Bản nhập khẩu dầu, khí tự nhiên, và than. Hơn nữa, việc trì hoãn một quyết định chính sách năng lượng quốc gia có tiềm năng dẫn đến phụ thuộc to lớn vào năng lượng, các ngành công nghiệp đi ra khỏi Nhật Bản và có thể đe dọa năng suất quốc gia.

Một tắt bỏ vĩnh viễn điện hạt nhân cũng sẽ cản trở tính trách nhiệm phát triển hạt nhân quốc tế, khi các nước đang phát triển sẽ tiếp tục xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Trung Quốc đình chỉ các lò phản ứng trong hơn một năm sau Fukushima (nhưng không đình chỉ quá trình phát triển các dự án), đang khởi động lại việc xây dựng các dự án mới trong nước và cuối cùng có thể nổi lên như một nhà cung cấp điện hạt nhân đáng kể mang tầm quốc tế. Khi Trung Quốc có kế hoạch tham gia cùng với Nga, Hàn Quốc, và Pháp trong những liên minh phát triển năng lượng hạt nhân dân sự toàn cầu, Nhật Bản không thể chấp nhận bị tụt hậu nếu thế giới được hưởng lợi từ các lò phản ứng và dịch vụ hạt nhân hiệu quả, đáng tin cậy, và an toàn.

Về phần mình, Hoa Kỳ cần phải loại bỏ sự sắp xếp không chắc chắn chung quanh vấn đề chất thải hạt nhân và thực hiện các quy trình cấp phép rõ ràng. Trong khi chúng tôi hoàn toàn nhận thức việc cần phải học hỏi từ Fukushima và thực hiện các biện pháp bảo vệ làm mất sự tác hại, điện hạt nhân vẫn còn nắm giữ tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế và lợi ích môi trường.

Nhật bản và Hoa Kỳ có lợi ích chính trị và thương mại chung trong việc thúc đẩy sự an toàn và đáng tin cậy của điện hạt nhân dân sự trong nước và quốc tế. Tokyo và Washington phải đem lại sức sống mới cho các đồng minh của họ trong lĩnh vực này, nhận lãnh các bài học từ Fukushima, và tiếp tục vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy thiết kế các lò phản ứng an toàn và thực hành các văn bản pháp quy mạnh mẽ trên toàn cầu.

Thảm kịch 11-3 (Fukushima) không nên trở thành cơ sở cho một sự suy giảm kinh tế và môi trường lớn hơn. Điện hạt nhân được phát triển an toàn, sạch, có trách nhiệm và đuợc sử dụng để cấu thành một yếu tố thiết yếu trong an ninh toàn diện của Nhật Bản. Về vấn đề này, hợp tác Mỹ-Nhật trên sự nghiên cứu và phát triển hạt nhân là điều cần thiết.

Khí đốt tự nhiên.

Những phát triển tích cực gần đây trong khí đốt tự nhiên có thể làm phấn chấn thương mại năng lượng song phương trong vài lối suy nghỉ có thể chỉ mới một vài năm trước đây. Những khám phá mới về trữ lượng khí đốt lớn trong đá phiến sét ở dưới 48 tiểu bang đã làm cho Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên phát triển nhanh nhất thế giới. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) lưu ý rằng kế hoạch mở rộng kênh đào Panama vào năm 2014 sẽ cho phép 80% đội tàu chuyên chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của thế giới sử dụng con kênh, làm giảm chi phí vận chuyển đáng kể và việc xuất khẩu LNG từ Bờ Vịnh Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh đầy kịch tính hơn ở châu Á.(2)

Cuộc cách mạng khí đốt trong đá phiến sét ở lục địa Hoa Kỳ và trữ lượng khí đốt dồi dào ở Alaska đặt ra cho Nhật Bản và Hoa Kỳ một cơ hội bổ sung : Hoa Kỳ nên bắt đầu xuất khẩu LNG từ dưới 48 tiểu bang vào năm 2015, và Nhật Bản tiếp tục là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Từ năm 1969, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng LNG tương đối nhỏ từ Alaska, và lợi ích đang được tăng tốc trong việc mở rộng liên kết thương mại, trước nhu cầu của Nhật Bản ngày càng tăng và đa dạng hóa nguồn nhập khẩu LNG, đặc biệt là trong lối nhìn về sự cố 11-3.

Tuy nhiên, các công ty ở Hoa Kỳ tìm cách xuất khẩu LNG đến một quốc gia không có một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ, và đặc biệt hơn là một điều khoản trong FTA xử lý với quốc gia nhập khẩu chất khí ; trước tiên nó phải có được sự chấp thuận từ Văn phòng Năng lượng hóa thạch của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE). Mười sáu quốc gia ở trong FTA , nhận được chấp thuận xuất khẩu của DOE (mặc dù các yêu cầu văn bản pháp quy và cấp phép khác được áp dụng), nhưng hầu hết trong số này không phải là các quốc gia nhập khẩu LNG quan trọng.

Đối với các quốc gia chưa tham gia FTA ( không-FTA) với Hoa Kỳ như Nhật Bản, giấy phép sẽ được cấp trừ khi DOE kết luận nó sẽ không ở trong "lợi ích công cộng" của Hoa Kỳ. Thành phần cuối của Kenai LNG thường xuyên được DOE cho phép xuất khẩu từ Alaska đến Nhật Bản. Tuy nhiên, khi tiềm năng xuất khẩu LNG từ dưới 48 tiểu bang xuất hiện, quá trình cho phép của DOE lại ở dưới sự giám sát chính trị. Ngoài dự án Sabine Pass LNG, mà nó đã nhận được một giấy phép của DOE đối với các nước không-FTA , có tám giấy phép khác cho các dự án LNG dưới 48 tiểu bang đang chờ đợi sự chấp thuận của DOE.

Các nhà hoạt động phản đối xuất khẩu LNG trên cơ sở môi trường hoặc kinh tế. Có những lo ngại rằng việc xuất khẩu sẽ tăng giá khí đốt tự nhiên trong nước Mỹ và làm suy yếu sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước phụ thuộc nặng vào khí đốt tự nhiên. Một tóm tắt chính sách gần đây của Viện nghiên cứu Brookings bác bỏ tuyên bố này và kết luận rằng có khả năng khối lượng xuất khẩu trong tương lai sẽ tương đối nhỏ so với tổng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Mỹ và các tác động giá cả trong nước sẽ ở mức tối thiểu và sẽ không làm suy yếu việc sử dụng rộng rãi khí đốt trong nước cho công nghiệp và dân dụng.(3)

Hạn chế xuất khẩu LNG sẽ ngăn cản vô ích sự đầu tư vào các dự án xuất khẩu khí đốt trong đá phiến sét và LNG của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không nên dựa vào chủ nghĩa dân tộc tài nguyên và không nên ức chế các kế hoạch của khu vực tư nhân xuất khẩu LNG. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường khai thác có trách nhiệm đối với các tài nguyên mới này trong khi vẫn mở rộng xuất khẩu. Hơn nữa, trong giai đoạn khủng hoảng của Nhật Bản, Hoa Kỳ cần phải bảo đảm không được gián đoạn trong việc cung cấp LNG đi đến Nhật Bản theo các hợp đồng thương mại đã được đàm phán trước đây và ở mức lãi suất thương mại phổ biến, bảo đảm việc cung cấp liên tục và ổn định (trừ tình tạng khẩn cấp nội bộ quốc gia mà, Tổng thống sẽ tuyên bố) .

Là một phần của mối quan hệ an ninh, Hoa Kỳ và Nhật Bản nên là đồng minh tài nguyên thiên nhiên cũng như là đồng minh quân sự. Lĩnh vực hợp tác này vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. Hơn nữa, Hoa Kỳ cần phải sửa đổi pháp luật hiện hành trong việc hạn chế xuất khẩu LNG sang Nhật Bản. Lý tưởng nhất, Quốc hội nên loại bỏ các yêu cầu của FTA đối với việc cấp giấy phép tự động, tạo ra một giả định rằng bác bỏ ngăn cản xuất khẩu LNG đến bất kỳ nước nào mà chúng ta tham gia quan hệ một cách hòa bình trong lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Quốc hội phải coi Nhật Bản là một quốc gia FTA để hổ trợ xuất khẩu LNG, đưa Nhật Bản ở trên cơ sở bình đẳng với các khách hàng tiềm năng khác. Ít nhất, Nhà Trắng nên hỗ trợ đầy đủ và ưu tiên các dự án xuất khẩu liên quan với Nhật Bản khi xem xét cấp giấy phép theo quy định của pháp luật hiện hành.

Với chính sách hỗ trợ thích hợp, khí đốt tự nhiên có thể đem lại sức sống mới cho thương mại song phương và cũng làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Hoa Kỳ. Trong khi các nguồn cung cấp khí đốt ở Bắc Mỹ là đáng kể, có những lo ngại rằng Hoa Kỳ thiếu thiết bị đầu cuối tương xứng, cảng, và hệ thống giao thông trên bờ liên quan cần thiết để xử lý lưu lượng tàu chở dầu tiềm năng.(4) Nếu không có các khoản đầu tư các thiết bị phụ thuộc to lớn, sản xuất khí đốt của Mỹ không thể phát triển. Đây lại là một lý do hợp lệ khác cho việc sửa đổi pháp luật để công nhận Nhật Bản bình đẳng với các khách hàng FTA khác đối với khí thiên nhiên của Mỹ.

Methane hydrat : Một Cơ hội biến đổi tiềm tàng. Xứng đáng với tăng cường hợp tác năng lượng.

Một lĩnh vực đầy hứa hẹn khác của hợp tác song phương nhưng không chắc chắn và lâu dài là methane hydrat. Methane hydrat là những tinh thể khí đốt tự nhiên bị mắc kẹt sâu trong sự hình thành băng đá. Nếu những trở ngại đáng kể về kinh tế và công nghệ có thể được khắc phục, dự trữ methane hydrate sẽ có vẻ làm nhỏ lại khí đốt thông thường và độc đáo hiện nay. Lớp trầm tích Methane hydrate ở ngoài khơi phía nam miền trung Nhật Bản được ước tính có giá trị tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong nước họ trong vòng 10 năm, và các nguồn tài nguyên trên toàn cầu đã được ước tính là 700 nghìn tỷ feet khối,(5) hơn 100 lần so với trữ lượng khí đốt tự nhiên hiện nay đã được chứng minh. Khí Methane hydrate phân bố rộng rãi trên bờ và ngoài khơi, đặc biệt là ở các vùng cực và bên ngoài các thềm lục địa.(6) Ngay cả khi, như các chuyên gia mong đợi, chỉ một phần nhỏ của methane hydrates có thể được phát triển, chúng sẽ có thể vẫn vượt quá ước tính trữ lượng khí đốt tự nhiên hiện nay.

Nhật Bản và Hoa Kỳ cần hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu và phát triển sản xuất quy mô lớn methane hydrate tiềm tàng. Vào tháng Năm, một lĩnh vực thử nghiệm của Mỹ-Nhật trên khu vực đất nhô lên ở phía Bắc Alaska đã chiết xuất thành công khí methane hydrate bằng cách bơm vào và cô lập CO2, chứng minh những lợi ích cho cả hai lãnh vực cung cấp năng lượng và môi trường. Trong chiều hướng các tiềm năng chuyển đổi để cuối cùng sản xuất quy mô lớn methane hydrate, chúng tôi đề nghị rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản nên đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu và phát triển sản xuất methane hydrates có hiệu quả chi phí và có trách nhiệm thân thiện với môi trường. Hơn nữa, Hoa Kỳ và Nhật Bản nên cam kết nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng thay thế.

Bảo vệ dầu và khí đốt chung của toàn cầu.

Trong tương lai gần, nền kinh tế thế giới sẽ hoạt động chủ yếu ở nhiên liệu hóa thạch, và dầu sẽ giữ lại gần như một mặt hàng độc quyền trong việc vận chuyển. Nhật Bản, hiện đang nhập khẩu dầu lớn thứ ba của thế giới, và Hoa Kỳ ngày càng chia sẻ một lợi ích cốt lõi chiến lược trong việc bảo đảm rằng các thay đổi trong thương mại dầu toàn cầu không gây mất ổn định địa chính trị toàn cầu và đe dọa quyền tiếp cận, và giao hàng từ, các nhà cung cấp năng lượng ở Trung Đông. Trong khi gia tăng sản xuất dầu ở Canada, Hoa Kỳ, và Brazil có thể làm cho Mỹ ít phụ thuộc vào nhập khẩu dầu từ các khu vực khác, sự thay đổi quan trọng tiếp theo trong thị trường dầu toàn cầu có thể sẽ là một sự đột biến nghiêm trọng trong dòng chảy của dầu mỏ và khí đốt từ các nhà sản xuất ở Trung Đông đến với người tiêu dùng châu Á ngày càng giàu có (mặc dù sự gia tăng tiêu thụ năng lượng của Trung Đông sẽ cạnh tranh với những thùng dầu xuất khẩu). Dự báo hiện nay đối với việc cung cấp dầu và nhu cầu trong tương lai cho thấy rằng vùng Vịnh Ba Tư sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp dầu cho thế giới trong 40 năm tới so với nó đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Vịnh Ba Tư cũng là một nhà cung cấp LNG quan trọng -- nhà máy hóa lỏng Ras Laffan của Qatar cung cấp một phần ba giao dịch LNG.

Tăng cường sự phụ thuộc toàn cầu vào các nguồn cung cấp năng lượng ở vùng Vịnh Ba Tư và các dòng chảy năng lượng cao hơn từ Vịnh Ba Tư đến châu Á sẽ tăng tầm quan trọng của việc bảo vệ chung trên toàn cầu. Những con tàu hải quân Nhật Bản
đã bắt đầu các nhiệm vụ chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia trong năm 2009, và mặc dù với nhu cầu dầu tăng cao để đáp ứng yêu cầu phát điện sau 11-3, Nhật Bản đã giảm một phần ba việc nhập khẩu dầu từ Iran trong năm tháng đầu tiên của năm 2012, phù hợp với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Hướng về phía trước, Tokyo tăng cường sự tham gia trong các nỗ lực đa quốc gia để tiêu diệt nạn cướp biển, bảo vệ sự vận chuyển của vùng Vịnh Ba Tư, đương đầu với mối đe dọa đối với hòa bình khu vực, chẳng hạn như những thứ hiện được đặt ra bởi chương trình hạt nhân của Iran, và bảo đãm an toàn cho các tuyến đường biển sẽ là cần thiết và được hoan nghênh.

(Còn tiếp )

1    2


Những người tham gia nhóm nghiên cứu.

Các cá nhân sau đây tham gia vào quá trình nhóm nghiên cứu thông qua đó báo cáo đã được xuất bản. Tiến sĩ Nye và ông Armitage biết ơn đối với những nỗ lực khó khăn và sự hỗ trợ từ những người tham gia nhóm nghiên cứu .

Những người tham gia nhóm nghiên cứu :
_ David Asher, Thành viên cao cấp không thường trực, thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.
_ Kara L. Bue, Đối tác, Armitage quốc tế.
_ Victor Cha, Cố vấn Cao cấp và Chủ tịch Hàn Quốc, CSIS, giáo sư Khoa Quản Trị và là Giám đốc Nghiên cứu châu Á, Đại học Georgetown
_ Michael Green, Cố vấn Cao cấp và Chủ tịch Nhật Bản, CSIS, Phó Giáo sư, Đại học Georgetown.
_ Robert McNally, Chủ tịch và người sáng lập, Tập đoàn Rapidan
_ Isabella Mroczkowski (Báo cáo viên) Trợ lý nghiên cứu, Viện Project 2049
_ Kevin G. Nealer, Hiệu trưởng và là đối tác, Nhóm Scowcroft
_ Torkel Patterson, Chủ tịch, Maglev Hoa Kỳ-Nhật Bản , LLC
_ Robin Sak Sakoda, Đối tác, Armitage quốc tế.
_ Randall Schriver, Đối tác, Armitage International, và Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành Viện Project 2049.


***Chú thích :
1.Rick Wallace, "Japan Carbon Hopes Resting on Nuclear," The Australian (Sidney), Ngày 25 tháng 5 năm 2012,http://www.theaustralian.com.au/news/health-science/japan-carbon-hopes-resting-on-
nuclear/story-e6frg8y6-1226366138315.
2. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Thị trường dầu khí trung hạn 2010 (Paris:
Cơ quan Năng lượng quốc tế, 2010), p. 264, http://www.iea.org/papers/2011/mtogm2010.pdf.
3. Charles Ebinger, Kevin Massy, và Govinda Avasarala, Liquid Markets : Đánh giá
tình huống xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ (Washington, DC: Brookings
Institution, tháng 5 năm 2012), http://www.brookings.edu / ~ / media/research/files/reports/2012/5/02% 20lng% 20exports% 20ebinger/0502_lng_exports_ebinger.
4. AFP, "Mỹ Không Sẵn sàng cho kênh đào Panama lớn hơn : Các chuyên gia", "Taipei Times, May16, 2011, http://www.taipeitimes.com/News/world/archives/2011/05/16/2003503394
5. Charles Batchelor, "Fire Ice: Nguồn khí còn ít được biết đến", Financial Times, ngày 01 tháng sáu năm 2012, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/506686c4-a4d0-11e1-9a94-00144feabdc0.html # axzz1y968sb2w.
6. Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Quốc gia (NETL), nguồn năng lượng tiềm năng của Methane Hydrate (Washington, DC: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, tháng 2 năm 2011), http://www.netl.doe.gov/technologies/oil-gas/publications/Hydrates/2011Report/MH_Primer2011.pdf.


Popular posts from this blog

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.