Mỹ không nên sợ Trung Quốc.

Phản ứng thái quá có thể nguy hiểm hơn chính bản thân Bắc Kinh.

Ảnh : Chụp vào ngày 4 tháng 2, Người dân đi qua một linh vật gấu trúc có tên Bing Dwen Dwen gần sân vận động Bird's Nest, địa điểm sẽ tổ chức lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, . NOEL CELIS/AFP QUA GETTY IMAGES

DOUG BANDOW | NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 2021…Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 2, một cuộc nói chuyện lạnh nhạt có thể báo trước một mối quan hệ lạnh lùng không kém. Chính quyền đang xem xét chính sách đối với Trung Quốc, một chính sách có thể gần gủi một cách ngạc nhiên với đường lối cứng rắn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đó là một sai lầm.

Tuyên bố nổi tiếng của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt rằng, "công dân Hoa Kỳ không có gì để phải sợ nhưng phải sợ chính bản thân mình", câu nói đó có hiệu quả mạnh mẽ. Bất chấp danh tiếng ngày càng đáng sợ của Trung Quốc, nỗi sợ hãi lớn nhất của đất nước Hoa Kỳ, là họ đang sợ Trung Quốc quá nhiều.

Mặc dù việc suy nghĩ lại về chính sách của Hoa Kỳ là phải quả quyết, trước những tiến bộ mạnh mẽ và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, Washington nên phát triển phản ứng của mình từ một quan điểm tự tin. Đây chắc chắn không phải là "thời điểm nguy hiểm nhất được cho là trong cuộc đời chúng ta", như Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jim Inhofe nói. Liên Xô có thể không sản xuất các sản phẩm của Apple, nhưng đó là một nhà nước hạt nhân cứng cựa, mắc chứng bệnh hoang tưởng - như Hoa Kỳ hiện nay, ở cả hai mặt. Nỗi sợ hãi đó đã đưa thế giới đến gần với chiến tranh hạt nhân nhiều lần, bao gồm như cuối năm 1983 với cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO, đã khiến Liên Xô hoảng sợ và gần như đi đến chiến tranh.

Và trái ngược với sự sáng suốt thông thường đang ấp ủ hiện nay (tách rời khỏi Trung quốc…THS), việc tham gia với Trung Quốc là một thành công tuyệt vời - nếu bạn nhớ lại Bắc Kinh bắt đầu từ đâu. Đất nước được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến thăm vào năm 1972 là một nhà thương điên bị rung chuyển bởi Cách mạng Văn hóa, một hổn hợp của cuộc thanh trừng đảng hàng loạt, một xã hội theo chủ nghĩa tập thể lập dị không tưởng, nội chiến do nhiều phe phái và sùng bái cá nhân độc tôn. Tương lai không chắc chắn của Bắc Kinh đã gây bất ổn cho một khu vực vốn đã bị bao vây bởi chiến tranh lạnh, trở thành chiến tranh nóng trên Bán đảo Triều Tiên và ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông bốn năm sau đó, đã dẫn đến việc thay đổi giới lãnh đạo và chuyển đổi định hướng Trung Quốc một cách nhanh chóng. Mặc dù nhiều nhà phân tích, bao gồm cả tôi, đã quá lạc quan về triển vọng thay đổi chính trị một cách tích cực, qua bối cảnh Trung Quốc sắp xếp lại kinh tế và xét lại xã hội cấp tiến của họ, đất nước này trở nên tự do hơn đáng kể ngay cả sau các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.

Công dân Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát cuộc sống cá nhân của họ, thoát khỏi đói nghèo bần cùng hóa, và khai thác một cách khôn ngoan các khe hở trong hệ thống độc tài lỏng lẻo để phát triển. Sự tương tác rộng rãi với phương Tây bị hạn chế nhưng được dung thứ. Một Trung Quốc được cải thiện nhiều như thế này có thể sẽ không phát triển được, nếu Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác cố gắng kềm giữ Trung Quốc bị giới hạn trên phạm vi quốc tế.

Than ôi, trôi theo cùng với Tập. Mặc dù các chính sách của Trung Quốc đã bắt đầu cứng rắn trước sự trỗi dậy của ông ta, Tập đã đặt quyền lực của đảng (và cá nhân) lên hàng đầu. Ông củng cố Đảng Cộng sản Trung Quốc (TRUNG CỘNG) như một thể chế theo chủ nghĩa Lenin-nít và tiến về phía chủ nghĩa toàn trị Mao-ít ở trong nước. Dưới thời ông, chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc trông giống như chủ nghĩa phát xít, với các doanh nghiệp tư nhân bị cưỡng bức như là một công cụ của quyền lực nhà nước. Ông ta khẳng định những đặc quyền mang tính dân tộc ở nước ngoài.

Khả năng, tham vọng, cơ hội và mối đe dọa mở rộng của Trung Quốc đã tạo ra một chính sách mới, khẩn cấp ở Washington và các thủ đô phương Tây. Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ. Một Trung Quốc có ảnh hưởng hơn cũng có thể làm suy yếu trật tự quốc tế lớn hơn. Sự hung hăng ngày càng tăng của ông Tập - rành rành ở Hồng Kông, trên khắp vùng biển châu Á Thái Bình Dương, ở Đài Loan, thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, sau hậu quả của đại dịch, và nhiều hơn nữa - đã thúc đẩy thái độ cứng rắn đầy kịch tính đối với Bắc Kinh, trên khắp các đường lối của đảng phái ở Washington. Ngay cả Biden, mặc dù gần đây làm dịu thái độ đó bằng việc mô tả Trung Quốc là một "đối thủ cạnh tranh", dường như có khả năng chủ yếu chọn nơi mà chính quyền Trump rời đi, đó là khả năng hay sinh sự .

Tuy nhiên, bất kể mệnh lệnh chính sách được đề xuất là gì, nỗi sợ hãi là phản ứng sai trái.

Sự cai trị của Tập sẽ không mãi mãi. Khi ông ta ra đi, cho dù thông qua cái chết, nghỉ hưu hay bị đảo chính, Trung Quốc có thể trở lại con đường tự do hơn. Triết lý của Mao Trạch Đông, trái ngược với hình ảnh phổ biến của y, đã không sống sót sau cái chết của y. Chính khách hai lần bị thanh trừng, Đặng Tiểu Bình, cuối cùng rửa được hận, mưu mẹo biến đổi triệt để đất nước của ông thoát khỏi chủ nghĩa Mao.

Tương tự, cái chết của Joseph Stalin vào năm 1953 đã dẫn đến sự tự do hóa đáng kể ở Liên Xô, bất chấp Chiến tranh Lạnh đang tiếp tục. Thủ tướng lúc ấy, Nikita Khrushchev cai trị với một phong cách nhẹ nhàng hơn, một phiên bản sớm và hạn chế hơn của perestroika và glasnost ( tái cấu trúc và cởi mở ) - thậm chí cho phép xuất bản tác phẩm của Aleksandr Solzhenitsyn ( nhà văn Liên xô nổi tiếng phản kháng chế độ Xô viết với tác phẩm "không sống bằng sự dối trá" …THS) - cho đến khi Leonid Brezhnev tổ chức một cuộc đảo chính nhân danh sự bế tắc.

Với sự không chắc chắn về tương lai của Trung Quốc, Washington nên chơi trò chơi lâu dài. Các quốc gia phương Tây nên mô hình hóa tốt hơn các giá trị dân chủ và khuyến khích một dòng thông tin tự do hơn cho người dân Trung Quốc, cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Kiểu tấn công trực diện vào tính hợp pháp của Trung Cộng do cựu Ngoại trưởng luôn vụng về Mike Pompeo phát động, có nguy cơ làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải đối mặt với một mối đe dọa trước mắt, chắc chắn sẽ có một phản ứng thù địch và gây sốt hơn nhiều. Tệ hơn, những chiến thuật như vậy hỗ trợ giới lãnh đạo Bắc Kinh trong việc khoác cho họ chiếc áo choàng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc là một đối thủ toàn diện hơn nhiều so với Liên Xô, đôi chân của họ được làm bằng đất sét. Nợ quá mức, các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, và các chính sách kinh tế phân biệt đối xử, là những điểm yếu đáng kể. Trung Quốc cũng đang va đầu vào một vách đá nhân khẩu học, điều có thể khiến nó già đi trước khi trở nên giàu có. Cũng có những điểm yếu chính trị nghiêm trọng. Ông Tập có vẻ mạnh mẽ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ Mao, nhưng ông đã tạo ra nhiều kẻ thù. Sự bất đồng đáng kể về các chính sách của ông ta đang rõ ràng bên trong Trung Cộng.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn được ban phước dồi dào ở những lãnh vực mà Trung Quốc nghèo thiếu một cách tự nhiên. Hoa Kỳ không sợ hết đất canh tác. Dân số già được bổ sung đầy đủ bởi dân nhập cư, một thể loại không thể tưởng tượng được ở Trung Quốc hiện nay. California vẫn là một nơi vô cùng hấp dẫn đối với tài năng trên toàn cầu so với Thâm Quyến. Một xã hội tự do, trong đó cả dòng chảy thông tin và phê bình, là một vườn ươm cho tài năng và đổi mới tốt hơn. Thời gian đứng về phía Washington nhiều hơn Bắc Kinh, bất chấp những thách thức kinh tế và chính trị của riêng Hoa kỳ, từ nợ nần ngày càng tăng đến óc đảng phái sôi sục.

Bất kể lợi thế trong nước Trung quốc từ cả ngoại giao chiến binh sói lẫn ngoại giao COVID-19, trên phạm vi quốc tế, chúng đều là những bức tượng bán thân, không có chân. Sự đánh giá của toàn cầu đối với Trung Quốc đang ở mức thấp kỷ lục, cả ở phương Tây lẫn trong số các nước láng giềng của Trung Quốc. Tồi tệ hơn cho Trung Quốc, nó thiếu các đồng minh, ngoài Bắc Triều Tiên gần như không đủ sức trả nợ và vĩnh viễn không thân thiện; còn lại Pakistan thì bị phụ thuộc nhiều hơn chứ không phải là một đối tác. Trung Quốc cũng không có bạn bè thực sự. Còn ai tin vào nguyên tắc ưu việt của dân tộc Hán? Thương mại, đầu tư và BRI có thể nhận được sự ủng hộ tạm thời của một số chính phủ, nhưng quyết tâm của Bắc Kinh sử dụng bất kỳ lợi thế nào có được, đã tỏ ra tốn kém.

Cũng quan trọng, mặc dù thường bị bỏ qua trong các cảnh báo gây sốt về "mối đe dọa Trung Quốc", thực tế là Trung Quốc không gây nguy hiểm trước mắt cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn an toàn cách xa Trung Quốc một đại dương; quân đội Hoa Kỳ, bao gồm kho vũ khí hạt nhân của mình, vẫn vượt trội hơn nhiều so với Quân đội Giải phóng Nhân dân và thậm chí một lực lượng kém hơn của Mỹ, cũng có thể ngăn chặn các âm mưu tấn công Hoa Kỳ của Trung Quốc (rất khó có thể xảy ra) trong tương lai.

Sự hung hăng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng đã tăng lên nhưng vẫn có giới hạn. Cho đến nay, ít nhất, Trung Quốc tìm cách đòi lại những gì nó coi là lãnh thổ lịch sử đã mất khi quá yếu, để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Đó là, Trung Quốc muốn các lãnh thổ biên giới từ Ấn Độ - không phải các tỉnh hoặc toàn bộ quốc gia Ấn - và các đảo ngoại vi từ Nhật Bản, Philippines và Việt Nam - không phải là lãnh thổ quê nhà của các quốc gia này. Một trong những ngoại lệ quan trọng được thừa nhận là Đài Loan. Nhìn chung, có rất ít bằng chứng cho thấy những người cư ngụ trong khu vườn hoàng gia ở cựu Trung Nam Hải (thành phần cán bộ cấp trung ương của Trung quốc….THS ) dự tính một cuộc tấn công hàng hải chớp nhoáng trên khắp châu Á Thái Bình Dương. Mối đe dọa ngày nay, mặc dù có thật, vẫn có cường độ rất khác so với những phá phách của đế quốc Nhật Bản tám thập kỷ trước.

Thật vậy, bất kỳ cuộc đối đầu quân sự hợp lý nào cũng sẽ xảy ra ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương dọc theo bờ biển Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có xu hướng liên kết ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở đó, cũng như an ninh của các quốc gia đồng minh, và lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc thu nhỏ ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các mối đe dọa đối với an ninh của các quốc gia đồng minh thì không giống như các cuộc tấn công vào lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ. Không còn nghi ngờ gì nữa, Washington thành tựu từ sự thống trị của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, và sẽ tìm thấy một môi trường cạnh tranh hơn, hầu như không thoải mái, và gây xúc động một cách khó chịu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ vẫn an toàn phần lớn ở quê nhà.

Trong môi trường này, các đồng minh của Mỹ nên là những nước phản ứng đầu tiên trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Phần thưởng - kinh tế, chính trị và quân sự - rõ ràng là quan trọng hơn đối với họ. Hơn nữa, Washington phải đối mặt với khoảng cách trước sự chuyên chế. Việc phóng chiếu sức mạnh đắt giá hơn nhiều so với việc ngăn chặn phóng chiếu sức mạnh - do đó Bắc Kinh nhấn mạnh vào các khả năng chống tiếp cận / chế ngự khu vực, và sự ưu tiên của Bộ Quốc phòng đối với các căn cứ, khí tài và lực lượng bổ sung trong khu vực.

Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu các quốc gia bị đe dọa nhấn mạnh vào chống tiếp cận và chế ngự khu vực, nhằm chống lại Trung Quốc, điều này chỉ hạn chế khả năng phóng chiếu sức mạnh của Bắc kinh. Thành công không đòi hỏi khả năng đánh bại Trung Quốc mà chỉ làm tăng đáng kể cái giá của sự gây hấn. Các đồng minh của Mỹ có thể và nên đi đầu trước những ý muốn nguy hiểm của Trung Quốc.

Thật không may, những lời hứa bất cẩn của Washington về việc bảo vệ các nước láng giềng của Trung Quốc, từ lâu đã ngăn cản họ làm nhiều hơn. Đài Loan phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất, nhưng phản ứng quân sự của họ là thiếu sức bật nhất. Sự chậm trễ trong phòng thủ và các cuộc thăm dò ý kiến của công dân Đài Loan cho thấy có rất ít sự sẵn sàng chiến đấu. Tương tự như vậy, nỗ lực của Nhật Bản, với chỉ 1% GDP rót cho Lực lượng Tự Phòng vệ, là một vụ bê bối, ít nhất là nếu người Nhật thực sự lo lắng về một cuộc đụng độ với Quân đội Giải phóng Nhân dân trên Quần đảo Senkaku. Washington không nên cảm thấy có nghĩa vụ phải bảo vệ các quốc gia mà họ giao an ninh của họ cho người khác.

Chính quyền Trump đã phát động một cuộc tấn công toàn diện vào Trung Quốc với năng lượng đáng kể nhưng không đắn đo suy tính một cách thỏa đáng. Chiến lược này đã thúc đẩy sự cô lập ngày càng tăng của Trung Quốc, điều này chẳng phải là thứ có thể đạt được cũng như không phải là thứ mong muốn. Chính quyền Biden có thể làm tốt hơn. Nó nên bắt đầu bằng cách nhận ra rằng Hoa Kỳ chiếm một vị trí từ sức mạnh. Mặc dù thách thức là rất lớn, công dân Hoa Kỳ không nên sợ Trung Quốc cũng như không nên sợ tương lai.


_ Doug Bandow là một thành viên cao cấp tại Viện Cato. Là cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, ông là tác giả của một số cuốn sách, bao gồm "Chiếc dây bẩy : Triều Tiên và Chính sách Đối ngoại của Hoa Kỳ trong một thế giới thay đổi".


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.