Vấn đề Trung Á của Trung quốc II.

Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thương Hải (SCO) kết thúc ngày 9/6 /2012 tại Bắc Kinh. Ảnh Internet.
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thương Hải (SCO)
kết thúc ngày 9/6 /2012 tại Bắc Kinh.
Ở chổ công khai, Trung Quốc và Nga là một cặp được xem như là các đối tác ở Trung Á, làm việc cùng nhau để đối phó với ảnh hưởng phương Tây. Trong thực tế, mối quan hệ của họ được đánh dấu bằng sự không tin tưởng và đối địch.

 Internet.Brussels, 27 Tháng Hai 2013.
Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế

Trần H Sa  Lược dịch.


Lối vào Trung Á.

A. Trung Quốc và các quốc gia mới độc lập.

Trong suốt quãng thời gian tồn tại của Liên Xô, tương tác trực tiếp giữa các nước cọng hòa Trung Á và Bắc Kinh rất hạn chế, khi các quan hệ chính thức hầu như đều hướng đến Moscow một cách độc quyền (1). Năm 1991, có một sự thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia về khu vực trong giới chính sách nước ngoài của Trung Quốc. Nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ của Liên Xô sẽ tạo ra một khoảng trống an ninh, và sự bất ổn định ở Trung Á sẽ ảnh hưởng bất lợi cho tỉnh lân cận ở Trung quốc, tỉnh Tân Cương (2). Cuộc chiến ở Afghanistan, sự nổi lên của nền chính trị Hồi giáo, và việc bùng nổ nội chiến ở Tajikistan trong năm 1992 đã làm trầm trọng thêm những nỗi lo sợ này, cũng thỉnh thoảng xảy ra bất ổn ở Tân Cương giữa các năm 1989 và 1993 (3).


Bắc Kinh đã nhanh chóng thiết lập quan hệ với các quốc gia mới độc lập, (4) nhưng trong nhiều năm vùng đất này không được coi là một ưu tiên ngoại giao cũng không phải là ưu tiên kinh tế. Ban đầu mối quan tâm chính của nó là phân định cắm mốc biên giới và hỗ trợ an ninh cho các chính sách của mình ở Tân Cương (5). Diển đàn Thượng Hải Năm - Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã được thành lập trong tháng 4 năm 1996 để tạo thuận tiện cho những vấn đề này, cũng như phi quân sự hóa biên giới (6). Sự tiếp xúc được xảy ra ở cấp chính phủ, nhưng các thỏa thuận biên giới được quan sát với sự nghi ngờ bởi nhiều người Trung Á bình thường (7). Giữa thập niên 1990, Trung Quốc bắt đầu lưu ý đến các cơ hội kinh tế. Tháng 9 năm 1997, lần đầu tiên họ ký với Kazakhstan nhiều thỏa thuận để phát triển các lĩnh vực dầu và khí đốt và xây đặt các đường ống dẫn (8). Chiến lược "trải khắp toàn cầu", được giới thiệu vào cuối năm 2000, loại bỏ những kiểm soát hạn chế ở đầu tư ra nước ngoài và mở đường cho các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Đến năm 2005, đã có gần 1.000 doanh nghiệp Trung Quốc ở Trung Á (9) ; thương mại với các nước trong khu vực tăng gấp 30 lần giữa các năm 2000 và 2010 (10).

Bắc Kinh đi đến việc xem xét thắt chặt các quan hệ kinh tế giữa Trung Á và Tân Cương như là một cách khác để bảo đảm sự ổn định cho cả hai, và do đó như là một cách khác để bảo đảm sự tìm kiếm từ "trỗi dậy hòa bình" đi đến địa vị cường quốc (11). Kể từ đầu những năm 2000, nó đã tích cực tham gia vào một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, từ những con đường dành cho các đường ống, nối Trung Á với Tân Cương (12).

Tuy nhiên, sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ, các quốc gia Trung Á cam kết hỗ trợ cho "cuộc chiến chống khủng bố" của Washington mà không có sự tham vấn của Trung Quốc. Mỗi nước cung cấp hợp tác trong các hình thức về quyền bay qua không phận của họ, cơ sở tiếp nhiên liệu hoặc thỏa thuận căn bản và nhận được các gói kích thích kinh tế đáng kể hoặc trao đổi những cơ hội thương mại (13). Đến năm 2008, các nhà lập kế hoạch của Ngũ Giác Đài đã triển khai mẫu đầu tiên trong mạng lưới phân phối phía Bắc (NDN), một tuyến đường quá cảnh từ châu Âu đến Afghanistan qua ngỏ Trung Á, dành cho nhu cầu hàng hóa phi quân sự của lực lượng NATO tại Afghanistan (14). Các lĩnh vực hợp tác quân sự khác cũng phát triển mạnh mẽ, bao gồm xây dựng và đào tạo lực lượng đặc biệt tại Kyrgyzstan, đào tạo lực lượng đặc biệt cho Tajikistan và lập kho bãi của Mỹ ở ngã tư biên giới Turkmenistan và Uzbekistan (15).

Ngay cả việc đóng cửa căn cứ không quân Karshi-Khanabad tại Uzbekistan sau khi phương Tây kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các cuộc đàn áp biểu tình bằng bạo lực của chính phủ Andijan hồi tháng 5 năm 2005, cũng đã không làm chấm dứt quan hệ quân sự của Mỹ với Uzbek. Mỹ tiếp tục cung cấp cho quân đội Uzbek các khả năng đào tạo công nghệ cao, và trong năm 2009, tổng thống Islam Karimov đã đồng ý cho phép Washington sử dụng sân bay Navoi như là một trung tâm cho các hàng hóa phi quân sự (16). Trong năm 2011, Mỹ đề nghị Uzbekistan nên nhận những hàng hóa quốc phòng dôi dư (EDA) không còn được sử dụng ở Afghanistan, một phần thưởng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thực hiện rõ ràng, lối hợp tác trên NDN (17). Các quốc gia Trung Á khác mong muốn những danh sách EDA được chiếu cố bởi Mỹ và các thành viên NATO khác. Các nhà ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng cuộc chiến Afghanistan là động lực đằng sau sự sự hợp tác quân sự và chính trị, và rằng nó sẽ ít mạnh mẽ hơn trong tương lai (18).

Trong suốt quá trình của những năm 2000, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vẫn là một diễn đàn để thảo luận về thương mại và các vấn đề an ninh, sau này bao gồm cả chống khủng bố và chống ma túy (19). Chương trình nghị sự của nó đầy tham vọng trên giấy tờ, nhưng thường được thực hiện ít hơn so với những ý định được tuyên bố (20). Sự cạnh tranh giữa hai thành viên hàng đầu nhưng đối địch, Nga và Trung Quốc, hạn chế ảnh hưởng của nó. Một nhà cựu ngoại giao Kazakhstan mô tả mối quan hệ của họ trong SCO như là một "vũ điệu của con cầy mangut và rắn hổ mang" (21). Nhưng khi thập kỷ tiến bộ ngày càng trở nên rõ ràng qua đó kinh tế phát triển của Trung Quốc chiếm ưu thế đã giải thích đáng kể những cơ hội quyết định tạo nên sự ảnh hưởng chính trị.

B. Các quan tâm chính trị của Trung Quốc : Tính ổn định và các chế độ thân thiện

Quan tâm chính của Trung Quốc ở Trung Á là sự ổn định, trong chiều hướng bảo đảm an ninh ở Tân Cương và bảo vệ các lợi ích kinh tế của nó (22). Các quan chức đặc biệt lo lắng bởi nguy cơ lan toả từ Afghanistan hoặc sự lặp lại "Mùa xuân Ả Rập" ở Trung Á (23). Kế hoạch rút quân của Mỹ và NATO ra khỏi Afghanistan vào năm 2014 là mối quan tâm đặc biệt : các tổ chức ly khai người Trung Quốc được huấn luyện ở Afghanistan cũng như Pakistan, và sự ổn định - hoặc thiếu ổn định từ đó - sẽ có, Bắc Kinh cảm thấy, chúng liên hệ trực tiếp đến tình trạng nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực biên giới Trung Quốc (24).

Bắc Kinh thường xuyên khẳng định quyết tâm không triển khai quân sự ở Trung Á, bất kể sự đe dọa đối với các công dân hoặc đầu tư của Trung Quốc (25). Tuy nhiên, các nhà phân tích và các quan chức ở thủ đô tranh luận về việc nó có thể giải quyết các vấn đề an ninh ở khu vực như thế nào (26). Hiện nay, kết luận là rằng chiều hướng duy nhất nó có thể thực hiện là cung cấp cho các chế độ chuyên quyền đang gặp khó khăn của Trung Á các nguồn quỹ và các cơ sở hạ tầng cần thiết để họ tiếp tục trên con đường phát triển tương tự như Trung Quốc (27). Tuy nhiên, một số ít học giả Trung Quốc và các chuyên gia nhìn thấy trước, một nhu cầu cần thiết phải đánh giá lại các chính sách an ninh. Một học giả cao cấp tự hỏi những gì ở Trung Á có thể được coi là lợi ích sống còn, đủ để kích hoạt một suy nghĩ lại như vậy. Ông cho rằng đường ống dẫn khí đốt dài 1.833 km từ Turkmenistan đến Tân Cương có thể là một trong những điều đó. Một người khác lưu ý rằng vấn đề triển khai quân đội Trung Quốc ở nước ngoài trong bất kỳ trường hợp nào là quá sớm, như họ đã không được đào tạo cũng như không có kinh nghiệm để hoạt động hiệu quả bên ngoài biên giới của họ (28).

Các học giả Trung Quốc biết Bắc Kinh có khả năng có thể làm nhiều hơn ở Trung Á, nhưng chỉ ra rằng sự tham gia cần thiết phải phù hợp với lợi ích địa chiến lược rộng lớn hơn (29). Quan điểm cuả đa số là nó sẽ chỉ triển khai quân đội cho các vấn đề trực tiếp liên quan đến an ninh quốc gia, chẳng hạn như bảo vệ quê hương (30).

Trung Quốc nhìn thấy một sự giống nhau nhất định giữa các chế độ độc tài ở Trung Á và của riêng nó, và trong công khai, ít nhất, bảo vệ chúng với những lời lẽ ngụy biện tương tự (31). Các học giả Trung Quốc cũng cảnh báo rằng các giá trị phương Tây có thể gây mất ổn định tại các khu vực của thế giới mà chúng không phù hợp (32). Bắc Kinh xem Trung Á như là một phần của một cuộc cạnh tranh giữa các quyền lực lớn khác trong khu vực - Mỹ và Nga (33). Một số học giả Trung Quốc khẳng định rằng các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á, và mùa xuân Ả Rập là một phần của một kế hoạch do Mỹ thiết kế để dân chủ hoá thế giới và gây mất ổn định cho Trung Quốc (34). Mặc dù các học giả và các nhà phân tích nhận ra sự bất lực của các chế độ Trung Á trong việc xử lý các vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt, các quốc gia này vẫn duy trì dân chủ hóa và tự do hóa là những điều cần thiết sau cùng (35). Thay vào đó, họ nói, các chế độ cần phải triển khai các phương pháp nắm quyền lực một cách hợp pháp hơn, không theo phương Tây (36).

Ở chổ công khai, Trung Quốc và Nga là một cặp được xem như là các đối tác ở Trung Á, làm việc cùng nhau để đối phó với ảnh hưởng phương Tây (37). Trong thực tế, mối quan hệ của họ được đánh dấu bằng sự không tin tưởng và đối địch (38). Theo các học giả và các nhà phân tích Trung Quốc, mục tiêu chính trị chính của Trung Quốc trong khu vực là duy trì các chế độ thân thiện, trong khi, ít nhất được thông báo công khai, các chế độ thân thiện này đang phục tùng vị thế thống trị lịch sử của Nga (39). Họ tin rằng Bắc Kinh có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn thông qua đàm phán với các chế độ độc tài, song phương hoặc thông qua SCO và thường là trên các biện pháp kinh tế, chứ không phải bằng sự hợp tác với phương Tây (40).

C. Nga: Các lợi ích đặc quyền, những tham vọng bị tuyệt vọng.

Theo Vladimir Putin, thái độ của Nga đối với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ nói chung và Trung Á nói riêng là một mớ hỗn tạp bao gồm luyến tiếc quá khứ, hận thù, và thất vọng. Luyến tiếc quá khứ thời Xô Viết, mặc dù Putin thừa nhận Liên Xô không thể được tái tạo, đã khích bác sâu sắc vào sự xâm nhập thấy rỏ của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, những cố gắng của Moscow kéo các quốc gia Trung Á vào vòng tay của nó chặt chẽ hơn đã bị cản trở bởi các lợi ích mà các nhà lãnh đạo của họ đã triển khai từ năm 1991 - đặc biệt không sẵn lòng chia sẻ sự tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các nhà đầu tư bên ngoài - và bởi Nga thiếu tiền để cạnh tranh với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Nga đối với khu vực cũng bị cản trở nghiêm trọng bởi một vấn đề khác rất tầm thường : sự thiếu thốn, trong phần lớn thời đại Putin, một chiến lược dài hạn.

Một vài tuần trong mùa hè năm 2008, trớ trêu thay tại một niềm tự tin cao điểm của Nga đối với thế giới bên ngoài, đã chứng tỏ một sự thay đổi quyền lực êm thấm, rời bỏ Moscow và hướng đến Bắc Kinh. Đó là kết quả của một cuộc nổi dậy yên tĩnh bởi các đồng minh ngoan ngoãn nhất của Moscow, được tiếp tay bởi Trung Quốc. Nga miêu tả cuộc chiến tranh năm ngày thắng lợi của nó với Gruzia như là sự nổi lên rỏ rệt sau một thời gian dài yếu kém và nhục nhã dưới bàn tay của phương Tây (41). Kết quả hữu hình nhất là sự ly khai của Abkhazia và Nam Ossetia do Nga sắp xếp rời khỏi Georgia. Vài tuần sau đó, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bay đến Dushanbe dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm SCO . Nhiệm vụ "tối thiểu" của ông ta, được xác nhận hàng ngày với kết nối tốt, là thuyết phục những người tham gia công nhận hai xứ ấy như là các quốc gia độc lập (42). Các quan chức điện Kremlin "đã không chút nghi ngờ rằng các nước Trung Á và Belarus luôn sẽ đi theo sự dẫn dắt của Moscow. Họ luôn như vậy", một người nói (43).

Thế nhưng, họ từ chối. Các quan chức Trung Á cho biết họ đã được khuyến khích để khước từ áp lực của Nga bởi quan điểm của Trung Quốc. Người Trung Quốc cơ bản đã quản lý sự can thiệp, với sau đó như tin đã đưa, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã giải thích lý do với Medvedev (44). Kommer-Sant, dẫn lời một thành viên của đoàn đại biểu Nga, tóm tắt lý luận của Hồ Cẩm Đào: "Tất cả các thành viên SCO có những vấn đề khu vực của riêng mình .... Và nếu một quốc gia công nhận độc lập của Caucasus, tuyên bố này sẽ được thực thi để chống lại lãnh thổ của họ" (45). Trên thực tế, Moscow đã không nhận thấy hầu hết các nước Trung Á có những nỗi sợ hãi ly khai của riêng họ. Bản thân Trung Quốc, quan ngại sâu sắc với các phong trào ly khai của người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ , cũng không thể công nhận nhận các quốc gia ly khai ở Nam Caucasus (46). Moscow "đánh bài lùi" một cách nhanh chóng. "Các đối tác của chúng tôi", ông Medvedev nói, sẽ tự nhiên thức tỉnh tâm trí của riêng họ về vấn đề, quyết định của họ dựa trên các lợi ích quốc gia của họ. "Chúng tôi xem xét việc này là hoàn toàn chính xác", ông nói thêm (47).

Bất chấp trở ngại này, Nga tiếp tục dè dặt tỏ ra tự tin. Ngay sau chiến tranh, Medvedev nhấn mạnh rằng nước ông có "lợi ích đặc quyền" trong các nước thuộc Xô Viết cũ, bao gồm cả ở Trung Á. Cảnh báo đặc biệt được hướng đến phương Tây, nhưng các quan chức đã làm cho nó rõ ràng rằng Trung Quốc cũng nên lưu ý. Các chuyên gia chính sách xuất chúng của Nga, trong khi đó, nhìn thấy vai trò của Mỹ ở Trung Á như là một nổ lực tích cực để cản trở những lợi ích đặc biệt như vậy. Danh sách mục tiêu của Hoa Kỳ ở khu vực trong các khảo sát hàng năm có thẩm quyền về quan hệ quốc tế, phó giám đốc của think-tank nổi bật, IMEMO, đặt ở trên cùng của danh sách là những nỗ lực "chống lại bất cứ nỗ lực chính trị nào nhằm tái hợp không gian hậu Xô Viết và sự tái sinh của một nhà nước duy nhất trên không gian đó (hoặc bất kỳ phần nào của nó)" (48).

Trong thực tế, các kết quả thiếu triển vọng cho Moscow. Các nhà lãnh đạo Trung Á đã chứng tỏ rõ ràng, gián tiếp hoặc trực tiếp, rằng họ sẽ không còn là những kẻ vâng lời mù quáng. Trong các cuộc nói chuyện riêng, Maxim Bakiyev, con trai và cố vấn chính của nguyên tổng thống Kyrgyzstan, đã thẳng thắn khinh miệt Putin và chán ghét những gì ông mô tả là người Nga "tham lam ... tất cả những gì họ nói là 'cho, cho'" (49). Trong lúc vào năm 2009, Nga cung cấp cho Kyrgyzstan một khoản trợ cấp trị giá 450 triệu USD và một gói cho vay, một phần của sự tốt bụng nhằm khuyến khích họ đóng cửa căn cứ của Mỹ, chính phủ Kyrgyzstan đã bỏ túi số tiền và thương lượng một thỏa thuận nền tảng mới với Washington. Vấn đề, các nhà quan sát Nga cho biết, là Kremlin đã không có một chính sách chặt chẽ đối với Trung Á. Nhà tỷ phú mới toanh Alisher Usmanov của Uzbekistan, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới và là người gần gủi với trợ lý của Putin, bày tỏ sự ngạc nhiên khi được hỏi về việc xác định các chính sách ở Trung Á. "Không một mảy may nào cả", ông nói. "Họ sẽ chỉ có một chính sách trong khi toàn bộ chổ đứng đi khỏi tầm kiểm soát" (50).

Trong khi đó, đằng sau những cánh cửa đóng kín, những tiếp xúc giữa các chuyên gia cấp cao của Nga và Trung Quốc không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng như các báo cáo công khai nhạt nhẽo của họ. Một nhóm nghiên cứu chuyên đề về các nguyên tắc, Chatham House, trong chừng mực nào đó ở Trung Á, đã nắm bắt được tâm trạng (51). Họ nhấn mạnh việc ghi nhận của Nga trên các lợi ích đặc biệt của nó ở Trung Á và đề cập đến đặc tính của nó về Trung Á như là "sân sau" của Nga, một cựu quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách khu vực nói, "chúng tôi hiểu. Nhưng bạn cần có mọi thứ để chăm sóc chiếc sân của riêng bạn, nước cho những bông hoa" (52). Thảo luận về Afghanistan, một đại biểu người Nga, Alexei Arbatov, nhận xét rằng một số đồng bào của ông hy vọng một sự thất bại nghiêm trọng của Mỹ. Nếu phương Tây trở nên quá suy yếu mà từ đó nó bị kéo ra khỏi khu vực , "một số người dân ở đây quan sát rằng việc chúng tôi tự tìm kiếm tình trạng một đối một với Trung Quốc sẽ không là một viễn cảnh ngọt ngào" (53). Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng mối quan hệ Nga-Trung đã không thay đổi nhiều kể từ đó (54).

Bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, Bắc Kinh đã tiếp tục đầu tư rất nhiều ở Trung Á và đã nổi lên như là một nguồn lực đáng tin cậy hơn và hào phóng hơn so với những nguồn quỹ và thương mại của Nga. Một số người ở Bắc Kinh đã gọi cuộc khủng hoảng tài chính là một cơ hội cho Trung Quốc để tăng cường sự hiện diện của nó (55). Trong tháng sáu năm 2012, nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào công bố một quỹ phát triển kinh tế trị giá 10 tỷ USD được phân bổ như các khoản vay dành cho các quốc gia thành viên SCO (56). Quỹ này được bàn thảo một năm trước đó, nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các quan chức Nga do e sợ rằng nó sẽ khẳng định vị thế của Trung Quốc như là sức mạnh kinh tế hàng đầu trong khu vực (57).

Chú Thích :

1) Niklas Swanstrom, "China and Greater Central Asia, New Frontiers?", Tháng 12 năm 2011, p. 19, www.silkroadstudies.org/new/docs/silkroadpapers/1112Swanstrom.pdf.
2) 徐亚清, 王 转运 [Xu Yaqing, Wang Zhuanyun], "中亚 地 缘 政治 态势 发展 与 中国 新疆 安全" ["Phát triển địa chính trị Trung Á và an ninh Tân Cương của Trung Quốc"], CASS, http://euroasia.cass.cn/news/2008/12/405568.html.邢 广 程 [Xing Guangcheng], "中国 与 中亚 国家 sự 关系" ["Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á ", http://src-h.slav.hokudai.ac.jp/publictn/ 85/9CA -Chinese.pdf.
3) 厉声 [Li Sheng], "中国 新疆 新 中国 时期 分裂 与 反 分裂 斗争" [Trung Quốc- Tân Cương: Cuộc đấu tranh giửa ly khai và chống ly khai ở kỷ nguyên Trung Quốc mới (Tân Cương, 2009). Xem, ví dụ, James Millward, "ly khai bằng bạo lực ở Tân Cương : Đánh giá quan trọng", Trung tâm Đông-Tây, nghiên cứu chính sách 6 năm 1994.
4) Bắc Kinh khuyến khích các mối quan hệ hữu nghị với nhau ngay từ đầu. Ví dụ, Trung Quốc đã mời các nhà lãnh đạo Trung Á đến Bắc Kinh sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1994, cựu Thủ tướng Lý Bằng đã đến thăm tất cả các quốc gia Trung Á, ngoại trừ Tajikistan, nơi cuộc nội chiến đã nổ ra. Ông đề ra các nguyên tắc chính điều chỉnh các mối quan hệ "duy trì mối quan hệ láng giềng tốt và chung sống hòa bình, thúc đẩy bình đẳng và hợp tác cùng có lợi trong việc theo đuổi sự thịnh vượng chung, tôn trọng chủ quyền và độc lập của các dân tộc Trung Á thông qua một chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ và tìm kiếm, duy trì sự ổn định trong khu vực ". Trong tháng 7 năm 1996, nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân viếng thăm Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Xem YS Joseph Cheng, "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải : Sáng kiến của Trung Quốc ​​trong xây dựng thể chế khu vực", Tạp chí đương đại châu Á, ngày 26 tháng chín năm 2011,
5) 张雅君 [Zhang Yajun], "上海 合作 组织 反恐 合作 sự 困境 与 前景" ["SCO Chống khủng bố, những khó khăn và thấu hiểu"], http://iir.nccu.edu.tw/chinapolitics/ 张雅君 / (专 书) 上海 合作 组织 反恐 合作 的 困境 与 前景.pdf
6) Những người đứng đầu nhà nước các quốc gia thuộc Diễn đàn Thượng Hải Năm đã nhất trí xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự dọc theo biên giới của họ vào năm 1996, bao gồm cả thông báo cho nhau các hoạt động quân sự quan trọng trong phạm vi 100 km kể từ biên giới Trung Quốc. Một năm sau đó, họ đã đồng ý giảm quân để cùng triển khai quân tổng số tối đa là 134.000 trong khoảng cách đó. Đổi lại, Trung Quốc cung cấp viện trợ kinh tế hạn chế. YS Joseph Cheng, "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải: Sáng kiến ​​của Trung Quốc trong việc Xây dựng thể chế ở khu vực", Tạp chí Đương đại Châu Á, ngày 26 Tháng 9 năm 2011. Khoảng thời gian này, hợp tác kín đáo giữa một số nước Trung Á và các dịch vụ an ninh Trung Quốc dường như đã bắt đầu. Như tin đã đưa, nó trực tiếp chủ yếu chống lại những người Duy Ngô Nhĩ bất mãn. Nhóm Ngiên cứu khủng hoảng quốc tế phỏng vấn các quan chức an ninh của khu vực, 2008-2010.
7) Một thỏa thuận phân định biên giới với Trung Quốc năm 2008 đã làm bùng nổ những căng thẳng ở Gorno-Badakhshan Autonomous Oblast (GBAO), thành phần cứng đầu cứng cổ của Tajikistan. Tajikistan nhượng lại 1% lãnh thổ của mình và không bảo đảm sự đồng ý của quốc hội khu vực ở Khorog rằng nó cần phải thực hiện theo điều 81 của hiến pháp Tajik, "Tajikistan - bất mãn thầm kín của Khorog", điện tín của Dushanbe, Đại sứ quán Hoa Kỳ, ngày 08 tháng 5 năm 2008, như được xuất bản bởi WikiLeaks. Bất mãn của quần chúng đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn ở Khorog vào tháng Sáu năm 2008. Erica Marat, "Cư dân Khorog biểu tình chống chính quyền Trung ương, Jamestown Foundation, Eurasia Daily Monitor, vol. 5, vấn đề 118, 20 tháng 6 năm 2008.
8) Các đường ống chính đã không được hoàn thành cho đến năm 2009. Kể từ khi khai trương, khí đốt Turkmenistan đã chảy về phía đông, tách khỏi mạng lưới thời Liên Xô cũ do Nga kiểm soát. Tháng 8, 2012, Uzbekistan cũng bắt đầu bơm khí đốt cho Trung Quốc. Một đường ống thứ ba dẫn đến Trung Quốc đang được xây dựng, và cũng có kế hoạch thúc đẩy bổ sung có nguồn gốc ở Kazakhstan. Alexander Cooley, "In Central Asia, Public Cooperation and Private Rivalry", The New York Times, ngày 08 tháng 6 năm 2012.
9) Cho đến đầu những năm 2000, Trung Quốc đã tìm cách hạn chế đầu tư ra nước ngoài thông qua kiểm soát quy định chặt chẽ . Ưu tiên của nó là để thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư ra bên ngoài được ngăn chặn tích cực, trừ trường hợp được coi là hoàn toàn cần thiết. Xem Duncan Freeman, "China’s outward investments – Challenges and opportunities for the EU", Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại, chương chính sách, 2008. Một cuộc khảo sát năm 2005 cho thấy đã có 744 doanh nghiệp Trung Quốc ở Kazakhstan, 100 ở Uzbekistan, và một tá tại Kyrgyzstan và Tajikistan. Sebastien Peyrouse, "Economic Aspects of Chinese-Central Asia Rapprochement", Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ Lụa, Viện Trung Á-Caucasus tháng 9 năm 2007.
10) Từ chừng 1 tỷ USD năm 2000 đến đúng dưới 30 tỷ trong năm 2010. "The New Great Game in Central Asia", Hội đồng Á-Âu về quan hệ đối ngoại, Trung tâm Châu Á, phân tích Trung Quốc, tháng 9 năm 2011
11) 秦 放 鸣, 孙庆刚 [Qin Fangming, Sun Qinggang], "中国 的 中亚 战略 研究" ["Nghiên cứu Chiến lược Trung Á của Trung Quốc", CASS, Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, tháng 2 năm 2010. Cho đến năm 1991, ngược lại, mục tiêu hội nhập Tân Cương của Bắc Kinh được hiểu có nghĩa là sự cô lập với các thế lực bên ngoài, đặc biệt là ở Trung Á.
12) 'Nhóm Khủng hoảng' phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012. Ví dụ về các dự án lớn nối Trung Á với Tân Cương bao gồm các đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc từ Saman-Depe trên bờ phải của sông Amu-Darya đến Khorgas, đường ống dẫn dầu Kazakhstan-Trung Quốc từ Atyrau đến Alashankou; và đường cao tốc Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan có thể lái xe từ Bukhara ở Uzbekistan đến Bắc Kinh thông qua Kashgar.
13) Một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ không quân Karshi-Khanabad đã được ký kết với Uzbekistan ngày 05 tháng 10 năm 2001. Uzbekistan đã nhận được một gói viện trợ ban đầu 150 triệu USD, cũng như một "quan hệ đối tác chiến lược". Hiệp định đã được ký kết với Tajikistan về việc sử dụng không phận và tiếp nhiên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ vào ngày 03 tháng 11 năm 2001 và với Kyrgyzstan trên cơ sở tiếp cận vào ngày 05 tháng 12 2001. Elizabeth Wishnick, "Growing U.S. Security Interests in Central Asia", Viện Nghiên cứu Chiến lược, tháng 10 năm 2002. Một biên bản ghi nhớ về việc sử dụng không phận đã được ký kết với Kazakhstan ngày 15 tháng 12 năm 2001. "Bilateral Treaties in Force", Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
14) Mạng lưới phân phối phía bắc (NDN) hoạt động tháng Hai năm 2009, "Afghanistan: Northern Distribution Network, delivers", EurasiaNet.org, ngày 17 tháng ba 2009.
15) Deirdre Tynan, "Kyrgyzstan: US intends to construct military training centre in Batken", EurasiaNet.org, 03 Tháng ba 2010, Joshua Kucera "Central Asia: US special forces help train praetorian guards", EursiaNet.org, 19 Tháng 12 năm 2011.
16) “Узбекистан и США обсудили вопросы перераспределения военной техники из Афгани-стана” ["Uzbekistan và Mỹ thảo luận về tái phân phối thiết bị quân sự từ Afghanistanstan", Ca-News.org, 28 Tháng 11 2011, Deirdre Tynan, "Karimov gives Washington the air base it needs for Afghan operations", EurasiaNet.org, 11 tháng 5 năm 2009.
17) Deirdre Tynan, "Uzbekistan: Pentagon Mulls Giving Military Equipment to Tashkent", Eurasia Net.org, 15 tháng 12 năm 2011; Robert O. Blake, Trợ lý Ngoại trưởng, Nam và Trung Á Nội vụ, chỉ dẫn, Almaty, Kazakhstan, 15 Tháng tám 2012, www.state.gov.
18) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn , các nhà ngoại giao Mỹ, Bishkek, tháng ba và tháng tư năm 2012.
19) "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (tường trình buổi họp báo không chính thức), Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ngày 24 tháng 3 2009.
20) Thiếu phản ứng với tình trạng bất ổn ở Kyrgyzstan tháng Tư năm 2010, ví dụ, nhấn mạnh những điểm yếu của thể chế làm hạn chế hiệu quả của nó như là một cơ quan an ninh. Tổng thống Tajikistan, Emomali Rakhmon, công khai đặt câu hỏi về giá trị của nó trước sự bất lực để ngăn chặn việc lật đổ một chính phủ láng giềng. Alexander Cooley, "The Kyrgyz Crisis and the Political Logic of Central Asia’s Weak Regional Security Organizations", Chương trình về phương pháp tiếp cận mới để nghiên cứu và bảo mật (PONARS), bản ghi nhớ chính sách của Eurasia, số 140, tháng 5 năm 2011. Tháng 7 năm 2012 bạo lực trong khu vực Gorno-Badakhshan của Tajikistan trên biên giới Afghanistan có thể là một cơ hội cho sự tham gia SCO.
21) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Almaty, tháng 7 năm 2010.
22) Theo một nhà phân tích Trung Quốc, "Trung Quốc cần tối đa hóa an ninh khu vực để bảo vệ lợi ích quốc gia của nó". Shi Lan, "Political Crisis of Central Asia: The Beginning of Regional Change?", "Diễn đàn Trung Quốc-Trung Á ", CASS, Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010. Các học giả Trung Quốc cũng quan tâm về các cuộc xung đột giữa các quốc gia cá thể ở Trung Á, chẳng hạn như có thể phát sinh vấn đề nước sinh hoạt, và ảnh hưởng của chúng đối với sự ổn định khu vực. Pan Guang, "Development of Shanghai Cooperation Organisation", tài liệu từ "Chuyển đổi trong môi trường an ninh châu Á và quan hệ giữa các nước lớn", hội nghị Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội / Viện Nghiên cứu Mỹ học Thượng Hải (SASS / SIA) , Thượng Hải, 14 - 15 tháng 11 năm 2012.徐亚清, 王 转运 [Xu Yaqing, Wang Zhuanyun], op. cit.秦 放 鸣, 孙庆刚, [Qin Fangming, Sun Qinggang, op. cit. Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 10 năm 2010.
23) Pan Guang, tài liệu từ hội nghị SASS / SIIS , Thượng Hải, 14-15 tháng 11 năm 2012, op. cit.罗锡政, 雷琳 [Luo Xizheng, Lei Lin], "泛 阿拉伯 革命" 及其 对 中亚 和 中国 新疆 sự 影响 "[" Ảnh hưởng của mùa xuân Ả Rập ở Trung Á và Tân Cương Trung Quốc ", CASS," 国外 理论动态 "[" Xu hướng phát triển Lý thuyết nước ngoài " tháng sáu, năm 2011, http://euroasia.cass.cn/news/388302. htm.
24) Zhao Gancheng, "Cuộc chiến Afghanistan: Các quyết định chiến lược và phát triển địa chính trị", tài liệu từ hội nghị SASS/ SIA, Thượng Hải, 14-15 tháng 11 năm 2012. Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012. Shi Lan, tài liệu từ hội nghị CASS, Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010, op. cit.
25) Điều này được nghe nói rộng rãi trong các think-tank chính thức và giữa các học giả ở Trung Quốc. Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh và Thượng Hải, tháng sáu, tháng 11 năm 2012.
26) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, Thượng Hải, tháng 9 năm 2010, tháng 6 năm 2011, tháng 6 năm 2012, hội thảo CASS , Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 2010, hội nghị SASS / SIA , Thượng Hải, 14-ngày 15 tháng 11 năm 2012.
27) "Trung Quốc theo các nguyên tắc sau đây trong quan hệ với Trung Á : Hoàn toàn tôn trọng con đường phát triển mà các nước Trung Á đã lựa chọn cho bản thân họ. Hỗ trợ các hệ thống chính trị và những nỗ lực mà các quốc gia này đang làm cho hệ thống chính trị của họ. Sử dụng đối thoại để giải quyết các cuộc xung đột với các nước Trung Á. Từ việc hợp tác nhằm mục đích lợi nhuận dài hạn, thông qua cả hợp tác song phương, lẫn khuôn khổ SCO. Pan Zhiping, "Lựa chọn hệ thống chính trị của Trung Á : thế tục, dân chủ, độc đoán và vô chính phủ ", tài liệu, hội thảo CASS , Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010.
28) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn , Thượng Hải, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012.
29) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Thượng Hải, tháng 9 năm 2010.
30) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn , Bắc Kinh, Thượng Hải, tháng 6, tháng 11 năm 2012.
31) 罗锡政, 雷琳 [Luo Xizheng, Lei Lin, op. cit.赵龙庚 [Zhao Longgeng], "" 颜色 革命 "后 中亚 形势
的 变化 "["Phát triển chính trị Trung Á sau cuộc cách mạng màu ", Tạp chí Khoa học Xã hội Quốc tế, tháng 3 năm 2006.
32) "Kyrgyzstan là quốc gia có nền dân chủ và các phương tiện truyền thông tự do trong khu vực, nhưng những di sản lớn nhất của 'cách mạng màu' là nó mang lại tình trạng vô chính phủ cho đất nước và khu vực. Sự hỗn loạn tại Kyrgyzstan trong năm 2010 là cú sốc sau cuộc cách mạng năm 2005. Chính phủ chuyển tiếp đã sử dụng trưng cầu dân ý để làm hài lòng phương Tây và hợp pháp hóa cho chính nó. Điều này là hoàn toàn sai bởi vì trưng cầu dân ý về hệ thống chính trị, chứ không phải là về tính hợp pháp của chính phủ chuyển tiếp ". Pan Zhiping, hội nghị CASS , Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010, op. cit.
33) Shi Lan, op. cit.
34) Một nhà phân tích Trung Quốc nói thêm chi tiết trên nhận thức của Trung Quốc về sự tham gia của Mỹ trong khu vực: "Trung Quốc luôn luôn nói rằng Mỹ nên rời khỏi Afghanistan và khu vực bởi vì nó xúi giục cách mạng màu để kềm chế Trung Quốc". Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012.罗锡政, 雷琳 [Luo Xizheng, Lei Lin, op. cit.
35) "Đây là 'căn bệnh dân chủ'. Hệ thống nghị viện là một chất độc hơn nữa cho đất nước. Dân chủ không có danh tiếng tốt đẹp nhất trong khu vực. Các quốc gia khác trong khu vực tin rằng nó sẽ dẫn đến thãm họa và tình trạng vô chính phủ". Pan Zhiping, hội nghị CASS , Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010, op. cit.
36) "còn phải bàn, các quốc gia Trung Á cho đến nay đã cố gắng sao chép các mô hình của phương Tây, chứ không phải là tìm ra con đường phù hợp với điều kiện quốc gia và đặc điểm của họ". Sun Zhuangzhi, "Chuyển tiếp chính trị - xã hội của các quốc gia Trung Á", tài liệu từ hội nghị CASS , Bắc Kinh, 4-5 Novem-BER 2010.
37) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn , Bắc Kinh, Thượng Hải, tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sự hiểu biết giữa một số nhà phân tích Trung Quốc rằng, khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc phát triển trong khu vực, sẽ cần phải giải quyết sự nghi ngờ giữa nó và Nga. ShenDengli, "Phát triển Chiến lược quốc tế của Trung Quốc : khái niệm, xu hướng và ảnh hưởng", tài liệu Hội nghị SASS, Thượng Hải, 15 tháng sáu 2012. Sheng Zhiliang, "Hiểu biết toàn diện về các vấn đề an ninh của Trung Á", tài liệu hội thảo CASS, Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010.
38) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn , Almaty, tháng 7 năm 2010, Thượng Hải, tháng 9 năm 2010, tháng 9 năm 2012, Shi Lan, tài liệu hội thảo CASS , Bắc Kinh, 4-5 tháng 11 năm 2010.
39) Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng Trung Quốc "không có kiến ​​thức và kỹ năng để đối phó với các vấn đề phức tạp trong khu vực, đó là về khả năng chính trị". Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012.
40) Đây là một chủ đề quen thuộc đã xuất hiện trong những năm gần đây cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, Libya, Syria và châu Phi.
41) Để có một bản tóm tắt ngắn gọn về tâm trạng, xem Сергей Караганов, "Россия-США: перенастройка" ["Sergei Karaganov, Nga-Mỹ: điều chỉnh", Rossiyskaya Gazeta, 02 Tháng 6 năm 2009.
42) “Встреча на вынужденном уровне” ["Một cuộc họp cấp cưỡng bức"], Kommersant, ngày 28 tháng tám năm 2008.
43) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Brussels, 2009.
44) Nhóm Khủng hoảng Phỏng vấn, các quan chức cao cấp của chính phủ, Dushanbe, thủ đô Bishkek, 2011-2012.
45) "Смежники подвели. Дмитрий Медведев не получил поддержки даже в ШОС "["Những người tiếp tế hảy buông tha chúng tôi. Dmitry Medvedev thậm chí còn không nhận được sự hỗ trợ trong SCO"], Kommersant, 29 tháng Tám, 2008.
46) Một nhà phân tích phương Tây đã ghi nhận: "Điều này cho thấy làm thế nào mà ít có người Nga hiểu các ưu tiên và các nguyên tắc của Trung Quốc - ý tưởng là rằng Trung Quốc sẽ chẵng bao giờ công nhận một thực thể ly khai ở bất cứ nơi nào, ly khai một mình trong lục địa Âu-Á, là loại điên khùng". Nhóm khủng hoảng phỏng vấn qua điện thoại, Bắc Kinh, tháng 7 năm 2010. Mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước và các tuyên bố chính thức của Trung Quốc đã cẩn thận không công khai chống lại Nga, thảo luận rõ ràng hơn có thể được tìm thấy trên bảng tin nhắn Internet, ví dụ: "... Trung Quốc phải duy trì một thái độ thận trọng đối với sự hỗ trợ tiếp tục của Nga dành cho sự độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia để tránh các tác động tiêu cực bất ngờ [mà có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc] ". "对于 俄罗斯 支持 南奥塞 梯 和 阿布哈兹 独"对于 南奥 问题 中国 应该 有所 为, 有所不为 "[" Trung Quốc nên hành động về vấn đề Nam Ossetia? "], 29 tháng tám 2008, http://bbs.tiexue.net/post2_3012822_1.html.
47) Пресс-конференция по итогам заседания совета коллективной безопасности ОДКБ [hội thảo báo chí về Kết luận cuộc họp của Hội đồng an ninh tập thể CSTO], website tổng thống, 5 tháng Chín năm 2008, http://kremlin.ru/transcripts / 1309.
48) Gennady Chufrin, "Nhà nước và triển vọng hợp tác giữa Nga và các nước Trung Á và Caucasus", IMEMO, 2009.
49) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Bishkek, đầu năm 2010.
50) Nhóm Khủng hoảng phỏng vấn, Moscow, tháng 3 năm 2010.
51) Kỷ yếu hội thảo sau đó được xuất bản: “Российско-китайский семинар‘Россия и Китай в новой между народной среде’” ["hội thảo Nga-Trung : Nga và Trung Quốc trong môi trường quốc tế mới"], Hội đồng Ngoại giao và Quốc phòng , Moscow, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc , RIA Novosti, 20-ngày 22 tháng 3 năm 2009, www.svop.ru/meeting/ meeting117.htm.
52) Như trên. "Xin vui lòng thứ lỗi sự thẳng thắn của tôi", diển giả bổ sung.
53) Như trên.
54) Các đại biểu đồng ý ít nhất một điểm : Afghanistan. "Điều gì đang xảy ra ở đó là một mớ tổng hỗn độn ", đại biểu cao cấp của Trung Quốc cho biết. Tổng thống Karzai hầu như không kiểm soát được bất cứ điều gì khác hơn là thủ đô, ông nói thêm. Người phát biểu sử dụng tiếng Nga "бардак" (nhà chứa = thủ đô, BHM). Các nguồn ngoại giao và học giả Nga đã tái khẳng định rằng cuộc họp năm 2009 vẫn còn phản ảnh các điểm hội tụ và chia rẻ trong các quan điểm của Nga và Trung Quốc. Một số người đối thoại Trung Quốc cho biết như vậy. Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Thượng Hải, Bắc Kinh, tháng 6 năm 2012.
55) Một nhà phân tích của chính phủ cho biết, "cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế là một cơ hội hoàn hảo cho Trung Quốc tăng cường các hoạt động có chủ hướng về năng lượng của nó ở Trung Á". Nhóm khủng hoảng phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng tư năm 2010.
56) "Trung Quốc cung cấp 10 tỷ USD trong các khoản vay cho các nước thành viên SCO", Reuters, 6 tháng sáu 2012.
57) Alexander Cooley, "Ở Trung Á", op. cit. "Trung Quốc cam kết cung cấp một khoản vay trị giá 10 tỷ USD dưới sự bảo trợ của SCO dành cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực thực sự là một việc lập lại một đề nghị tương tự đã được đưa ra trong năm 2009 để thành lập một Quỹ chống khủng hoảng dựa trên nền tảng SCO . Để rồi sau đó, Moscow từ chối đồng tài trợ các khoản cho vay và làm việc đằng sau hậu trường để ngăn chặn việc dốc hầu bao của Trung Quốc cho các quỹ, vì sợ rằng cho vay như vậy sẽ làm suy yếu vị thế của mình trong khu vực ". Nhóm khủng hoảng phỏng vấn qua điện thoại, Bắc Kinh, tháng 7 năm 2010. Tại một cuộc họp SCO tại Bishkek trong tháng 12 năm 2012, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, "chúng tôi dự định đầu tư số tiền này vào các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và sản xuất, để tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế thành tựu thực sự". Nhưng có vẻ rằng tiền đã không được giao hoặc được sử dụng tính đến tháng 1 năm 2013.


1    2

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.