Philippines, những người trồng chuối cảm thấy bị ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông.

Nó lưu ý rằng hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và nhà nước đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của nó "tạo nên sự chậm trể thời gian trong việc sử dụng các dòng chảy thương mại như là một công cụ của chính sách đối ngoại".

[caption id="attachment_3828" align="alignleft" width="300"] Trung Quốc, Philippines tranh chấp quyền sở hữu bãi cạn : Một vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines đặt ra các vấn đề chủ quyền.
Ảnh A FP.[/caption]Andrew Higgins , 11 tháng Sáu, 2012.
Theo Washington Post

BHM Lược dịch.

PANABO, Philippines - Lóa mắt bởi những cơ hội được chào bán với dân số rộng lớn và ngày càng thịnh vượng của Trung Quốc, Renante Flores Bangoy, chủ sở hữu của một đồn điền trồng chuối nhỏ ở miền nam Philippines, đã quyết định cách đây ba năm ngừng bán cho các công ty trái cây đa quốc gia và đặt cược tương lai của mình trên sự ham muốn Trung Quốc. Thông qua một hãng xuất khẩu địa phương, ông bắt đầu vận chuyển trái cây sang Trung Quốc.

Ngày nay, bất động sản của ông trên hòn đảo nhiệt đới ở Mindanao vương vãi với rất nhiều chuối thối rữa. Trong bảy tuần nay -- kể từ khi một tàu chiến Philippines củ kỷ do Mỹ cung cấp chuẩn bị tác chiến với các tàu Trung Quốc gần một bãi cát ngầm tranh chấp ở Biển Đông -- Bangoy đã không thể bán được một quả chuối duy nhất nào với Trung Quốc.

Ông là một nạn nhân của việc Trung Quốc đột ngột hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines mà Trung Quốc nói được áp đặt vì lý do sức khỏe, nhưng Bangoy và những người trồng chuối khác xem như là sự trả thù đối với bùng phát gần đây ở vùng biển tranh chấp chung quanh bãi cạn Scarborough.

"Họ ngừng mua ngay" Bangoy cho biết "Đó là một thảm họa lớn".

Hoàn cảnh khó khăn của ông chỉ ra những sự giận dữ chủ nghĩa dân tộc thiếu ổn định nằm ngay bên dưới bề mặt điềm tĩnh của sự bùng nổ kinh tế châu Á. Nó cũng nhấn mạnh những cuộc cãi vã bắt nguồn từ quá khứ xa xôi có thể phá vỡ lời hứa một cách nhanh chóng như thế nào ở trong một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và hòa bình giữa Trung Quốc đang trổi dậy và các nước láng giềng.

Bãi cạn Scarborough, một cụm các rạn san hô và đảo nhỏ, nằm xa hơn 500 km từ Trung Quốc đại lục và 140 dặm ngoài khơi bờ biển phía bắc của Philippines, cũng ở trong phạm vi 200 hải lý thuộc "vùng đặc quyền kinh tế" được cung cấp bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển . Tuy nhiên, Trung Quốc -- quốc gia tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, bao gồm cả những phần cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan -- khẳng định rằng bãi cạn đã là một phần của lãnh thổ của họ từ thế kỷ thứ 13 và đưa ra các bản đồ cũ mà qua đó đã đánh dấu nó như là của Trung Quốc.

Với thời gian, nó trông cứ như là cuộc tranh cãi -- mà bắt đầu vào tháng Tư khi một tàu chiến Phipippines đối đầu với ngư dân Trung Quốc gần bãi cạn và khuấy động sự dâng trào cơn thịnh nộ dân tộc chủ nghĩa ở cả hai nước -- có thể đẩy vào một cuộc xung đột vũ trang giữa sức mạnh quân sự mạnh nhất của châu Á và một trong những nước yếu đuối nhất của nó. Trung Quốc năm ngoái đã chi 129 tỷ USD cho lực lượng vũ trang, gấp 58 lần Philippines, theo dữ liệu được biên soạn bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Kỳ hạm của hải quân của Manila, thuyền chặn các ngư dân Trung Quốc, là một thuyền của Tuần Duyên Hoa Kỳ loại bỏ đã qua xử dụng 45 năm.

Manila không có một tài sản quân sự mạnh : một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau năm 1951 với Washington mà qua đó Philippines tin tưởng đặt lực lượng hải quân mạnh nhất của thế giới bên cạnh nó. Hoa Kỳ có một chính sách không tham gia quan điểm trên các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và mơ hồ về những gì nó sẽ làm trong trường hợp xung đột xảy ra. Tổng thống Benigno Aquino III đã đến thăm Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng vào thứ Sáu để thúc giục Mỹ có ý định rõ ràng.

Thương mại là "công cụ của chính sách đối ngoại".

Mặc dù giàu có về cá và được xử dụng từ lâu như là nơi trú ẩn của ngư dân Trung Quốc và Philippine, bãi cạn Scarborough không có giá trị kinh tế hoặc chiến lược quan trọng. Nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng cho cả hai nước như là một trường hợp thử nghiệm đối với các vấn đề chủ quyền mà qua đó sẽ giúp xác định ai được khai thác nguồn dự trữ dầu và khí tự nhiên có tiềm năng to lớn trong các khu vực gây tranh cãi khác của Biển Đông.

Trung Quốc và Philippines đã bước trở lui từ bờ vực, kềm chế lời tiếng khoa trương giận dữ của họ và ngăn chặn sự gia tăng tàu thuyền gần bãi cạn, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và người Phi gọi là bãi cát ngầm Panatag. Nhưng chuối là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ hai của Philippines, và với những người trồng chuối cách xa khu vực tranh chấp hơn 700 km , thiệt hại đã xảy ra.

"Chúng tôi liên đới bị thiệt hại", ông Stephen Antig cho biết, giám đốc điều hành Hiệp hội Xuất khẩu và những người trồng chuối Philippine, một nhóm có trụ sở tại thành phố Davao, ở Mindanao, trung tâm kinh doanh chuối Philippines.

Ông ước tính rằng khoảng 200.000 người trong khu vực sẽ bị mất sinh kế của họ nếu Trung Quốc tiếp tục hạn chế nhập khẩu. Antig đã tới kỳ hạn đi Trung Quốc ngay để nói chuyện với người mua, nhưng thay vào đó anh ta đi Iran và một số quốc gia Ả Rập để tìm kiếm thị trường thay thế.

Trong khi đó, ngành công nghiệp du lịch, đã bị quấy nhiễu bởi sự xuất hiện đột ngột những hủy bỏ đột xuất của các vé đặt trước dành cho kỳ nghỉ từ Trung Quốc, sau một thông báo tư vấn du lịch bởi Bắc Kinh. Aquino, hôm thứ Sáu , nói với biên tập viên và phóng viên tờ Washington Post : "Tư vấn đó, chúng tôi nghĩ, là rất vô căn cứ. Họ mô tả chúng tôi như là chống Trung Quốc".

Trung Quốc phủ nhận việc pha trộn chính trị với kinh doanh, và nó thường xuyên lên án sự tẩy chay được công bố bởi những nước khác. Nhưng Bắc Kinh đã chứng tỏ rõ ràng việc âm thầm xử dụng thương mại để trừng phạt các quốc gia tranh cãi với nó.

Khi Uỷ ban giải Nobel Hòa bình có trụ sở tại Oslo công bố vào cuối năm 2010 rằng họ sẽ vinh danh nhà bất đồng chính kiến bị Trung Quốc bỏ tù , ​​Lưu Hiểu Ba, Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ. Xuất khẩu cá hồi tươi và đông lạnh của Na Uy sang Trung Quốc bị sụp đổ, giảm 59% so với năm trước. Nhập khẩu cá từ các nơi khác tăng vọt. Không có lệnh chính thức của Trung Quốc hạn chế nhập khẩu từ Na Uy, chỉ có quy định an toàn thực phẩm mới nghiêm ngặt mà qua đó bí ẩn nhắm vào mục tiêu cá của Na Uy.

Một nghiên cứu năm 2010 bởi hai học giả tại Đại học Gottingen của Đức tìm thấy một mối tương quan trực tiếp giữa các chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Trung Quốc và thương mại. Nó lưu ý rằng hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và nhà nước đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của nó "tạo nên sự chậm trể thời gian trong việc sử dụng các dòng chảy thương mại như là một công cụ của chính sách đối ngoại".

Phân tích dữ liệu từ năm 1991 đến năm 2008 , qua 159 đối tác thương mại của Trung Quốc, nghiên cứu cho thấy rằng quốc gia nào mà có các nhà lãnh đạo gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, chịu đựng một suy giảm nhanh chóng từ 8,1% đến 16,9% trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nó cho thấy rằng hiện tượng bắt đầu sau khi lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, phụ trách Đảng Cộng sản cầm quyền vào năm 2002, khoảng thời gian trùng hợp với sự đột biến trong sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh mắng nhiếc vị tu sĩ Phật giáo, một người giành được giải Nobel Hòa bình, là người "ly khai" tìm cách lật đổ nhà nước và "khủng bố" và yêu cầu các chính phủ nước ngoài không được tiếp đón ông ấy.

[caption id="attachment_3829" align="alignleft" width="296"] Trung Quốc, Philippines bế tắc ở Biển Đông[/caption]
Bangoy, người trồng chuối ở Panabo, không nghi ngờ tai họa Trung Quốc của ông được kết nối với cuộc cãi lộn ầm ĩ ở bãi cạn Scarborough. Philippines, ông lưu ý, "đã bán chuối sang Trung Quốc trong hơn 10 năm mà không có vấn đề gì, vậy tại sao điều này đột nhiên xảy ra vào lúc này ?".

Không thể bán trái cây của mình bởi vì không có hãng xuất khẩu địa phương nào cũng chẵng có người mua Trung Quốc nào muốn mạo hiểm các lô hàng của họ bị bắt giử trong nhiều tuần và sau đó bị từ chối bởi các thanh tra hải quan, ông đã đóng cửa cơ sở đóng gói của mình và đang cầu nguyện cơn bão sẽ sớm vượt qua. Công nhân của ông vẫn còn chặt những buồng chuối nhưng chỉ vì không chặt chúng thì sẽ gây ra bệnh.

"Tất cả điều này là vô giá trị", ông nói, chỉ vào đống trái cây mục nát nằm rải rác trên khắp khu vườn của mình. "Chúng tôi phải tìm giải pháp thay thế", ông nói. Nếu không, "toàn bộ ngành công nghiệp này sẽ chết."

Trước cuộc khủng hoảng, Trung Quốc nhận khoảng một phần tư trên tất cả chuối xuất khẩu của Philippines. Điều này ít hơn so với số lượng Nhật Bản thu nhận, nhưng Trung Quốc khuấy động sự hứng thú hơn rất nhiều trong số những người trồng chuối Philippine bởi vì sự ham muốn được tiếp tục tăng trưởng của họ. Trung Quốc nhập khẩu chuối Philippines tăng 27% trong năm ngoái và được dự kiến ​​sẽ tăng lên đến 40% trong năm nay, Antig của hiệp hội các người trồng chuối cho biết.

Ngày nay, với những container chuối ướp lạnh bị Trung Quốc hạn chế, đang chất đống tại cảng ở thành phố Davao, thị trấn đã "bị tràn ngập với quá nhiều chuối", thị trưởng nói, Sara Duterte. Các thương nhân đã tặng "hộp và hộp chuối," cô nói, khiến hội trường thành phố phải thiết lập một mạng lưới phân phối để cung cấp trái cây miễn phí cho các trường học, trại trẻ mồ côi và các cơ quan chính phủ.

Chính phủ ở Manila, mong muốn kết thúc sự bức bối của chiến tranh với Trung Quốc mà ở đó có rất ít cơ hội chiến thắng, họ đã không công khai tranh chấp khẳng định của Bắc Kinh rằng sự sụp đổ của hàng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc là do vấn đề sức khỏe, không phải là vấn đề chính trị.

Phát biểu với tờ Bưu điện Thứ sáu, Aquino nói rằng có "một số cơ sở" để tin rằng Trung Quốc đang hành động ít nhất là một phần nằm ngoài các mối quan tâm ô nhiễm chính đáng. Khi được hỏi về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với đất nước của mình, Aquino bày tỏ sự bối rối: "Chúng tôi vẫn đang phân tích, một cách thẳng thắn, ý định của họ là gì. Có một số người rất dân tộc chủ nghĩa, có một số người rất hướng ngoại".

"Họ biết đánh chúng tôi ở đâu".

Trung Quốc đã gửi một cảnh báo lúc đầu cho Philippines về sự lành mạnh của chuối hồi tháng ba, vài tuần trước khi bắt đầu bế tắc ở Biển Đông. Tuy nhiên, cảnh báo nhắm mục tiêu vào trái cây từ tập đoàn của Nhật Bản đang hoạt động đơn lẻ tại Mindanao và dẫn đến không kềm chế trên toàn bộ sự kiện nhập khẩu chuối.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng Ba, sau khi hải quân Philippines đối đầu với tàu thuyền đánh cá Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough, Tổng Cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch của Trung quốc đã đột ngột leo thang vấn đề sức khỏe, họ nói trong một bức thư gởi đến Bộ Nông nghiệp Philippine rằng nó đã tìm thấy 104 loại "sinh vật gây hại" có trong chuối và cây ăn quả khác được gửi đến từ Philippines..

Antig cho biết ông nghĩ rằng "họ chỉ đọc trên Internet và tìm thấy một danh sách tất cả các bệnh mà nó tấn công qua chuối". Lý do thực sự đối với sự cảnh giác đột ngột của Trung Quốc không phải là bệnh mà là bãi cạn Scarborough, ông nói thêm, "Họ biết nơi để đánh chúng tôi ".

Chuối là trụ cột của nền kinh tế trong khu vực chung quanh thành phố Davao, khu vực mà trong những năm 1980 đã trượt vào hỗn loạn khi quân nổi dậy theo chủ nghĩa Mác thuộc Quân đội nhân dân Mới (NPA) cắm rễ sâu trong những ngôi làng nghèo khổ và khủng bố lan rộng trong thành phố với một chiến dịch ám sát.

Bangoy, người trồng chuối ở Panabo, một huyện phía bắc của thành phố Davao, cho biết rằng các thôn chung quanh đồn điền của ông một thời đã nhung nhúc các du kích NPA nhưng, nhờ tăng trưởng kinh tế do chuối, các phần tử nổi dậy đã mất đi nhiều sự đòi hỏi của họ. "Họ sẽ trở lại", ông nói, nếu hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc vẫn còn hiệu lực và đẩy những người trồng chuối vào tình trạng phá sản.

Trong các nơi khác của Mindanao, quân đội Philippines, với sự giúp đỡ từ quân đội Mỹ, đang đấu tranh để ngăn chặn một cuộc nổi dậy của các chiến binh Hồi giáo.

Cán bộ địa phương ở Panabo đang bị tràn ngập với các yêu cầu được hỗ trợ từ các công nhân đồn điền bị sa thải vì xuất khẩu sang Trung Quốc bị thắt chặt. "Người lao động đang than khóc đối với thu nhập và tất cả đang yêu cầu chúng tôi giúp đỡ", ông Henry Esparagola, chính quyền thị trấn cho biết.

Các nhà hoạt động cánh tả cáo buộc những người trồng chuối phóng đại tai ương Trung Quốc của họ để làm chệch hướng sức ép về tiền lương cao hơn và chấm dứt hạn chế về tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong một dấu hiệu, qua đó tranh chấp bãi cạn Scarborough đã thống nhất các nhóm chính trị thù địch của đất nước như thế nào, họ, cùng, nhấn mạnh rằng lãnh thổ thuộc về Philippines và rằng Trung Quốc do Đảng Cộng sản cai trị phải quay trở về. "Làm thế nào nó có thể tuyên bố là xã hội chủ nghĩa khi nó đàn áp một quốc gia nghèo, bị thiệt thòi chủ quyền như Philippines?" Joel Virador đặt câu hỏi, Phó Chủ tịch Phong trào Lao động 1 tháng 5, một liên minh cánh tả.

Duterte, thị trưởng, nói rằng trong quá khứ bãi cạn Scarborough "đúng là chẵng có vấn đề gì" đối với hầu hết người dân địa phương. Cô thậm chí chưa bao giờ nghe nói về nó cho đến khi bùng phát đưa ra những tin quan trọng gần đây, cô nói. Thị trưởng vẫn nghĩ rằng Philippines có thể đạt được kết quả từ sự gia tăng của Trung Quốc và đã ghi danh cho con gái 4 tuổi của mình trong một trường học địa phương dùng ngôn ngữ Trung Quốc. "Bạn không thể bỏ qua Trung Quốc," bà nói. "Nó là một thị trường rất lớn."

Tuy nhiên, thị trưởng có một lo lắng to lớn: "Họ biết quyền lực của họ và xử dụng nó như thế nào".

[youtube http://www.youtube.com/watch?v=5b0KMv6qghc&w=420&h=315]

Nguồn dữ liệu Video


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.