Trung Quốc Chết đuối trong tiền : nó có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ.

Khi cuối cùng trở nên sẵn sàng để đối phó với vấn đề tiền tệ, do đó Bắc Kinh sẽ đưa mắt nhìn lo sợ với Dự trữ Liên bang (Federal Reserve).

Derek Scissors. 29 tháng năm 2012.
Theo The Heritage Foundation

BHM Lược dịch.

Thị trường tài chính toàn cầu quan tâm sâu sắc sự chỉ đạo và sự lựa chọn chính sách kinh tế ngắn hạn của Trung Quốc. Chính sách của Mỹ nên nhìn xa hơn. Nếu Trung Quốc lựa chọn cố gắng kích thích nền kinh tế trong nửa sau của năm, thậm chí nếu thành công, nó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm một thách thức dài hạn cấp bách hơn.

Thách thức này một phần do ôm quá nhiều tiền. Trong khi sự chú ý được tập trung vào lúc nào Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ về GDP, nó đã vượt qua Mỹ trên một số phương pháp đo lường cơ sở tiền tệ của nó. Điển hình là thanh khoản cao như vậy thường đến trước thời kỳ trì trệ hoặc thậm chí kinh tế hoàn toàn co cụm. Đây là một trong những lý do chắc chắn hơn đối với dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế thực sự của Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh, một khả năng có ý nghĩa rõ ràng đối với chính sách của Mỹ.

Hơn nữa, thanh khoản dư thừa của Trung Quốc đã có một ảnh hưởng ở Mỹ. Hai nền kinh tế được liên kết bởi những quy định lựa chọn cán cân thanh toán của Bắc Kinh, qua đó buộc nhân dân tệ vào với đồng đô la và buộc Trung Quốc nắm giử những dự trữ dư thừa trong các trái phiếu Mỹ. Mỹ có những thách thức quản lý việc dự trử tiền của riêng nó, và thông tin liên lạc giữa các cơ quan tiền tệ của hai nước sẽ có giá trị.

Không kể tiền ở Trung Quốc.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường việc dự trử tiền. Ngoài ra còn có sự khác biệt rõ rệt trong những hệ thống tiền tệ quốc gia, gây ra sự khác biệt tự nhiên giữa các nền kinh tế. Đối với một nền kinh tế lớn, Trung Quốc chưa trưởng thành về tài chính, vì vậy mà nhiều tiền vốn nằm trong hệ thống ngân hàng. Đây là một vấn đề được công nhận là tốt trong dài dài.

Một biểu hiện của vấn đề là một tỷ lệ tương đối cao của "tiền rộng" M 2 đối với GDP ( "tiền rộng" M 2 = tiền tệ trong lưu thông cộng với nhu cầu và tiền gửi có kỳ hạn, định nghĩa rộng về tiền tệ do Ngân hàng dự trử Australia ban hành....BHM) . Trung Quốc ở trên mức trung bình toàn cầu về phép đo này, trong khi một nền kinh tế tương tự như Brazil thì ở dưới mức trung bình toàn cầu. Gần như tất cả các nước có tỷ lệ M 2 / GDP cao hơn so với Trung Quốc là ở châu Âu, qua đó, trong xu hướng những phát triển gần đây, không tạo nên sự yên tâm.

Quan trọng hơn, tỷ lệ đối với Trung quốc không chỉ là cao mà còn tăng lên đều đặn. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, một số quốc gia đã gia tăng thanh khoản, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, những nước có thanh khoản vừa cao vừa gia tăng rõ ràng (Tây Ban Nha, ví dụ) là một phần nhỏ và không lành mạnh. Đây không phải là con đường tốt cho Trung Quốc đi cùng.

Mỹ chỉ có một điểm so sánh, nhưng nó là một điểm để làm bài học. Trong năm 1998, M2 của Trung Quốc nhỏ hơn 70% so với Mỹ. Năm 2011, nó lớn hơn 40%. Trong khi GDP của Trung Quốc đã mở rộng rất nhiều trong khoảng thời gian đó, nó vẫn chỉ ở một nửa GDP của Mỹ vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có hơn 3,8 nghìn tỷ USD trong lưu trử "tiền rộng" kêu xổn xoảng. [nếu gọi M2us là "tiền rộng" của Mỹ , M2tq là "tiền rộng" của TQ ; năm 2011 "tiền rộng" của TQ lớn hơn 40% "tiền rộng" của Mỹ , lấy số tròn ta được 125M2us = 100 M2tq ; gọi U, T lần lượt là GDP của Mỹ và Trung quốc vào năm 2011, ta có: U = 2T. Vậy tỷ lệ "tiền rộng" trên GDP của Mỹ và Trung quốc vào năm 2011 sẽ là : M2us/U = 100M2tq/125* 2T = 100M2tq/ 250 T = 0,4 M2tq/T. Như vậy, tỷ lệ "tiền rộng" M2/GDP của Mỹ nhỏ hơn so với Trung quốc, và theo phép đo lường này thì kinh tế tài chính của Mỹ ổn định hơn của Trung quốc....BHM, xem biểu đồ.].


Phép đo lường về tác động cho thấy vấn đề gần tương tự. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào vốn vay ngân hàng đi đến tăng cường tài chính với sự bùng nổ cho vay trong năm 2009. Năm 1998, khối lượng tiền vay là 102% của GDP. Đến năm 2008, nó đã nhích cao hơn đến 106% GDP. Thế nhưng, chỉ ba năm sau đó, nó đã tăng đến 123% GDP. Biện pháp toàn diện hơn của tín dụng vẫn thể hiện con số cao hơn và dốc hơn lên.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Có rất nhiều cuộc thảo luận hiện nay về các yếu kém ngắn hạn trong nền kinh tế Trung Quốc và liệu việc bổ sung kích thích có phải là phản ứng đúng. Ở dài hạn hơn là rõ ràng : Trên con đường chính sách hiện hành của nó, việc kích thích có hiệu quả mà Bắc Kinh có thể áp dụng thông qua chính sách tiền tệ, sẽ tiếp tục suy giảm.

Ở cấp độ cao của thanh khoản đã đạt được hiện nay, tiếp tục việc tác động đã và sẽ tiếp tục trở nên ngày càng không có hiệu quả. Càng ngày đồng tiền phải được xử dụng (lưu hành) để có được kết quả tương tự. Trừ phi một chính sách lớn hành động sai lầm, không có cuộc khủng hoảng thực sự sắp xảy ra. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng phải nổi lên lờ mờ như là một khả năng tại một số điểm nào đó.

Điều này để lại cho Bắc Kinh với những lựa chọn khó chịu. Kích thích tiền tệ nhiều hơn sẽ chỉ có một tác động hạn chế vì cái giá của việc đào sâu vào một khe hở mà cuối cùng Trung Quốc lại phải trèo ra. Liệu có hay không tiếp tục kích thích ngắn hạn được lựa chọn, cuối cùng Trung Quốc phải , từ bỏ tác động đến một mức độ nào đó. Điều này sẽ gây áp lực giảm tăng trưởng một thời gian. Sau nhiều năm tăng trưởng mà đã được thổi phồng bởi một nạn lụt của đồng tiền mới, điều này có nghĩa là bất ổn, và Đảng Cộng sản không thích sự bất ổn định.

Tuy nhiên, thanh khoản cạn kiệt như thế nào, có thể vấn đề là một thỏa thuận tuyệt vời. Ít nhất là "tiền rộng" nên ổn định tương đối so với GDP, và tổng số tín dụng nên chậm lại tương đối so với GDP. Nó sẽ được thích hợp hơn nhiều nếu cùng một lúc, việc cho vay của ngân hàng trở thành ít quan trọng hơn. Điều này có thể xảy ra với cải cách tài chính. Trung Quốc cần phải có nhiều hơn các ngân hàng thương mại hóa mà qua đó nó thận trọng hơn về việc cho vay dưới các điều kiện không xác thực. Nó sẽ có thêm nhiều lựa chọn tài chính với mục đích là hoạt động ngân hàng ít quan trọng hơn so với trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa kỳ hạn, và các đại lý tài chính khác.

Cải cách tài chính không chỉ là đau đớn, nó mất thời gian. Tự do hóa lãi suất, loại bỏ kiểm soát thị trường tài chính (với nguy cơ kèm theo), và tư nhân hóa một phần trong hoạt động ngân hàng không có thể thực hiện được qua đêm. Bắc Kinh có một chút thời gian, vì không có khủng hoảng sắp xảy ra, nhưng cải cách đúng đắn nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu nó bắt đầu một cách nhanh chóng, thành quả thu được từ cải cách có thể bù đắp nhiều hơn sự khó chịu từ việc giảm nợ, cắt giảm các chi phí hoặc giảm việc làm, những điều không thể tránh khỏi. Hệ thống tài chính của Trung Quốc có thể chuyển đổi từ một nguồn của sự bất ổn định đến một nguồn có hiệu quả.

Sự tham gia của Mỹ.

Dù muốn hay không, Hoa Kỳ đã tham gia trong các vấn đề thanh khoản của Trung Quốc. Một số phần thanh khoản dư thừa của Trung Quốc chắc chắn tràn vào Mỹ -- và nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, bởi vì nhân dân tệ được gắn với đồng đô la. Nổi tiếng nhất, đây là một phần của vòng phản hồi qua đó đã góp phần cho cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Nó đã tiếp tục kể từ khi tiền của Trung Quốc thâm nhập vào Mỹ bằng nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, như nó đã có trước cuộc khủng hoảng tài chính, thanh khoản của Trung Quốc tràn vào Mỹ vẫn chỉ là một phần của vòng luân chuyển. Mặc dù nguồn dự trử tiền của Mỹ bây giờ nhỏ hơn, nền kinh tế Mỹ vẫn còn lớn hơn nhiều, và đồng đô la là tiền tệ dự trữ của thế giới. Thêm thanh khoản của Mỹ ; liệu phải chăng do lãi suất thấp trong những năm ở giữa của thập kỷ cuối cùng hoặc số lượng nới lỏng hơn gần đây; lan tràn lên phần còn lại của thế giới.

Khi cuối cùng trở nên sẵn sàng để đối phó với vấn đề tiền tệ, do đó Bắc Kinh sẽ đưa mắt nhìn lo sợ với Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Đến một mức độ ít hơn, FED nên làm như vậy đối với Ngân hàng nhân dân (People’s Bank). Mỹ nên:

[caption id="attachment_3592" align="alignleft" width="75"] Tiến sĩ Derek Scissors.[/caption]
1)_ Tiếp tục và tăng cường trao đổi thông tin với Trung Quốc về chính sách tiền tệ . Các nước tự lựa chọn loại tiền tệ của họ, nhưng thông tin minh bạch và kịp thời giúp làm cho chính sách tốt hơn.
2)_ Phác thảo kế hoạch cho sự thay đổi kinh tế đáng chú ý ở Trung Quốc trong trung hạn. Bắc Kinh có thể thông qua cải cách tài chính và trở nên hiệu quả hơn, hoặc nó có thể từ chối và thấy tăng trưởng thật sự chậm lại đáng kể.
3)_ Tăng cường thương mại song phương và thương mại khu vực châu Á, và tự do hóa đầu tư, chẳng hạn như quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, để giúp bảo vệ bạn bè và các đồng minh chống lại một sự sụt giảm có thể xảy ra ở Trung Quốc

Cùng nhau khóa vòi ?

Trung Quốc và Mỹ đối mặt với thách thức lâu dài để tháo gở sự tăng trưởng của tiền tệ. Hai thách thức được kết nối, mặc dù Trung Quốc rõ ràng là khó khăn hơn. Trung Quốc phải hành động hay đánh mất chính sách tiền tệ như là một công cụ, và các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải nhận thức về các nguyên tắc.

Tiến sĩ Derek Scissors là hội viên nghiên cứu cao cấp trong Chính sách kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại The Heritage Foundation.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.