Trung Quốc: Đào bới quá sâu.

Bội chi và dự án chậm trễ cho thấy nhiều nhóm khai thác mỏ thiếu sự chuẩn bị trong việc mở rộng toàn cầu.

Henny. 24 Tháng 6, 2012 21:15
Theo Financial Times

BHM Lược dịch.

Chang Zhenming, Chủ tịch của Citic Pacific, quá rỏ về tầm quan trọng của công ty Sino Iron của ông khai thác trong sự ruồng bỏ, khu vực Pilbara dơ bẩn đỏ quạch ở Tây Úc. "Toàn bộ Trung Quốc đang theo dõi dự án này," ông nói.

Thêm vào điểm, Trung Quốc đang theo dõi với một số lo lắng là công ty của ông ta đã tham gia thị trường chứng khoán Hồng Kông đang phải đối mặt với việc gia tăng chi phí quá mức và sự chậm trễ. Nguy cơ rất cao. Ông Chang cho biết Sino Iron lớn hơn gấp bốn lần so với bất kỳ dự án quặng sắt nào ở ngay tại Trung quốc.

Trong khi các nhà quan sát bên ngoài thường lo ngại rằng các công ty Trung Quốc không thể ngăn cản được sức mạnh tàn phá trong việc theo đuổi tâm trạng đói rã ruột các khoáng sản của thế giới, nhận thức này là không chính xác. Mở rộng nguồn tài nguyên quốc tế của Trung Quốc không hoạt động một cách êm ả.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hy vọng nó sẽ dễ dàng kiểm soát vận mệnh kinh tế của mình bằng cách tham gia vào các cổ phần khoáng sản khổng lồ, cướp đoạt khả năng sai khiến giá cả hàng hóa như các công ty BHP Billiton, Vale và Rio Tinto.

Nhưng dự án Sino Iron, đến nay là một hàng mẫu cho sức mạnh của Trung Quốc, đã trở thành điển hình cho một giai thoại về những khó khăn mà các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt khi họ tìm cách mở rộng ở nước ngoài. Khi lần đầu tiên được hình thành vào năm 2006, tổng chi phí ước tính dưới 2 tỷ USD. Bây giờ, Citic Pacific đã chi phí 7.1 tỷ $. Các nhà phân tích tại Citigroup tính toán giá trị của nó có thể có khả năng tăng lên đến 9.3 tỷ $, trong khi những người khác nói rằng họ hy vọng tổng chi phí cuối cùng sẽ gần hơn 10 tỷ USD. Khai thác mỏ chậm tiến độ ít nhất là hai năm .

"Điều này không còn là mục đích thương mại", một giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty kinh doanh châu Á hàng đầu với các hoạt động mở rộng nguồn cung ứng ở Úc nói. "Đó là sự tự tôn hảo Hán của Trung Quốc. Họ đã đánh mất quá nhiều tiền để bây giờ phải rút khỏi".

Trong thực tế, nó còn hơn cả so với ttự tôn hảo Hán. Trung Quốc nhập khẩu khoảng 60% quặng sắt và dự án là một nỗ lực cơ bản để phá vỡ thao túng của các nhà cung cấp nước ngoài, mà các nhà sản xuất thép Trung Quốc cáo buộc giá cả bị định đặt quá cao.

"Trung Quốc luôn luôn bị giam cầm đối với một vài người chơi. Bây giờ họ không còn muốn chỉ thụ động nhận được các đường nhánh từ các dự án", James Cameron của HSBC, mô tả xu hướng. "Họ muốn phát triển nguồn nguyên liệu mới và họ muốn công bằng trong các dự án".

Tuy nhiên, các vấn đề tại Sino Iron cho thấy Trung Quốc đang phải vật lộn để làm điều này. Các công ty của nó đang căng thẳng để chứng minh họ có những bí quyết và kỹ năng quản lý để làm việc trong môi trường rất khác so với quê hương của họ.

Doanh nghiệp Trung Quốc thường không chuẩn bị cho sự cạnh tranh khắc nghiệt của nước ngoài sau khi thoải mái xử dụng quá lâu các hoạt động dưới sự bảo hộ của chính phủ ở nhà. Các vấn đề văn hóa trong pháp luật lao động và bản chất của các hợp đồng đặc biệt gây ra cảm giác lo lắng.

Sino Iron không phải là dự án Trung Quốc duy nhất gặp rắc rối ở Tây Úc. Có 14 dự án quặng sắt quan trọng trong khu vực. Tám trong số chúng có tiền và các chủ ngân hàng ở Trung Quốc nói rằng một số bị quấy rầy bởi sự chậm trễ và vượt chi phí tương tự.

Liên doanh quặng sắt Karara 2.6 tỷ $ giữa Anshan Iron của Trung Quốc và Steel và Gindalbie Metals của Úc đã bị đè nặng bởi những thay đổi thiết kế cơ sở hạ tầng, gia tăng vật liệu và chi phí lao động, và các biến động tiền tệ.

Trong một số trường hợp, chỉ đơn giản là không may mắn. Nhưng trong hầu hết, vấn đề một phần là do ước tính quá lạc quan của tất cả mọi thứ, từ năng suất lao động địa phương đến những nhạy cảm môi trường của chính phủ chủ nhà của họ -- tất cả những cân nhắc mà không phải là vấn đề ở Trung quốc.

Những khó khăn của Trung Quốc trong việc dự báo chi phí thực tế cho các dự án nước ngoài kéo dài vượt ra ngoài ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc, đơn vị niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông của một doanh nghiệp đại lục, năm ngoái cho biết, dự kiến ​​sẽ mất chừng 4 tỷ Nhân dân tệ (628 triệu $) trong việc xây dựng một tuyến đường sắt nhẹ giữa Mecca và các thành phố khác ở Ả-rập Xê-út, sau khi chi phí xây dựng vượt quá mức chỉ tiêu.

Xấu hổ, thỏa thuận là một trong những vấn đề nổi bật trong mắt công chúng. Cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các vị vua Saudi có mặt tại lễ ký kết. Dự án cuối cùng đã được chuyển giao cho công ty mẹ thuộc sở hửu nhà nước của nó, đang tìm cách hạn chế các thiệt hại của công ty đã niêm yết (thị trường chứng khoán) và những số nợ phải trả trong tương lai. Hiện nay Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ giúp bù đắp cho công ty trước các điều chỉnh dự án bất ngờ và yêu cầu thay đổi từ chính phủ Ả Rập Saudi.

Trung Quốc chắc chắn đã thành công trong việc quản lý một số doanh nghiệp nước ngoài -- chẳng hạn như xe hơi Volvo, được mua lại bởi Geely trong năm 2010. Các công ty dầu của nó cũng đang thiết lập một sự hiện diện quốc tế trong các khu vực xa xôi như châu Phi và Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, các dự án khai thác mỏ là một mối quan tâm đặc biệt cho các nhà hoạch định chiến lược của Bắc Kinh và là một tập hợp thường xuyên của những khó khăn liên tục làm suy yếu các công ty hoạt động ở nước ngoài trong lĩnh vực này.

Lao động tại các mỏ gây ra sự hiểu lầm sâu sắc đặc biệt .

Kế hoạch khai thác mỏ của Trung Quốc kêu gọi xử dụng lao động Trung Quốc với chi phí thấp hơn và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, luật lao động của Úc và yêu cầu thị thực là không thể thực hiện được. Thay vào đó, các dự án dựa vào lao động đắt tiền của người Úc. Ngay cả các tài xế xe tải có thể được trả 200.000 $ mỗi năm, nhận được căn hộ ba phòng và miễn tiền thuê nhà khi đi vắng mỗi hai tuần, trong một số trường hợp có nghĩa là các chuyến bay đến Bali. Bất chấp những gì quan tâm của người Trung Quốc như trả tiền hào phóng cho các chuyền đi nghỉ trọn gói, họ vẫn phải đấu tranh với tranh chấp lao động.

Nói rộng hơn, các công ty Trung Quốc muốn kiểm soát số phận của mình trong các dự án, đó là lý do tại sao họ hướng đến nước ngoài trước hết. Điều này là trái ngược với Nhật Bản, quốc gia đã học để lựa chọn, ít nhất là ban đầu, đối với các cổ phần thiểu số và dựa nhiều hơn vào các cầu thủ địa phương. Bằng cách tìm kiếm sự kiểm soát, các cuộc đàm phán có thể trở thành đối đầu, đặc biệt là kể từ khi Trung Quốc, nói chung, miễn cưỡng phải trả lệ phí cao cho các cố vấn nhạy bén ở địa phương

Hơn nữa, Trung Quốc có một sở thích xử dụng ngôn ngữ mơ hồ trong các hợp đồng, các luật sư cho biết. Điều đó có ý nghĩa tại Trung Quốc, nơi có điều kiện thay đổi nhanh chóng và cả hai bên hiểu rằng hợp đồng chỉ là một điểm khởi đầu cho cuộc đàm phán chứ không phải là những quy tắc không thể thay đổi.

Một trong số ít khiếm khuyết nổi tiếng của các doanh nghiệp Trung Quốc là đôi khi họ chiến đấu với nhau và hầu như không chấp hành trọn vẹn thông báo nhiệm vụ trọng tâm từ Bắc Kinh. Điều này một phần là do các doanh nghiệp Trung Quốc đang tiến hóa thành những kẻ ( con vật) thương mại hung tợn với các lợi ích cạnh tranh. "Trung Quốc và các ngân hàng của nó đang phát triển tư thế các công ty Trung Quốc" , một nhân viên ngân hàng làm việc trong dự án tài chính dự án tại một ngân hàng quốc tế hàng đầu cho biết.

Cụ thể hơn, tất cả các thành phần tham gia chính trong chuỗi sự kiện Sino Iron, Citic Pacific, với 80% vốn cổ phần, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), người cho vay chủ yếu của nó, và Luyện kim Trung Quốc, nhà thầu chính với vốn chủ sở hữu 20% còn lại trong dự án, đang cãi nhau. CDB muốn rút khỏi dự án, trong khi Citic Pacific đã kiện Luyện kim Trung Quốc về sự chậm trễ và vượt ngân sách, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Theo một người trực tiếp thấu hểu vấn đề, gần đây, tranh chấp đã đi đến Hội đồng Nhà nước, hay nội các, ở đó Vương Kỳ Sơn, phó thủ tướng phụ trách các vấn đề tài chính, xét xử. Citic Pacific từ chối bình luận.

Dự án là cội nguồn của sự thất vọng đặc biệt đối với các nhà tài chính ở CDB, qua đó đã cho vay gần 5 tỷ USD. Sino Iron đòi hỏi chính xác thể loại CDB đang thực hiện, đó là một ngân hàng chính sách chưa niêm yết có ưu tiên được thành lập bởi Bắc Kinh, được dành cho tài chính. Khi dự án lần đầu tiên hình dung ra cách đây sáu năm, Trung Quốc đã liều lĩnh với quặng sắt để biến thành thép, những bộ phận bên trong của tất cả mọi thứ từ xe hơi đến các thiết bị chính yếu, từ các đỉnh cao có liên quan với dân sinh đến những con đường sắt.

Tuy nhiên, thị trường đã thay đổi . Các nhà phát triển Trung Quốc đang đi đến việc thực hiện khủng khiếp, qua đó họ đang có kế hoạch sản xuất quặng sắt cốt về lượng, chẵng quan tâm đến chất tại các điểm sai lầm của chu kỳ thép. Trong năm năm kể từ khi dự án lần đầu tiên được thụ thai, tăng trưởng nhu cầu thép của Trung Quốc đã giảm và giá cả đã giảm. Trong năm 2010, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc nhập khẩu quặng sắt ít hơn so với các năm trước. Năm 2011, chính sách thắt chặt đồng tiền và các hạn chế khắc nghiệt về xây dựng bất động sản tiếp tục gây áp lực giảm giá thép.

Nếu điều này không đủ đau đầu, các tính toán sai lầm về tiền tệ đã đóng một vai trò trong việc gia tăng chi phí. Đồng đô la Úc được đánh giá cao trong sinh hoạt của dự án và các lời nói lập lờ gây tranh cãi, rằng Citic đã sai, gây ra lỗ 2 tỷ USD và sự ra đi của các thành viên cao cấp trong ban quản trị .

Thuế cho thuê các nguồn tài nguyên khoáng sản mà chính phủ Úc có kế hoạch giới thiệu vào ngày 01 tháng 7 sẽ tiếp tục gây sứt mẻ lợi nhuận của các dự án khai thác khoáng sản, như là sẽ có một kế hoạch thu tiền lệ phí trên lượng khí thải carbon.

Khó khăn ở Sino Iron có nghĩa là Citic Pacific, chính thức trực thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, được mang một đánh giá là "sắt vụn" từ Standard & Poor, bất chấp công ty mẹ oai phong của nó, Tập đoàn Citic của Trung Quốc. Các nhà môi giới CLSA nói rằng cổ phần của tập đoàn, cùng các tiện ích sở hửu, được giao dịch ở mức chiết khấu 45% giá trị tài sản ròng của nó bởi vì khai thác mỏ.

Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc đã không tổ chức các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước những thất bại để họ thực hiện lời hứa . Điều đó đang thay đổi cả trong và ngoài nước, khi các tổn thất từ ​​các dự án làm sai tăng lên.

Thật vậy, Uỷ ban giám sát tài sản và quản lý Nhà nước gần đây đã xem trách nhiệm của nó là để cải thiện việc quản lý các hoạt động ở nước ngoài của họ. Trong một tố cáo công khai bất thường, các phương tiện truyền thông Trung Quốc trích lời uỷ ban nhiếc móc các công ty nhà nước phung phí tiền bạc.

Ví dụ, tháng Sáu năm ngoái, Sinosteel đã ngừng làm việc trên một dự án quặng sắt khác, mỏ Weld Range ở Úc, mà nó đã mua lại vào năm 2008 với 1.36 tỷ $ . Điều này phụ thuộc vào cảng Oakajee và dự án đường sắt để vận chuyển quặng sắt, nhưng điều này cũng đã lâm vào khó khăn. Một trong những giải pháp đề xuất là, Sinosteel nên mua một nửa dự án của Oakajee. Nhưng Bắc Kinh đã sa thải chủ tịch của Sinosteel, Huang Tianwen, và các nguồn tin trong ngành công nghiệp nói rằng có phần chắc là chính phủ Trung Quốc sẽ chấp thuận một thỏa thuận như vậy.

Tất cả điều này hình thành các dấu hiệu rằng Trung Quốc hiện đang kềm chế tham vọng chi tiêu vung vít của nó. CDB rỏ ràng đang trở thành thận trọng hơn. Tập đoàn công nghệ đường sắt Trung quốc do nhà nước quản lý đã thành lập một liên doanh xây dựng một con đường sắt để vận chuyển than ở Indonesia. Trong khi ở quá khứ, điều này sẽ có vẻ như là một dự án rất đơn giản của CDB, bây giờ nó đang tìm kiếm các nhà tài trợ, bao gồm cả các đối tác nước ngoài, bảo đảm các khoản vay trong trật tự để tránh lặp lại sự sụp đổ của Sino Iron.

Một người tham gia vào thỏa thuận này cho biết: "Đây là một dự án tốt, nhưng tiến độ chậm có nghĩa là người Hàn Quốc có thể làm cho đảng hư hỏng".(*)

Khi Trung Quốc trở nên thận trọng về việc mở rộng, sẽ không chỉ có người Hàn Quốc tìm cách lấp đầy những khoảng trống mà họ để lại phía sau.

Báo cáo bổ sung của Leslie Hook

Sản xuất thép: Từ gang (thép) đến lợn ( pig iron to pigs)

Năm mươi năm trước, Trung Quốc đã có một mục tiêu : sản xuất thép nhiều hơn Hoa Kỳ. Học sinh săn lùng thép phế liệu trên đường phố, các gia đình nấu chảy nồi chảo của họ, và những ngôi làng đã cố gắng xây dựng lò nung thô sơ.

Khi Chủ tịch Mao Trạch Đông phát động "Đại nhảy vọt" vào năm 1958 -- một chương trình công nghiệp hóa đã kết thúc trong thảm họa đói ăn -- ông tuyên bố rằng sản xuất thép là biện pháp quan trọng nhất của tiến bộ công nghiệp.

Nhiều thập kỷ sau cái chết của Mao, mong muốn của ông đã trở thành sự thật : Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm gần 45% sản lượng toàn cầu. Không chỉ Trung Quốc sản xuất thép nhiều hơn Hoa Kỳ -- nó hơn gấp tám lần. .

Tuy nhiên, có những dấu hiệu rằng nó đã quá căng thẳng. Các nhà máy thép Trung Quốc báo cáo thua lỗ tồi tệ nhất trong hơn 10 năm -- tập thể mất 1 tỷ Nhân dân tệ trong quý đầu năm nay -- và nhiều người đã quyết định có thể đây là thời gian để chuyển tập trung của họ vào nơi khác.

Trong một cuộc bỏ phiếu nổi bật sự thiếu tự tin đối với triển vọng về thép, Wuhan Iron và Steel, một trong những nhà sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, thậm chí đã quay về nuôi lợn.

Khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, đất nước họ trở thành nạn nhân của sự thành công sở hửu sản xuất thép. Năm nay, Trung Quốc cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mình lần đầu tiên trong ba năm, một động thái đã gửi đi những gợn sóng ngang qua các thị trường hàng hóa toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại đã có một tác động đặc biệt mạnh mẽ về thép -- và quặng sắt mở rộng, một thành phần quan trọng trong thép -- bởi lẻ hoạt động xây dựng đã nguội. Xây dựng và cơ sở hạ tầng chiếm 55% nhu cầu thép của Trung Quốc.Chính phủ kiểm soát trên lĩnh vực bất động sản đã giúp bất động sản tăng trưởng mạnh trong năm qua.

Giá quặng sắt đã giảm xuống khoảng 135 $ trên mỗi tấn, giảm từ mức cao nhất trong mọi thời, khoảng 200 $ vào đầu năm 2011.

Các nhà thương mại toàn cầu không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng -- một số công ty tài nguyên Trung Quốc thuộc sở hửu nhà nước cũng đã bị thay đổi. Các nhà máy thép khổng lồ của Trung Quốc, đã từng thích thú với nhu cầu tăng trưởng hai con số đối với thép trong thập kỷ qua, đang phải vật lộn để đối phó với nhu cầu tăng trưởng khoảng 4% năm.

Ở nước ngoài, các công ty khai thác mỏ Trung Quốc đã dành một thập kỷ qua để phát triển các mỏ ở nước ngoài, hiện nay tìm thấy chính mình tiếp xúc với các nguy cơ từ nhu cầu đang chậm lại.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share



Chú thích :
(*) Dự án ở Indonesia chậm trể nhưng lại đổ lổi cho người Hàn quốc ; đây là lối nói châm biếm.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.