Những lời khiển trách Trung Quốc liên tiếp, đánh dấu một bước ngoặt.

Những lời chỉ trích từ G-7 và các thành viên NATO thể hiện sự thay đổi hướng tới hành động tập thể để đối đầu với Bắc Kinh.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, bằng cử chỉ, khai mạc phiên họp khoáng đại trong kỳ hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels vào thứ Hai…. /ẢNH: BRENDAN SMIALOWSKI / ASSOCIATED PRESS.

James T. Areddy, ngày 14 tháng 6 năm 2021. Theo Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

Các nền dân chủ quan trọng đã tập hợp lại với nhau trong tuần này để đưa ra những lời khiển trách liên tiếp, khác thường đối với Bắc Kinh, đánh dấu sự thay đổi hướng tới hành động tập thể và đẩy lùi các chiến lược định vị Trung Quốc là một nhà lãnh đạo toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong hai ngày liên tiếp, các nhà lãnh đạo G7 và các quốc gia thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cùng chỉ trích chính sách của Trung Quốc dưới thời ông Tập là có trọng tâm gây tổn hại đến ổn định quân sự, nhân quyền, thương mại quốc tế và sức khỏe toàn cầu. Các thành viên NATO tuyên bố hôm thứ Hai chống lại "những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên quy tắc" mà Trung Quốc đã gây ra.

Những lời chỉ trích công khai liên tục nhau đập trực tiếp vào khẳng định của ông Tập rằng Trung Quốc sẽ không tha thứ việc giảng dạy của các quốc gia khác, cho thấy sự lo lắng ở các thủ đô quan trọng đang thúc đẩy các chính phủ tìm kiếm sự liên kết với Mỹ qua nổ lực chấm dứt việc họ tự quản lý mối quan hệ với Bắc Kinh.

Evan Medeiros, giáo sư Đại học Georgetown cho biết: "Hành vi của Trung Quốc đã thay đổi tính toán về rủi ro. Một ngưỡng địa chính trị rất quan trọng đã được vượt qua."

Phản ứng dữ dội của quốc tế được đưa ra khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ( ĐCSTQ ) đang chuẩn bị đặt ông Tập vào trung tâm của lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ trong hai tuần nữa, sự xuất hiện thành công từ một thế kỷ đấu tranh và bị sỉ nhục bởi các cường quốc nước ngoài, để trở thành quốc gia thương mại hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ryan Hass, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings ở Washington cho biết, bản thân những tố cáo dồn dập từ G-7 và NATO không có khả năng làm suy yếu vị thế quyền lực của ông Tập ở Trung Quốc. Khi những lời chỉ trích chống lại ông Tập ở các quốc gia quan trọng được nêu lên, câu hỏi đặt ra cho giới lãnh đạo Trung Quốc là, nó phải đánh giá vị thế quốc tế của nó như thế nào. Tại Bắc Kinh, ông Hass nói thêm, "Nó có thể mở rộng sự thẩm định cho câu hỏi, chúng ta có đi đúng hướng hay không?"

Trung Quốc tưởng tượng những chỉ trích các chính sách của nó là vì tư duy Chiến tranh Lạnh do Mỹ lãnh đạo, với các nhà ngoại giao Trung Quốc tự tin khẳng định rằng phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang suy giảm. Vài giờ sau khi sự kiện G-7 kết thúc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh, nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đã đưa ra một lời tố cáo từng điểm một đối với bản thông cáo chung là xuyên tạc và vu khống.

Sự bất mãn về Trung Quốc đã được xây dựng trong một thời gian giữa các quốc gia dân chủ vốn lo ngại về việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, dẹp bỏ các quyền tự do ở Hồng Kông, ép buộc các hoạt động thương mại và khiêu khích quân sự chống lại hòn đảo dân chủ Đài Loan, và tất cả đều được nhấn mạnh trong tuyên bố của G-7. G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản cũng đã bày tỏ lo ngại rằng Bắc Kinh đã thiếu minh bạch về Covid-19, đồng thời nói chung cũng đã bày tỏ lo ngại về sự đối xử với tù nhân, kiểm duyệt internet và các tính năng khác dưới sự cai trị độc tài của ông Tập.

Trung Quốc coi mỗi vấn đề là công việc của riêng mình và đại sứ quán của nó bắt bẻ G-7 "tự ý can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Tuy nhiên, các cơ quan chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cho đến nay vẫn giữ im lặng.

Ông Tập hầu như không cần có vấn đề với cộng đồng quốc tế, nơi cung cấp đầu tư và tạo việc làm, cũng như mua hàng xuất khẩu của nó. Sự hồi sinh của Covid-19 ở phía nam Trung Quốc đang làm giảm niềm tin vào phản ứng đại dịch của quốc gia, bao gồm cả vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc muốn các tập đoàn đa quốc gia chống lại lời kêu gọi của các nhóm nhân quyền tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông vào tháng Hai tới tại Bắc Kinh.

Và lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng là khúc dạo đầu cho nỗ lực dự kiến của ông Tập về nhiệm kỳ thứ ba vào cuối năm tới.

Tổng thống Biden tuyên bố chính sách Trung Quốc của ông sẽ có việc xây dựng liên minh để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và các sự kiện của G-7 và NATO đánh dấu cơ hội đầu tiên của ông để thúc đẩy tầm nhìn trên trường quốc tế.

Ngôn ngữ thông cáo chung yêu cầu tinh thần trách nhiệm từ những nước tham gia, bao gồm cả các quốc gia châu Âu thích mua bán lớn với Trung Quốc. Các chính phủ châu Âu thường kiềm chế những lời phàn nàn chỉa thẳng về Trung Quốc, nhưng trong những tháng gần đây cũng đã nổi giận khi Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các chính trị gia, công ty và các chuyên gia tư vấn của châu Âu.

Ông Hass cho biết Bắc Kinh có thể kỳ vọng với lập luận rằng G-7 "đại diện cho một số ít các quốc gia không phát biểu thay mặt cho cộng đồng quốc tế".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được nhìn thấy trên màn hình tại một sự kiện đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải vào ngày 4 tháng 6… / ẢNH: ALY SONG/REUTERS

Ngôn ngữ của G-7 về Trung Quốc cứng rắn hơn so với tài liệu được đưa ra bởi nhóm NATO lớn hơn, gồm 30 thành viên. Ví dụ, Đài Loan đã không được liên minh an ninh nêu tên trong khi tuyên bố G-7 dành một đoạn để kêu gọi sự ổn định ở eo biển Đài Loan và các vùng biển lân cận, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ có chủ quyền của nó. Đó là lần đầu tiên đề cập đến vấn đề nút nóng ấy trong một thông cáo như vậy, theo Nhóm nghiên cứu G-7 của Đại học Toronto.

Thật vậy, các phương tiện truyền thông do chính phủ điều hành ở Trung Quốc đã chế giễu G-7 bằng cách cho thấy một bức tranh biểu diễn "Bữa tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci được lưu hành rộng rãi trên mạng. Với tựa đề "G-7 cuối cùng", nó cho thấy bối cảnh quen thuộc trong Tân Ước nhưng với một chiếc bánh màu đỏ có hình dạng Trung Quốc đặt trước ông Biden như một con đại bàng hói - thay nhân vật Chúa Giêsu trong Tân Ước - đang chỉ đạo những người khác, cũng được mô tả là những con vật.

Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc mô tả cuộc họp của các nhà lãnh đạo G-7 là "sự thống nhất thể hiện sự lo lắng " và lên án đích thân sự kiện trong bối cảnh đại dịch.

Trước khi đại dịch khép lại chuyến công du của y, Tập phụ thuộc rất nhiều vào phong thái cá nhân và các khoản vay của các ngân hàng do chính phủ điều hành, để mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Tập đã sử dụng khoảng trống được tạo ra bởi việc cựu Tổng thống Donald Trump làm cho các nhóm quốc tế bị suy sụp, để nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc đối với ngoại giao đa phương trong các tổ chức toàn cầu như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng ông đã không đích thân gặp một nguyên thủ quốc gia nào khác kể từ đầu năm 2020, theo công ty nghiên cứu China Vitae.

Trung Quốc cũng là một phần của G 20, nơi mà chính quyền Biden nói rằng họ muốn Bắc Kinh hỗ trợ cho các sáng kiến khí hậu và một thỏa thuận để thiết lập mức thuế quốc tế tối thiểu dành cho các công ty lớn. Giống như các thành viên khác, Trung Quốc có quyền phủ quyết hiệu quả trong các nhóm như vậy.

Các quan điểm của G-7 và NATO nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc từ các thành viên của họ với Trung Quốc vốn lo ngại một loại Chiến tranh Lạnh mới, Larry Diamond, một thành viên cao cấp tại Viện Hoover của Đại học Stanford cho biết. Nhưng ông nói rằng Tập sẽ bỏ lỡ giai đoạn đặc biệt nếu ông ta cảm thấy bị cô lập bởi các tuyên bố. "Thông điệp của G-7 là các nền dân chủ trên thế giới đang lưu ý đến những gì Trung Quốc đang làm", ông nói.

Nhưng nếu xu hướng hiện tại tiếp tục và sự chia rẽ với Trung Quốc ngày càng lớn hơn, nó có thể làm tổn thương sự lãnh đạo của Trung Quốc ở trong nước. Ông Diamond nói. "Người dân Trung Quốc có thể hỏi ai đã đánh mất Hoa Kỳ."

Để thẳng thừng chỉ trích các chính sách của nước ngoài trong quá khứ, Trung Quốc đã dựa vào sự cám dỗ từ thị trường khổng lồ của nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, càng ngày, thông điệp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng không gây được tiếng vang, một phần vì Bắc Kinh đã hành động nhanh nhẩu đoản ra sao khiến cho thị trường của nó không thể tiếp cận được, gần đây nhất là trong một cuộc tranh chấp với Úc. Scott Kennedy, một cố vấn cao cấp ở Washington tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: "Thành công kinh tế sẽ không mang lại cho họ những lời tán dương mà họ khao khát."

Bản thân ông Tập đã tiếp thêm một giọng điệu tự kiêu, nói rằng Trung Quốc sẽ không bị đẩy lùi. Ông cũng đã gởi thông điệp thông qua các đại biểu có giọng điệu mới rất khó nghe, đôi khi được gọi là ngoại giao "Chiến binh sói" - để tán dương Trung quốc và chê bai quốc tế.

Khi ông Biden phái ngoại trưởng của mình, Antony Blinken, đến gặp các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Alaska vào tháng 3, ông Blinken đã bị diễn thuyết trước máy quay phim trong 16 phút về các vấn đề chủng tộc và thất bại dân chủ ở Mỹ bởi đặc phái viên hàng đầu của Bắc Kinh, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi).

Vài ngày trước khi ông Biden bay đến châu Âu, Tập dường như đã làm dịu làn ranh, nói với các cán bộ đảng ở Trung Quốc rằng, thế giới cần công nhận một "Trung Quốc đáng tin cậy, đáng yêu và đáng kính".

Tuy nhiên, về mặt chính sách, Trung Quốc không có dấu hiệu cúi đầu trước áp lực của nước ngoài, với cơ quan lập pháp của họ vào tuần trước đã phê chuẩn một đạo luật cho phép Bắc Kinh tấn công lại các chính phủ, công ty và cá nhân được coi là góp phần vào những nỗ lực của các chính phủ nước ngoài để trừng phạt Trung Quốc.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.