Mỹ - Nga ở châu Á Thái bình dương





CHÍNH SÁCH CỦA MỸ Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG.

Mùa Xuân 2016. Trích từ Viện Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế

Trần H Sa lược dịch

I. Giới thiệu

Mỹ và Nga là hai cường quốc Thái Bình Dương. Tương lai sự thịnh vượng và an ninh của họ phụ thuộc đến một mức độ đáng kể vào sự phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Họ là những diễn viên chính trong các tiến trình ngoại giao khu vực và các diễn đàn đa phương. Ở những nơi xảy ra những sự kiện quan trọng, quân đội của họ có những năng lực mà không một quốc gia nào có thể sánh được. Đúng là trước năm 2014, những người ra quyết định của Nga không ấn định ưu tiên dành cho khu vực bằng như đối tác Mỹ của họ; các danh mục đầu tư khu vực của Nga bị chi phối bởi lục địa Á-Âu thời hậu Xô viết và châu Âu. Trong thời gian đó, thường xuyên thiếu đối thoại song phương giửa chính phủ Nga với chính phủ Hoa Kỳ, huống hồ là sự hợp tác thiết thực, các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dường như mang nhiều tính năng trì trệ hơn là việc thiết kế.

Sự kiện ở Ukraine vào năm 2014 đã thay đổi đáng kể bản chất mối quan hệ Mỹ-Nga. Tất cả chứ không phải hầu hết, các quan hệ thiết yếu đã bị cắt đứt, và căng thẳng đã gia tăng lên mức thời Chiến tranh Lạnh. Toàn diện sự hợp tác Mỹ-Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là một viễn cảnh xa xôi, và một số ở cả Washington lẫn Moscow phản đối bất kỳ sự hợp tác nào như vậy về nguyên tắc. Trong ngắn hạn và trung hạn, chương trình nghị sự cho những tương tác song phương trong khu vực sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cuộc đối thoại song phương trên khu vực cũng rất quan trọng để làm giảm khả năng hiểu lầm và giảm thiểu cơ hội xung đột không do định hướng trước.

Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì cuộc khủng hoảng Ukraine đã có một tác động lớn đến tầm quan trọng tương đối của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Nga. Khi những biện pháp chế tài đối với chế độ Nga của Mỹ và EU, gây hạn chế các công ty Nga tiếp cận nguồn vốn của phương Tây, Nga đã tìm cách đa dạng hóa sự tham gia với nước ngoài với một sự nhấn mạnh lớn hơn trên các khu vực khác. Đương nhiên, điều đó có nghĩa là nhấn mạnh nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng vượt ra ngoài dự kiến này và gia tăng sự hiểu biết trong việc nhấn mạnh vào châu Á Thái Bình Dương, các quan chức Nga đã miêu tả sinh động "bước ngoặt về phía Đông" như là một thay thế cho các mối quan hệ với phương Tây.

Trong "Bước ngoặt về phía Đông" Nga đã dành ưu tiên quan hệ với Trung Quốc. Cũng giống như Hoa Kỳ, Nga thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những phát triển quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Những dự án trọng điểm, chẳng hạn như thỏa thuận khí đốt 400 tỷ $ gần đây, ký hồi tháng Năm năm 2014, mới đây đã được theo đuổi với sự cấp bách hơn từ phía Kremlin. Nhu cầu của Nga dành cho hội nhập kinh tế sâu hơn với Trung Quốc  là kết quả của mối quan hệ xấu đi với các đối tác lớn khác, đang tạo ra sự mất cân bằng trong mối quan hệ Nga-Trung Quốc mà có thể có một tác động chiến lược theo thời gian.

II) Chính sách của Mỹ ở Thái bình dương

Chính sách của Mỹ hiện nay đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mang nhãn hiệu 'tái cân bằng' của chính quyền Obama, là một phương pháp tiếp cận toàn diện, đa dạng ở khu vực. Được phát triển tại hợp lưu của tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á, và việc giảm bớt sự dính líu của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh ở Trung Đông, tái cân bằng là một chiến lược tổng thể của chính phủ, đa hướng mà qua đó không chỉ tập trung vào lợi ích an ninh. Những ưu tiên quan hệ với nhau bao gồm: duy trì và nâng cao các liên minh truyền thống; quản lý và đào sâu quan hệ đối tác giữa Mỹ và Trung Quốc; tham gia với các tổ chức khu vực, đặc biệt tập trung vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); nâng cao nghệ thuật quản lý kinh tế, quan trọng nhất là thông qua Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); chuyển đổi các ưu tiên của Mỹ bên trong khu vực Đông và Đông Nam Á; và xét lại tư thế quân sự của Mỹ trong khu vực. Tái cân bằng phản ảnh tầm quan trọng lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và do đó không được thiết kế như là chính sách của chỉ một chính phủ. Ngay từ đầu, tái cân bằng được dự định gây xúc tác cho một sự thay đổi và đánh giá lại chính sách quan trọng của quốc gia . Mặc dù đường nét của chính sách có trước chính quyền Obama, tái cân bằng là một mục đích được thúc giục đối với Mỹ ở châu Á.

Khía cạnh đầu tiên trong chính sách châu Á của Mỹ là duy trì và nâng cao các liên minh song phương truyền thống, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines. Trong trường hợp của Nhật Bản, nền tảng truyền thống trong chính sách của Mỹ ở khu vực, việc này bao gồm những hướng dẫn tái thương nghị hợp tác để cho phép phạm vi hoạt động của liên minh được chủ động hơn, đầy đủ hơn, xuyên suốt đủ loại tình huống rộng lớn hơn. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản lo lắng sâu sắc về tính bền vững của sức mạnh Mỹ và quyết tâm của Mỹ trong khu vực; vì thế, việc tái bảo đảm là một phần liên tục trong việc quản lý liên minh. Ngoài ra, Mỹ hỗ trợ những mối quan hệ mới phát triển của Nhật Bản với các đồng minh và các đối tác khác để giúp cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc (ví dụ như Philippines, Australia, Ấn Độ), chuyển hướng từ cách tiếp cận "trục trung tâm và những chiếc nan hoa" ( hub-and-spoke ) truyền thống đến mô hình "nan hoa với nan hoa" ( spoke-to-spoke). Hơn nữa, Mỹ đã tìm cách tham gia liên minh tay ba và đơn phương với Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực. Trước khủng hoảng Ukraine năm 2014, Nga-Nhật Bản xích lại gần nhau cũng đã được Mỹ chào đón. Cải thiện quan hệ song phương Hàn Quốc-Nhật Bản cũng là một ưu tiên chính. Seoul đang làm việc với Tokyo (và dưới áp lực tinh tế từ Washington) để tìm kiếm một sự hiểu biết về các vấn đề trong quan hệ với Nhật Bản. Người ta hy vọng rằng thỏa thuận song phương hồi tháng 12 năm 2015 trên vấn đề "phụ nữ giải trí" sẽ thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, có những nhận thức về việc bị đe dọa khác nhau khi nói đến Trung Quốc, làm phức tạp việc hợp tác ba bên, ngoài vấn đề Bắc Triều Tiên. Trong khi Washington đã thiết lập thành công một cơ chế chia xẻ thông tin tình báo từng phần giữa ba nước, mối quan hệ vẫn căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và sự phản ảnh không đầy đủ của Nhật Bản về các yếu tố tàn nhẫn hơn của thực dân Nhật Bản đối với Hàn Quốc từ năm 1910 đến 1945.



Khía cạnh thứ hai của việc Hoa Kỳ hội nhập ở Châu Á-Thái Bình Dương là quản lý mối quan hệ Mỹ-Trung. Trong khi thường gây hiểu nhầm (ở Bắc Kinh) như là một cách ngăn chặn mới, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác này trong khi đồng thời vật lộn với sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc toàn cầu. Trong lịch sử, đã có hai khuôn khổ chiến lược sinh động cùng tồn tại trong chính sách của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược đầu tiên được hỗ trợ bởi phía châu Á, từ những người nghĩ rằng nếu Mỹ "cho Trung Quốc đúng" thì sau đó phần còn lại của các vấn đề khu vực sẽ được giải quyết dễ dàng hơn nhiều. Trong những năm gần đây, một số người từ nhóm này đã chuyển đổi cách nhìn của họ trong ánh sáng từ những hành vi quyết đoán hơn của Trung Quốc, điều mà họ cho là gây bất ổn và là một nỗ lực thay thế Mỹ như người bảo lãnh an ninh trong khu vực. Chiến lược thứ nhì, được định hướng bởi phần lớn của các quan chức quốc phòng, khẳng định tính ưu việt của liên minh song phương trong mối quan hệ Mỹ-Trung nhằm quản lý những thách thức trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với cả hai nhóm, có tồn tại một mối ngờ vực ngày càng tăng về ý định của Trung quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và nhiều người tại Bắc Kinh chia xẻ cảm giác mất niềm tin này đối với Hoa Kỳ cùng chính sách tái cân bằng của Mỹ. Bất chấp những lợi ích chung không cưỡng lại được, qua đó đòi hỏi sự hợp tác Mỹ-Trung, nhằm bảo đảm sự ổn định trong khu vực, giải quyết biến đổi khí hậu, dịch bệnh gây nguy hại cho sức khỏe toàn cầu và quản lý nền kinh tế toàn cầu, sự thâm hụt niềm tin này làm cho việc duy trì mối quan hệ Mỹ-Trung mang tính xây dựng nhiều mục tiêu khác hơn nửa, thách thức các nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Khía cạnh thứ ba của chính sách của Mỹ ở châu Á, đặc biệt cho chính quyền Obama, là hội nhập với các các tổ chức khu vực. Thừa nhận rằng ASEAN là đặc biệt quan trọng cho thành công của Mỹ ở châu Á, Washington với tư cách phi thành viên, lần đầu tiên bổ nhiệm một đại sứ ở tổ chức này trong năm 2008, và đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác trong năm 2009, mở đường để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2011. Các quan chức Mỹ thường nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển một kiến trúc an ninh khu vực với ASEAN làm trung tâm, và thường xuyên tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN ở cấp Bộ và tích cực tham gia vào ý tưởng Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + kể từ khi nó được thành lập vào năm 2010. Mỹ và ASEAN cũng đã nâng cao các mối quan hệ Mỹ-ASEAN, chỉ định nó là một "đối tác chiến lược" và tổ chức thường xuyên các hội nghị thượng đỉnh 10 + 1.



Khía cạnh thứ tư nhấn mạnh hơn về nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực. Theo Hiệp định tự do thương mại (FTA) Mỹ-Hàn Quốc - được ký kết vào năm 2007 và có hiệu lực vào năm 2012 - Washington hiện đang tập trung vào phê chuẩn Hiệp định TPP và hoàn thiện một Hiệp ước đầu tư song phương với Trung Quốc. TPP là một FTA bao gồm 12 quốc gia thành viên chiếm 40% GDP toàn cầu. Hiệp ước ngay từ đầu không phải là một sáng kiến của Mỹ; các đàm phán đã được đưa ra vào năm 2005 giữa Chile, Singapore, Brunei và New Zealand. Tuy nhiên, hiện nay nó được xem như là vấn đề then chốt đối với vai trò tương lai của Mỹ ở châu Á. Thỏa thuận vượt xa việc giảm thuế và tạo ra những quy tắc có tiêu chuẩn cao để làm cho vấn đề thương mại có thể dự đoán được nhiều hơn và mở cửa thị trường nhiều hơn. Thật vậy, các nước tham gia trong quá trình TPP nhằm mục tiêu thiết lập tiêu chuẩn cho các thoả thuận thương mại trong thế kỷ XXI.

Trung Quốc không phải là thành viên của TPP. Tuy nhiên, thỏa thuận không được thiết kế để phá hoại thương mại của Trung Quốc trong khu vực, mặc dù Tổng thống Barack Obama đã ghi nhận rằng, thỏa thuận cho phép Mỹ chứ không phải là Trung Quốc, viết các quy tắc thương mại trong thế kỷ XXI. TPP mở cửa cho tất cả các quốc gia trong Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) , và Mỹ đã chào đón Trung Quốc trên nguyên tắc (và thậm chí cả Nga) tham gia trong tương lai. Trong thực tế, nó không thể để Trung Quốc tham gia trong ngắn hạn đến trung hạn, vì cấu trúc thị trường nội địa của nó, và điều này đã lần lượt dẫn đến những lo âu ở Bắc Kinh về những ý định của Washington. Đồng thời, thái độ của Trung Quốc đối với TPP đang bắt đầu thay đổi. Một số nhà cải cách tại Bắc Kinh tin rằng TPP có thể cung cấp một động lực hữu ích nhiều hơn để thúc đẩy cải cách ở Trung Quốc, như việc gia nhập của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã phục vụ như là một chất xúc tác cho sự mở cửa thị trường của nó 15 năm trước đây.

Mỹ và Trung Quốc đã ưu tiên hoàn thiện một hiệp ước đầu tư song phương sâu rộng để chính thức hóa các quy tắc nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài và thiết lập sự tiếp cận thị trường mà không có phân biệt đối xử. Thỏa thuận này có thể phục vụ như điểm khởi đầu cho tiềm năng gia nhập TPP của Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh đã nhanh chóng đề nghị những lựa chọn thay thế cho TPP trong việc hội nhập kinh tế khu vực, bao gồm Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (không bao gồm Mỹ) hoặc Hiệp định thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương.

Năm là, Mỹ đang đa dạng hóa các ưu tiên của mình bên trong Châu Á. Washington tìm cách thay đổi trọng tâm lịch sử của nó ở Đông Bắc Á để thiết lập một cách tiếp cận cân bằng nhiều hơn cho khu vực. Gia tăng hội nhập với Đông Nam Á, quan trọng đến nổi, khu vực không chỉ được nhìn thấy như là một xa lộ đối với Mỹ. Việc hội nhập sâu hơn ở Đông Nam Á đã tiến hành trên hai con đường : thứ nhất, thông qua hợp tác song phương; và thứ hai, thông qua sự hội nhập đa phương lấy ASEAN làm trung tâm như đã mô tả ở trên. Kết quả là, hồ sơ của khu vực vào lúc này có ưu tiên cao hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ so với bất kỳ thời điểm nào kể từ thời chiến tranh Việt Nam.

Yếu tố thứ sáu trong chính sách châu Á của Mỹ là sự xem lại tư thế quân sự Mỹ trong khu vực. Ghi nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ Dương và Đông Nam Á, Mỹ đã đàm phán những thoả thuận luân phiên chuyển quân mới với các đồng minh và các đối tác trong hai vùng này. Ví dụ như, bao gồm các kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tới Darwin, Australia mỗi năm, các tàu chiến đấu tuần duyên luân phiên qua Singapore, Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao mới với Philippines và một chương trình kích thích ngoại giao - quân sự trong khu vực, đặc biệt là với các nước ASEAN. Tại cốt lõi của chúng, những thay đổi này là một sự thừa nhận rằng cách tiếp cận của Mỹ trước kia đối với an ninh ở châu Á là không còn đủ khả năng. Như vậy, chính quyền Obama đã thúc đẩy một tư thế sức mạnh trong khu vực với ý định đa dạng hơn về mặt địa lý, hoạt động bền bỉ và bền vững về mặt chính trị.

Bất chấp sự thay đổi này, Bắc Triều Tiên vẫn là mối bận tâm nhất về an ninh mang tính tức thì đối với Mỹ ở châu Á. Mỹ có một cách tiếp cận đa chiều đối với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên, tham gia đa phương với các đồng minh, các đối tác và các quốc gia khác trong khu vực - bao gồm Trung Quốc và Nga - trên vấn đề hạt nhân, trong khi duy trì Cơ chế trừng phạt của Liên Hợp Quốc, thực thi một cấm vận kinh tế gần như triệt để và củng cố răn đe thông qua tăng cường hợp tác quốc phòng với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Những thách thức đối mặt với những ưu tiên chính sách của Mỹ ở châu Á, trước mắt, bao gồm những hạn chế trong nước, ngân sách đặc biệt bị siết chặt hơn; sự thỏa hiệp nhận thức về sự hội nhập trong các khu vực khác, đặc biệt là Trung Đông và Châu Âu; và chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, trong đó buộc các nước châu Á phải cẩn thận cân bằng mối quan hệ của họ với Bắc Kinh và Washington.

Trong khi các nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Mỹ ở châu Á không thay đổi vì cuộc khủng hoảng Ukraina, có một số "ảnh hưởng lan truyền" vào cách tiếp cận của Washington đối với khu vực. Mỹ có những quan ngại rằng Trung Quốc đã rút ra được bài học sai lầm từ hành động của Nga tại Crimea; ở cách khác, một số lo ngại rằng Bắc Kinh đã kết luận nó có thể tạo nên sự thay đổi hiện trạng một cách mạnh mẽ tương tự, với một cái giá quá ít ỏi. Tuy nhiên, Mỹ cũng hiểu sự nhạy cảm của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền và do đó, Chính quyền Obama đã tìm cách thu hút sự hỗ trợ nhiều hơn từ Bắc Kinh đối với các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến tình hình bán đảo Crimea, với rất ít thành công. Ở những nơi khác trong khu vực, như tin đã đưa, Washington áp dụng áp lực đáng kể lên Tokyo nhằm thúc đẩy Nhật tham gia các xử phạt của G7 chống lại Nga, và kêu gọi Thủ tướng Shinzo Abe thận trọng trong sự tham gia với Tổng thống Vladimir Putin. Ngoài ra, Mỹ chính thức yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt chính sách cho phép các máy bay ném bom có khả năng mang bom hạt nhân của Nga tiếp nhiên liệu tại một căn cứ ở vịnh Cam Ranh.


--------------------------------------------|||----------------------------------------------


1    2    3

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.