Biden gây sức ép với NATO về mối đe dọa của Trung Quốc.

Quan điểm của các đồng minh khác biệt nhau về việc giải quyết thách thức an ninh, với một số lo lắng về sự mất tập trung đối với Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau cuộc gặp với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ngày 7/6.../ ẢNH: CHIP SOMODEVILLA / GETTY HÌNH ẢNH

James Marson, ngày 11 tháng 6 năm 2021 Theo Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

BRUSSELS—Trong cuộc gặp với các đồng minh NATO hôm thứ Hai, Tổng thống Biden dự kiến sẽ gây sức ép với liên minh nhằm làm nhiều hơn nữa để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, trong khi vẫn ngăn chặn mối đe dọa dai dẳng từ Nga.

Nhưng ông sẽ gặp phải sự hoài nghi từ một số đồng minh, những người đặt câu hỏi về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có thể là gì đối với Trung Quốc -  quốc gia được coi là ít đặt ra mối đe dọa quân sự trực tiếp ở khu vực Bắc Đại Tây Dương - và liệu những nỗ lực như vậy có thể bị chệch hướng khỏi mục tiêu chính của liên minh là răn đe Nga hay không.

NATO bắt đầu chính thức giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc vào năm 2019, được ghi chú trong một tuyên bố sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo liên minh về "những cơ hội và thách thức mà chúng ta cần cùng nhau giải quyết".

Thông cáo sau hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới sẽ bao gồm nhiều chi tiết hơn về những thách thức và phản ứng của NATO, các nhà ngoại giao quen thuộc với sự chuẩn bị đó cho biết. Trung Quốc cũng sẽ nhận được sự chú ý đáng kể trong kế hoạch của liên minh : "Khái niệm chiến lược mới", một tài liệu chính sách hướng dẫn của họ, mà hiện nay không đề cập đến đất nước này.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lưu ý về những thách thức mà liên minh phải đối mặt, "Nga và Trung Quốc đang chống lại  trật tự quốc tế dựa trên quy tắc".

Hôm thứ Tư, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã trích dẫn những lo ngại chung về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, ăn cắp dữ liệu trên mạng internet của Trung quốc, và các hành động của Bắc Kinh liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương. Bà nói với một sự kiện tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, một tổ chức tư vấn, rằng, "Đây là những vấn đề quan tâm đối với các đồng minh châu Âu, và rõ ràng là mối quan tâm đối với NATO."

Nhưng có những khác biệt trong NATO về cách tiếp cận Trung Quốc.

Mỹ muốn liên kết các đồng minh để gây áp lực rộng rãi lên Bắc Kinh. Các chính phủ châu Âu không muốn bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu và mong muốn bảo vệ quan hệ thương mại. Hungary đặc biệt gần gũi với Trung Quốc, và gần đây đã chặn một tuyên bố của Liên minh châu Âu chỉ trích Bắc Kinh về một luật an ninh mới ở Hồng Kông.

Bruno Lété, thành viên cao cấp về an ninh và quốc phòng tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ tại Brussels cho biết: "Rõ ràng là người châu Âu không mong muốn bị cảnh 'trên đe dưới búa'. Trung Quốc là một nguyên nhân gây bất hòa tiềm năng. Đó là một sự gây chia rẽ."

Mong muốn của Hoa Kỳ hướng các nguồn lực của mình đến Ấn Độ -Thái Bình Dương có thể làm tăng áp lực lên các thành viên NATO ở châu Âu để họ làm nhiều hơn cho phòng thủ của riêng họ, bao gồm tăng chi tiêu quân sự của liên minh với mục tiêu 2% trên tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ có 10 trong số 30 thành viên, bao gồm cả Hoa Kỳ, đạt được mục tiêu vào năm ngoái.

Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á Âu Nga tại Brussels cho biết: "Hoa Kỳ đã chán ngấy. Mọi người đã nói về điều này trong nhiều năm, nhưng bây giờ nó thực sự, thực sự quan trọng".

Một số đồng minh, đặc biệt là những nước giáp với Nga, lo ngại rằng việc tập trung quá mức vào Trung Quốc có thể làm loãng các nỗ lực chống lại Moscow.

Một thách thức nữa là một liên minh quân sự vốn được xây dựng để ngăn chặn và phòng thủ chống lại một cuộc xâm lược quân sự trực tiếp, làm thế nào mà có thể chống lại một mối đe dọa an ninh ở trên nhận thức.

Kể từ năm 2019, NATO đã đẩy mạnh phân tích và chia sẻ thông tin về Trung Quốc. Nó đã tăng cường quan hệ đối tác với Úc, New Zealand và Nhật Bản, mặc dù các đồng minh châu Âu muốn ngăn ngừa bất kỳ những mối quan hệ nào mà sự xuất hiện của nó nhắm mục tiêu vào Bắc Kinh. Liên minh đã nhẹ nhàng thúc đẩy các thành viên về những tác động chiến lược của việc Trung Quốc kiểm soát cơ sở hạ tầng.

Thách thức trong việc xử lý Trung Quốc đã trở nên rõ ràng ở đông nam châu Âu, nơi mà nước này đã thực hiện một nỗ lực phối hợp để tăng cường sự ảnh hưởng của nó thông qua các dự án kinh tế ở một khu vực tương đối nghèo, có quan hệ truyền thống gần gũi với Nga. Các thành viên của NATO như Albania, Montenegro và Bắc Macedonia không phải là những thành viên của EU.

Bắc Kinh đã cung cấp cho Montenegro một khoản vay để xây dựng một con đường mà đã đẩy nợ quốc gia của Montenegro đến mức bấp bênh. Một công ty Trung Quốc kiểm soát một trong những cảng lớn nhất của Hy Lạp, tại thành phố Piraeus. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một mạng đường sắt liên kết để vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến Hungary qua ngõ Bắc Macedonia, cả hai đều là thành viên của NATO. Vào tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã viếng thăm ba quốc gia này và Serbia.

NATO lo ngại rằng các dự án cơ sở hạ tầng như vậy ở đó và các nơi khác ở châu Âu, có thể làm tổn hại đến bất kỳ nỗ lực nào để di chuyển lực lượng quân sự và giao tiếp an toàn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng .

Chính quyền Trump đã gây sức ép với các chính phủ trong khu vực để loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei Technologies Co. ra khỏi mạng 5G.

Tháng trước, Mỹ đã khởi động các cuộc tập trận quân sự lớn ở Albania. Cuộc tập trận Defender-Europe 21 được thiết kế để chuẩn bị cho Mỹ và các đồng minh cùng đối tác từ 25 quốc gia hoạt động cùng nhau hiệu quả hơn. Khoảng 28.000 binh sĩ đã tham gia các cuộc tập trận ngang qua 12 quốc gia.

Hoa Kỳ đã chuyển đi hơn 700 thiết bị tại Durres, cảng lớn nhất của Albania, bao gồm xe đa dụng với tính năng di động cao (Humvees), xe tải và pháo hạng nhẹ, tất cả đã đi ngang qua Đại Tây Dương.

"Cuộc tập trận này là một thông điệp rõ ràng cho người dân Balkan", Bộ trưởng Quốc phòng Albania, Niko Peleshi nói tại lễ khai mạc cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu. "Tương lai duy nhất của họ là hội nhập hoàn toàn vào các cấu trúc Châu Âu - Đại Tây dương. Bất kỳ sự do dự nào, lệch đường nào, gây ảnh hưởng bên ngoài con đường này đơn giản chỉ là lãng phí thời gian".

Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối nỗ lực của G-7 đối với Trung Quốc, bao gồm một cuộc gọi điện thoại vào thứ Sáu giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và quan chức chính sách đối ngoại cấp cao nhất của Trung Quốc.

Quan chức này, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), nói với ông Blinken rằng trật tự quốc tế duy nhất là dựa trên Liên Hiệp Quốc "và không dựa trên chủ nghĩa đa phương sai lầm về lợi ích của một 'giới nhỏ' hoặc 'chính trị sáo rỗng', theo Tân Hoa Xã của chính phủ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao đã không giải quyết những nhận xét đó trong giải thích của họ, trong đó, họ nói, liên quan đến Bắc Triều Tiên, Iran, Covid-19 và nhân quyền cùng các vấn đề khác.
* * *
—William Mauldin ở Washington đã đóng góp cho bài viết này.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.