Hãy coi chừng một thế giới không có sức mạnh của Mỹ.

Lời đe dọa vứt bỏ các đồng minh Mỹ của Donald Trump, sẽ gây mở ra nguy cơ hạt nhân cho tất cả nhân loại. 
 
The Economist,  Ngày 04 Tháng Tư Năm 2024.

Răn đe hạt nhân đang có hiệu quả - hoặc ít nhất là cho đến nay. Để hiểu nó ra sao, hãy nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Mỹ và châu Âu trang bị vũ khí cho đồng minh nhưng không dám khai triển quân đội chiến đấu chống lại Nga. Đổi lại, Nga không dám tấn công phương Tây. Sự khiếp sợ lẫn nhau bảo đảm rằng các cường quốc hạt nhân không tấn công lẫn nhau một cách công khai, giống như nó ngăn chặn Chiến tranh Lạnh trở nên nóng, mặc dù nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm đã nổ ra. Một dấu hiệu thành công là chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân - ít hơn so với từng bị lo sợ, và ít hơn so với số quốc gia có thể chế tạo chúng.

Khi NATO đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong tuần này, hãy cảm ơn sự hào phóng của  "việc răn đe mở rộng", qua đó Mỹ đã che chở cho các đồng minh châu Âu và châu Á dưới chiếc ô hạt nhân của họ. Mỹ đã làm như vậy một phần để kềm chế kẻ thù, và một phần để ngăn cản những người bạn như Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc tự chế tạo vũ khí hạt nhân.

Sự trở lại của Donald Trump với tư cách là tổng thống đe dọa gieo rắc sự hỗn loạn, vào thời điểm mà cân bằng hạt nhân của thế giới bất ổn hơn nhiều. Lời đe dọa của ông Trump về việc cho phép Nga "làm bất cứ điều gì họ muốn" đối với các đồng minh NATO chi tiêu quá ít cho quốc phòng, có nguy cơ phá hủy niềm tin tiềm ẩn vốn khiến khả năng răn đe đã mở rộng. Điều đó có thể tạo ra cơn ác mộng hạt nhân mở ra cho tất cả nhân loại mà Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn.

Là cường quốc nguyên tử đầu tiên trên thế giới, Mỹ từ lâu đã cố gắng ngăn chặn các nước khác tiến hành vũ khí hạt nhân. Wonks gọi đó là "vấn đề quốc gia thứ n": càng nhiều quốc gia có vũ khí hạt nhân, càng có nhiều quốc gia khác sẽ muốn có chúng, nguy cơ khủng hoảng không kiểm soát được càng cao, những kềm chế đối với sức mạnh của Mỹ càng lớn và nguy cơ chính nước Mỹ sẽ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân càng cao. Răn đe với hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh đã đủ đáng sợ; với ngày càng có nhiều cường quốc hạt nhân, nó có thể trở nên phức tạp không lường được.

Do đó, Mỹ đã cố gắng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân bằng một "chiến lược ức chế", thường không được tuyên bố nhưng sâu rộng dựa trên ba trụ cột: các quy tắc và các hiệp ước như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968; ép buộc bạn bè và kẻ thù bằng đường lối ngoại giao, trừng phạt, đe dọa hành động quân sự; và trấn an thông qua các liên minh quân sự và bảo đảm an ninh.

Răn đe mở rộng thì khác với những gì trông có vẻ hợp lý, trong đó Mỹ mạo hiểm quê hương của họ vì lợi ích của các đồng minh. Lời hứa, đủ vững chắc để ngăn chặn Điện Kremlin, luôn bị quấy rầy bởi một số nghi ngờ. Để củng cố nó, Mỹ đã khai triển quân đội và vũ khí hạt nhân ở châu Âu, và đã trao cho các đồng minh một vai trò trong các nhiệm vụ hạt nhân. Winston Churchill được cho là đã từng dí dõm nói rằng, tất cả những gì ông cần để bảo vệ châu Âu là một người lính Mỹ, "tốt nhất là anh ấy đã chết".

Ông Trump, đối đầu với Tổng thống Joe Biden trong các cuộc thăm dò theo công cụ theo dõi của chúng tôi, coi các đồng minh là gánh nặng, không phải là một tài sản. Sự khinh miệt của ông ít quan trọng hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên, khi đó thế giới được yên tĩnh (điều mà ông thích ghi nhận). Giờ đây, Mỹ đang tham gia sâu vào các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza, và những đám mây đang tụ tập trên Đài Loan. Một cuộc chạy đua hạt nhân lờ mờ xuất hiện, khi Nga đưa ra các mối đe dọa và Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của nó.

Không ai biết rõ ông Trump sẽ làm gì; thậm chí ông ấy có thể không chắc chắn, bất chấp tuyên bố của ông về việc kết thúc cuộc chiến ở Ukraine trong vòng một ngày. Nhưng những bình luận của ông Trump, lời kể của các cựu cố vấn của ông ấy về mong muốn rời khỏi NATO, và các đề xuất được cho là nông nổi đều chỉ ra việc để cắt giảm hoặc từ bỏ các bảo đảm an ninh của Mỹ đối với NATO, và các đồng minh nói chung. Việc các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ ngăn chặn dự luật cung cấp viện trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan kéo dài nhiều tháng là một điềm xấu.

Các đồng minh sẽ hy vọng rằng, như trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, theo thói thường các thành viên có kiến thức trong chính quyền của ông, bằng cách nào đó sẽ giúp hạn chế thiệt hại. Nhưng một số nhân vật trong "thế giới của Trump" nói rằng các nước NATO không chi 2% GDP cho quốc phòng, thì không nên được bảo vệ bởi cam kết rằng, cuộc tấn công vào một đồng minh là cuộc tấn công vào tất cả. Những người khác đề xuất một NATO "ngủ đông", trong đó Mỹ rút lực lượng mặt đất khỏi châu Âu trong khi vẫn duy trì chiếc ô hạt nhân. Những ý tưởng như vậy là phi lý.  Mỹ không thể bảo vệ các vấn đề quân sự ở phía đông châu Âu mà không bảo vệ các tuyến đường tiếp tế chạy qua tây Âu một cách chậm chạp. Và liệu ông Trump có mạo hiểm một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào các thành phố của Mỹ để giúp đỡ những người châu Âu, những người mà theo thông thường ông ấy sẽ không bảo vệ ?

Các chính phủ châu Âu đang nghĩ đến điều không tưởng. Ngoại trưởng Ba Lan, Radoslaw Sikorski cảnh báo rằng việc không tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine có thể đẩy các đồng minh vào "chương trình vũ khí hạt nhân của riêng họ". Các chính trị gia từ Đức đến Hàn Quốc cũng nói những điều tương tự. Những người khác nói về NATO "châu Âu" và thay thế vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân của Anh và Pháp, mặc dù kho dự trữ kết hợp của Anh và Pháp vẫn ít hơn một phần mười của Nga, và học thuyết của họ để bảo vệ phần còn lại của châu Âu vẫn còn phôi thai. Các đồng minh châu Âu đang chuẩn bị nhận thêm gánh nặng giúp đỡ Ukraine, hy vọng sẽ "chịu đựng được Trump".

Không điều nào trong số này có thể thay thế cho sự răn đe đáng tin cậy của Mỹ. Một thế giới không có sức mạnh của Mỹ, gây nguy hiểm cho Mỹ vì hai lý do: bởi vì những kẻ thù như Nga và Trung Quốc sẽ cảm thấy được khuyến khích, và bởi vì bạn bè sẽ mất niềm tin vào đồng minh cũ của họ. Chủ nghĩa biệt lập "Nước Mỹ trên hết", thay vì cách ly đất nước, sẽ chỉ phóng đại những rủi ro hạt nhân mà Mỹ phải đối mặt.

_ Trần H Sa lược dịch từ The Economist. ... ngày 06 tháng 04 năm 2024.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.