Vấn đề Trung Á của Trung Quốc.

Khuôn mẫu của Trung Quốc như là "tân đế quốc kinh tế", xứng đáng hay không, đang bị cho là căn nguyên của vấn đề.

Khu vực Trung Á.
Khu vực Trung Á.


 Bishkek / Bắc Kinh / Brussels, 27 Tháng Hai 2013.
Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế

Trần H Sa Lược dịch.

Tóm tắt.

Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước láng giềng Trung Á của nó đã phát triển một mối quan hệ gần gũi, ban đầu là kinh tế nhưng càng ngày nó cũng bao gồm cả chính trị và an ninh. Năng lượng, kim loại quý, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác từ khu vực chảy vào Trung Quốc. Sự đầu tư chảy theo cách khác, như Trung Quốc xây dựng đường ống dẫn, đường dây điện và mạng lưới giao thông nối Trung Á với tỉnh Tây Bắc của nó, tỉnh Tân Cương, là Khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ .
Hàng tiêu dùng giá rẻ từ tỉnh này tràn ngập thị trường Trung Á. Giới tinh hoa và các chính phủ trong khu vực nhận được sự tài trợ hào phóng từ Bắc Kinh, hỗ trợ ngoại giao kín đáo nếu Nga trở nên quá đòi hỏi khắt khe và biểu hiện tình đoàn kết nồng ấm vào một thời điểm khi mà phần lớn cộng đồng quốc tế yêu cầu sự ổn định lâu dài của khu vực. Ảnh hưởng và những sự việc nhìn thấy được của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Đó là lực lượng kinh tế chiếm ưu thế trong khu vực và trong vòng vài năm tới cũng có thể trở thành một sức mạnh nước ngoài ưu việt ở đó, làm lu mờ Mỹ và Nga.

Mối quan tâm chính của Bắc Kinh là an ninh và phát triển của khu tự trị Tân Cương, mà bản thân nó chia sẻ 2.800 km biên giới với Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Cốt lõi chiến lược của Trung Quốc có vẻ là tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ giữa Tân Cương và Trung Á, với mục đích tăng cường cả phát triển kinh tế lẫn ổn định chính trị. Điều này lần hồi, hy vọng, bảo vệ Tân Cương và các nước láng giềng tránh khỏi bất kỳ hậu quả tiêu cực nào từ việc rút quân khỏi Afghanistan của NATO vào năm 2014. Vấn đề là phần lớn Trung Á xem ra không an toàn và không ổn định theo thời gian. Tham nhũng là đặc hữu, hoạt động trái trái phép của gới quyền uy chính trị bùng nổ trên diện rộng, các dịch vụ xã hội suy giảm mạnh và các lực lượng an ninh yếu kém. Các chính phủ mà Trung Quốc hợp tác đang ngày càng bị xem như là một phần của vấn đề, không phải là một giải pháp, như các nhà phân tích tư nhân Trung Quốc đồng ý. Có nguy cơ là nhóm chiến binh thánh chiến Trung Á đang chiến đấu bên cạnh quân Taliban có thể gây chiến trở lại ở Afghanistan sau năm 2014. Điều này sẽ gây ra khó khăn lớn cho cả Trung Á và Trung Quốc. Sự can thiệp với duy nhất về kinh tế có thể không đủ.

Có những nhược điểm khác đối với mối quan hệ. Thực tiễn kinh doanh của nó đang đóng góp cho một hình ảnh tiêu cực trong một khu vực, nơi vốn có những nghi ngờ với Trung Quốc - và tình cảm dân tộc - vốn đã rất cao. Các cáo buộc phá hoại môi trường đang ngày càng tăng bởi khai thác mỏ của Trung Quốc, điều kiện làm việc tồi tệ trong các nhà máy Trung Quốc, và các doanh nhân Trung Quốc chèn ép các đối thủ cạnh tranh với những hối lộ hào phóng cho các quan chức. Khuôn mẫu của Trung Quốc như là "tân đế quốc kinh tế", xứng đáng hay không, đang bị cho là căn nguyên của vấn đề. Bắc Kinh đang bắt đầu thăm dò nắm lấy thế chủ động ​​chính trị và an ninh trong khu vực, chủ yếu thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trong đó, tuy nhiên, bản thân nó tỏ ra không hiệu quả trong thời gian bất ổn. Những người chơi chính khác ở bên ngoài Trung Á bị hạn chế bởi những lợi ích riêng hoặc khả năng tài chính của họ. Tốc độ quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan đang gây lo ngại trong giới chính sách của Trung Quốc, và mặc dù Nga tuyên bố các lợi ích đặc quyền ở Trung Á, nó thiếu những nguồn lực tài chính như Trung Quốc đang có. Rất có khả năng từ ngắn hạn đến trung hạn rằng Trung Quốc sẽ tự tìm thấy chính nó cần thiết phải đóng một vai trò chính trị lớn hơn ở khu vực.

Các chuyên gia về Trung Á của Trung Quốc được đào tạo tốt và có đầy đủ thông tin nằm trong số những người lo ngại rằng một cuộc rút quân mất trật tự hoặc quá nhanh của quân đội NATO ra khỏi Afghanistan có thể dẫn đến tình trạng bất ổn nghiêm trọng trong khu vực - khả năng nội chiến, sự yếu kém đáng kể của chính quyền trung ương, hoặc leo thang những trận chiến ủy nhiệm giữa các láng giềng của Afghanistan dẫn đến tình trạng bất ổn của họ, và đáng lo ngại nhất, bất ổn ở Pakistan. Họ chỉ trích nạn tham nhũng và thiếu thẩm quyền của các nhà lãnh đạo Trung Á, cũng như các hoạt động bất hợp pháp của các giới quyền uy chính trị trong khu vực, và mối lo ngại to lớn rỏ ràng của tư nhân về triển vọng dài hạn đối với hai quốc gia yếu nhất, Kyrgyzstan và Tajikistan. Họ lo lắng như phương Tây, có thể nhiều hơn như vậy, về điểm yếu của khu vực là tiềm năng thách thức nổi loạn có tổ chức, từ bên trong hoặc bên ngoài.

Mối quan tâm này đã dẫn các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc xem xét tham gia với các phần tử Taliban, trong một nỗ lực để lôi kéo họ từ bỏ sự hỗ trợ thấy rỏ của họ cho Nhóm ly khai Duy Ngô Nhĩ, chẳng hạn như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM). Nổi lo sâu sắc của Bắc Kinh về các mối đe dọa có thể phát ra từ Afghanistan đã được chứng minh sau khi bộ trưởng công an, Zhou Yongkang, được gửi đến Kabul hồi tháng Chín năm 2012, ngay trước khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo Trung Quốc một lần trong một thập kỷ. Zhou, quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc viếng thăm sau 50 năm, cam kết hỗ trợ tái thiết và giúp đỡ an ninh có giới hạn trong các hình thức đào tạo cảnh sát. Mặc dù một cách công khai Trung Quốc hỗ trợ các nhà lãnh đạo Trung Á và bày tỏ sự tin tưởng ở khả năng tồn tại chính trị của họ, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra một kế hoạch rõ ràng để hoạt động hướng tới sự ổn định ở cả Afghanistan và Trung Á.

Trung Quốc rõ ràng đã loại trừ bất kỳ loại can thiệp quân sự nào ở láng giềng Trung Á bất ổn của nó, thậm chí trong một trường hợp cực kỳ bất ổn. Tuy nhiên, trong những năm tới, các sự kiện có thể buộc giới lãnh đạo của nó đưa ra những quyết định khó khăn. Nó sẽ gần như chắc chắn cần phải sử dụng ít nhất là sự tham gia hoạt động ngoại giao và kinh tế nhiều hơn để vật lộn với những thách thức đang đặt ra những mối đe dọa đến lợi ích kinh tế và sự ổn định trong khu vực.

( Còn tiếp )


1    2

Popular posts from this blog

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.