Đông Nam Á và mối nguy hiểm "Grexit".

Các nền kinh tế Đông Nam Á nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất ở châu Âu. Nếu không, họ có nguy cơ tìm thấy chính mình bị áp đảo bởi cơn bão đang tụ hội.

[caption id="attachment_3839" align="alignleft" width="300"] Photo Credit: ASEAN[/caption]Vikram Nehru. 13 Tháng Sáu 2012 .
Theo Diplomat

BHM Lược dịch.

Đông Nam Á đã chia xẻ khá lớn những thăng trầm trong hơn mười lăm năm qua. Đầu tiên, nó đã qua được những sự kiện đau buồn của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98. Ngay sau khi lấy lại một số động lực kinh tế, khu vực lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bây giờ, Đông Nam Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng châu Âu và những đe dọa ảnh hưởng của nó làm teo lại hai nổ lực vượt khó trước đây.

Đông Nam Á không thể bị đổ lỗi nếu nó đang trải qua "sự điều chỉnh mệt mỏi" . Nhưng tự mãn sẽ là không thể tha thứ được. Khu vực đã có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt đẹp đáng thèm muốn, nhưng nó có thể không được may mắn như vậy trong thời gian tới. Trong mọi trường hợp, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách khu vực Đông Nam Á có thể hy vọng tốt nhất, họ cần được chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Thật khó dự đoán cuộc khủng hoảng châu Âu sẽ để lộ như thế nào, nhưng có ba kịch bản khai thác có giá trị . Đầu tiên là nếu châu Âu "thông qua được tình trạng rối ren" trong khi vẫn giữ Hy Lạp trong liên minh tiền tệ. Thứ hai là một lối ra cho Hy Lạp có trật tự, hoặc được gọi là "Grexit" (*). Và thứ ba là một lối ra mất trật tự của Hy Lạp lan rộng lây chuyền sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và xa hơn nữa.

Có một số sự tự tin rằng các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á có thể vượt qua kịch bản "thông qua sự lúng túng" , trong đó Hy Lạp vẫn còn trong khu vực châu Âu và được hỗ trợ bởi sự kết hợp các biện pháp thắt lưng buộc bụng, cải cách cơ cấu, kế hoạch giải cứu ngân hàng và nới lỏng định lượng được tiếp tục bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đó là kịch bản lạc quan nhất hiện có, nhưng nó ngày càng ít có khả năng xảy ra.

Kịch bản thứ hai -- một Grexit trật tự -- sẽ có thêm bất ổn kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn khi các ngân hàng châu Âu đối phó với thiệt hại từ bảng cân đối của họ và tìm cách để tái cơ cấu vốn và cắt giảm những thứ không cần thiết. Mặc dù Hy Lạp là một nền kinh tế tương đối nhỏ so với phần còn lại của khu vực châu Âu, những thiệt hại về kinh tế vĩ mô từ việc ra khỏi đồng euro của nó vẫn còn có thể là nghiêm trọng. ECB có thể sẽ cần bơm thanh khoản nhiều hơn để đối trọng với tình trạng thiếu hụt..

Kịch bản thứ ba và trường hợp xấu nhất là Hy Lạp không chỉ thoát khỏi khu vực đồng euro, mà còn là bức tường lửa của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và ECB chứng tỏ không hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan mà qua đó chuyền đến các nền kinh tế khác trong và ngoài châu Âu. Nếu điều này xảy ra, tất cả những dự đoán đều phụt tắt.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ ở một nơi nó có thể chưa từng có trước đó -- chắc chắn không phải trong tám thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng sẽ không chỉ chắc chắn tác động xấu đến nền kinh tế châu Âu mạnh mẻ hơn, mà sẽ lây lan sang Hoa Kỳ, nơi mà sự phục hồi hiện nay đang thiếu máu và các ngân hàng vẫn đang trong quá trình sửa chữa các thiệt hại từ bảng cân đối của họ bị gây ra bởi cuộc Đại suy thoái.

Các nền kinh tế Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương từ suy thoái toàn cầu trước các liên kết thương mại trực tiếp và gián tiếp của họ với châu Âu và Hoa Kỳ. Không chỉ sẽ các nghành xuất khẩu trực tiếp sang châu Âu nhận lấy một ảnh hưởng xấu, mà các loại xuất khẩu gia công và hàng hóa ngay lập tức hướng về Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc xuất khẩu đến nền các kinh tế tiên tiến đang bị ảnh hưởng, vì chúng gần như chắc chắn sẽ như thế. Và một nền kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ có nghĩa là giá cả hàng hóa thấp hơn, dẫn đến tắc nghẻn những doanh thu xuất khẩu thấp hơn ở khu vực Đông Nam Á.

Thật vậy, hầu hết các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đã có dấu hiệu của xuất khẩu và tăng trưởng GDP chậm lại trong quý đầu của năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu không tăng cùng với nhịp độ, và các gói kích thích kinh tế được giới thiệu trong năm 2009 và 2010 đã trốn chạy cách giải quyết của họ. Thái Lan và Philippines là những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đối với điều này khi Thái Lan vẫn đang phục hồi từ các trận lũ tàn phá cuối năm 2011 và Philippines tiếp tục được phấn chấn bởi dòng kiều hối mạnh.

Việc Hy Lạp ra khỏi khu vực châu Âu sẽ không chỉ dẫn đến sự suy giảm hơn nữa trong xuất khẩu và tăng trưởng GDP đối với khu vực Đông Nam Á -- nó cũng sẽ có những hậu quả đối với các dòng tài chính.

Trong thực tế, Đông Nam Á nên mong đợi việc xét lại vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Điều này sẽ bao gồm thu hồi thanh khoản lúc ban đầu khi ngân hàng ở các nước tiên tiến tìm kiếm cắt giảm các thứ không cần thiết, tái cơ cấu vốn và giảm cho vay, theo sau việc bơm thanh khoản đáng kể của Ngân hàng trung ương và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là sẽ thúc đẩy dòng vốn đổ vào thị trường mới nổi, bao gồm cả các nền kinh tế Đông Nam Á, trong việc tìm kiếm quay trở lại cao hơn, một vài quý sau đó.

Hầu hết các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á là khá linh hoạt với biến động dòng vốn. Nhờ có chính sách thận trọng trong thập kỷ qua, phần lớn các ngân hàng trong khu vực có vốn đầu tư tốt, khu vực doanh nghiệp nắm giữ các khoản nợ tương đối thấp và gánh nặng nợ nần của quốc gia vẫn nằm trong giới hạn thận trọng. Nhưng có một ít nghi ngờ rằng dòng vốn biến động phức tạp sẽ gây rắc rối cho quản lý kinh tế vĩ mô, dẫn đến áp lực về tỷ giá, lãi suất và tỷ lệ lạm phát, và đòi hỏi việc xử lý khéo léo từ các ngân hàng trung ương để bảo đảm sự ổn định được duy trì.

Dòng chảy tài chính có thể bất ổn nhất ở Indonesia, bởi vì một tỷ lệ tương đối lớn cổ phiếu giao dịch của quốc gia và công cụ nợ ngắn hạn trong nước được sở hữu bởi những người không cư trú cố định, những người mà có thể bán cổ phần của họ khi có dấu hiệu nhỏ nhất của một sự cố nào đó. Kết quả là, tỷ giá hối đoái với đồng rupiah có xu hướng không ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á, và quản lý thanh khoản trong nước trong cuộc khủng hoảng luôn luôn là một thách thức. Thật vậy, đồng rupiah đã được dự đoán suy yếu trong vài tuần qua và chính phủ cần phải xem xét một chính sách tiền tệ phản ứng thích hợp.

Mặc dù các nền kinh tế Đông Nam Á đang ở trong tình trạng tốt một cách hợp lý, nó đang có chiều hướng đi vào cuộc khủng hoảng châu Âu sắp xảy ra, ngày hôm nay họ không ở vào vị trí tốt như họ đã được ba năm trước đây, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra lúc đầu. Gánh nặng nợ quốc gia của họ nặng hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn, tỷ lệ lạm phát cao hơn, và tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Hơn thế nữa, khoảng thời gian này Trung Quốc ít có khả năng đáp ứng với cùng một gói kích thích kinh tế quá khổ mà nó đã xử dụng vào năm 2009 trong bối cảnh suy thoái toàn cầu.

Vậy, các nền kinh tế Đông Nam Á nên làm gì trong ngắn hạn? Câu trả lời, đầy đủ thú vị, là không chú ý đến kịch bản cuối cùng mở ra ở châu Âu như đã được đề cập. Đông Nam Á phải xây dựng các giảm sốc trong khi gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, và đặt các cơ chế dự phòng ở chỗ mà có thể rút ra được khi nếu, và khi, cuộc khủng hoảng đổ vỡ.

Các nền kinh tế có thể hấp thụ các cú sốc từ một sự suy giảm đột ngột với các chính sách tài chính ngược chu kỳ , nhưng việc tự quyết làm như vậy phụ thuộc vào gánh nặng nợ quốc gia hiện có và sự thâm hụt tài chính. Indonesia, ví dụ, có khả năng nhất trong số các nền kinh tế Đông Nam Á sắp xếp các chính sách tài chính ngược chu kỳ nhờ vào gánh nặng nợ quốc gia thấp, thâm hụt chính yếu nhỏ, và các nguồn dự trữ ở bên ngoài.

Malaysia, mặt khác, người ta có thể cho là có ít khả năng nhất để điều hành. Thật vậy, trong khi các nền kinh tế Đông Nam Á khác đang quản lý chặt chẻ chi tiêu tài chính của họ trong năm nay, Malaysia đã giới thiệu một ngân sách mở rộng với các biện pháp dân túy trong trạng thái chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Kết quả là, từ góc độ kinh tế vĩ mô, Malaysia có phần dễ bị tổn thương hơn so với các nước láng giềng trước một sự suy giảm đột ngột ở châu Âu.

Nhiều điều cũng có thể được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua một điều chỉnh trong thành phần chi tiêu của chính phủ. Với điều này trong tâm trí, Malaysia và Indonesia cần giảm trợ cấp nhiên liệu của họ và áp dụng các khoản tiết kiệm hướng đến giảm thâm hụt hoặc phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển giáo dục. Trong một đặc điểm tương tự, Thái Lan cần phải ngăn chặn sự thất thoát các quỹ công cộng thông qua chính sách lúa mới và áp dụng các khoản tiết kiệm đối với các chương trình ưu tiên cao hơn để thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế.

Các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng cần được thử nghiệm hiệu quả của cơ chế dự phòng trong trường hợp thất bại của châu Âu. Quan trọng nhất trong số này là Sáng kiến đa phương Chiang Mai, trong đó sẽ kích hoạt các thỏa thuận hoán đổi giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Cơ chế này chưa bao giờ được sử dụng -- thậm chí cũng không có ngay khi Hàn Quốc bị eo hẹp vào cuối năm 2008 -- vì vậy nó vẫn là một câu hỏi mở, liệu nó có sẽ đáp ứng như mong đợi hay không trong sức nóng của một cuộc khủng hoảng.

Các nền kinh tế Đông Nam Á cũng cần phải đặt ra những thõa thuận hoán đổi song phương khác, chẳng hạn như với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Đây là một cơ chế đã chứng minh có hiệu quả trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và đúng, Đông Nam Á nên đặt sang một bên ác cảm của mình đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và xử dụng các đường dây tín dụng phòng ngừa mà qua đó có thể hành động như là một bảo hiểm cuối cùng chống lại tình trạng thiếu thanh khoản, nếu tất cả các thỏa thuận khác thất bại.

Các nền kinh tế Đông Nam Á có thể nhìn thấy cơn bão đang tiếp cận ngay cả khi mức độ nghiêm trọng của nó là khó dự đoán. Không có lý do gì để không hành động. Bây giờ là thời gian để kiểm tra sự chín chắn, chuẩn bị hành động, và sẵn sàng hành động cho dù khó khăn ở phía trước. Ngay cả khi cơn bão không hiện thực, một nền kinh tế có sắp xếp sửa sang cũng sẽ cạnh tranh hơn. Nhưng nếu cơn bão tấn công, nền kinh tế đó sẽ có được vị trí tốt hơn để chịu được các cú sốc mà nó có thể đi theo cách của nó.

Vikram Nehru là Trợ lý cao cấp về Chương trình châu Á tại Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế.

Chú thích :
(*)_ Từ “Grexit” ám chỉ việc Hy Lạp sẽ rời khu vực đồng euro, nó được nhắc đến rất nhiều trong thời gian đây (Greece exit).


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.