Gặp gở Aquino, Obama và quan điểm Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Aquino và Tổng thống Obama, đòi hỏi cần phải có bởi tư thế quyết đoán của Trung Quốc trong biển Đông, là một thành tựu địa chính trị khác nửa đối với Mỹ, và ngược lại, là một mất mát địa chính trị khác nửa đối với Trung Quốc trước đặc tính "tổng bằng không" trong quan hệ Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Anil Kumar.ngày 26 tháng 6 năm 2012. Theo IPCS

BHM Lược dịch.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã gặp Tổng thống Barack Obama (6-9 tháng sáu năm 2012) tại Phòng Bầu dục trong lần đầu tiên. Chuyến thăm của ông được xem như là một bước quan trọng hướng tới sự hồi sinh của hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Mỹ và thuộc địa cũ của nó. Chuyến thăm đã đưa ra một số câu hỏi. Tổng thống Aquino muốn hợp tác quân sự theo kiểu gì ? Hoa Kỳ sẵn sàng mở rộng hợp tác đó trên những lãnh vực gì ? Cuối cùng, nó ảnh hưởng đến an ninh khu vực như thế nào ?

Chuyến thăm này được diển ra trong sự trỗi dậy của một Trung Quốc cứng rắn, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong Biển Đông Trung Quốc và Biển Đông (biển Nam Trung Hoa). Có một sự thay đổi cơ bản trong chính sách ngoại và an ninh của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Nó không yên tâm với những người hàng xóm gần gủi nhất trước "trỗi dậy/ phát triển hòa bình" của nó. Sau năm 2008, với việc hoàn thành thành công Thế vận hội Bắc Kinh và sự phụ thuộc vào phát triển kinh tế Trung Quốc của phương Tây, sau khi suy thoái kinh tế toàn cầu, có một sự bứt phá lòng nhiệt thành của dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc mà từ đó đã bắt đầu kêu gọi một chính sách nước ngoài táo bạo và quyết đoán. Cách tiếp cận chính sách mới này giải thích các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ gần đây của Trung Quốc chống lại Nhật Bản, Việt Nam và Philippines trong các vùng biển lân cận.

Hợp tác quân sự kiểu gì ?

Manila đã phải vật lộn với một Trung Quốc quyết đoán với khu vực trong vòng hai năm qua. Nó nhận thấy lực lượng quốc phòng của nó hết sức bị áp đảo bởi quân đội phát triển của Trung Quốc mà chúng có thể bảo vệ việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Trong sự kiện bế tắc ở Scarborough, chỉ có hai tàu Philippine đọ sức với 100 tàu Trung Quốc. Vì vậy, tìm kiếm sự trợ giúp của Mỹ trong việc phát triển một "thế trận quốc phòng tối thiểu đáng tin cậy" chống lại Bắc Kinh đã đứng đầu chương trình nghị sự của Aquino. Ông kêu gọi sự giúp đỡ của Lầu Năm Góc nâng cấp khả năng giám sát hàng hải của mình để cho Philippines -- có 7.107 hòn đảo -- có thể tuần tra bờ biển rộng lớn của nó tốt hơn. Ông hoan nghênh Mỹ triển khai máy bay giám sát, chẳng hạn như máy bay Orion P-3C của Hải quân và các máy bay không người lái Global Hawk, và bày tỏ sự quan tâm sâu sắc trong việc mua radar đặt trên đất liền mà nó có thể giám sát khoảng không gian rộng lớn của biển Đông. Philippines gần đây đã mua một con tàu từ đội Tuần Duyên của Mỹ và đang tìm kiếm thêm hai chiếc nửa để tăng cường lực lượng hải quân của mình. Manila cũng muốn mua máy bay chiến đấu F-16 từ Washington để tăng cường phòng không.

Điều quan trọng, Aquino bảo đảm sự cam đoan của Washington rằng Mỹ sẽ tuân thủ theo cam kết của Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau năm 1951, cái mà đã bị bốc hơi sau khi Philippines đóng cửa các căn cứ Mỹ trong đầu những năm 1990. Hiệp ước tuyên bố rằng cả hai quốc gia sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu bị tấn công bởi một nước thứ ba. Giá trị trọng tâm và lâu dài của điều ước quốc tế đã được nhắc lại trong một nghị quyết nhất trí của Thượng viện Mỹ đã được thông qua vào tháng Tư đánh dấu tròn 60 năm ký hiệp ước.

Trên những lãnh vực gì ?

Tuy nhiên, có vẻ như có vật trao đổi đối với viện trợ quân sự của Washington cho Manila. Chính quyền Aquino, bất chấp những phản đối của công chúng, đã thừa nhận việc sử dụng các cơ sở vật chất trước đây của hải quân và không quân tại Subic, Zambales và Clark Field ở Pampanga bởi các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ trong khi từ chối cấp phép cho chúng sử dụng như là căn cứ lâu dài, giống như trong Chiến tranh Lạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cũng đã cho biết ông muốn bao gồm Philippines trong việc luân chuyển hàng năm khoảng 2.500 lính Mỹ, đã đóng quân ở Úc trong năm nay. Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn đối với đất nước sau khi các nhà lập pháp Philippines khoảng hai thập kỷ trước đây bắt buộc phải đóng cửa các căn cứ của Mỹ, bao gồm cả việc đóng cửa căn cứ Hải quân Subic Bay bởi các cuộc biểu tình dữ dội năm 1992. Luật pháp Philippines vẫn không chấp thuận các cơ sở nước ngoài trên đất nước họ.

Tác động đối với an ninh khu vực.

Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực trong bối cảnh Mỹ công bố chiến lược châu Á-Thái Bình Dương mới của nó vào đầu năm nay. Hình thể của Manila nổi bật trong chiến lược này do vị trí chiến lược ở ngay tại trung tâm giữa Australia và Nhật Bản, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, việc ủy quyền cho hải quân Mỹ tái sử dụng vịnh Subic trở nên quan trọng trong bối cảnh Mỹ quyết định nâng cao hạm đội hải quân của nó đến 60% vào năm 2020 so với 50% hiện nay ở Tây Thái Bình Dương. Hơn nữa, bằng cách mở rộng hỗ trợ ngoại giao và quân sự cho đồng minh hiệp ước của mình, Mỹ đã gửi một tín hiệu làm yên lòng các đồng minh và các đối tác khác của nó trong khu vực, những nước đã được Mỹ thúc giục tăng cường sự hiện diện quân sự của mình bởi tầm với hải quân Trung Quốc đang phát triển và tư thế hiếu chiến của nó.

Tuy nhiên, từ quan điểm Bắc Kinh, quan hệ quân sự giữa Washington và Manila sâu sắc thêm sau chuyến thăm này là một thất bại cho an ninh khu vực. Đối với Trung Quốc, đó chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt các động thái chiến lược nhằm vào chính sách ngăn chặn của Mỹ. Nó nhìn thấy động thái này ở trong bối cảnh Washington xâm nhập sâu hơn vào sân sau chiến lược của Trung Quốc. Mỹ đã đóng quân ở Úc, thành lập một quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, tổ chức nhóm tay ba với Nhật Bản và Hàn Quốc, và gần đây cũng bắt đầu tổ chức nhóm tay ba với Ấn Độ và Nhật Bản, hai đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á .

Để kết luận, hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Aquino và Tổng thống Obama, đòi hỏi cần phải có bởi tư thế quyết đoán của Trung Quốc trong biển Đông, là một thành tựu địa chính trị khác nửa đối với Mỹ, và ngược lại, là một mất mát địa chính trị khác nửa đối với Trung Quốc trước đặc tính "tổng bằng không" trong quan hệ Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Anil Kumar học vị Tiến sĩ . DEAS, Đại học Delhi.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.