Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn NATO

Thực tế đang dần hạ bệ chủ nghĩa Putin.

Những nỗ lực chiến tranh của Nga và cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo ở Moscow, đã làm gián đoạn câu chuyện chính thức của Điện Kremlin. Tác giả Lawrence Freedman. ....Ngày 5 tháng 4 /2024...Theo The New Statesman. Một tuyển tập mới gồm các bài tiểu luận có tên Chiến tranh Ukraine,  do Hal Brands biên tập và được xuất bản bởi nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins, đánh dấu kỷ niệm hai năm Nga xâm lược toàn diện Ukraine. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc chiến,  từ nguồn gốc đến hành vi,  đến tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế và vai trò của Trung Quốc. Đây là một nguồn thông tin xuất sắc, với các chương tuyệt vời, và có thể được tải xuống miễn phí. Đóng góp của riêng tôi cho tuyển tập đó, coi Vladimir Putin là một "kẻ cuồng tín chiến lược", phản ánh sự gắn bó dai dẳng của y với Ukraine, và khi phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc của mỗi quyết định, xu hướng hành động của y luôn tăng gấp đôi với hy vọng rằng,  các biện pháp cực đoan hơn nữa

Hãy coi chừng một thế giới không có sức mạnh của Mỹ.

Lời đe dọa vứt bỏ các đồng minh Mỹ của Donald Trump, sẽ gây mở ra nguy cơ hạt nhân cho tất cả nhân loại.    The Economist,  Ngày 04 Tháng Tư Năm 2024. Răn đe hạt nhân đang có hiệu quả - hoặc ít nhất là cho đến nay. Để hiểu nó ra sao, hãy nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Mỹ và châu Âu trang bị vũ khí cho đồng minh nhưng không dám khai triển quân đội chiến đấu chống lại Nga. Đổi lại, Nga không dám tấn công phương Tây. Sự khiếp sợ lẫn nhau bảo đảm rằng các cường quốc hạt nhân không tấn công lẫn nhau một cách công khai, giống như nó ngăn chặn Chiến tranh Lạnh trở nên nóng, mặc dù nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm đã nổ ra. Một dấu hiệu thành công là chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân - ít hơn so với từng bị lo sợ, và ít hơn so với số quốc gia có thể chế tạo chúng. Khi NATO đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong tuần này, hãy cảm ơn sự hào phóng của  "việc răn đe mở rộng", qua đó Mỹ đã che chở cho các đồng minh châu Âu và châu Á dưới chiếc ô

Ý nghĩa chiến lược từ việc F-16 của NATO lần đầu tiên bay vào Ukraine.

Tác giả Kung Chan...Ngày 02 tháng 04 /2024.... ANBOUND. Theo báo cáo, lần đầu tiên một máy bay phản lực chiến đấu F-16 cất cánh từ Romania, do một phi công Ukraine lái, đã bay vào không phận Ukraine, hạ cánh xuống một sân bay ở Dãy núi Carpathian, và sau đó bay trở lại căn cứ huấn luyện của Romania. Chuyến bay này đã khiến Ukraine hết sức phấn khích, vì họ coi đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa. Sau một thời gian dài đấu tranh, cuối cùng họ cũng có máy bay phản lực chiến đấu của phương Tây, báo hiệu Ukraine sở hữu máy bay quân sự của phương Tây. Ngoài ra, điều giá trị là chuyến bay này cũng xác nhận rằng các phi công Ukraine (mặc dù mới chỉ một) có khả năng làm chủ máy bay phản lực chiến đấu của phương Tây trong thời gian ngắn. Đây là những gì Ukraine muốn truyền đạt. Tất nhiên, cũng còn có những điều mà Ukraine không đề cập nhưng đáng chú ý là: việc chuyển giao vũ khí và thiết bị hiện đại của phương Tây ngụ ý sự tham gia trực tiếp sâu sắc hơn của các Lực lượng q

Putin đang chờ đợi Washington im lặng.

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội để thiết lập lại phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu. Tác giả Gideon Rachman...01/04/2024... Theo Financial Times. Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB, khi Bức tường Berlin sụp đổ. Trong cuốn hồi ký First Person, xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng quân gần đó bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được khiến ông bị sốc: "Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì nếu không có mệnh lệnh từ Moscow. Và Moscow thì im lặng".  Putin sau đó nói: "Lúc đó tôi có cảm giác rằng đất nước không còn tồn tại. Rằng nó đã biến mất." Những trải nghiệm như thế hình thành nên Putin khi về già. Bài học mà Putin dường như đã rút ra từ năm 1989 là các đế chế vĩ đại có thể sụp đổ vì sự xáo trộn chính trị nội bộ. Sau khi chứng kiến Moscow im lặng, bây giờ Putin có thể hy vọng nhìn thấy Washington im lặng và đến lượt "đế chế Mỹ" sụp đổ. Nhìn từ Moscow, các khả năng phải trông có vẻ như trêu ngươi.

Cuộc chiến đẫm máu để giành quyền kiểm soát diễn ra ác liệt ở miền đông Ukraine khi Nga vật lộn để giành được chỗ đứng ở Donetsk.

Hình ảnh
Tác giả Julia Kesaieva, Tim Lister, Darya Tarasova và Sana Noor Haq, Ngày 17 tháng 7 năm 2022, CNN Kyiv, Ukraina (CNN) _ Quân đội Ukraine đã đẩy lùi những bước tiến của Nga ở Donetsk vào cuối tuần qua, khi cuộc chiến đẫm máu giành quyền kiểm soát ở khu vực Donbass phía đông đang diễn ra. Ít nhất tám khu định cư ở phía đông Donetsk đã bị bắn phá từ thứ Bảy đến Chủ nhật. Theo quân đội Ukraine, hầu hết các khu định cư nằm giữa một túi lãnh thổ trên đường cao tốc đi từ vùng Luhansk dẫn về phía tây đến các thành phố công nghiệp ở Donetsk. "Các binh sĩ Ukraine đã thành thạo đẩy lùi một nỗ lực chiến đấu trinh sát khác gần Berestove và Bilohorivka", Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết và nói thêm rằng các lực lượng Nga đã "bị đẩy lùi một cách kiên quyết, gánh chịu tổn thất và rút lui". Trong khi các lực lượng Nga bắn vào các vị trí của Ukraine ở Donetsk để chuẩn bị cho giai đoạn giao tranh toàn diện tiếp theo trong cuộc chiến, Bộ Quốc phòng nư

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN CUỐI.

Hình ảnh
“Có những câu hỏi chưa được trả lời, và một số ít người biết câu trả lời.” Bảng hiệu của Tổ chức Y Tế Thế giới. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. XII. Ra khỏi bóng tối. Vào mùa xuân năm 2021, cuộc tranh luận về nguồn gốc của COVID-19 đã trở nên gay gắt đến mức các mối đe dọa chết chóc bay theo cả hai hướng.

Trung Quốc đã ngừng "ẩn mình chờ thời".

Hình ảnh
Một sự đồng thuận lưỡng đảng của Hoa Kỳ trổi lên trên quy mô đe dọa từ Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 28 tháng 5. ẢNH: LI XIANG / ZUMA PRESS. William A. Galston, Ngày 22, Tháng Sáu, năm 2021 … Theo Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong thập niên qua. Có ít niềm tin hơn rằng thế giới dân chủ có thể đưa Trung Quốc vào một trật tự quốc tế dựa trên quy tắc - hoặc sự phát triển của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực nội bộ để có tự do hóa và dân chủ. Giới tinh hoa trong cả hai đảng chính trị đồng ý rằng hiện nay cạnh tranh với Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách kinh tế và đối ngoại của Hoa Kỳ, một lập trường mà nhiều người Mỹ tán thành.

EU hoán đổi món bít tết cháy khét của Trump (phủ nước sốt cà chua) bằng món thịt sườn hoàn hảo của Biden.

Hình ảnh
Một lễ hội tình yêu với tổng thống mới ở Brussels, và sự ủng hộ khi ông ấy đối đầu với Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Brussels | Olivier Hoslet / EPA. DAVID M. HERSZENHORN,…Ngày 15 tháng 6 năm 2021. Theo Politico. Trần H Sa lược dịch. Đối với EU, chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Joe Biden với tư cách là tổng thống Mỹ giống như có anh trai trở về nhà từ trường đại học - đúng lúc để đối đầu với kẻ bắt nạt ở khu phố.

Những lời khiển trách Trung Quốc liên tiếp, đánh dấu một bước ngoặt.

Hình ảnh
Những lời chỉ trích từ G-7 và các thành viên NATO thể hiện sự thay đổi hướng tới hành động tập thể để đối đầu với Bắc Kinh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, bằng cử chỉ, khai mạc phiên họp khoáng đại trong kỳ hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels vào thứ Hai…. /ẢNH: BRENDAN SMIALOWSKI / ASSOCIATED PRESS. James T. Areddy, ngày 14 tháng 6 năm 2021. Theo Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Các nền dân chủ quan trọng đã tập hợp lại với nhau trong tuần này để đưa ra những lời khiển trách liên tiếp, khác thường đối với Bắc Kinh, đánh dấu sự thay đổi hướng tới hành động tập thể và đẩy lùi các chiến lược định vị Trung Quốc là một nhà lãnh đạo toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Biden gây sức ép với NATO về mối đe dọa của Trung Quốc.

Hình ảnh
Quan điểm của các đồng minh khác biệt nhau về việc giải quyết thách thức an ninh, với một số lo lắng về sự mất tập trung đối với Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau cuộc gặp với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ngày 7/6.../ ẢNH: CHIP SOMODEVILLA / GETTY HÌNH ẢNH James Marson, ngày 11 tháng 6 năm 2021 Theo Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. BRUSSELS—Trong cuộc gặp với các đồng minh NATO hôm thứ Hai, Tổng thống Biden dự kiến sẽ gây sức ép với liên minh nhằm làm nhiều hơn nữa để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, trong khi vẫn ngăn chặn mối đe dọa dai dẳng từ Nga. Nhưng ông sẽ gặp phải sự hoài nghi từ một số đồng minh, những người đặt câu hỏi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có thể là gì đối với Trung Quốc -  quốc gia được coi là ít đặt ra mối đe dọa quân sự trực tiếp ở khu vực Bắc Đại Tây Dương - và liệu những nỗ lực như vậy có thể bị chệch hướng khỏi mục tiêu chính của liên minh là răn đe Nga hay không. NATO bắt đầu chính thức giải quyết sự t

Liệu châu Âu có gia nhập kế hoạch của Joe Biden để chống lại Trung Quốc ?

Hình ảnh
EU đã trở nên hoài nghi hơn về Bắc Kinh, nhưng một số nhà lãnh đạo lo lắng về luận điệu chiến tranh lạnh mới của Washington. © FT Montage / Getty Demetri Sevastopulo ở Washington và Sam Fleming và Michael Peel ở Brussels, ngày 07/06/2021…. Theo Financial Times. Trần H Sa lược dịch. Kể từ khi bước vào Nhà Trắng hồi tháng 1, Joe Biden đã nêu rõ một mục tiêu trong chính sách đối ngoại đứng trên những mục tiêu khác - làm việc với các đồng minh để kiềm chế Trung Quốc .

Các sự kiện ở Myanmar đặt ASEAN tụt lại phía sau.

Hình ảnh
Những người biểu tình cầm khiên có đính kèm hình ảnh của nhà lãnh đạo quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Yangon, Myanmar, ngày 1 tháng 3 năm 2021 (Ảnh: Reuters / Stringer). Tác giả: Gregory Poling, CSIS…23 tháng 5 năm 2021, Theo Diễn đàn Đông Á. Trần H Sa lược dịch. Vào ngày 24 tháng 4, các nhà lãnh đạo ASEAN đã triệu tập một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về tình hình Myanmar tại Jakarta. Các phe phái bên ngoài bao gồm Hoa Kỳ rất vui mừng khi cho khối này cơ hội dẫn đầu, thừa nhận rằng vai trò trung tâm của ASEAN - với tất cả những khuyết điểm của nó - là một tấm ván quan trọng cho sự ổn định khu vực. Tuy nhiên, kỳ vọng vào hội nghị thượng đỉnh thì thấp; vì nhóm này từ lâu đã tránh các vấn đề chính trị hoặc an ninh nhạy cảm, và để lại sự dàn xếp cho những người khác.

Mỹ không nên sợ Trung Quốc.

Hình ảnh
Phản ứng thái quá có thể nguy hiểm hơn chính bản thân Bắc Kinh. Ảnh : Chụp vào ngày 4 tháng 2, Người dân đi qua một linh vật gấu trúc có tên Bing Dwen Dwen gần sân vận động Bird's Nest, địa điểm sẽ tổ chức lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, . NOEL CELIS/AFP QUA GETTY IMAGES DOUG BANDOW | NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 2021… Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 2, một cuộc nói chuyện lạnh nhạt có thể báo trước một mối quan hệ lạnh lùng không kém. Chính quyền đang xem xét chính sách đối với Trung Quốc, một chính sách có thể gần gủi một cách ngạc nhiên với đường lối cứng rắn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đó là một sai lầm.

NATO cần đối phó trực diện với Trung Quốc.

Hình ảnh
Liên minh phương Tây không chuẩn bị để chống lại thách thức trực tiếp và ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại dinh tổng thống Afghanistan ở Kabul ngày 29 tháng 2 năm 2020. WAKIL KOHSAR/AFP QUA GETTY IMAGES THOMAS DE MAIZIÈRE, A. WESS MITCHELL | NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2021, Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Khi các nhà lãnh đạo của 30 quốc gia NATO gặp nhau vào mùa xuân này tại Brussels, đó sẽ không phải là hội nghị thượng đỉnh bình thường. Tổng thư ký của liên minh, Jens Stoltenberg, đã đưa tương lai của NATO vào chương trình nghị sự. Đây cũng sẽ là hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng đầu tiên dành cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã nói rằng việc củng cố liên minh sẽ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông. Các quyết định đạt được tại cuộc họp này sẽ quyết định kế hoạch và ưu tiên của NATO trong một thời gian dài sắp tới.