Trung Quốc và Afghanistan Lợi ích, lập trường, và quan điểm của TrungQuốc.

Trong khi "Đông Turkistan" là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho sự ổn định và an ninh của Tân Cương từ bên trong, Afghanistan được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất từ ​​bên ngoài.

By Zhao Huasheng. Andrew C. Kuchins đóng góp . 26, Tháng Ba/ 2012.
Bản tiếng Anh

Trần H Sa Lược dịch.

Trung Quốc giữ những quan điểm rõ ràng, mạch lạc, nhưng tương đối ít thông tin về Afghanistan. Trong khi phần lớn trào lưu chính của cộng đồng quốc tế ở trên vấn đề Afghanistan, Trung Quốc duy trì một chính sách độc lập phản ánh những đặc thù của các lợi ích , những mối quan tâm, và các ưu tiên của Trung Quốc ở Afghanistan. Trung Quốc có nhiều lợi ích tại Afghanistan, tuy nhiên, những mối quan tâm trong nước về an ninh và ổn định của khu vực rộng lớn của người Hồi giáo ở Tân Cương áp đảo tất cả các vấn đề khác. Trung Quốc duy trì quan hệ bình thường và tốt đẹp với chính phủ Afghanistan, tham gia hoạt động trong việc xây dựng lại kinh tế đất nước, và cung cấp viện trợ tài chính cho Afghanistan cùng các trợ giúp khác.

Trung Quốc hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực của mình tại Afghanistan, nhưng vẫn từ chối việc gởi quân đội tham gia trực tiếp. Trung Quốc cố tránh chỉ trích sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh ở Afghanistan, nhưng nghi ngờ hiệu quả của chiến tranh, và Trung Quốc từ chối tham gia Mạng lưới phân phối Bắc Mỹ (NDN) đối với Afghanistan.

Trung Quốc không thích Taliban vì mối quan hệ chặt chẽ của nó với "Đông Turkistan" -- một tổ chức ly khai Duy Ngô Nhĩ -- nhưng Trung Quốc thỏa thuận với Taliban một cách thận trọng, cố gắng tránh xung đột trực tiếp. Trung Quốc ủng hộ một chính phủ Afghanistan của người Afghanistan và hy vọng rằng "quá trình Kabul" -- chuyển tiếp trách nhiệm và quyền sở hữu lớn hơn cho người Afghanistan trên cả hai lãnh vực an ninh và dân sự -- sẽ có một kết thúc thành công. Đồng thời, Trung Quốc cũng chuẩn bị cho những tác động bất ngờ.

Trung Quốc duy trì những quan điểm hời hợt về Afghanistan

Trung Quốc tự xác định mnìh là một cầu thủ hoạt động ở Afghanistan. Trong một bài phát biểu tại một hội nghị về Afghanistan, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Dương Khiết Trì cho biết -- trong việc đề cập đến giai đoạn sau khi hình thành chính phủ lâm thời của Hamid Karzai trong năm 2002 -- "Trong việc xây dựng lại hòa bình sau chiến tranh Afghanistan, Trung Quốc đã là một quốc gia ủng hộ tích cực, thực hiện trước, và khởi xướng". Tuy nhiên, trong số tất cả các cường quốc, Trung Quốc được coi là duy trì hồ sơ thấp nhất tại Afghanistan. Quan điểm này bao gồm hành động cuả Trung Quốc cho thấy sự quan tâm ít nhất trong việc thử thách lãnh đạo chính trị của Hoa Kỳ và Châu Âu ở Afghanistan. Nó thận trọng hạn chế từ việc tham gia quân đội, không gửi quân đội để tham gia Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF).

Một loạt các điều kiện ảnh hưởng tới chính sách hời hợt của Trung Quốc. Với sự bùng nổ của chiến tranh Afghanistan, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu thâm nhập vào Afghanistan trong một tư thế to lớn và nhận lấy vai trò của người giám sát chính trị và bảo lãnh quân sự tại Afghanistan. Họ được xử dụng những ảnh hưởng chi phối tổng thể trong vấn đề Afghanistan, sắp xếp từ việc hình thành chế độ và tăng cường quân sự, đến tái thiết kinh tế. Trên thực tế, Trung Quốc hiện nay không có vai trò lớn để hoạt động, và không có lợi ích trong hành động như là một đối tác trực thuộc dưới sự thống trị của phương Tây.

Không giống như phương Tây, Trung Quốc chỉ có những mục tiêu hạn chế ở Afghanistan. Trong khi nhấn mạnh các nguyên tắc chính trị của nó trong việc xây dựng lại Afghanistan, Trung Quốc không có ý định xây dựng lại nền chính trị Afghanistan. Những công việc trong nước của Afghanistan, chẳng hạn như cơ cấu chính trị, mô hình xã hội, và định hướng tư tưởng, chúng vượt quá những gì mà Trung Quốc coi là nhiệm vụ của mình. Thay vào đó, Trung Quốc hướng tới mục tiêu ở Afghanistan liên quan chủ yếu đến các vấn đề dính líu đến an ninh của khu vực nói chung, và đặc biệt ở Tân Cương.

Theo truyền thống, Afghanistan là ngoại vi của ngoại giao của Trung Quốc, và Trung Quốc đã không xử dụng được những ảnh hưởng mạnh mẽ ở đó. Từ những năm 1950 đến những năm 1980, Afghanistan đã ở trong ảnh hưởng của Liên Xô. Đó là dưới sự chiếm đóng của Liên Xô từ năm 1979 đến năm 1989, sau đó, Liên Xô rút quân và chiến tranh dân sự xảy ra. Năm 1996, Taliban nắm lấy quyền lực quốc gia, lập ra chế độ mà Trung Quốc không công nhận . Sau đó, cuộc chiến mới ở Afghanistan, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ với các ISAF khác hỗ trợ, nổ ra vào năm 2001. Cuộc chiến đã kéo dài hơn 10 năm và tiếp tục đến ngày hôm nay, mặc dù nó được dự kiến giảm dần vào cuối năm 2014.

Trung Quốc không phải là một nhân vật chính trong bất kỳ những sự kiện quan trọng này ở Afghanistan, mặc dù Afghanistan đã được Trung Quốc quan tâm liên tục. Tuy nhiên, lập trường hời hợt của Trung Quốc không có nghĩa là quan hệ song phương giữa Trung Quốc và chính phủ Afghanistan hiện nay ở vào mức độ thấp. Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ gần gũi và thân thiện với Afghanistan kể từ khi chính phủ Afghanistan được hình thành vào cuối năm 2001. Kể từ đó, Trung Quốc và Afghanistan đã duy trì liên lạc chính thức với tiêu chuẩn cao. Tổng thống Karzai đã đi thăm Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên của mình vào tháng Giêng năm 2002, gần như ngay lập tức sau khi hình thành chính phủ lâm thời Afghanistan. Các chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Karzai đến Trung Quốc đã được thực hiện trong năm 2006, sau đó là chuyến thăm cấp quốc gia thứ nhì của ông đến thăm Trung Quốc trong năm 2010. Các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, chủ tịch và thủ tướng, chưa đến thăm Afghanistan. Thay vào đó, sự tương tác chính thức được tiến hành chủ yếu là giữa các cán bộ trung cấp, đặc biệt là giữa Bộ Ngoại giao của hai bên. Cùng với con đường song phương, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Afghanistan thường xuyên sử dụng nền tảng đa phương trong các cơ hội khác để gặp gở trong mổi vấn đề khác, đặc biệt là trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), ở đó các nhà lãnh đạo Afghanistan thường xuyên tham dự.

Những nỗ lực của Trung Quốc tập trung vào củng cố cơ sở chính trị của mối quan hệ song phương, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, và cung cấp tài chính cùng những hỗ trợ khác cho Afghanistan. Trong năm 2006, Trung Quốc và Afghanistan đã ký Hiệp ước Hữu nghị láng giềng tốt và Hợp tác, một văn kiện quan trọng đặt ra các nguyên tắc chính trị cơ bản và khuynh hướng phát triển chính thức của mối quan hệ song phương. Cùng với hiệp ước, hai quốc gia đã đạt đến một loạt các thỏa thuận liên quan đến hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Hợp tác Trung Quốc-Afghanistan bao gồm một loạt các lĩnh vực, nhưng an ninh và kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Cả hai chính phủ tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, tổ chức tội phạm và buôn bán ma túy. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ Afghanistan để mang lại sự ổn định, trong khi chính phủ Afghanistan cam kết ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, ly khai, và tội phạm xuyên quốc gia của Trung Quốc. Hai chính phủ nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế, với sự nhấn mạnh phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản xuất điện, xây dựng đường giao thông, cải thiện nông nghiệp, xây dựng giao thông vận tải, và làm việc trên những dự án cơ sở hạ tầng khác.

An ninh là quan tâm chính của Trung Quốc.

Chính sách về Afghanistan của Trung Quốc được thúc đẩy mở rộng to lớn bởi quan ngại về sự ổn định và an ninh của Tân Cương, sự việc hình thành tính năng cơ bản của chính sách của Trung Quốc. Trung Quốc có lợi ích kinh tế và những lợi ích quan trọng khác ở Afghanistan, nhưng những lợi ích này chỉ dẫn đến kinh doanh bình thường và không gây lo lắng cho Trung Quốc.

Trong khi "Đông Turkistan" là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho sự ổn định và an ninh của Tân Cương từ bên trong, Afghanistan được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất từ ​​bên ngoài. An ninh tương tác giữa Afghanistan và Tân Cương là rõ ràng, là một người hàng xóm của Trung Quốc, Afghanistan đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự an toàn của Tân Cương. Kết nối này được phản ánh trong mối liên kết chặt chẽ của tổ chức "Đông Turkistan" với Taliban và al Qaeda, sự phụ thuộc lẫn nhau của họ qua lại rất lâu trước các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng chín năm 2001. Liên kết này trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn trong thời gian chế độ Taliban ở Afghanistan, khi Afghanistan đã trở thành trung tâm khu vực của khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Dưới chế độ Taliban 1996-2011, Afghanistan đã trở thành một cơ sở đáng tin cậy đối với tổ chức "Đông Turkistan". Taliban là guồng máy kích thích tinh thần và là nhà cung cấp vật chất cho "Đông Turkistan", đào tạo các chiến binh của" Đông Turkistan", cung cấp vũ khí cho họ, và che chở cho những người trốn khỏi Trung Quốc. Không có con số rõ ràng cho thấy có bao nhiêu thành viên "Đông Turkistan" đã trải qua các trại huấn luyện tại Afghanistan, nhưng họ được kể là có khá nhiều. Trong chiến tranh ở Afghanistan chống lại al Qaeda và Taliban, quân đội Mỹ đã bắt giữ được các chiến binh từ Tân Cương của Trung Quốc. Trong số các tù nhân bị giam giữ trong các cơ sở quân sự ở Guantanamo, có người Duy Ngô Nhĩ.

Sau sự sụp đổ của chế độ Taliban, các chiến binh "Đông Turkistan" rút lui với al Qaeda và Taliban, nhưng họ tiếp tục chiến đấu cùng với al Qaeda và Taliban ở cả hai nơi: Afghanistan và Pakistan. Và có rất ít hy vọng rằng, al Qaeda và Taliban sẽ ngừng hỗ trợ nhóm "Đông Turkistan", miễn là al Qaeda và Taliban hoạt động tại Afghanistan, hỗ trợ của họ đối với "Đông Turkistan" có thể sẽ tiếp tục.

Vấn đề với chủ nghĩa khủng bố "Đông Turkistan" và ly khai ở Tân Cương là nó sẽ có khả năng chịu đựng một thời gian dài. Trong khi không có khả năng "Đông Turkistan" tách Tân Cương ra khỏi Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc cũng có rất ít cơ hội trừ tận gốc các hoạt động của "Đông Turkistan" . Chính phủ Trung Quốc sở hữu đủ nguồn lực và khả năng kiểm soát những thách thức của "Đông Turkistan ", nhưng loại trừ vấn đề hoàn toàn là một khó khăn. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những vấn đề vô thời hạn, với an ninh của Tân Cương vẫn còn là một mối quan tâm cốt lõi trong nhiều năm. Cuộc nổi loạn rộng rải tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, vào ngày 5 tháng 7 năm 2009, là một biểu hiện chính thức mới nhất của những hoạt động của "Đông Turkistan" ở Tân Cương.

Đây là vụ bạo loạn lớn nhất và bạo lực nhất ở Tân Cương kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Theo báo cáo chính thức, 197 người đã thiệt mạng, hầu hết trong số họ là cư dân vô tội của thành phố, cũng qua đó, hơn 1.700 người bị thương, và hơn 1.600 xe ô tô và các cửa hàng bị đốt cháy hoặc bị phá hủy. Sự kiện chứng minh vấn đề "Đông Turkistan" nguy hiểm như thế nào. Bài học cho Trung Quốc là rất lớn : bạo động loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào cho rằng các vấn đề với "Đông Turkistan" có thể được giải quyết một cách dễ dàng và một cách nhanh chóng, hoặc vấn đề có thể mờ dần với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nói chung, và Tân Cương nói riêng. Một cuộc tấn công nghiêm trọng bởi một nhóm cực đoan trong một sở cảnh sát ở Hetian, một thành phố phía nam của Tân Cương, đã xảy ra trong tháng 7 năm 2011, một lần nữa chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Những sự kiện này đã làm Trung Quốc thậm chí còn quan tâm nhiều hơn về an ninh tại Tân Cương, và sau đó, đặt an ninh vững chắc là ưu tiên hàng đầu trong khu vực.

Từ một viễn cảnh rộng lớn hơn, Afghanistan không ảnh hưởng đến môi trường tổng thể của Tân Cương. Afghanistan là yếu tố bên ngoài quan trọng để ảnh hưởng đến an ninh trong tất cả các khu vực chung quanh Tân Cương, từ Nam đến Trung Á. Sự bất ổn ở Afghanistan chắc chắn sẽ tràn qua những khu vực đó. Nếu không giải quyết vấn đề với Afghanistan, Trung Quốc không thể đảm bảo an ninh và những khu vực chung quanh, bao gồm cả chính Tân Cương. Tại các khu vực như Trung Á, Pakistan, và Kashmir, bất kỳ sự bất ổn định nào cũng sẽ dẫn tới sự gia tăng của lực lượng Hồi giáo cực đoan, lần lượt khuyến khích tổ chức "Đông Turkistan". Với sự công nhận này, Trung Quốc coi Afghanistan là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng an ninh của Tân Cương.

Afghanistan cũng đặt ra vấn đề an ninh cho Trung Quốc từ tầm nhìn địa chính trị. Đối với hơn 10 năm Afghanistan là một đấu trường của cuộc chiến, với hơn 100.000 quân của nhiều nước khác nhau vẫn còn chiến đấu ở đó. Những căn cứ quân sự được xây dựng ở Afghanistan và các quốc gia Trung Á. Sự cạnh tranh ngấm ngầm của các cường quốc trong khu vực đã gia tăng, làm cho khu vực không có nhiều thuận lợi khi là một phần của môi trường chung quanh Trung Quốc, về cả chính trị và an ninh.

Trung Quốc cũng chịu đựng các vấn đề ma túy ở Afghanistan . Do sự gần gũi địa lý của hai nước, rất dễ dàng vận chuyển ma túy từ Afghanistan tới Trung Quốc thông qua Trung Á và Pakistan. Giờ đây, Afghanistan đã trở thành một trong những nguồn lớn nhất của nạn buôn bán ma túy sang Trung Quốc, sau khu vực Đông Nam Á. Nạn nhân đầu tiên của chất ma tuý Afghanistan là Tân Cương, ở đó nạn buôn bán bất hợp pháp từ Afghanistan đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Theo cảnh sát Tân Cương, trong năm 2010 phát hiện 15 trường hợp liên quan đến buôn bán ma túy từ Afghanistan.

( Còn tiếp )

1    2    3

Zhao Huasheng là giáo sư và là giám đốc của Trung tâm về nước Nga và Trung tâm Nghiên cứu Trung Á, đồng thời là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ông đã từng là phó chủ tịch của Hiệp hội Trung Quốc nghiên cứu quan hệ Trung - Nga từ năm 2008. Ông là một thành viên của Chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong năm 2011 (Washington, DC), và từ 1989 đến 1990 ông là một học giả thỉnh giảng tại Viện Quan hệ Quốc tế Moscow. Từ 1986 đến năm 2004, ông là một nhà nghiên cứu và là giám đốc Khoa Nga và Trung Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là quan hệ Trung-Nga, chính sách đối ngoại của Nga, quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Á, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và các bài phân tích của ông đã được xuất bản với Trung ngữ, Nga ngữ, và Anh ngữ. Những sách gần đây của ông bao gồm Trung Á: Views from Washington, Moscow, and Beijing (ME Sharpe, 2007), đồng tác giả với Eugene Rumer và Dmitry Trenin ; China’s Central Asian Diplomacy (Current Press, 2008); The SCO: : An Assessment and Review (sắp xuất bản 2012). Ông có bằng thạc sỹ Văn học Nga từ Đại học Nam Kinh và Cử nhân văn học và tiếng Nga từ Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.