Thái Bình Dương khó chịu của chúng ta. Phần cuối.

zx

Nhưng sự thật là dân tộc chủ nghĩa đặt ra những mối nguy hiểm rất khó kiểm soát.
Joseph S. Nye. Tháng Ba, thaág Tư / 2013.
Từ viet-studies

Trần H Sa  Lược dịch.

Trong những năm 1980, sau khi Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo đồng bào của ông cần tránh những cuộc phiêu lưu bên ngoài mà có thể gây nguy hiểm cho việc phát triển nội bộ. Trong năm 2007, chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói ở Đại hội Đảng lần thứ 17 rằng Trung Quốc nên đầu tư nhiều hơn trong quyền lực mềm, và Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la cho những nỗ lực đó. Đây là một chiến lược sắc sảo cho một quốc gia cố gắng thực hiện những bước tiến lớn trong kinh tế và sức mạnh quân sự. Trung Quốc đã tìm cách cắt giảm sợ hãi, và gia tăng những khuynh hướng cân bằng sức mạnh của Trung Quốc mà có lẻ nếu không thì không thể phát triển giữa các hàng xóm của nó.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều người Trung Quốc nhầm lẫn kết luận rằng Hoa Kỳ đang suy sụp. "Bây giờ, mọi người khinh miệt phương Tây, từ giới lãnh đạo, đến các học viện, cho đến công chúng tầm thường ", Giáo sư Kang Xiaoguong của đại học Renmin cho biết. Quá tự tin như vậy trong việc đánh giá quyền lực (kết hợp với bất an sâu sắc ở chính trị trong nước) dẫn đến các hành vi trong chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc vào nửa sau của năm 2009. Trung Quốc không quan tâm đến lời khuyên của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên tiến lên một cách thận trọng và "giỏi che thực lực." Thật vậy, với một vài sự lựa chọn sai lầm trên một giai đoạn ngắn ngủi đáng ngạc nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phung phí những lợi ích vốn có từ sự tấn công quyến rũ gây ấn tượng. Sau khi nếm mùi chỉ trích của quốc tế và không ngăn được Hoa Kỳ gửi vũ khí cho Đài Loan, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã sớm quyết định quay trở lại chiến lược sức mạnh khôn khéo của Đặng Tiểu Bình. Đó vẫn là quan điểm hàng đầu . Một trong những nhà lãnh đạo mới thuộc thế hệ thứ năm nói với đội chúng tôi trong chuyến thăm rằng Trung Quốc cần một môi trường hòa bình để phát triển trong vòng 30 đến 50 năm sau, và rằng Hoa Kỳ vẫn là quốc gia mạnh nhất trong ít nhất là khoảng thời gian đó.

Nhưng bên dưới cấp cao nhất ở đó đang tuôn ra một dòng chảy dân tộc chủ nghĩa mạnh mẻ, cả trong giới công chức và trong thế giới blog, phục vụ như là một ý kiến thay thế cho ​​công chúng. Ở mức độ đó, ý kiến của người Trung quốc ​​là thiếu kiên nhẫn hơn. Ví dụ, Tướng Liu Yuan cho rằng Trung Quốc nên gạt sang một bên sự kềm chế, và Thiếu tướng Luo Yuan đã gửi đi thông điệp yêu cầu hàng trăm thuyền đánh cá chiến đấu cho một cuộc chiến tranh quấy rối, phá hoại hàng hải để nắm giử các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Những quan điểm như vậy có thể là không điển hình, nhưng nguy hiểm là dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc và Nhật Bản sẽ kích động lẫn nhau để gây hấn lớn hơn. Trong tình hình như vậy, những kẻ diều hâu nuôi dưỡng mỗi bên ngang qua ranh giới quốc gia.

Hơn nữa, những quan điểm như vậy được làm trầm trọng thêm bởi những cuốn sách giáo khoa thiên vị và các chính sách thiên vị của chính phủ. Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn quá cộng sản nữa. Điều buồn cười là "chủ nghĩa Lenin theo thị trường." Tính hợp pháp của nó dựa vào tăng trưởng kinh tế cao và dân tộc chủ nghĩa Hán tộc. Những kỷ niệm của Cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894-95 và sự xâm lược của Nhật Bản trong những năm 1930 là vấn đề chính trị có sức thuyết phục và cũng cố cho một chủ đề lớn hơn là các nạn nhân người Trung Quốc bị hại bởi quân đội Thiên hoàng.

Chiến lược hàng hải của Trung Quốc là gì ? Trung Quốc sử dụng vũ lực gây chết người để trục xuất người Việt Nam ra khỏi Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và 1988. Và Trung Quốc đã sai khiến Cam-pu-chia, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh khu vực ASEAN trong năm ngoái, ngăn chặn một thông cáo chính thức mà qua đó có thể kêu gọi một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đó là lần đầu tiên trong bốn thập kỷ mà 10 thành viên của hiệp hội không ra được thông cáo chung.

Một số nhà phân tích quốc phòng Mỹ nhìn thấy một chiến lược rõ ràng và quyết đoán. Họ chỉ ra chi tiêu quốc phòng đang ngày càng tăng và phát triển tên lửa và công nghệ tàu ngầm được thiết kế cho khắc chế khu vực ở vùng biển trong "chuỗi đảo đầu tiên" của Đài Loan và Nhật Bản. Những người khác nhìn thấy chiến lược của Trung Quốc là sự bối rối, tự mâu thuẫn và bị tê liệt bởi các lợi ích cạnh tranh quan liêu. Họ chỉ ra những kết quả tiêu cực của những chính sách quyết đoán hơn của Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, qua đó đã làm xấu đi mối quan hệ với gần như tất cả các nước láng giềng của nó. Với sự cố Senkaku trong năm 2010, khi một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Nhật Bản bắt giữ thủy thủ đoàn, và Trung Quốc leo thang với những trả đủa kinh tế. Kết quả là một sự đảo ngược của những gì mà Trung Quốc đã có, đó là xu hướng thuận lợi dưới quyền Đảng Dân chủ mới của chính phủ Nhật Bản. Khi một trong những nhà phân tích Nhật Bản nói với tôi, "Trung Quốc tự xút bóng vào cầu môn của nó." Và trong khi Trung Quốc chi hàng tỷ nhân dân tệ trong các nỗ lực để gia tăng sức mạnh mềm hoặc sức mạnh hấp dẫn của nó ở châu Á, hành động của nó ở Biển Đông mâu thuẫn với thông điệp riêng của nó. Tôi đã hỏi bạn bè và các quan chức Trung Quốc tại sao Trung Quốc đi theo một chiến lược phản tác dụng như vậy. Câu trả lời chính thức tôi thường nhận được đầu tiên là Trung Quốc thừa kế những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ lịch sử, bao gồm một bản đồ từ thời kỳ Quốc dân đảng với một đường chín đoạn hình chữ U, tạo nên một chiếc túi sâu ăn vào Biển Đông. Bây giờ với công nghệ có quyền truy cập các nguồn tài nguyên ở dưới nước và thủy sản trong khu vực, thật là khó có thể từ bỏ di sản này. Trong năm 2009-10, một số quan chức và các nhà bình luận hạng trung thậm chí đã gọi Biển Đông như là một chủ quyền "Lợi ích cốt lõi" ngang tầm với Đài Loan hay Tây Tạng.

Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ trình bày rõ ràng về vị trí chính xác của đường chín đoạn có hình chử U, cũng chẵng nói rỏ về việc liệu tuyên bố của nó là quy cho các tính năng chỉ có đất nhất định hoặc có cả thềm lục địa mở rộng và vùng biển chung quanh. Khi được hỏi tại sao họ không làm cho rõ ràng, người Trung Quốc đối thoại với tôi đôi khi nói rằng nó đã nâng cao các vấn đề dân tộc chủ nghĩa khó khăn ở nhà, và đòi hỏi những thỏa hiệp chính trị khó khăn và quan liêu. Đôi khi họ nói rằng họ không muốn vội vàng đánh mất một vị thế mặc cả thương lượng. Vào năm 1995 và một lần nữa trong năm 2010, Hoa Kỳ tuyên bố rằng Biển Đông nên được quản lý bởi Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (trong đó, trớ trêu thay, Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn). Tuy nhiên, chính phủ Mỹ sẽ không có quan điểm trên những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của bên thứ ba. Thay vào đó, nó thúc giục, chân thành chứ không phải là an ủi, rằng chúng cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc đàm phán.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí trên một hướng dẫn ứng xử không ràng buộc pháp lý trong việc dàn xếp các tranh chấp như vậy, nhưng, là một sức mạnh lớn, Trung Quốc tin rằng nó sẽ làm tốt hơn trong đàm phán song phương chứ không phải là đàm phán đa phương với các nước nhỏ. Niềm tin đó đứng đằng sau áp lực của Trung Quốc đối với Cambodia để ngăn chặn một thông cáo chung của ASEAN liên quan đến việc cũng cố một quy tắc ứng xử. Nhưng đây là một chiến lược sai lầm. Như một sức mạnh lớn, Trung Quốc sẽ có trọng lượng lớn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và nó có thể tự làm giảm sự thiệt hại của nó nếu được gây ra bằng cách đồng ý với một sự ứng xử.

Trong chuyến thăm của chúng tôi hồi tháng Mười năm 2012 đến Tokyo và Bắc Kinh, đồng nghiệp của tôi và tôi nhấn mạnh 3 điểm. Đầu tiên là một thông điệp răn đe, tái lưu ý với người đối thoại của chúng tôi rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố công khai rằng quần đảo Senkaku được che chở bởi Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản. Thứ hai, chúng tôi kêu gọi việc trao đổi thông tin cùng cấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc cần được cải thiện, nhưng cũng quan tâm nhiều hơn đến những trao đổi thông tin thuộc ngành dọc giữa các thủ đô quốc gia và các diễn viên tại hiện trường, những người đến từ các cơ quan nhà nước và có khả năng có thể thuyết phục các chính phủ vượt qua những nơi mà họ muốn đi. Việc đâm vào một tàu Bảo vệ bờ biển Nhật Bản năm 2010 bởi một tàu cá Trung Quốc không phải là một hành động có lệnh từ Bắc Kinh. Cuối cùng, chúng tôi đã cảnh báo rằng chủ nghĩa quốc gia dân túy có thể phá hủy các lợi ích tổng thể mà Trung Quốc, Nhật Bản (và gián tiếp, Hoa Kỳ) nhận được từ việc gia tăng sự thịnh vượng. Trung Quốc và Nhật Bản là các đối tác thương mại chính của nhau, và các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc nói với chúng tôi họ nhận thức rõ về cái giá phải trả cho việc phá vỡ mối quan hệ. Đồng thời, cựu Ngoại trưởng Nhật Bản, Koichiro Gemba đã ước tính rằng chỉ riêng sự kiện Tháng Chín cái giá phải trả cho các công ty Nhật Bản là nhiều hơn 100 triệu $. Khi chủ nghĩa quốc gia dân túy tương tác và lãnh đạo sự cạnh tranh quyền lực, sự hợp lý về kinh tế có thể nhanh chóng bị lấn lướt.

Trong năm 2011, Tổng thống Obama đã công bố một "Xoay trục", sau đó dán nhãn là "tái cân bằng", hướng về phía Châu Á. Như đã lưu ý, một số nhà phân tích Mỹ cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không có thể yên bình và do đó bây giờ chính phủ Mỹ cần áp dụng một chính sách kềm chế Trung Quốc. Nhiều quan chức Trung Quốc nhận thức rằng đó là chiến lược hiện nay của Mỹ, nhưng các quan chức chính quyền đã phủ nhận tình huống đó, và họ đang hiệu chỉnh. Nhìn lại lịch sử minh họa cho vấn đề. Chính sách ngăn chặn Liên Xô trong chiến tranh lạnh có nghĩa là hầu như không có giao dịch và ít có tiếp xúc xã hội. Hôm nay Hoa Kỳ không chỉ có thương mại khổng lồ với Trung Quốc, mà còn mở rộng cả tiếp xúc xã hội, trong đó có 157.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ.

Với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, chính sách ngăn chặn Liên Xô không thể kéo dài để cung cấp một mô hình cho mối quan hệ Mỹ-Trung. Hơn nữa, mối quan hệ với Trung Quốc đã bị nguội lạnh sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, và chính quyền Clinton đã phải nghĩ ra một cách tiếp cận mới. Khi là Trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng, tôi đã giám sát Đánh giá chiến lược khu vực Đông Á của Lầu Năm Góc vào năm 1994, và chúng tôi từ chối ý tưởng ngăn chặn vì hai lý do. Nếu chúng ta coi Trung Quốc như một kẻ thù, bảo đảm chúng ta có một kẻ thù trong tương lai. Nếu chúng ta đối xử với Trung Quốc như là một người bạn, không thể đảm bảo chúng ta có được mối hữu nghị, nhưng chúng ta có khả năng mở ra một tương lai vô hại nhiều hơn. Ngoài ra, sẽ có thể khó khăn để thuyết phục các nước khác tham gia vào một liên minh để kềm chế Trung Quốc trừ khi Trung Quốc dựa vào các chiến thuật bắt nạt như Liên Xô đã sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ II. Trung Quốc, với các hành vi của mình, sẽ là quốc gia duy nhất có thể tổ chức việc ngăn chặn Trung Quốc.

Thay vì ngăn chặn, chiến lược mà chính quyền Clinton phát minh ra có thể được gọi là "hòa nhập nhưng phòng hộ" -- một số điều rất giống như "tin tưởng nhưng thẫm định" của Ronald Reagan. Chính phủ Mỹ hỗ trợ tư cách thành viên của Trung Quốc trong Tổ chức thương mại thế giới và chấp nhận hàng hóa và khách tham quan Trung Quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố của Clinton ở Hashimoto tháng Tư 1996 tái khẳng định rằng Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản không phải là một di tích của chiến tranh Lạnh mà qua đó tiến trình có lý do để bị loại bỏ, nó là một sắp xếp có tác dụng sẽ cung cấp cơ sở cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Đông Á. Tổng thống Clinton cũng để mắt đến một cải tiến quan trọng trong mối quan hệ với Ấn Độ. Chiến lược này đã được hưởng ứng hỗ trợ bởi cả hai đảng. Chính quyền Bush tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ, trong khi làm sâu sắc thêm và chính thức hóa đối thoại kinh tế với Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời Bush, Robert Zoellick làm rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc như là một "bên liên quan có trách nhiệm". Chính sách tương tự tiếp tục hướng dẫn chính quyền Obama. Theo quan điểm của tôi, nó vẫn là một chính sách đúng đắn.

Một trong những thay đổi quyền lực quan trọng của thế kỷ 21 là sự phục hồi của châu Á. Năm 1800, Châu Á chiếm một nửa dân số thế giới và một nửa nền kinh tế thế giới. Đến năm 1900, do cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu và Bắc Mỹ, thị phần sản phẩm của châu Á trên thế giới giảm đến 20%. Vào giữa thế kỷ này, châu Á một lần nữa nên đại diện cho một nửa dân số và một nửa sản phẩm của thế giới. Điều này là một sự tiến hóa tự nhiên và được hoan nghênh, khi hàng trăm triệu người thoát khỏi sự nghèo đói thảm khốc. Đồng thời, tuy nhiên, nó làm nổi lên sự lo ngại rằng Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa cho Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nỗi sợ hãi là không cần thiết, nếu chúng ta nhớ rằng châu Á không phải là một thực thể trọn vẹn. Nó có sự cân bằng quyền lực nội bộ của riêng nó. Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và các nước khác không muốn bị thống trị bởi Trung Quốc, và do đó chào đón một sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Trừ phi Trung Quốc chứng minh có thể phát triển tốt hơn quyền lực mềm hoặc quyền lực hấp dẫn của nó, sự gia tăng trong quyền lực cứng quân sự và quyền lực kinh tế của nó có khả năng làm cho các nước láng giềng lo sợ và tìm kiếm liên minh để cân bằng chống lại nó. Ví dụ, sau khi Trung Quốc phát triển chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của nó trong năm 2009, kết quả cuối cùng có được mà, sau một hai năm ngắn ngủi, Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và những nước khác -- hoàn toàn là một kỷ lục đáng kể qua đó khẳng định tiền đề chiến lược của Mỹ rằng "chỉ có Trung Quốc là có thể kềm chế Trung Quốc". Một sự hiện diện kinh tế và quân sự mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á cho phép chúng ta có một sự cân bằng giúp định hình môi trường và cung cấp những khích lệ đối với hành vi có trách nhiệm hơn của Trung Quốc .

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu chỉ tập trung trên bộ phận phòng hộ chiến lược của Mỹ. Chúng ta không nên quá quân sự hóa việc tái cân bằng hướng đến châu Á. Hoa Kỳ và Trung Quốc (cũng như các nước khác) có nhiều điều để đạt được từ sự hợp tác trên một loạt các vấn đề xuyên quốc gia. Người ta không thể quản lý các giải pháp ổn định tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, khủng bố không gian mạng hoặc đại dịch mà không có sự hợp tác như vậy. Nếu quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác để có được các kết quả như mong muốn, điều quan trọng là nhớ rằng đôi khi sức mạnh của chúng ta lớn hơn khi chúng ta hành động với những người khác chứ không phải là chỉ ở trên những người khác. Khía cạnh quan trọng này của một chiến lược quyền lực sắc sảo không đoạt được bằng khái niệm ngăn chặn.

Là một sức mạnh nguyên trạng , Hoa Kỳ có nhiều thứ để đạt được từ một tam giác quan hệ tốt đẹp giữa chính nó, với Nhật Bản và Trung Quốc. Những người gợi lên sự tương tự từ sự nổi lên của một nước Đức cách đây một thế kỷ đã quên rằng nước Đức thời Hoàng đế đã vượt qua vương quốc Anh vào đầu thế kỷ 20, trong khi Trung Quốc sẽ không vượt qua Hoa Kỳ ở sức mạnh tổng thể trong nhiều thập kỷ tới, nếu không nói là chẵng bao giờ. Trừ phi chúng ta không chống đỡ nổi sự sợ hãi vội vã, chúng ta có thời gian để quản lý sự xuất hiện quyền lực Trung Quốc, và liên minh của chúng ta với Nhật Bản cung cấp một phòng hộ quan trọng trong trường hợp có điều gì đó đi sai đường.

Nhưng sự thật là dân tộc chủ nghĩa đặt ra những nguy hiểm rất khó kiểm soát. Mặc dù thực tế Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng lượng chủ nghĩa dân tộc của một quốc gia kích động chủ nghĩa dân tộc của một quốc gia khác, và cả hai chính phủ đang phát triển một thói chơi quen thuộc là chơi với lửa. Hoa Kỳ có một quan tâm trong việc làm giảm xu hướng này. Lợi ích của Mỹ tồn tại trên sự ổn định trong khu vực cho phép tiếp tục sự tăng trưởng thương mại và đầu tư qua đó đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Liên minh Mỹ-Nhật Bản vẫn quyết định sự ổn định ở Đông Á, nhưng tốt hơn hết là mối quan hệ tốt đẹp trong tất cả ba cạnh của tam giác chiến lược. Một điều rõ ràng: Nếu, bất chấp tất cả những gì chúng ta làm, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc xấu đi hướng về phía xung đột theo nghĩa đen, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một số sự lựa chọn rất khó khăn. Có lẽ là không quá sớm để kín đáo bắt đầu phân tích bên trong chính phủ những lựa chọn gì có vẻ có thể có ngay. Đối với quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, không có giải pháp nhanh chóng khả thi. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nhưngTrung Quốc không có khả năng chấp nhận. Tốt nhất, chúng ta có thể hy vọng chuyển hướng chửa cháy vấn đề với chính trị khu vực, nơi nó sẽ có ít khả năng làm nóng và làm hỏng các câu chuyện khác. Trong thời gian chờ đợi, các sự cố sinh sôi nảy nở, như ngày 13 tháng Mười hai , khi Nhật Bản cho cất cánh 8 máy bay phản lực F-15 để đáp trả sự xâm nhập của Trung Quốc vào không phận của Nhật Bản. Theo quan điểm của tôi, đề nghị tốt nhất là đề nghị thừa nhận bởi Kinh tế. Trung Quốc nên tránh gửi tàu chính thức sang vùng biển Nhật Bản, và sử dụng một đường dây nóng với Tokyo để quản lý khủng hoảng được tạo ra bởi những người bộp chộp dân tộc chủ nghĩa hoặc bởi những kẻ "phiêu lưu." Đồng thời, hai nước nên làm sống lại khuôn khổ năm 2008 với việc phát triển chung các mỏ khí đốt tranh chấp ở Biển Đông Trung quốc, và chính phủ Nhật nên tuyên bố các đảo nhỏ thuộc khu vực bảo vệ hàng hải quốc tế không có người cư trú mà cũng không có hoạt động quân sự. Đây là một ý tưởng tuyệt vời: cân bằng, cân xứng và xuất sắc hợp lý.
Và đó chính là lý do tại sao, trong xu thế hiện nay, tôi không có cảm giác an toàn trong khi chờ đợi nó được thông qua.

Joseph S. Nye, là giáo sư đại học xuất sắc tại Đại học Harvard và là tác giả của "forthcoming Presidential Leadership and the Creation of the American Era."

1    2

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.