Trung Quốc không thể thống trị châu Á, nếu họ muốn


Có rất nhiều lý do châu Á đã từng là nơi đa cực như hầu hết lịch sử đã ghi lại, và Bắc Kinh hiểu rỏ điều đó.


Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith; Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad; Cố vấn Nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi; Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In; Thủ tướng Singapore, Lee Hsien Loong và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha chụp ảnh nhóm trước khi bắt đầu hội nghị ASEAN-Trung Quốc vào ngày 14 tháng 11 năm 2018 tại Singapore. (Ore Huiying / Getty Images)


PARAG KHANNA | NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 2019  Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Hiện nay người ta chấp nhận rộng rãi rằng, Trung Quốc khao khát thay thế Hoa Kỳ như là siêu cường duy nhất của thế giới vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung quốc hiện nay. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và leo thang quân sự, bầu không khí mà nhiều người mô tả là Chiến tranh Lạnh 2.0 đã xảy ra. Nhưng bất cứ điều gì xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kết cục sẽ không phải là một thế giới đơn cực, chẵng ở dưới sự giám hộ của Mỹ hay của Trung Quốc.


Hoa Kỳ không muốn cũng không có khả năng tự mở rộng lại hệ thống toàn cầu, và cũng không phải hầu hết các nước đều muốn trở lại với quyền bá chủ của Mỹ. Điều tương tự cũng áp dụng cho Trung Quốc. Trên thực tế, khác xa với việc thay thế Hoa Kỳ trên toàn cầu, Trung Quốc thậm chí sẽ không có khả năng đơn phương thống trị khu vực châu Á .

Để hiểu lý do tại sao, chúng ta cần nhanh chóng kiểm tra một cặp ý nghĩ sai lầm về "lý thuyết và lịch sử" liên quan đến nhau. Một bài học có tính chọn lọc cao trong hai thế kỷ qua, đó là vài học khiến nhiều nhà phân tích xem địa chính trị là cuộc thi giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất trong hệ thống tại bất kỳ thời điểm nào. Cứ như thể hành tinh này là một cái bàn không có ma sát mà trên đó chỉ riêng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chơi một trò chơi "Rủi ro". Nhưng toàn bộ hệ thống toàn cầu không giống chút nào với khuôn mẫu lịch sử hẹp của châu Âu, mà tại đó sự chuyển đổi quyền lực dựa vào lý thuyết này. Châu Âu bao gồm các xã hội chia sẻ với nhau một khu vực nhỏ, có văn hóa và tôn giáo chung, cùng với mỗi cuộc chinh phục đáng sợ của một lân bang.

Nhưng để hiểu về Châu Á, sẽ có ý nghĩa hơn khi nhìn vào địa lý và lịch sử của Châu Á . Ở phương Tây, "Á Châu" đã được ghi nhanh là Đông Á hoặc là Vương quốc Trung Hoa . Trên thực tế, phong cảnh rộng lớn của châu Á trải dài từ Địa Trung Hải đến Biển Nhật Bản, một chòm sao rườm rà của các nền văn minh độc đáo, tập trung ở các khu vực màu mỡ như sông Tigris và Euphrates, Thung lũng Indus, Đồng bằng sông Hằng, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, và khu vực sông Mê Kông lớn hơn. Không giống như con bài Rủi ro, Châu Á không bằng phẳng mà vô cùng gập ghềnh. Cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya, sa mạc Taklamakan và những địa hình khắc nghiệt khác, là một trong những rào cản tự nhiên to lớn đối với việc phóng chiếu quyền lực trên khắp châu Á.

Với những khu vực địa lý quá xa xôi và văn hóa quá khác biệt, Châu Á vẫn là nơi đa cực như hầu hết lịch sử đã ghi lại, với sự bá chủ của người Mông Cổ trong thế kỷ 13 là ngoại lệ duy nhất (người Mông Cổ là dân du mục chứ không phải người định cư). Thay vì tìm kiếm xâm chiếm đất đai sâu rộng, thái độ của người châu Á nói chung là sống và để sống còn. Trải qua nhiều thế kỷ tương tác trên Con đường tơ lụa, trao đổi thương mại và văn hóa là tiêu chuẩn nhiều hơn so với việc đi chinh phục. Thậm chí người Mông Cổ đã cai trị bằng cách chấp nhận các tôn giáo và ngôn ngữ địa phương. Do đó, một sự đánh giá đúng đắn về địa lý và lịch sử châu Á nhắc nhở chúng ta rằng, châu Á không phải là một tập hợp các quân cờ mà sẽ sụp đổ trước một Trung Quốc bành trướng. Trung Quốc có thể theo chủ nghĩa dân tộc như mọi khi, nhưng người Trung Quốc không phải là người Mông Cổ hiện đại.

Hiểu được mô hình của các thế kỷ trước giúp chúng ta dự báo được sự phát triển Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, mà Chủ tịch Tập Cận Bình tự xưng là "dự án của thế kỷ", tại cuộc tụ họp đầu tiên vào năm 2017. Mặc dù Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một liên minh không chính thức, với mục đích hợp lý là điều phối hàng nghìn tỷ đô la đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất cần thiết trên hơn 60 quốc gia; một câu chuyện đã được đưa ra ở Washington rằng, Vành đai và Con đường là một âm mưu bất chính nhằm vào quyền bá chủ, thông qua các bẫy nợ dẫn đến các hải cảng có đặc quyền giao lưu quân sự và kiểm soát các nền kinh tế ở nước ngoài. Thực tế thì đang loay hoay giữa hai phiên bản của câu chuyện này. Quan trọng là, phù hợp với lịch sử châu Á, một mình Trung Quốc không xác định được kết quả như nhiều cường quốc châu Á khác trước đây, điều mà đã bị lãng quên trong các cuộc hội thoại địa chính trị.

Đối với những người không thông thạo đó, trong ba thập kỷ gần đây ở Trung Quốc, việc đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững ở các nước kế cận Trung quốc có liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô, động cơ chiến lược lớn của Trung Quốc cho Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là vừa thủ vừa công. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới cũng như là nhà xuất khẩu hàng hóa thành phẩm lớn nhất thế giới, nó tăng cường cường điệu cái gọi là bẫy Malacca mà giao dịch vật lý của nó phụ thuộc vào điểm hẹp của eo biển Malacca ngang qua Singapore và Indonesia, mà nó không có quyền kiểm soát. Các cuộc diễn tập mạnh mẽ của nó ở Biển Đông là một nỗ lực nhằm bảo vệ ít nhất các vùng biển ở phía đông của eo biển, vì nó không thể kiểm soát Ấn Độ Dương - nơi mà các dự án Vành đai và Con đường ở Myanmar, Bangladesh và Pakistan có thể tiếp cận trên đất liền. Và khi thương mại của Trung Quốc mở rộng nhanh chóng với Liên minh châu Âu (giao dịch với Trung Quốc 500 tỷ đô la mỗi năm nhiều hơn so với Hoa Kỳ) và thế giới Ả Rập, chỉ hợp lý khi nói rằng nó sẽ tìm kiếm các hành lang trên đất liền hướng đến châu Âu và khu vực vùng Vịnh ở Tây Á.

Tuy nhiên, các nhà bình luận miêu tả Trung Quốc có tầm nhìn hàng ngàn năm, và cho rằng con đường vững chắc đến thành tựu của nó đã phóng đại sự khôn ngoan của Trung Quốc, và đánh giá thấp các nước láng giềng, những nước có hàng ngàn năm gắn bó lịch sử với Trung Quốc. Trung Quốc ngày nay dường như là một thế lực không thể ngăn cản được - nhưng Châu Á có đầy những vật thể bất động dưới dạng các quốc gia văn minh như Nga, Iran và Ấn Độ, những nước có lịch sử cổ xưa cho phép họ đứng lên chống Trung Quốc bất cứ khi nào họ thích hợp để làm điều đó. Trung Quốc không dám xâm phạm đất đai của Nga ngay cả khi hai nước ngày càng phối hợp các cuộc tập trận quân sự, và Iran đã tỏ ra ít hối tiếc trong việc hủy bỏ hợp đồng dầu mỏ với Trung Quốc, mặc dù phụ thuộc vào Trung Quốc để chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cuộc tấn công ở cao nguyên Doklam năm 2017 giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng mang tính hướng dẫn tương tự, vì Trung Quốc đã lẫn tránh trước, rút ​​quân đội và đình chỉ một số hoạt động xây dựng con đường bộ gây tranh cãi ở địa hình tranh chấp trên dãy núi Himalaya. Trung Quốc được biết là chơi trò chơi dài hơi -  vì vậy hiện nay, những nước khác cũng chơi trò đó.

Trung Quốc chịu thêm gánh nặng khi cùng một lúc tung hứng bày binh bố trận 360 độ, vòng quanh các hàng xóm một cách bí ẩn khó hiểu. Trung Quốc có chung biên giới với 14 quốc gia, một lời nhắc nhở rằng trong suốt lịch sử, nó thường bị xâm chiếm nhiều hơn là kẻ có khả năng đi xâm lược. Trung Quốc đã không tránh khỏi thất bại dưới tay người Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản cùng châu Âu, bị Nga và Việt Nam triệt buộc vào thế bí. Ngày nay, tất cả đều nhận thức sâu sắc rằng, ngay cả khi quân đội công nghệ cao - nhưng chưa được kiểm chứng và thiếu kinh nghiệm của họ - sẽ nhanh chóng đánh bại một lân bang, thì cái giá phải trả cho sự phản đòn ngoại giao từ các nước láng giềng khác sẽ rất nghiêm trọng.

Đây là một lời nhắc nhở rằng ngay cả với tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc vào hiện đại hóa quân sự, có rất ít lý do để tin rằng họ sẽ có được bất kỳ đòn bẩy chính trị nào ngoài các nước ngoại vi bị ảnh hưởng trực tiếp của nó, so với các lực lượng hùng mạnh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương, các vị trí quan trọng, các điểm tiếp cận và thăm dò của hải quân Trung Quốc, đã đánh thức các biện pháp đối phó đa chiều dưới hình thức liên minh mới như Quad (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) và sự hổ trợ liên minh của các sức mạnh nhỏ hơn như Việt Nam và Indonesia. Do đó, các cường quốc duyên hải đang tập trung ở khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương để làm rõ rằng, không một ai được thống trị. Ngay cả khi Trung Quốc xây dựng quân đội hiện đại tương đương với Hạm đội Treasure (1) huyền thoại hồi thế kỷ 15 , nó sẽ không bao giờ thống trị được hàng hải của châu Á. Người ta nói nhiều về việc khôi phục hệ thống triều cống thời Minh-Thanh, rất không phải là kịch bản có thể của Châu Á.

Không đếm xỉa đến các phép loại suy hời hợt về tính thực dân thường được sử dụng để mô tả hành vi của Trung Quốc, tính năng của thế giới ngày nay là ngăn chặn và chủ quyền, dân chủ và minh bạch, các công cụ và các lực lượng hạn chế nghiêm trọng khả năng của Trung Quốc, trong việc sai khiến nước khác. Hãy xem xét lại Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã thực hiện các giao dịch ngoại giao và thương mại quan trọng từ Sri Lanka và Maldives đến Pakistan và Kenya. Tại Sri Lanka, một tình huống gần như vỡ nợ đã khiến Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Cảng Hambantota - mà chính Trung Quốc xây dựng - theo hợp đồng thuê 99 năm. Vấn đề đã trở nên quá quan trọng đối với chính trị của đất nước đến nỗi không một nhà lãnh đạo nào, thậm chí cả cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa được Trung Quốc chống lưng - bây giờ là lãnh đạo phe đối lập sau một nỗ lực thất bại trong việc truất phế  chính phủ bất hợp pháp vào tháng 12 - có thể hình dung sẽ cúi đầu hơn nữa đối với Trung Quốc, nếu cuối cùng Mahinda Rajapaksa trở lại nắm quyền.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Maldives và Pakistan, nơi đã tích cực thu nhỏ lại một nửa giá trị các dự án liên quan đến Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Chính phủ mới của Imran Khan đã thực hiện một chiến dịch học hỏi từ sự phát triển của Trung Quốc, không thế chấp tương lai của nó cho Trung Quốc. Tại Kenya, Tổng thống Uhuru Kenyatta cũng đã ca ngợi mô hình Trung Quốc, nhưng tháng 12 vừa qua, ông đã phải tích cực chống lại một tin đồn rằng chính phủ của ông đã nhận quá nhiều nợ từ Trung Quốc, đến mức phải từ bỏ quyền sở hữu cảng Mombasa. Dư luận xã hội, sự giám sát của truyền thông và chính trị dân chủ không phải là đặc điểm của thế giới thuộc địa châu Âu (tức châu Á, THS ) . Ngày nay, chúng lại là một bức tường hiệu quả chống lại ảnh hưởng quá mức của nước ngoài , hoặc công khai hoặc bí mật.

Địa chính trị thì khó tiên đoán. Vụ bê bối Hambantota ở Sri Lanka đã được mô tả bởi trường phái "sự đe dọa của Trung Quốc", là vụ việc đầu tiên trong nhiều món "nợ trở thành thành vốn đầu tư" buộc phải trả. Thay vào đó, đấy là một lời cảnh tỉnh ngay lập tức cho ngay cả những quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất trong việc đối phó với Trung Quốc, sử dụng các công cụ pháp lý và thương mại để quản lý tốt hơn việc tiếp xúc với Trung Quốc, để tránh trở thành một Sri Lanka tiếp theo. Nhiều khi Trung Quốc đã thực hiện thận trọng trong việc dùng quân đội vượt qua biên giới trên đất liền, do đó, họ cũng chấp nhận nhiều khoản ghi nợ đơn phương và chấm dứt các hợp đồng ở Nepal, Myanmar và Malaysia. Mặc dù tất cả đều tương đối yếu, Trung Quốc vẫn đang lo ngại những phản ứng dữ dội sẽ xảy ra, nếu nó không thể hiện sự hào phóng đối với họ. Không giống như trong thời kỳ thực dân, ngay cả các quốc gia đối tác  nghèo thực sự, cũng có thể nói không với Trung quốc.

Nhờ vào tính chủ quyền quốc gia hiện đại, Trung Quốc đang bị buộc phải nghiên cứu Vành đai và Con đường trong ba năm, về những gì mà các đế chế châu Âu phải mất 300 năm để tiếp cận. Những gì mà hành vi của Trung Quốc có điểm tương đồng với Công ty Anh - Đông Ấn, và lịch sử đế quốc nói chung, là bằng cách đầu tư và nâng cao các thuộc địa của họ, các đế chế đó thậm chí trao quyền cho chính các lực lượng chống lại họ. Người Anh thống nhất Ấn Độ, xây dựng đường sắt, thiết đặt ngôn ngữ tiếng Anh và một bộ máy hành chính rộng lớn cho Ấn Độ - tất cả đều tỏ ra rất hữu ích trong việc chấm dứt sự cai trị của Anh. Chu kỳ này cho thấy, bá quyền không phải là vĩnh cửu, là mô hình đáng tin cậy của lịch sử.

Hơn nữa, thế giới ngày nay không phải là đơn cực, cũng không phải là lưỡng cực, mà là một thị trường địa chính trị của các cường quốc cạnh tranh để cung cấp dịch vụ cho các đồng minh và các đối tác tiềm năng. Do đó, Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất - đặc biệt là sau giai đoạn đầu tiên của đầu tư Vành đai và Con đường. Một số tin tưởng  là do Trung Quốc đã xúc tác để có sự thừa nhận trên toàn thế giới, về tầm quan trọng của tài chính cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong một thế giới hậu khủng hoảng tài chính, trong đó một số nhà lãnh đạo phương Tây đã sai với chủ trương khắc khổ thay vì kích thích. Hơn nữa, không có vấn đề rằng, thương mại và đầu tư lớn hơn từ Trung Quốc hiện đang cung cấp cho Pakistan, Ethiopia, Uzbekistan, Myanmar và các nền kinh tế cùng một giuộc trước đây, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. (thậm chí các công ty Trung Quốc đầu tư gần gấp đôi vào đối thủ Ấn Độ so với đối tác thân hữu Pakistan.)

Sự tăng trưởng này ngày càng giúp các quốc gia nhỏ hơn đạt được xếp hạng tin tưởng có chủ quyền và tính minh bạch trong các nhà đầu tư, họ ngày càng có thể phát hành trái phiếu được mua bởi một loạt các chủ nợ công và tư nhân quốc tế, và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà không phải là Trung Quốc, cuối cùng làm loãng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Ngày nay, hầu hết các nước châu Á đang sử dụng Trung Quốc một cách khôn ngoan để theo kịp tính thời sự, và nếu họ chơi đúng quân bài của họ, họ cũng có thể trao các hợp đồng kế tiếp cho Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Đức. Hãy nhớ rằng mức độ phổ biến của Trung Quốc thường thấp nhất khi đầu tư nhiều nhất. Chính xác là ở Mông Cổ, Kazakhstan và Myanmar, nơi mà người ta nghe từ viết tắt ABC  ( Anyone But China) : bất cứ ai trừ Trung Quốc. Sự hào phóng của Trung Quốc đã khiến nó trở thành mối quan tâm đang diễn ra trên khắp châu Á, nhưng nó cũng đang học được rằng châu Á thì không thể mua được.

Trung Quốc đã có lợi thế "động lực đầu tiên" ở nhiều quốc gia thành viên Vành đai và Con đường, do họ đã bị rơi ra khỏi bản đồ thế giới trong thời hậu Chiến tranh Lạnh, nhưng còn quá sớm để dự đoán kết quả về sự mời chào của Bắc Kinh ở bất kỳ nước nào. Các nhà ngoại giao và doanh nhân Trung Quốc thường học ngôn ngữ nhưng không biết về nhân chủng học; quan sát các điều kiện quốc gia nhưng coi thường văn hóa địa phương. Ở một số nước, Trung quốc mua đồng minh; ở những nước khác, các khoản nợ được đàm phán lại; ở nơi khác nửa, thì có phản ứng dữ dội. Cả ba đều có thể xảy ra cùng một lúc và Trung Quốc không biết hoặc không kiểm soát được hậu quả ở bất kỳ quốc gia nào. Nếu Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và các cường quốc khác không muốn thấy thế giới đang phát triển rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, họ chỉ cần đặt tiền của họ vào miệng những xứ đó.

Thật vậy, Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho một cuộc chạy đua vũ trang cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á, qua đó nhiều quốc gia và tổ chức bao gồm Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính và Phát triển Quốc tế mới của Mỹ, đang cạnh tranh chiến lược để mở rộng danh mục cho vay và đầu tư của họ vào các quốc gia châu Á đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, không giống như trong một cuộc chạy đua vũ trang truyền thống, trong chạy đua vũ trang cơ sở hạ tầng, các nỗ lực chạy đua là bổ sung chứ không phải là xung đột. Thay vì cạnh tranh với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á mới của Trung quốc, các cơ quan đa phương hiện nay đang hợp tác đầu tư với nó, dẫn đến giảm lãi suất cho vay cũng như đầu tư vào các dự án đa dạng hơn và chất lượng cao hơn.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ngày càng trở thành một cuộc tập trận đa phương, nó ngày càng kết nối không chỉ các nước châu Á với Trung Quốc mà còn là tất cả các nước châu Á với nhau. Từ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đến Iran và Irak, đến Myanmar và Thái Lan, trong sự hồi sinh của Con đường tơ lụa đa chiều, không có cường quốc nào vượt trội tượng trưng cho sự trở lại của quá khứ châu Á; một đặc trưng của sự tôn kính, không phải là thống trị. Châu Á có gần 5 tỷ người, khoảng 3,5 tỷ người trong số họ không phải là người Trung Quốc. Người châu Á khao khát được sống trong một trật tự thế giới châu Á, chứ không phải là trật tự của Trung Quốc. Do đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường sẽ không diễn ra như một chiếc xe lu của Trung Quốc làm phẳng đường đi xuyên khắp Á-Âu. Thay vào đó, nó sẽ giống như một cuộc chiến giằng co kéo dài đối với các dự án cơ sở hạ tầng sinh lợi và các tuyến thương mại. Cuộc chiến giằng co kéo dài là một cuộc kiểm tra đầy gian nan, với nhiều sự cố và những con điếm, loay hoay tới tới lui lui. Giống như lịch sử châu Á, nó là một trò chơi quyền lực đầy những thay đổi và rất cần sự kiên nhẫn. Lý do chính khiến trò chơi quyền lực tiếp tục cho đến ngày nay là, châu Á cuối cùng là một khu vực quá lớn để cho bất kỳ quyền lực nào có thể kiểm soát được nó.

Chú thích :
(1) Hạm đội Treasure : hạm đội đi tìm kho báu của Trung quốc do Trịnh Hòa chỉ huy dưới triều Minh. (THSa)

Parag Khanna là một cố vấn chiến lược toàn cầu. Bài tiểu luận này được chuyển thể từ cuốn sách sắp tới của Parag Khanna, "Tương lai ở Châu Á: Thương mại, Xung đột và Văn hóa trong Thế kỷ 21."

-------------------------------|||------------------------------



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.