ASEAN là một ngôi nhà bị chia rẽ.

Lợi ích của các quốc gia thành viên rất đa dạng mà một phản ứng thống nhất đối với tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông đang được chứng minh là điều không thể.

[caption id="attachment_3884" align="alignleft" width="300"] T T Benigno Aquino của Philippines.[/caption] Ian Storey. 14, tháng Sáu, 2012, 12:17 p.m. ET.
Theo Wall Street Journal

BHM Lược dịch.

Kể từ vụ căng thẳng bế tắc hải quân giữa Philippines và Trung Quốc về quyền sở hữu bãi cạn Scarborough nổ ra vào ngày 10 tháng Tư, việc thiếu hỗ trợ cho Manila từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã thu hút sự chú ý. Không chỉ có các nước ASEAN không sát cánh đứng sau một trong những thành viên của mình, mà còn chẵng có một tiếng nói nào được thoát ra từ tổ chức này đối với vụ tranh chấp -- nghiêm trọng nhất ở biển Đông kể từ giữa những năm 1990.

Sự im lặng điếc đặc của ASEAN là đáng thất vọng, nhưng không đáng ngạc nhiên. Các quốc gia thành viên bị chia rẻ trên việc làm thế nào để đối phó tốt nhất với các vấn đề, do sự khác biệt các lợi ích quốc gia, bao gồm cả giá trị mà họ đặt vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Kết quả là một thiếu sự gắn kết và không hành động.

Vết đứt gảy chính yếu trong ASEAN là ở giữa các thành viên, những nước có lợi ích đáng kể về kinh tế và chiến lược trong vùng biển Đông và những nước không có. Nhóm đầu tiên, các quốc gia duyên hải, bao gồm bốn thành viên ASEAN thực hiện các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông -- Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam -- cũng như Indonesia và Singapore.

Ngay cả trong các quốc gia duyên hải, các ý kiến ​​vẫn bị chia rẻ. Đối với Philippines và Việt Nam, những tranh chấp của họ với Trung Quốc về chủ quyền của quần đảo Trường Sa và các đảo san hô khác đã trở thành những mối quan tâm an ninh quốc gia lớn và đã định hướng cho các chương trình hiện đại hóa quân sự gần đây của họ. Malaysia và Brunei, mặt khác, tận hưởng khoảng cách xa lắc từ Trung Quốc và có xu hướng giảm nhẹ các tranh chấp. Hơn nữa, những tuyên bố của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng chồng chéo lên nhau, ngăn cản bốn quốc gia biểu lộ một mặt trận thống nhất.

Sau đó có Indonesia và Singapore, những nước không thực hiện các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng đã được báo động với các tuyên bố mở rộng của Bắc Kinh . Indonesia đã chính thức thách thức tuyên bố của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, trong khi Singapore kêu gọi Trung Quốc trình bày rỏ ràng, dể hiểu hơn với các tuyên bố của họ.

Nhóm thứ hai, các quốc gia phi duyên hải, bao gồm Campuchia, Lào, Miến Điện và Thái Lan, và họ đã im lặng về vấn đề Biển Đông một cách đáng quan tâm. Họ không nhìn thấy bản thân mình có cổ phần trực tiếp trong tranh chấp và không xem quần đảo Trường Sa là một mối quan tâm cấp bách. Thêm vào đó, trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã tạo dựng mối quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh chặt chẽ với bốn nước này, mà với điều đó chính phủ của họ không muốn có nguy cơ bị tổn hại bằng cách chấp nhận các quan điểm chống lại Bắc Kinh.

Cam-pu-chia đã nhiệt tình một cách đặc biệt trong việc tránh làm xáo trộn Trung Quốc. Là chủ tịch của ASEAN, năm nay nó đã đề xuất đưa các tranh chấp ra khỏi chương trình nghị sự chính thức của tổ chức. Và tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng Tư, Campuchia lập luận rằng Trung Quốc nên tham gia soạn thảo một hướng dẫn ứng xử bắt buộc với ASEAN ngay từ đầu của quá trình quản lý giải quyết bất kỳ cuộc xung đột nào. Cả hai quan điểm đặt nó vào xung đột kiên quyết với Việt Nam và Philippines.

ASEAN ít nhất có một sự đồng thuận hết sức thấp trên Biển Đông : tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và không trông cậy vào quân đội. Tổ chức này cũng còn nói rằng, các quốc gia thành viên và Trung Quốc nên theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin để hạ thấp căng thẳng. Tuy nhiên, ngoài tuyên bố cơ bản này, các quốc gia có sự khác biệt quan điểm trong việc thực hiện thỏa thuận đối phó với Trung Quốc, quản lý các tranh chấp và tìm cách giải quyết vấn đề như thế nào.

Những khó khăn này đã được nổi bật rỏ ràng hồi năm ngoái, khi Philippines đề xuất chuyển đổi vùng biển Đông thành một Khu vực Hòa bình, hữu nghị, Tự do và Hợp tác, hoặc ZoPFFC. Kế hoạch của Manila là "tách" quần đảo Trường Sa ra khỏi khu vực được xem như là một khu vực tranh chấp, phi quân sự hóa các đảo san hô vòng và sau đó thiết lập một cơ quan phát triển đa phương để cùng nhau quản lý các nguồn tài nguyên biển.

Sáng kiến tỏ ra ​​giàu trí tưởng tượng, tuy nhiên, là một sáng kiến không có triển vọng thành công. Trung Quốc thẳng thừng từ chối với lý do quen thuộc rằng tranh chấp là một vấn đề song phương và qua đó đòi hỏi một giải pháp song phương.

Tuy nhiên, ý tưởng có thể vẫn đạt được một số lực kéo ủng hộ của các thành viên ASEAN khác, nhưng chỉ có Việt Nam đã làm điều đó. Như một vấn đề của chính sách, ASEAN không có quan điểm trên những tuyên bố cạnh tranh của các thành viên của nó, cũng không luôn đối với tuyên bố của Trung Quốc. Tuy nhiên, để "chia tách" Biển Đông thành những khu vực tranh chấp và không tranh chấp, ASEAN sẽ phải đi đến chống lại tuyên bố của Trung Quốc -- điều mà không thể chấp nhận được đối với một số thành viên. Với tất cả ý nghĩa và mục đích, ZoPFFC hiện nay đang chết chìm.

Điều này không từng giúp đở mối quan hệ bên trong ASEAN. Hai thành viên tranh chấp cao điểm với Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, lúc nào cũng thất vọng với sự vô vị, mờ nhạt của ASEAN ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng chỉ có Cam-pu-chia đề nghị Trung Quốc đóng vai trò khó chơi và rằng điều này đã dẫn đến một "sự bất đồng lớn."

Thiếu sự hỗ trợ từ trong ASEAN đã dẫn Hà Nội và Manila sau đó theo đuổi chiến lược bổ sung, bao gồm cả các liên kết quốc phòng gần gũi hơn với Washington. Cuộc tranh luận về vai trò của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông làm trầm trọng thêm sự chia rẽ trong ASEAN. Một số thành viên lo âu một vai trò chủ động hơn của Washington đơn giản là sẽ chống lại Trung Quốc và sẽ gây phức tạp trong việc tìm kiếm một giải pháp.

Tranh chấp biển Đông đã chuyển đến phía trên cùng của chương trình nghị sự an ninh của châu Á. Căng thẳng có khả năng gia tăng khi cường độ cạnh tranh dầu khí và quân sự hoá các tranh chấp tiếp tục lan nhanh. Tuy nhiên, những thỏa hiệp cần thiết để đạt được một sự giải quyết từ đàm phán đang vuột khỏi tầm tay, khi các bên tranh chấp chuyển sang tăng cường các tuyên bố về quyền tài phán của họ.

Với những căng thẳng gia tăng, trọng lượng kỳ vọng vào ASEAN trở thành các giải pháp chủ động và rõ ràng đối với tranh chấp sẽ chỉ trở nên nặng hơn. Đáng tiếc, các sự kiện gần đây cho thấy ASEAN không thể thực hiện được những kỳ vọng đó và, trên xu thế hiện nay, sẽ cho phép Bắc Kinh vặt lông những thành viên riêng lẻ.

Ông Storey là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Tiến sĩ Storey đã nhận được bằng cử nhân từ Đại học Hull, Anh, bằng thạc sĩ từ Đại học Quốc tế Nhật Bản, và bằng tiến sĩ từ Đại học Hong Kong..


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.