Luật Biển Việt Nam và một số thông tin trên báo chí.

Luật Biển đã được Quốc Hội VN thông qua trong phiên bế mạc kỳ họp QH lần 3, khoá 13, ngày 21/6/2012. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xóa bỏ các vướng mắc có thể được tận dụng như một cơ sở pháp lý từ phía Trung quốc trong việc tranh đấu chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới đây là điểm qua vấn đề Luật Biển VN trên một số báo chí trong nước và nước ngoài....BHM

[caption id="attachment_3980" align="alignleft" width="203"] Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị đánh chìm ở Hoàng Sa.[/caption]

Báo chí trong nước.

VnEconomy : Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển.Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua.

Thanh niên :Với sự tán thành của 495/496 đại biểu (ĐB) có mặt (1 ĐB không biểu quyết), sáng qua 21.6, QH đã thông qua luật Biển Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1 năm tới).

Gồm có 7 chương, 55 điều, luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Về chính sách quản lý và bảo vệ biển, luật quy định: phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Luật cũng quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển; đồng thời, khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

Chính sách khác được khẳng định trong luật Biển Việt Nam là đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Luật cũng nêu các quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép; xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo; khoan, đào trái phép...

Ưu tiên phát triển kinh tế biển 6 lĩnh vực

Cũng theo luật Biển Việt Nam, Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

Các nội dung hợp tác quốc tế về biển tập trung vào điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai; phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu; tìm kiếm, cứu nạn trên biển; phòng, chống tội phạm trên biển; và khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

Luật đồng thời quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển, với 6 nhóm ngành chính, gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; Du lịch biển và kinh tế đảo; Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; và Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

[caption id="attachment_3981" align="alignleft" width="500"] Phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, QH khoá 13. Tại đây đã thông qua Luật Biển VN.[/caption]
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21.6

Ngày 21.6.2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

VnExpress:'Thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường'. Đây là tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra hôm nay để đáp lại phản ứng của phía Trung Quốc....

Vietnamnet: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về luật Biển. Ngày 21/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã ra tuyên bố xung quanh việc Quốc hội chính thức thông qua luật Biển Việt Nam. Toàn văn tuyên bố ......

Dân Trí: Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

Người Lao động: Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Cùng ngày, theo TTXVN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tuyên bố: Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới....

[caption id="attachment_3982" align="alignleft" width="300"] Hải chiến Trường Sa.[/caption]Báo Việt ngữ ở nước ngoài

RFI : Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa. Trung Quốc cực lực phản đối
Hôm nay 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã lên tiếng kịch liệt phản đối. Theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành.

Đại biểu Quốc hội đồng thời là nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với AFP việc Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật Biển, trong đó có đoạn « khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Tuy nhiên, ông cho biết bộ luật này chưa được công bố trong nhiều ngày tới. Còn theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 99,2%.

Ông Dương Trung Quốc nói thêm : « Việc thông qua Luật Biển hôm nay là rất quan trọng đối với Việt Nam. Luật này sẽ củng cố việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Ông nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được một bộ luật về Biển Đông.

Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối....

VOA : Trung Quốc ngày 21/6 lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông.

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố phản đối chính thức, nói rằng bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động ‘bất hợp pháp và vô căn cứ’.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Luật Biển của Việt Nam ‘vô giá trị, không có hiệu lực’ và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình....

BBC: Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.

Việt Nam cũng lên tiếng đáp trả, nói rằng Trung Quốc "chỉ trích vô lý".

Tin về quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.

Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".

“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”

Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.

Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là 'chuyên khu', dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính 'quản lý' Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.

Cấp 'khu', mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là 'prefecture', hoặc lớn hơn là 'autonomous region' (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.

Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6....

New York Times.

Luật Việt Nam trên các quần đảo tranh cãi gây nên sự giận dữ của Trung Quốc
JANE PERLEZ. ngày 21 tháng sáu năm 2012.

BHM Lược dịch.

BẮC KINH - Trong sự bày tỏ quyết tâm của mình trong tranh chấp về Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam hôm thứ Năm bởi việc thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng chúng là "lãnh thổ" không thể chối cãi của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh triệu tập Đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thọ, mạnh mẽ phản đối luật mới, phát ngôn viên Hong Lei cho biết.

"Luật Hàng hải Việt Nam, tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là một hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc", một tuyên bố của Bộ này cho biết. "Trung Quốc bày tỏ sự phản đối kiên quyết và mãnh liệt."

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về pháp luật, đã là những công việc xảy ra trong nhiều năm, là ví dụ mới nhất về quyết định của Bắc Kinh nói với các láng giềng châu Á rằng Biển Đông là khu vực bảo quản của Trung Quốc .

Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra hai tuần trước một cuộc họp của các ngoại trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay ASEAN, ở Phnom Penh, Campuchia, mà sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton. Biển Đông được dự kiến ​​sẽ là vấn đề sôi nổi trong chương trình nghị sự.

Để củng cố tuyên bố của mình, Trung Quốc cũng thông báo rằng nó đã nâng mức độ quản trị trên ba nhóm đảo trong biển : quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và Macclesfield Bank, được biết đến ở Trung Quốc là quần đảo Nam Sa, Tây Sa và Trung Sa.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố đặt ba nhóm đảo và các vùng biển chung quanh chúng ở dưới sự quản lý của thành phố Tam Sa là một chính quyền cấp quận (prefectural-level = dưới cấp tỉnh nhưng trên cấp huyện ), chứ không phải là một quận hạt cấp thấp hơn.

Tân Hoa Xã, cơ quan tin tức của nhà nước TQ, trích lời phát ngôn viên Bộ Nội vụ nói rằng sự sắp xếp mới sẽ "tăng cường quản lý và phát triển hơn nữa" ba nhóm quần đảo này của Trung Quốc.

[caption id="attachment_3983" align="alignleft" width="542"] Hải chiến Hoàng Sa. Ảnh Internet[/caption]
Trung Quốc và Nam Việt Nam đã chiến đấu trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1974, và một nước Việt Nam thống nhất đã chiến đấu một thời gian ngắn với Trung Quốc trong năm 1988 trên đảo. Trung Quốc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và dải đá ngầm và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa, theo Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu. Macclesfield Bank bao gồm một đảo san hô vòng và các rạn san hô chìm. Trong một cuộc tranh cãi khác về Biển Đông , Tổng thống Benigno S. Aquino III của Philippines cho biết rằng ông sẽ ra lệnh cho các tàu của chính phủ Philippines trở lại trên bãi cát ngầm Scarborough nếu Trung Quốc không rút hết tàu của mình ra khỏi khu vực tranh chấp, như đã được hứa hẹn.

Một bế tắc trong vòng hai tháng giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn có vẻ đã được tháo ngòi nổ hồi cuối tuần trước, khi một cơn bão buộc tàu thuyền đánh cá Philippines và một tàu hải quân rời khỏi khu vực. Trung Quốc cũng cam kết rút hết các tàu của mình, Philippines cho biết vào thời điểm đó.

Nhưng tuần này, các quan chức Philippines cho biết một nửa tá tàu chính phủ Trung Quốc và tàu đánh cá vẫn ở tại bãi cạn. Vị trí chính xác của các tàu Trung Quốc -- liệu chúng ở bên trong đầm phá lớn của bãi cạn, hoặc bên ngoài đầm phá ở vùng nước mở -- không được rõ ràng.

Phát ngôn viên của chính phủ Philippine, Raul Hernandez, cho biết một thỏa thuận bằng miệng giữa Trung Quốc và Philippines chỉ áp dụng cho việc các tàu rút khỏi khu đầm phá được bảo vệ, nơi mà ngư dân Trung Quốc đang săn trộm san hô quý hiếm, cá và cá mập.

"Hai bên vẫn còn đang thảo luận về các con tàu ở bên ngoài khu đầm phá", ông nói với một đài phát thanh Philippines.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Phnom Penh sẽ gần như chắc chắn đi kèm theo các sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc và Hoa Kỳ về những căng thẳng trong vùng biển Đông.

Tháng trước, tại một phiên họp ASEAN tại Phnom Penh để chuẩn bị cho cuộc họp bộ trưởng, Campuchia, nước đang nắm giữ vai trò chủ tịch của tổ chức khu vực và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc, từ chối cho phép ban hành một tuyên bố về sự cần thiết cho một giải pháp hòa bình đối với các vụ tranh chấp.

Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ đôn đốc hiệp hội ASEAN tăng cường một hướng dẫn ứng xử hiện có trên Biển Đông, có thể gặp sự phản đối của Trung Quốc.

Bree Feng đóng góp nghiên cứu.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

BHM...Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải là vấn đề của 1 năm hay 10 năm ; cũng không phải là vấn đề của riêng một nhóm người nào đó. Nó là vấn đề của toàn dân Việt Nam trên chiều dài lịch sử giử nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mong sao khi được tiếp cận thực tế với chi tiết của Luật Biển VN được QH thông qua ngày 21/06./2012 ; người dân VN sẽ không phải bật ngữa vì những ràng buộc "mơ hồ chết người" như đã từng thấy trước đây...BHM.

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.