Trung Quốc và Afghanistan. Lợi ích, lập trường, và quan điểm của TrungQuốc.

Trong khi phương Tây tin tưởng vào các ứng dụng phổ quát của các tổ chức dân chủ, các chính quyền địa phương nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thống địa phương, lập luận rằng bất kỳ mô hình chính trị nào áp dụng cho Afghanistan phải đưa vào giải trình tất cả những yếu tố này, nếu không nó không thể làm việc hiệu quả.

 Zhao Huasheng. Andrew C. Kuchins đóng góp . Mar 26, 2012
Bản tiếng Anh

Trần H Sa  Lược dịch.

Trung Quốc Phụ thuộc vào sự thành công của "Tiến trình Kabul"

Chính phủ Afghanistan sẽ nắm lấy tất cả nền hành chính và trách nhiệm an ninh của đất nước vào cuối năm 2014. Được đặt tên là "Tiến trình Kabul ", trách nhiệm chắc chắn sẽ xảy ra này bắt đầu vào tháng 7 năm 2010. Chính trị và thực tế, tiến trình Kabul là con đường đi đúng cách cho Afghanistan , tuy nhiên, vấn đề chi tiết, và "quyền" điều khiển có thể không nhất thiết dẫn đến những kết thúc mong đợi . Kết quả của quá trình này phụ thuộc vào việc liệu có hay không các chiến thuật và những điều kiện cũng đều đúng. Do những vấn đề khó khăn mà Afghanistan đối mặt, quá trình Kabul có thể sẽ phức tạp và đầy rủi ro, với một tương lai không chắc chắn. Kịch bản khác nhau là có thể.


Một kịch bản là chính phủ Afghanistan thành công trong việc duy trì quyền lực và giữ được ổn định tương đối trong nước, được hỗ trợ bởi một số yếu tố. Tình hình hiện nay thường được so sánh với năm 1989, khi quân đội Liên Xô để lại Afghanistan sau 10 năm chiến tranh thất bại. Chính phủ Najibula của Afghanistan, với sự hỗ trợ của Liên Xô, đã bị lật đổ bởi lực lượng đối lập trong ba năm. Lịch sử này được thường xuyên nhắc lại, với gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể nhìn thấy số phận tương tự. Ngoài ra, một ý kiến ​​rộng rãi được nêu ra là tất cả những đế quốc đó, xâm nhập Afghanistan không thành công, ví dụ mới nhất là Vương quốc Anh trong thế kỷ XIX và Liên Xô trong thế kỷ 20 -- Afghanistan là "nghĩa địa" của các cường quốc. Hình ảnh này phủ một bóng bi quan trên việc rút quân của Mỹ và các lực lượng quốc tế ra khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, tình hình tại Afghanistan hiện nay là khá khác biệt so với những năm 1980, không nói đến thế kỷ 19. Sự khác biệt quan trọng nhất là bây giờ tất cả các cường quốc trong thế giới hỗ trợ chính phủ Afghanistan và không một quốc gia đơn lẻ nào ũng hộ Taliban. Ngoài ra, bất chấp những thiếu sót của họ, các tổ chức chính trị thế tục được ưa thích, bởi một phần dân số đáng kể, so với một chế độ tôn giáo cực đoan. Hơn nữa, việc rút ​​quân của quân đội nước ngoài sẽ có một tác động tích cực, loại bỏ một yếu tố chính được Taliban sử dụng kích thích cho lợi ích của nó. Cuối cùng, chính phủ Afghanistan có lực lượng quân sự mạnh hơn nhiều so với Taliban. Đến cuối năm 2011, quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA) tăng lên 171.600 người và Cảnh sát quốc gia Afghanistan (ANP) có 134.000 nhân viên. Một lực lượng lớn như vậy sẽ có thể kiểm soát tình hình nếu nó có thể hoạt động hiệu quả, áp dụng đào tạo tốt, chiến thuật, và tinh thần. Hơn thế nữa, với việc thu hồi lực lượng ISAF, ANA và ANP sẽ không chỉ cung cấp hỗ trợ cho người khác mà còn sẽ đấu tranh cho sự sống còn của họ.

Sự thành công của kịch bản này phụ thuộc, tuy vậy, ở nhiều chữ "nếu", bao gồm một chính phủ có khả năng, hòa giải quốc gia thành công, viện trợ quốc tế cần thiết, đoàn kết quốc tế, và sự cải thiện nền kinh tế. Tất cả những điều kiện này là rất quan trọng, khi sự thất bại của bất kỳ loại nào trong số chúng đều cũng có thể dẫn đến thất bại của quá trình Kabul.

Điểm đầu tiên của những điều kiện này, một chính phủ có khả năng là rất quan trọng, và chính phủ Afghanistan là cơ sở cho sự thành công của quá trình Kabul. Hai câu hỏi phù hợp đến thời điểm này: Thứ nhất, chính quyền Afghanistan hiện nay có thể chứng minh bản thân họ có khả năng hay không ? Thật không may, có nghi ngờ mạnh mẻ về điều này, chính phủ Afghanistan không thành công để chứng minh khả năng của mình trong 10 năm qua, do đó mọi người tự hỏi liệu nó có thể làm thay đổi được những vấn đề cơ bản cần thiết trong vài năm tới. Hơn nữa, mô hình chính trị hiện hành có phù hợp cho Afghanistan hay không ? Afghanistan là một nhà nước với một cấu trúc xã hội bộ lạc, ảnh hưởng sâu sắc bởi các lực lượng tôn giáo, với phần lớn dân số mù chữ và sinh sống một cách nghèo khổ. Trong khi phương Tây tin tưởng vào các ứng dụng phổ quát của các tổ chức dân chủ, các chính quyền địa phương nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thống địa phương, lập luận rằng bất kỳ mô hình chính trị nào áp dụng cho Afghanistan phải đưa vào giải trình tất cả những yếu tố này, nếu không nó không thể làm việc hiệu quả.

Đối với điều kiện thứ hai, hòa giải quốc gia là con đường đúng đắn cho chính phủ Afghanistan . Đàm phán giữa chính phủ và Taliban là chìa khóa cho bất kỳ chiến lược hòa giải nào. Trong khi đàm phán là đúng hướng, thành công của nó không được bảo đảm, bởi vì kết quả, phần lớn, phụ thuộc vào Taliban. Hai bên sẽ đi đến bàn đàm phán với những nguyên tắc và mục tiêu xung khắc nhau. Đối với chính phủ Afghanistan, điều kiện tiên quyết cho sự hoà giải thành công là Taliban phải công nhận hiến pháp và hệ thống chính trị hiện hành; Taliban, về phần mình, được xác định để thiết lập một chế độ Hồi giáo, trong quá trình loại bỏ hệ thống chính trị, ý thức hệ, và các giá trị lấy từ phương Tây. Khoảng cách giữa hai bên là khổng lồ. Hơn nữa, Taliban là không chấp nhận vai trò phụ thuộc trong chính phủ, mặc dù một số nhỏ những phần tử Taliban có thể chấp nhận. Vượt qua khoảng cách là một thách thức thực sự, làm trầm trọng thêm do Taliban thiếu phối hợp, lãnh đạo trung ương, hoặc cấu trúc phân cấp, thay vào đó, bao gồm nhiều nhóm tự tổ chức . Kết quả là, không ai có thể đại diện cho Taliban như một toàn thể.

Trong khi tương lai đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban là không chắc chắn, duy trì tình đoàn kết giữa các nhóm chính trị khác nhau bên trong chính phủ cũng có thể là một vấn đề. Như Sayfullo Safarov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Tajikistan, chỉ ra, quan hệ liên sắc tộc là vấn đề lớn nhất đối với Afghanistan. Cuộc đấu tranh cho quyền lực đã không bao giờ dừng lại, và nó có thể bùng phát trở lại trong tương lai. Điều này cũng được phản ánh trong sự khác biệt ý kiến ​​về cơ cấu quyền lực quốc gia trong tương lai: người Tajikistan và người Uzbekistan muốn có nhiều quyền lực hơn và yêu cầu phi tập trung hóa quyền lực quốc gia, lập luận Afghanistan chưa bao giờ là một nhà nước với một trung ương mạnh mẽ. Nhưng nhóm Pushtu nhấn mạnh vào một trung tâm quốc gia mạnh mẻ, họ tin rằng một cấu trúc phân quyền sẽ phân chia nhà nước, và hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Viện trợ quốc tế, điều kiện thứ ba, là cần thiết cho chính phủ Afghanistan, đặc biệt cho năm đầu tiên sau khi nhận lấy trách nhiệm quản trị và an ninh. Chính phủ Afghanistan cần tiền để quản lý nhà nước và duy trì quân đội và cảnh sát hơn 300.000 nhân sự. Hiện nay ngân sách của chính phủ Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế. Nó có vẻ không quan tâm đến tính bền vững tài chính cho những năm tới. Những người tham gia hội nghị London về Afghanistan vào tháng Giêng 2010 đã đồng ý, và Hội nghị Kabul trong tháng bảy năm 2010 trình bày lại, rằng họ sẽ tăng tỷ lệ viện trợ phát triển chuyển giao cho chính phủ Afghanistan từ 20-50%. Tổng thống Karzai hy vọng rằng xã hội quốc tế có thể giúp Afghanistan thêm 10 đến 15 năm. Theo một phân tích của Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài chính Afghanistan, 7 tỷ USD mỗi năm là cần thiết trong thập kỷ tới cho chính phủ Afghanistan để trang trải chi tiêu vào các lực lượng an ninh, dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục, và phát triển các dự án. Tuy nhiên, hỗ trợ tài chính dài hạn từ cộng đồng quốc tế không được bảo đảm. Giả sử rằng viện trợ quốc tế bị giảm đáng kể, hoặc thậm chí tồi tệ hơn, dừng lại, chính phủ Afghanistan có thể sau đó hầu như không tồn tại. Lịch sử của chính phủ Najibula là một bài học quen thuộc: Rơi vào cuộc khủng hoảng của riêng mình, Liên Xô đã phá vỡ trợ giúp của nó cho chính phủ Afghanistan, điều mà đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Najibula.

Hợp tác của cộng đồng quốc tế ở Afghanistan, đặc biệt sự đoàn kết giữa các cường quốc, có thể ảnh hưởng nặng nề đến kết quả của quá trình Kabul. Nếu "trò chơi lớn" mới hoạt động lại, tương lai của quá trình Kabul sẽ phải kết thúc. Mặc dù tất cả các cường quốc tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác trên vấn đề Afghanistan, nền tảng của hợp tác không vững chắc bằng sự cần thiết, như đã chứng minh trong quá khứ. Trong hậu quả của 11 tháng 9 năm 2001, các cường quốc đã thành lập một liên minh để chống khủng bố ở Afghanistan, nhưng liên minh sớm suy yếu, và bị phá vỡ bởi Chiến tranh Iraq. Tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh Iraq không chỉ phân tâm sự chú ý và nguồn lực của Hoa Kỳ từ Afghanistan đến Iraq, nó cũng gây ra nghi ngờ sâu sắc về chính sách của Mỹ ở Nga và Trung Quốc, gây ra liên minh chống khủng bố quốc tế phân hóa từng phần. Sau đó, đống ngổn ngang "Cách mạng Màu" đến Trung Á. SCO yêu cầu Hoa Kỳ thực hiện một thời gian biểu rút các căn cứ quân sự khỏi lãnh thổ của các thành viên SCO. Điều này tượng trưng cho sự kết thúc "thỏa thuận của quý ông" giữa Hoa Kỳ và Nga ở Trung Á đã đạt được sau 11 tháng Chín, 2001. Cạnh tranh Địa chính trị bắt đầu ưu tiên về hợp tác, mặc dù bề ngoài cả hai nước tiếp tục nói họ ủng hộ hợp tác. Kết quả là, vị trí của Afghanistan cũng đã thay đổi. Như được mô tả bởi một số học giả, nó đã trở thành một "hoạt động thứ yếu" trong sự ưu thế hơn của hợp tác song phương --- một yếu tố cạnh tranh làm tổn hại đến hiệu quả của hợp tác quốc tế ở Afghanistan. Hoa Kỳ và Nga trở lại khuôn khổ hợp tác của họ ở Afghanistan chỉ để nhờ đó "thiết lập lại" quan hệ song phương trong năm 2009.

Tầm quan trọng của phát triển kinh tế không thể được nhấn mạnh đủ. Afghanistan ở giữa các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nơi có hơn 70% dân số thiếu ăn. Do đó, thúc đẩy nền kinh tế của Afghanistan là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tất cả các vấn đề của Afghanistan, từ lãnh vực an ninh trồng thuốc phiện, cuối cùng có thể được cải thiện và chữa khỏi thông qua phát triển kinh tế. Mặc dù kỳ vọng vào việc cải thiện nhanh chóng nền kinh tế Afghanistan là không thực tế, chính phủ Afghanistan phải đưa nền kinh tế quốc gia đi trên con đường gây hy vọng cho người dân, nếu không quá trình Kabul sẽ không kéo dài.

Cùng với kỳ vọng lạc quan, có kịch bản bi quan. Một trong số đó là chính phủ Afghanistan chỉ duy trì kiểm soát giới hạn trên toàn quốc, với Taliban cũng không thể nắm bắt quyền lực quốc gia. Đất nước sẽ bị xé nát không chỉ về chính trị, mà còn cả quản trị hành chánh và địa lý. Trong trường hợp tồi tệ nhất như vậy, đất nước sẽ bi chia rẻ, với hai hoặc nhiều chính phủ. Kịch bản khác là chính phủ Afghanistan mất kiểm soát và đất nước rơi vào một cuộc chiến tranh dân sự mới và hỗn loạn, một số chuyên gia tin rằng cuộc chiến tranh dân sự là không thể tránh khỏi ở Afghanistan sau 2014. Tuy nhiên, một kịch bản khác có thể là một hình thức quyền lực quốc gia mới, nhưng với một sự cân bằng quyền lực và cơ sở chính trị khác nhau , và với một cơ cấu chính trị mới và định hướng ý thức hệ khác nhau.

Cuối cùng, một kết quả đòi hỏi sự trở lại của Taliban, gần như chắc chắn xảy ra; câu hỏi là về vai trò mà Taliban sẽ đóng. Một khả năng là rằng Taliban trở lại như là một thành phần tham gia trong chính phủ Afghanistan, bên trong khuôn khổ các tổ chức chính trị, điều sẽ tạo nên sự quay trở lại hợp pháp. Một khả năng khác là Taliban trở về như một cơ chế chính trị ngang bằng chính phủ Afghanistan, dựa trên một sự cân bằng quyền lực chính trị nhưng vượt ra ngoài khuôn khổ chính trị hiện có. Khả năng này cũng sẽ được xem là hợp pháp, đặc biệt là nếu đạt được thông qua đàm phán. Điểm đầu tiên của các kết quả có thể này là mong muốn cho cả hai Chính phủ Afghanistan và Hoa Kỳ. Mặc dù kết quả thứ hai là không thuận lợi đối với Chính phủ Afghanistan và Hoa Kỳ, tất cả không phải là không thể.

Bản chất của các cuộc đàm phán đang diễn ra của chính phủ Afghanistan và Hoa Kỳ với Taliban là để bảo đảm một trở về hợp pháp của Taliban bởi việc chia sẻ quyền lực. Đáng chú ý, Taliban gần đây đã cố gắng xuất hiện vừa phải hơn, các mối quan hệ hòa bình đầy hứa hẹn với các nước láng giềng và tôn trọng nhân quyền. Một số người tin rằng Taliban đã trải qua một chuyển đổi trong những năm gần đây, trở thành có đầu óc thực tế và "mềm" hơn. Nếu đó là sự thật, có lý do để lạc quan rằng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc thành công và rằng các động lực chính trị trong Afghanistan sẽ thay đổi. Trong phạm vi này, đây là một sự thay đổi chính sách thực sự của Taliban và không phải là một thủ đoạn tạm thời, các bước theo hướng này sẽ được hoan nghênh.

Tất cả mà nói, một loại trở về thứ ba của Taliban -- trở về bất hợp pháp -- đưa đến hậu quả sự lật đổ của Taliban đối với chính phủ Afghanistan và giành quyền kiểm soát đất nước sau khi các lực lượng Hoa Kỳ và ISAF rời đi, một kịch bản được dự đoán trong giới học thuật. Mặc dù kết quả này không nên được loại trừ, đó là không thể tránh khỏi. Taliban là đủ mạnh để tồn tại chiến đấu trong một cuộc chiến tranh du kích, dựa vào chiến thuật như vậy như việc sử dụng các thiết bị nổ tự chế (IED), nhưng cách tiếp cận như vậy sẽ không đủ để lấy lại quyền lực quốc gia. Kết quả sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố liên quan đến chính bản thân chính phủ Afghanistan , quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA), và Cảnh sát Quốc gia Afghanistan (ANP) cũng như quốc tế hỗ trợ cho họ. Như Hekmat Karzai, Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Xung đột và Hòa bình ở Kabul, đã đề cập, vấn đề không phải là cuộc nổi dậy mạnh mẽ, mà đó là các tổ chức Afghanistan yếu kém.

Tất nhiên, bất kỳ kết quả nào làm mất ổn định khu vực và làm rối loạn các mối quan hệ song phương thuận lợi sẽ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc. Vì vậy, trong số tất cả các kịch bản có thể được mô tả ở trên, điều đầu tiên đáp ứng lợi ích của Trung Quốc nhiều nhất đó là, quá trình Kabul kết thúc thành công, với Chính phủ Afghanistan duy trì quyền lực và từng bước ổn định tình hình. Thật vậy, nhìn về sự trở lại của Taliban, Trung Quốc có thể không hoàn toàn phản đối nó, miễn là việc trở lại được xử lý một cách hợp pháp. Tất cả các kịch bản khác đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích Trung Quốc, những điều đó thường là chủ yếu ở lãnh vực an ninh, nhưng bây giờ nó cũng là kinh tế .



Trung Quốc gần đây đã tăng cường hợp tác với chính phủ Afghanistan. Trong cuộc họp với Tổng thống Karzai tháng 3 năm 2010 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đề nghị tăng cường quan hệ song phương bằng cách hợp tác trong năm lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị, ông Hồ cho rằng hai bên cần tăng cường liên lạc và tham vấn lẫn nhau. Trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, hai bên cần tăng cường đầu tư và phát triển các dự án hợp tác mới. Trong lãnh vực nhân đạo, Trung Quốc sẽ cung cấp cơ hội đào tạo cho các chuyên gia Afghanistan. Trong lãnh vực an ninh, Trung Quốc và Afghanistan cần tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, ly khai, chủ nghĩa cực đoan, và tội phạm xuyên quốc gia. Trong lãnh vực quan hệ đa phương, Trung Quốc sẽ khuyến khích Afghanistan cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và hoan nghênh vai trò tích cực của nó.trong SCO và các tổ chức khác. Trung Quốc có kế hoạch cho các mối quan hệ song phương lâu dài và có ý định thiết lập một "mối quan hệ đối tác hợp tác tổng thể ." Cùng với định dạng song phương Trung Quốc-Afghanistan và nền tảng đa phương, đặc biệt là của SCO, Trung Quốc đã khởi xướng định dạng tam giác Trung Quốc, Afghanistan, và Pakistan với mục đích tăng cường hợp tác an ninh khu vực và các vấn đề khác. Cuộc đối thoại tam giác đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Hai năm 2012.

Tuy nhiên, Trung Quốc, như là một thực tế, nhận thức rõ những thách thức nghiêm trọng mà quá trình Kabul đang phải đối mặt. Trung Quốc có liên quan với tương lai của Afghanistan, sự hiểu biết "có một số không chắc chắn", như Ngoại trưởng Trung Quốc đã đề cập. Song Tao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ lo lắng, chỉ ra rằng "tình hình Afghanistan đang phải đối mặt với một ngã tư quan trọng. Những gì là tương lai của nó sẽ không chỉ ảnh ​​hưởng đến quá trình tái thiết của Afghanistan, nó cũng sẽ xác định sự thành công của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố". Đồng thời, Trung Quốc hiểu rằng Afghanistan là những người sẽ quyết định số phận cuối cùng của Afghanistan. Nếu tình hình tồi tệ trở lại, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thực tế đó, tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức để mang lại một kết thúc tích cực.

Zhao Huasheng là giáo sư và là giám đốc của Trung tâm về nước Nga và Trung tâm Nghiên cứu Trung Á, đồng thời là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ông đã từng là phó chủ tịch của Hiệp hội Trung Quốc nghiên cứu quan hệ Trung - Nga từ năm 2008. Ông là một thành viên củai Chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong năm 2011 (Washington, DC), và từ 1989 đến 1990 ông là một học giả thỉnh giảng tại Viện Quan hệ Quốc tế Moscow. Từ 1986 đến năm 2004, ông là một nhà nghiên cứu và là giám đốc Khoa Nga và Trung Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là quan hệ Trung-Nga, chính sách đối ngoại của Nga, quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Á, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải , và các bài phân tích của ông đã được xuất bản với Trung ngữ, Nga ngữ, và Anh ngữ. Những sách gần đây của ông bao gồm Trung Á: Views from Washington, Moscow, and Beijing (ME Sharpe, 2007), đồng tác giả với Eugene Rumer và Dmitry Trenin ; China’s Central Asian Diplomacy (Current Press, 2008); The SCO: : An Assessment and Review (sắp xuất bản 2012). Ông có bằng thạc sỹ Văn học Nga từ Đại học Nam Kinh và Cử nhân văn học và tiếng Nga từ Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải.

1    2    3

T H Sa...Theo Reuters đưa tin vào ngày 29/03/2012....Chính quyền Obama đã báo hiệu một sự sẵn sàng chấp nhận những kiểm soát ít nghiêm ngặt đối với các cựu lãnh đạo Taliban, những người có thể được chuyển giao cho Qatar như là một phần của một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và các chiến binh Afghanistan để khởi động các cuộc đàm phán hòa bình Afghanistan.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.