Cấu trúc hòa bình bền vững trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Đối thoại Shangri-La 2012.

Phát biểu của Tiến sĩ H Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia.

Chính bản thân ASEAN đã mất nhiều thời gian để xây dựng : trước khi gia nhập ASEAN, có một thời gian mà lúc đó Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar nhận định ASEAN với nhiều nghi ngờ, và giữ một khoảng cách với Hiệp hội.

[caption id="attachment_3606" align="alignleft" width="300"] Tiến sĩ H Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia.[/caption]Singapore. Thứ sáu 01 tháng Sáu năm 2012.
Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế.

BHM Lược dịch.

Bismillahirrahmanirrahim ( lời cầu nguyện của người Hồi giáo; tạm hiểu : Vinh danh Thượng đế, đấng vô cùng độ lượng, đấng vô cùng khoan dung). Thưa Thủ tướng Lý Hiển Long, Thưa Tiến sĩ John Chipman (Tổng giám đốc IISS), Thưa , quý Bà và quý Ông, Tôi rất vinh dự với cơ hội được phát biểu ở diễn đàn đặc biệt và cao quý này. Tôi xin chúc mừng quý vị khi quý vị đánh dấu thập niên đầu tiên của Đối thoại Shangri-La. Trong những năm qua, diễn đàn này đã là phương tiện trong việc tập hợp các quan chức và các bên liên quan trong cộng đồng quốc phòng. Như vậy, Đối thoại Shangri-La đã thực hiện một đóng góp đáng kể cho việc tăng cường hòa bình và hợp tác trong và ngoài khu vực của chúng ta.

Hôm nay, tôi muốn nói với quý vị về việc làm thế nào chúng ta có thể nắm bắt các cơ hội chiến lược để xây dựng một kiến ​​trúc bền vững cho hòa bình trong khu vực của chúng ta. Kiến ​​trúc bền vững đó chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta làm việc cùng nhau để phát triển một địa chính trị mới : địa chính trị của hợp tác.

Hãy để tôi bắt đầu với quan điểm này : cảnh quan địa chính trị của chúng ta đang được chuyển đổi. Năm thập kỷ trước đây, nếu quý vị phác họa một ma trận của các nước trong khu vực và cố gắng vạch ra các mối quan hệ đối tác song phương giữa chúng, quý vị sẽ thấy rất nhiều lô trống rỗng. Ngoài các liên minh chiến tranh lạnh, và bên ngoài quan hệ song phương bình thường, không có nhiều mối quan hệ khác. Tuy nhiên, ngày hôm nay cùng một ma trận đó thì có đầy các lô được đánh dấu, cho thấy một thực tế quan trọng : rằng hầu như tất cả các nước trong khu vực đã thiết lập một mạng lưới công phu về quan hệ đối tác ngoại giao, an ninh, kinh tế với các nước khác.

Điều này cũng đúng cho các tổ chức trong khu vực. Vài thập kỷ trước đây, không chỉ ở đó chỉ có một vài tổ chức mang tính khu vực trong khu vực của chúng ta, mà thành viên trong các tổ chức đó cũng rất hạn chế. Ngày nay, chúng ta thấy một ma trận phức tạp hơn rất nhiều, với các nước thành viên nhiều hơn, và cũng có đầy đủ các lô được đánh dấu. Indonesia cũng đã di chuyển từ thành viên trong tổ chức mang tính khu vực duy nhất trong cuối những năm 1960, để trở thành thành viên của ít nhất tám diễn đàn khu vực ngày hôm nay : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN Cộng Ba, Hội nghị Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Đối thoại Hợp tác châu Á, và Diễn đàn Dân chủ Bali. Đó là một sự phản ánh cơ bản của khu vực chúng ta đã thay đổi như thế nào.

Khi chúng ta nhìn quanh khu vực, chúng ta có thể cảm thấy hài lòng với vi trí mà ngày nay chúng ta có, và với các triển vọng trong tương lai của chúng ta. Đông Nam Á, một thời bị chia rẽ rỏ rệt, bây giờ là căn nhà "ASEAN 10", chắc chắn đạt được một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Không có chiến tranh ở Đông Nam Á, và ngược lại với quá khứ, các nước ASEAN đang phụ trách các vấn đề khu vực. Rào cản thương mại giữa các nước ASEAN đang giảm bớt, và kết nối ngày càng tăng. Chúng ta đã quyết định chuyển từ một khu vực xung đột và chia rẻ, đến một khu vực hòa bình và tiến bộ, hợp tác.

Nhìn chung, châu Á cũng đang thay đổi. Mối quan hệ trên mọi lãnh vực đã được loại bỏ ý thức hệ từ lâu. Quyền lực mới nổi đang trổi dậy. Trọng lượng chiến lược và kinh tế của thế giới đang chuyển dịch hướng đến khu vực này. Có người nói về điều này là thế kỷ châu Á, mặc dù tôi có ý thiên về nhiều hơn để gọi nó là thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên trong lịch sử, mối quan hệ giữa các cường quốc lớn là hòa bình, ổn định và hợp tác. Từ New Delhi, Jakarta, Bắc Kinh và Seoul, khu vực đang tràn đầy lạc quan và năng động. Lợi thế thương mại đang trở nên phong phú hơn trong quan hệ liên quốc gia. Mối liên kết xuyên biên giới giữa các công dân của chúng ta ở mức độ nhộn nhịp nhất và toàn cầu hóa ngày càng được chấp nhận. Có thể so sánh điều này với chỉ một vài thập kỷ trước đây, khi chúng ta sống dưới mối đe dọa thiêu huỷ hàng loạt của hạt nhân, các cuộc chiến tranh lớn, các cuộc chiến ủy nhiệm, phân cực và xung đột.

Ngày nay, mối quan hệ địa chính trị ở châu Á vẫn còn hay thay đổi. Các nước đang thay đổi, và các mối quan hệ đang thay đổi. Sự phân nhánh địa chính trị của những thay đổi chính trị trong các nước mùa xuân Ả Rập đối với phần còn lại của châu Á vẫn còn được nhìn thấy. Đó là giá trị nhắc nhở họ về trường hợp của Indonesia, nơi mà, trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi dân chủ, mọi thứ trở nên tồi tệ trước khi chúng có được những thứ tốt hơn, và trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã trở nên hướng nội. Nhưng một khi nền dân chủ ổn định, chúng tôi trở lại tư thế hướng ngoại của chúng tôi và trở thành một lực lượng mạnh mẽ hơn đối với ASEAN. Kể từ đó, chúng tôi đã có hàng triệu bạn bè và không có kẻ thù trên lãnh vực chiến lược ngoại giao.

Có lẽ bài học của Indonesia có liên quan đến Myanmar. Phát triển chính trị gần đây ở Myanmar, sự kiện mà chúng ta hoan nghênh, đang mở ra cơ hội mới về ngoại giao và kinh tế, đã dẫn đến việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu, và cũng để tăng cường ASEAN như là một cộng đồng chính trị và an ninh. Chúng ta kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi và cải cách dân chủ của Myanmar - với tất cả dự kiến ​​ thăng trầm của nó và chúng ta hân hoan chào đón vai trò Chủ tịch ASEAN của Myanmar vào năm 2014.

Tính thay đổi thất thường ở địa chính trị của khu vực chúng ta cho thấy một số thiếu sót và các lỗ hổng. Trước hết, kiến ​​trúc an ninh tổng thể của khu vực chúng ta vẫn cần phải bắt kịp với các kiến ​​trúc kinh tế tinh tế nhiều hơn nữa trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số ngờ vực chiến lược vẫn còn tồn tại. Trong quá khứ, những mối đe dọa sự ổn định địa chính trị đến từ sự xâm lược và chiếm đóng quân sự. Ngày nay, hầu hết các rủi ro địa chính trị không đến quá nhiều từ mối đe dọa tấn công quân sự, mà đến từ điều kiện tính toán sai lầm, sự thiếu tin cậy và truyền thông sai lệch, qua đó làm phát sinh các sự cố nổ ra không thường xuyên. Đây là lý do tại sao chúng ta đang thấy một sự leo thang tranh chấp, xung đột biên giới, bế tắc hải quân , chính sách tiếp cận chiến tranh và những thứ như thế.

Khi chúng ta bước vào thế kỷ 21, chúng ta có cơ hội để xây dựng một kiến trúc bền vững cho hòa bình trong khu vực của chúng ta. Kiến trúc này có thể là bền hơn, và hòa bình hơn, so với bất kỳ trật tự khu vực nào trong những thập kỷ hoặc thế kỷ trước đây. Làm thế nào để chúng ta đạt được kiến ​​trúc bền vững cho hòa bình trong khu vực của chúng ta ? Những điều kiện gì phải đạt được để giành được nó? Hãy để tôi cung cấp một số ý tưởng.

Để bắt đầu, một kiến ​​trúc bền vững phải được xây dựng trên một chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ và năng động. Chủ nghĩa khu vực, tất nhiên, là một điều khó khăn để xây dựng. Nó là sự nuôi dưỡng giữa các chính phủ và mọi người dân một cảm giác thực sự thuộc về một khu vực, và sẵn sàng cùng nhau làm việc cho nó. Nó không chỉ là một cam kết ngoại giao, nó là một hiện tượng kinh tế, chính trị và tâm lý.

Đây là những gì chúng ta đang cố gắng đạt được trong khu vực Đông Nam Á, một chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ được thúc đẩy bởi một cam kết mạnh mẽ đối với tầm nhìn chung của một cộng đồng ASEAN. Chính bản thân ASEAN đã mất nhiều thời gian để xây dựng : trước khi gia nhập ASEAN, có một thời gian mà lúc đó Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar nhận định ASEAN với nhiều nghi ngờ, và giữ một khoảng cách với Hiệp hội. Tuy nhiên, hôm nay họ là tất cả các bên liên quan bình đẳng trong gia đình lớn của ASEAN. Bằng cách này, chủ nghĩa khu vực đã tạo ra những cơ hội chiến lược mà về cơ bản đã thay đổi mối quan hệ địa chính trị ở Đông Nam Á.

Bất cứ nơi nào nó phát triển, nó quan trọng như chủ nghĩa khu vực kết nối với chủ nghĩa dân tộc. Nói cách khác, các nước phải nhìn thấy bản sắc khu vực của họ như là bổ sung cho bản sắc dân tộc của họ. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn, có một sự thật rằng một ý thức cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương không tồn tại, mặc dù có nhiều nỗ lực để thúc đẩy nó. Tuy nhiên, ngay cả trong sự vắng mặt của một cộng đồng rõ ràng, chúng ta có tầng này qua tầng khác về các đề án khu vực và các nền tảng. Có lẽ một ngày nào đó chúng sẽ tự nhiên mang lại cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương thành một ý thức sâu sắc hơn về cộng đồng, nhưng chắc không có sai lầm : một cảm giác của chủ nghĩa khu vực lỏng lẻo qua đó đã được thực hiện .

Có những người nói rằng cấu trúc khu vực vẫn còn lộn xộn, giống như một mớ bòng bong hoặc bát mì ống Ý. Tôi không bàn cãi điều đó. Với hiện tại, mặc dù, chúng ta có thể sống với nó. Sự gia tăng của các cam kết khu vực này -- từ APEC, ARF, EAS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những tổ chức khác, bất kỳ loại viết tắt nào của chúng -- là một xu hướng tích cực. Tôi tin rằng chủ nghĩa khu vực như vậy cuối cùng sẽ bao gồm tất cả các nước trong khu vực. Hiện nay, điều này đã không hoàn toàn đạt được trong khu vực của chúng ta. Bắc Triều Tiên, vì nhiều lý do, vẫn còn bị cô lập. Đông Timor vẫn còn chưa phải là một phần của ASEAN.

Một kiến ​​trúc bền cũng phải được xây dựng trên một trạng thái cân bằng năng động. Giữ trạng thái cân bằng năng động là quan trọng trong tầm nhìn về các mối quan hệ sức mạnh đang tiến triển, một tiến trình sẽ tiếp tục vào những thập kỷ tới. Cân bằng năng động này bao gồm ít nhất hai thách thức lớn : thứ nhất, bảo đảm rằng nhà nước của các mối quan hệ giữa các cường quốc lớn sẽ duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong tương lai dài.

Nếu một mô hình mới của sự phân cực và sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn nổi lên, đó sẽ là một bước lùi và sẽ dẫn đến các vấn đề khu vực theo hướng sai lầm. Trong kết nối này, chúng ta đã được động viên rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang cố gắng để phát triển một mối quan hệ tích cực, hợp tác. Với chiến lược kết hợp của họ, sức nặng của ngoại giao, kinh tế và nhân khẩu học, quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có tác động vượt xa quan hệ song phương của họ. Với tiềm năng kinh tế to lớn của họ, thật là tự nhiên mà nhiều nước muốn xây dựng quan hệ tốt với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Cả Mỹ và Trung Quốc có nghĩa vụ không chỉ cho bản thân họ, mà còn đối với phần còn lại của khu vực để phát triển hợp tác hòa bình.

Hãy nhớ rằng mối quan hệ của các cường quốc lớn không hoàn toàn tùy thuộc vào họ. Quyền lực trung bình và nhỏ hơn cũng có thể giúp chốt các cường quốc lớn vào kiến ​​trúc bền vững, thông qua một loạt các công cụ. Ví dụ, ở Bali năm ngoái, 18 nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã đồng ý một tập hợp các nguyên tắc ràng buộc về mặt đạo đức, nếu được tôn trọng, nó sẽ giúp thúc đẩy một khu vực ổn định và hòa bình.

Hơn nữa, một trạng thái cân bằng năng động cũng phải bảo đảm rằng sự gia tăng của các cường quốc mới nổi hiện nay và sau này phải tìm kiếm sự thích nghi đích thực của họ trong cấu trúc khu vực. Sự nổi lên của các cường quốc mới nổi nên được xem như là một sự phát triển tích cực : họ có thể cung cấp các tài sản có giá trị để phân bố hòa bình và thịnh vượng. Nếu chấp nhận một cách đúng đắn, họ sẽ không tạo ra thêm những căng thẳng chiến lược cũng không châm ngòi cho sự xung đột mới. Việc theo đuổi của họ đối với vấn đề an ninh không nhất thiết phải được thực hiện với sự bất an của nước khác. Châu Á là chắc chắn đủ lớn cho tất cả các quyền lực -- đã thành lập và đang nổi lên -- và luôn luôn có chỗ cho các bên liên quan mới, miễn là họ đầu tư vào hòa bình và tiến bộ chung.

Tôi lạc quan rằng chúng ta có thể đạt được trạng thái cân bằng năng động, bởi vì chúng ta đang sống tại một thời điểm mà các quốc gia đang trải qua một cuộc tái tổ chức lớn về các lợi ích. Thách thức của các mối đe dọa phi truyền thống mới -- từ chủ nghĩa khủng bố, thiên tai, mua bán người phi pháp, vi phạm bản quyền, hoặc khủng hoảng kinh tế -- đang vượt khó khăn tiến lên các lợi ích chung mà bắt buộc các quốc gia làm việc cùng nhau. Trong cuộc chiến chống khủng bố, chống ma túy và bệnh tật, chống thiên tai, tất cả chúng ta đều là các đối tác và đồng minh của nhau.

Một ví dụ nói đến cái tâm. Sau khi Indonesia bị ảnh hưởng bởi thảm kịch sóng thần ở Aceh vào tháng Mười Hai năm 2004, các đội ngũ quân đội từ khắp nơi trên thế giới -- từ Singapore, Australia, Trung Quốc, Mỹ, và nhiều nước khác -- đã đến tham gia vào các nỗ lực cứu trợ nhân đạo lớn, mà qua đó đã trở thành hoạt động quân sự phi chiến tranh lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ đã không cạnh tranh, không có sự kình địch. Họ cùng làm việc với quân đội Indonesia để cứu người.

Những gì đã xảy ra ở Aceh cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua một khả năng quan trọng về việc làm thế nào để xây dựng một kiến ​​trúc bền vững : bằng cách mở ra một nền văn hóa chiến lược mới. Văn hóa Chiến lược mới này phải được chuyển đổi, có nghĩa là có thể khắc phục hành lý lịch sử mà đã đè nặng lên chúng ta trong quá khứ. Ở Đông Nam Á, dù kinh nghiệm đau thương của chúng ta trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta đã có thể làm nhẹ bớt quá khứ đau buồn của chính chúng ta. Trích dẫn một trường hợp khác, Indonesia và Timor Leste (Đông Timor) , một thời bị đè nặng bởi quan hệ cay đắng, bây giờ có một mối quan hệ mạnh nhất trong số các nước láng giềng trong khu vực.

Văn hóa chiến lược mới này cũng phải được thúc đẩy bởi một tư duy cùng thắng, chứ không phải là một khuynh hướng thắng-thua. Ở đó có một ý chí, có rất nhiều cách để cung cấp một kết quả cùng-thắng (win-win). Một tư duy win-win cung cấp các chương trình hợp tác chung trong sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống của 70 triệu người, và tránh những gì có thể dễ dàng trở thành một cuộc xung đột quốc tế về một loại tài nguyên nhạy cảm, nước sinh hoạt. Tại Indonesia, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận win-win này ở Aceh, và kết quả là chúng tôi đã đạt được hòa bình vĩnh viễn dựa vào sự tự chủ đặc biệt mà qua đó đã kết thúc ba thập kỷ nổi dậy ly khai.

Cách tiếp cận win-win là không dễ dàng. Nó đòi hỏi lãnh đạo, sáng tạo và lòng can đảm, đặc biệt là vào những dịp khi quý vị cần phải thoát khỏi quy ước của quá khứ. Tuy nhiên, những phần thưởng của một tư duy chiến lược win-win luôn luôn tốt hơn về căn bản -- và bền hơn -- so với một thắng-thua. Văn hóa chiến lược win-win này sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong việc đối phó với các điểm khẩn cấp mà vẫn còn tìm thấy ở một số bộ phận của khu vực chúng ta. Biển Đông nổi bật trong mối quan tâm. Chúng ta có thể chấp nhận rằng các tuyên bố lãnh thổ và quyền tài phán chồng lấn vẫn còn một chặng đường dài để được giải quyết. Tuy nhiên, ngay cả khi không chờ đợi giải quyết việc tranh chấp lãnh thổ, chúng ta vẫn có thể tìm cách để biến đổi các tiềm năng xung đột trong vùng biển Đông trở thành hợp tác tiềm năng. Chúng ta cần phải lựa chọn tốc độ. Phải mất mười năm -- mười năm dài -- bản Hướng dẫn Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông mới được hoàn thành. Nó không nên mất thêm mười năm nữa cho Nhóm công tác của ASEAN-Trung Quốc hoàn thành Quy tắc ứng xử, chúng tôi mong đợi họ di chuyển nhanh chóng với trách nhiệm của họ.

Một khu vực khác là Ấn Độ Dương. Nó là một khu vực chiến lược rộng lớn. Không có chồng chéo tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở đó. So với phía Thái Bình Dương, kiến ​​trúc ở Ấn Độ Dương vẫn là rất nhỏ, nhưng các hoạt động quân sự và kinh tế ràng buộc nhau đang tăng lên đáng kể. Có mọi khả năng rằng trong thế kỷ 21, Ấn Độ Dương sẽ tăng trưởng trong tầm quan trọng địa chiến lược. Chúng ta phải chắc chắn rằng Ấn Độ Dương không trở thành một khu vực của cuộc thi đua chiến lược mới và sự kình địch. Thật vậy, bây giờ là thời gian để nuôi dưỡng những hạt giống cho hợp tác lâu dài, dựa trên lợi ích chung trong một phần của thế giới. Ổn định quá trình chuyển đổi ở các nước mùa xuân Ả Rập, ổn định chính trị lâu dài ở Afghanistan, sự nồng ấm của mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt là nếu nó có thể được duy trì; sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược châu Á-châu Phi : tất cả những điều này sẽ là quan trọng trong việc xây dựng khối theo hướng đó.

Liên minh chiến lược này cũng phải được kết hợp cùng với các biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng. Điều này là thích đáng khi chúng ta dự đoán sự tích tụ địa chiến lược có thể đến từ sự phát triển khả năng quân sự của các nước trong khu vực của chúng ta. Tại châu Á, chúng ta đang thấy một xu hướng chi tiêu quân sự ngày càng tăng và những nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Nhìn chung, điều này là một hệ quả hợp lý của thực tế mà qua đó nền kinh tế châu Á đang phát triển, và họ có thể có đủ khả năng để chi tiêu nhiều hơn về quốc phòng.

Điều này cũng đang xảy ra ở Indonesia, khi chúng tôi di chuyển về phía trước để hiện đại hóa khả năng quân sự của chúng tôi. Trong 20 năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế và các yếu tố khác buộc chúng tôi chỉ phân bổ nguồn lực tối thiểu cho chi tiêu quốc phòng. Kết quả là, thế trận quốc phòng của chúng tôi đã bị giữ ở mức tối thiểu. Bây giờ Indonesia là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, với GDP tăng trưởng khoảng 6,5%, chúng tôi đang ở một vị trí tốt hơn để phân bổ phần lớn ngân sách quốc gia của chúng tôi cho quốc phòng. Mục đích chính là gia tăng năng lực của chúng tôi để bảo vệ biên giới của chúng tôi, để chống lại mối đe dọa xuyên quốc gia, tăng thêm đóng góp của chúng tôi đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới, chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động quân sự phi chiến tranh, và tiến hành các hoạt động đặc biệt.

Gần đây, ví dụ, lực lượng vũ trang của chúng tôi lần đầu tiên tiến hành các hoạt động quân sự xa xôi nhất để giải cứu thủy thủ Indonesia bị bắt giử làm con tin bởi bọn cướp biển ở Somali -- một nhiệm vụ khó khăn, Alhamdulillah (Lạy thánh Allah) , đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng những nỗ lực hiện đại hóa quân sự của chúng tôi sẽ được minh bạch và được kết hợp với những nỗ lực tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin, chẳng hạn như các buổi diển tập và trao đổi quân sự chung. Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng hiện đại hóa quân sự của chúng tôi sẽ không dẫn đến căng thẳng chiến lược mới, mà thay vào đó dẫn đến hợp tác an ninh mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Thật vậy, chúng tôi được khuyến khích bởi thực tế rằng ngoại giao quốc phòng đã trở nên tích cực hơn hôm nay, và rằng, nhìn chung, có mối quan hệ quân sự-quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong ASEAN, ví dụ, tại một cuộc họp hàng năm của bộ trưởng quốc phòng, cấp trưởng các lực lượng vũ trang và lãnh đạo tình báo, nhưng vẫn còn những khoảng trống cần phải được cắt giảm, đặc biệt là giữa các nước lớn, nơi tiềm năng cho sự kình địch chiến lược vẫn còn khá cao . Một cách để thúc đẩy xây dựng lòng tin lớn hơn để cắt giảm khoảng cách này là tổ chức tập trận chung, trong đó sẽ bao gồm các nước như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Indonesia sẵn sàng để là một phần của những nỗ lực này.

Khi chúng ta cố gắng xây dựng một kiến ​​trúc bền vững cho hòa bình, chúng ta cần có một cơ hội chiến lược để mở ra sự hợp tác địa chính trị. Trong nhiều thế kỷ, hệ thống quốc tế đã chứng kiến ​​sự phổ biến về xung đột địa chính trị, đối đầu và sự kình địch. Khi chúng ta bước vào thế kỷ 21, chúng ta vẫn thấy dấu hiệu của nó ở nhiều nơi trên thế giới. Các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trong Biển Đông, trên vấn đề an ninh ở bán đảo Triều Tiên, tiếp tục thách thức sự ổn định ở Afghanistan ; căng thẳng chiến lược ở Nam Á, xung đột chưa được giải quyết ở Ả Rập-Israel, căng thẳng gần đây ở eo biển Hormuz; những bất ổn ở Syria, căng thẳng tiểu khu vực ở châu Phi -- tất cả các tiết lộ rằng, trong những khu vực này, hợp tác địa chính trị vẫn còn khó nắm bắt.

Địa chính trị, tất nhiên, được hiểu theo truyền thống là tất cả những cạnh tranh và kình địch -- vì quyền lực, tài nguyên, lãnh thổ, tiếp cận và ảnh hưởng. Tôi thừa nhận rằng bản chất của quan hệ quốc tế là như vậy mà qua đó sẽ luôn có yếu tố cạnh tranh và kình địch giữa các quốc gia, nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta luôn luôn có thể mở rộng không gian đối với hợp tác win-win và cắt giảm không gian đối với sự kình địch của "tổng bằng không". Có những dấu hiệu mà chúng ta đang đi theo hướng này.

Trên khắp Thái Bình Dương, có một xu hướng quan trọng trong việc thực hiện : sự gia tăng của quan hệ đối tác ngoại giao. Hãy để chúng tôi trở về ma trận trước đó, và quý vị có thể thấy sự gia tăng đáng kể trong số các nước vượt qua khó khăn tiến lên trong các lãnh vực ngoại giao, chính trị, an ninh và quan hệ đối tác kinh tế, và nó đi trong tất cả các hướng : Mỹ và Ấn Độ có một quan hệ đối tác chiến lược, và Hàn Quốc và Trung Quốc cũng làm như vậy, Trung Quốc và Pakistan, Nhật Bản và Úc, Nga và Trung Quốc, v...v.... Trong một số trường hợp, họ dính líu vào các quốc gia mà trước đây có quan hệ thù địch.

[caption id="attachment_3607" align="alignleft" width="300"] Tiến sĩ John Chipman, Tổng Giám Đốc IISS.[/caption]
Về phần mình, Indonesia, trong những năm gần đây, mở ra quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược với 14 quốc gia, bao gồm tất cả các cường quốc lớn. Thực tế là các quan hệ đối tác này có sự vững chắc khác nhau và hình thức thì ít quan trọng hơn so với thực tế mà qua đó các bộ phận khác nhau của các nước đang xác định lại và nâng cấp mối quan hệ của họ. Những mối quan hệ đối tác rất quan trọng bởi vì chúng tiết lộ ý định chiến lược tích cực và, trong trường hợp hai bên có liên quan đến tranh chấp, quan hệ đối tác này mở ra khả năng làm thay đổi động lực của việc tranh chấp sẽ được xử lý như thế nào.

Tôi dự đoán rằng, trong thế kỷ 21, quan hệ đối tác ngoại giao sẽ tiếp tục lan rộng. Trong khi số lượng các nước tham gia vào các liên minh quân sự sẽ vẫn ít nhiều giống nhau, số lượng của các nước liên quan đến các quan hệ đối tác song phương, ba bên hoặc khu vực sẽ tiếp tục phát triển đáng kể. Tác động tổng thể sẽ là một sự thay đổi sâu rộng với cảnh quan địa chính trị. Hợp tác Địa chính trị , do đó, thúc đẩy các quốc gia cạnh tranh cho hòa bình và tiến bộ. Đây là một công thức win-win.

Có một thời gian khi khu vực Đông Nam Á đã bị xé toạc bởi các cường quốc ngoài khu vực mà qua đó ho đã chiến đấu cho ý thức hệ, tiếp cận và ảnh hưởng nhưng, hôm nay, các cường quốc ngoài khu vực cạnh tranh cho thương mại nhiều hơn, trao đổi đầu tư và giáo dục. Đó là một điều tốt -- chúng ta thích nó và chúng ta hoan nghênh nó -- bởi vì họ càng cạnh tranh trên các lĩnh vực này, tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi.

Như một ý nghĩ cuối cùng, hợp tác địa chính trị là mở cửa cho tất cả các nhà nưóc. Khi các quốc gia tham gia vào sự năng động mới này, chúng ta sẽ có cơ hội lớn hơn để tạo ra sự chuyển giao. Chúng ta càng thúc đẩy hợp tác địa chính trị này, chúng ta sẽ từng bước càng gần gũi hơn đến cấu ​​trúc hòa bình bền vững cho khu vực của chúng ta, và thời gian của chúng ta.

Thưa, quý Bà và quý Ông, Vì vậy, tôi có hy vọng cao đối với vai trò của Đối thoại Shangri-La, với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc phòng, những người đang ở đây ngày hôm nay, đưa chúng ta đến gần hơn với sự thay đổi trò chơi ấy. Xin cảm ơn quý vị.

Tiến sĩ John Chipman.

Thưa Tổng thống, cảm ơn ông rất nhiều về định nghĩa văn hóa chiến lược bao gồm chủ nghĩa khu vực, cũng như các từ ngữ thoải mái của ông về các quốc gia mà họ đang trải qua mùa xuân Ả Rập, rằng đôi khi nhận được những điều tồi tệ hơn trước khi họ nhận được những điều tốt hơn, sự yêu cầu khẩn khoản của ông đối với việc gia tăng tốc độ trong các cuộc thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc hướng tới một quy tắc ứng xử, lời kêu gọi của ông với Ấn Độ Dương không trở thành một khu vực kình địch mới; bảo đảm của ông về bản chất hiện đại hóa của quân đội Indonesia, và hỗ trợ mạnh mẽ của ông đối với các nguyên tắc của quan hệ đối tác ngoại giao.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.