Thái Bình Dương khó chịu của chúng ta. Phần I.

Nếu Mỹ không cẩn thận ở châu Á, nó có thể tự "xoay trục" vào
một cơn bão chiến lược
Có thể một Nhật Bản hồi sinh, một hoặc hai thập kỷ kể từ đây, trở thành một nước thách thức toàn cầu về kinh tế hay quân sự, như đã được dự báo cách đây hai thập kỷ ?
 . Joseph S. Nye. Tháng Ba, Tư / năm 2013.
Từ viet-studies

Trần H Sa  Lược dịch.

Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều tin tức gần đây do các tranh chấp trên các hòn đảo 7 km vuông cằn cỗi trong Biển Đông Trung Quốc mà Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư. Những tuyên bố đối địch đã tồn tại từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nhưng bùng nổ gần đây nhất, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Nhật Bản rộng rãi tại Trung Quốc trong tháng Chín năm 2012, bắt đầu khi chính phủ Nhật Bản mua ba trong số các hòn đảo nhỏ tí từ sở hữu tư nhân của công dân Nhật Bản.
Sau đó, Thủ tướng Yoshihiko Noda nói rằng ông quyết định mua các hòn đảo để chính phủ trung ương Nhật Bản ngăn chặn trước kế hoạch của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara mua chúng với quỷ của thành phố Tokyo. Ishihara nổi tiếng với những hành động chủ nghĩa dân tộc khiêu khích, và Noda e sợ Ishihara sẽ cố gắng chiếm các hòn đảo hoặc nếu không thì sử dụng chúng để khiêu khích Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã lờ đi các lý do rỏ ràng của Noda. Họ coi chính phủ Nhật Bản mua dưới bất kỳ hình thức nào như là bằng chứng rằng Nhật Bản đang cố gắng phá vỡ nguyên trạng.

Khi Hoa Kỳ trả lại Okinawa cho Nhật Bản vào tháng 5 năm 1972, việc chuyển giao bao gồm cả quần đảo Senkaku, mà nó đã được Hoa Kỳ quản lý từ Okinawa. Một vài tháng sau đó, khi Trung Quốc và Nhật Bản bình thường mối quan hệ của họ trong hậu quả kéo dài của Thế Chiến II, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka đã hỏi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai về quần đảo Senkaku và được trả lời rằng thay vì để cho vụ tranh chấp làm chậm trễ việc bình thường hóa, vấn đề nên được để lại cho những thế hệ sau này. Cả hai quốc gia đã duy trì các tuyên bố chủ quyền của họ. Mặc dù Nhật Bản đã kiểm soát hành chính, tàu Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng xâm nhập vùng biển của Nhật Bản để khẳng định quan điểm pháp lý của Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc, với việc mua các hòn đảo hồi tháng 9 năm 2012, điều này có nghĩa là Nhật Bản đã vô hiệu hóa hiện trạng. Trong tháng mười năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đã yêu cầu tôi và ba cựu quan chức khác từ các chính quyền đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đi du lịch đến Tokyo và Bắc Kinh để giải thích quan điểm của Mỹ và lắng nghe những mối quan tâm từ các chủ nhà của chúng tôi (1).Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc nói với chúng tôi rằng họ tin tưỏng Nhật Bản đang bước vào một thời kỳ chủ nghĩa dân tộc quân phiệt cánh hữu, và rằng việc mua các hòn đảo là một nỗ lực có chủ ý của Nhật Bản để bắt đầu một quá trình làm xói mòn sự dàn xếp từ chiến tranh thế giới thứ II, bao gồm những tuyên bố Cairo và Potsdam. Kể từ đó, tàu Trung Quốc đã tiếp tục thường xuyên xâm nhập vào những gì mà Nhật Bản tuyên bố như là lãnh hải riêng của họ. Rõ ràng, có nhiều điều đang xảy ra chứ không chỉ là một cuộc tranh cãi trên các đảo rỗng không. Và cũng rõ ràng, các tác động đối với Hoa Kỳ là hầu như không tầm thường, kể từ khi chúng ta đồng thời liên minh với Nhật Bản và bị mắc kẹt trong một mối quan hệ phức tạp và có nhiều mức độ kỳ lạ với Trung Quốc. Cũng trong khi đó, mỗi nước khác ở Châu Á và Châu Đại Dương, đồng minh và không đồng minh, từ Philippines đến Việt Nam đến Australia, đang nhìn xem những gì chúng ta làm.

Các vấn đề chiến lược then chốt ở khu vực Đông Á là sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Trong gần ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng giữa 7 và 10% mỗi năm, có nghĩa là nó đã tăng gấp đôi mỗi thập kỷ. Những chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng, thậm chí lớn hơn một phần trăm (tăng trưởng GDP). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về "Phát triển hòa bình" của Trung Quốc, nhưng một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình, và sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền trong khu vực Đông Á mà từ đó sẽ dẫn đến xung đột với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Không giống như châu Âu, Đông Á chưa bao giờ đầy đủ tiến đến sự giao hảo ở những năm 1930, và những chia rẻ trong chiến tranh lạnh đã ngăn cản sự hòa giải và phát triển thể chế mà qua đó đã tạo nên một cuộc chiến tranh khác không thể tưởng tượng nổi giữa Đức và Pháp. Trong bầu không khí ngờ vực kéo dài đó, thật là dễ dàng cho các nhà lãnh đạo chính trị châu Á quay lại với dân tộc chủ nghĩa dân túy để được hỗ trợ.

Ngoài sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự suy giảm của Nhật Bản đã gây ra sự thay đổi cán cân quyền lực đáng kể giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ gần đây. Một số nhà phân tích tìm thấy nó như là việc đánh lạc hướng trong mô tả tình hình của Nhật Bản như là "suy giảm". Là một chuyên gia hàng đầu, Gerald L. Curtis của Đại học Columbia, chính xác chỉ ra trên một blog của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại vào năm ngoái, "Nếu bạn nghĩ về tiêu chuẩn đời sống và chất lượng không khí bạn hít thở, nước bạn uống và thực phẩm bạn ăn, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội khác bạn nhận được, và số năm bạn có thể mong đợi để sống, câu trả lời rõ ràng là : tốt hơn nên sống ở Nhật Bản 'suy giảm' còn hơn là sống ở Trung Quốc đang nổi lên." Đúng hoàn toàn, nhưng về lãnh vực cán cân quyền lực, rõ ràng có sự thay đổi.

Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua hai thập kỷ tăng trưởng chậm bởi những quyết định chính sách nghèo nàn sau một vụ nổ bong bóng đầu cơ trong đầu những năm 1990. Trong năm 2010, nền kinh tế của Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản trong tổng quy mô đo bằng USD (mặc dù nó vẫn còn thua xa sau Nhật Bản trong lãnh vực bình quân đầu người). Năm 1988, tám trong mười công ty trên thế giới theo tư bản hóa thị trường là của người Nhật Bản, hôm nay không có ai là người Nhật trong số đó.

Thật khó để nhớ rằng cách đây gần hai thập kỷ, nhiều người Mỹ lo sợ bị Nhật Bản vượt qua sau khi thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản vượt trội hơn của Hoa Kỳ. Một bài viết trên Newsweek năm 1989 đưa ra một cách ngắn gọn: "Trong phòng họp và các văn phòng chính phủ trên khắp thế giới, câu hỏi khó chịu là vấn đề liệu Nhật Bản có trở thành một siêu cường, thay thế Mỹ như là người khổng lồ của Thái Bình Dương và có lẽ thậm chí là quốc gia số 1 của thế giới hay không." Những cuốn sách dự đoán về một khối Thái Bình Dương do Nhật Bản lãnh đạo mà sẽ có thể loại trừ Hoa Kỳ, và thậm chí cuối cùng là một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Futurologist Herman Kahn dự báo rằng Nhật Bản sẽ trở thành một siêu cường hạt nhân, và rằng quá trình chuyển đổi vai trò của Nhật Bản sẽ giống như "những thay đổi dẫn đến những sự kiện ở châu Âu và thế giới trong những năm 1870 do sự nổi lên của nước Phổ." Những quan điểm này đưa ra kết luận một Nhật Bản kỷ lục ấn tượng, nhưng ngày nay chúng được phục vụ như một lời nhắc nhở hữu ích về sự nguy hiểm của các dự báo tuyến tính dựa trên việc gia tăng các nguồn lực sức mạnh.

Vào đêm trước của chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản chiếm 5% sản phẩm công nghiệp của thế giới. Từ 1950 đến 1974, trung bình Nhật Bản đã tăng trưởng hàng năm đáng kể là 10%, và những năm 1980, nó đã trở thành nền kinh tế quốc gia đứng thứ hai trên thế giới, với 15% sản phẩm của thế giới. Nó đã trở thành nước cho vay lớn nhất và là nhà tài trợ viện trợ nước ngoài lớn nhất thế giới. Công nghệ Nhật Bản gần như là tinh vi tương đương với Hoa Kỳ và thậm chí nhiều hơn chút đỉnh trong một số lĩnh vực sản xuất. Nhật Bản chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ (hạn chế kinh phí quân sự khoảng 1% GNP) và đã tập trung thành công trên mặt quản lý tăng trưởng kinh tế.

Nhật Bản có một thành tích lịch sử ấn tượng qua việc tự làm mới bản thân đến hai lần. 150 năm trước đây, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên không thuộc phương Tây thành công trong việc thích ứng với toàn cầu hóa hiện đại. Sau nhiều thế kỷ bị cô lập, sự khôi phục có chọn lọc bởi Meiji của Nhật Bản đã vay mượn từ phần còn lại của thế giới, và trong vòng nửa thế kỷ, đất nước đã trở nên đủ mạnh để đánh bại một cưòng quốc châu Âu trong chiến tranh Nga-Nhật. Sau năm 1945, nó đã sống lại từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giới thứ II.

Nó có thể tự tái tạo lại một lần nữa hay không ? Năm 2000, một ủy ban của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm vạch ra các mục tiêu của Nhật Bản trong thế kỷ 21 đã kêu gọi một lần lột xác mới, và một số cho rằng trận động đất và sóng thần năm 2011 có thể cung cấp một cú sốc để khởi động tiến trình. Nhưng rất ít việc đã xảy ra. Đứng trước tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, yếu kém của tiến trình chính trị, sự lão hóa của dân số và sự kháng cự người nhập cư, thay đổi sẽ không là dễ dàng. Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học nghiêm trọng, với dân số dự báo sẽ co lại còn 100 triệu người vào năm 2050.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn duy trì một cuộc sống có tiêu chuẩn cao, một lực lượng lao động có tay nghề cao, xã hội ổn định, và các lãnh vực lãnh đạo công nghệ và kỹ năng sản xuất. Bất kể hiệu năng suy yếu gần đây, Nhật Bản vẫn duy trì được là một nguồn lực sức mạnh ấn tượng. Nó sở hữu nền kinh tế quốc gia lớn thứ ba thế giới và có lực lượng quân sự quy ước được trang bị tốt nhất trong các nước châu Á. Hơn nữa, văn hóa của nó (cả truyền thống và đại chúng), giúp đở phát triển ở nước ngoài và hỗ trợ các tổ chức quốc tế đang cung cấp các nguồn lực phong phú cho sức mạnh mềm hoặc sức mạnh hấp dẫn. Trong tháng 12 năm 2012, Thủ tướng vừa được bầu, Shinzo Abe đã vận động tranh cử với một lời hứa làm sống lại tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

Có thể một Nhật Bản hồi sinh, một hoặc hai thập kỷ kể từ đây, trở thành một nước thách thức toàn cầu về kinh tế hay quân sự, như đã được dự báo cách đây hai thập kỷ ? Dường như là không. Xấp xỉ kích cở của California, Nhật Bản sẽ không bao giờ có được quy mô địa lý hoặc dân số như Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Thành công của nó trong việc hiện đại hóa và dân chủ hóa và nền văn hóa phổ cập của nó cung cấp cho Nhật Bản quyền lực mềm, nhưng những thái độ và các chính sách tự tôn dân tộc đã cắt xén bớt những điều đó. Một số chính trị gia đã nói về việc sửa đổi Điều 9 của hiến pháp thời hậu chiến, trong đó hạn chế lực lượng tự vệ của Nhật Bản, và một vài người nói đến vũ khí hạt nhân, nhưng dường như có vẻ không thích hợp vàp lúc này .

Ngoài ra, nếu Nhật Bản liên minh với Trung Quốc, các nguồn lực kết hợp của hai nước sẽ tạo nên một liên minh mạnh. Trong 2006, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, và chính phủ mới được hình thành bởi Đảng Dân chủ Nhật Bản trong năm 2009 đã tìm kiếm cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ có những vết thương của những năm 1930 không được chữa lành, mà Trung Quốc và Nhật Bản còn có những quan điểm xung đột về vị trí thích hợp của Nhật Bản ở châu Á và trên thế giới. Ví dụ, Trung Quốc đã ngăn chặn những nỗ lực của Nhật Bản để trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc muốn kềm chế Nhật Bản, và Nhật Bản cáu tiết trước những hạn chế đó. Trong viễn cảnh không có khả năng rằng Hoa Kỳ rút khỏi khu vực Đông Á, Nhật Bản có thể tham gia vào trào lưu Trung Quốc, nhưng Nhật Bản có khả năng duy trì liên minh với Mỹ để duy trì lâu dài nền độc lập của nó trước Trung Quốc.

Ở chính trị trong nước, cuộc bầu cử tháng Mười Hai năm 2012 của Nhật Bản đánh dấu một sự quay trở lại của cánh hữu ; liên minh LDP và Komeito đạt được một đa số áp đảo trong quốc hội với 327 đại biểu. Nhưng sẽ là sai lầm để mô tả sự quay lại này như là theo chủ nghĩa quân phiệt. Shinzo Abe, chủ tịch của Đảng Tự do Dân chủ và bây giờ là Thủ tướng Chính phủ lần thứ hai, có tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Gần đây ông đã đến thăm ngôi đền Yasukuni, một nơi tưởng niệm Chiến tranh ở Tokyo mà đã gây tranh cãi ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và chỉ vài giờ sau khi đắc cử, ông đã cảnh báo Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, tâm trạng hiện nay cơ bản hơn là một thực tế chính trị Nhật Bản đang cho thấy những dấu hiệu của hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế thấp, từ đó đã dẫn đến nhũng vấn đề tài chính và một thái độ quay lại hướng nội nhiều hơn trong thế hệ trẻ. Ba mươi năm trước, giáo sư đại học Harvard, Ezra Vogel , đã xuất bản một cuốn sách, "Nhật Bản là số 1", nhưng gần đây, Vogel đã mô tả hệ thống chính trị của Nhật Bản là "một mớ hỗn độn tuyệt đối" qua đó có thể thay đổi Thủ tướng Chính phủ hầu như hàng năm. Yoichi Funibashi, cựu tổng biên tập của Asahi Shimbun, cũng lo ngại về việc Nhật Bản đang trở nên quá hướng nội: "Có một cảm giác ở Nhật Bản rằng chúng ta không sẳn sàng là một cầu thủ khó khăn, bị cạnh tranh trong thế giới toàn cầu này. "

Nhiều người trẻ Nhật Bản đang "chán ngấy", cách nói của riêng của họ, với tình trạng trì trệ và trôi dạt. Sự chán ngấy của họ có tác động nhiều hơn so với một chủ nghĩa dân tộc hung hăng. Nhật Bản không phải là quay trở lại những năm 1930, và quân đội vững chắc ở dưới sự kiểm soát của dân sự. Khi được hỏi về xu hướng thiên hữu trong chính trị, một số thành viên trẻ trong nghị viện nói họ hy vọng nó có thể tạo nên một sự tái tập hợp giửa các đảng phái chính trị mà qua đó có thể dẫn đến Thủ tướng Chính phủ làm việc lâu hơn trong nhiệm kỳ và chính phủ quốc gia hiệu quả hơn. Nếu một chủ nghĩa dân tộc ôn hòa được khai thác để tạo nên cải cách chính trị, kết quả có thể là tốt cho Nhật Bản cũng như phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, một tâm trạng chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng cũng có thể dẫn đến những quan điểm biểu tượng và chủ nghĩa dân túy qua đó giành được những lá phiếu cử tri đối với những công việc nội bộ của đất nước nhưng vô trách nhiệm trước việc Nhật Bản đối kháng với các nước láng giềng của nó.

Joseph S. Nye, là giáo sư đại học xuất sắc tại Đại học Harvard và là tác giả của "forthcoming Presidential Leadership and the Creation of the American Era."

Chú thích :

_ 1 : Ba người bạn đồng hành là Richard Armitage, Cựu Thứ trưởng Ngoại giao, Stephen Hadley, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, và James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao.

1    2

Popular posts from this blog

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.