Biden nên chấm dứt thái độ đạo đức giả của Mỹ đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel.

Trong nhiều thập kỷ, các tổng thống Hoa Kỳ đã cam kết không nói về kho vũ khí hạt nhân của Israel mặc dù thúc đẩy việc không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt trong khu vực. Đã đến lúc Washington kết thúc tiêu chuẩn kép này.

Thủ tướng Israel Golda Meir (Trái) được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và vợ, phu nhân Pat chào đón khi bà đến Phòng Xanh của Nhà Trắng vào ngày 24 tháng 10 năm 1970. ARNOLD SACHS/AFP QUA GETTY IMAGES

VICTOR GILINSKY, HENRY SOKOLSKI | NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 2021. Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Cho đến ngày 17 tháng 2, sau lễ nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã trì hoãn thực hiện cuộc gọi cho thủ tướng Israel vốn mang tính nghi lễ thông thường. Những người trong cuộc ở Washington kết luận với tư thế chào hỏi lạnh nhạt này thì rõ ràng có nghĩa là Biden vẫn chưa ký "bức thư", mà Israel thường xuyên yêu cầu các tổng thống Hoa Kỳ bảo đảm Mỹ không đề cập đến vũ khí hạt nhân của Israel, khi thảo luận về sự phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, hoặc gây áp lực với chính phủ Israel để cắt giảm kho vũ khí nguyên tử đáng gờm của họ.

Theo mô tả của Adam Entous trong một bài báo năm 2018 của New Yorker, mọi tổng thống Hoa Kỳ kể từ Bill Clinton, với sự khăng khăng của Israel, đã ký một lá thư bí mật khi nhậm chức, qua đó cam kết một cách hiệu quả rằng Hoa Kỳ sẽ không "gây sức ép, buộc nhà nước Do Thái từ bỏ vũ khí hạt nhân miễn là họ tiếp tục bị đối mặt với các mối đe dọa hiện thực trong khu vực." Bất kể chính sách nào mà Hoa Kỳ áp dụng đối với vũ khí hạt nhân của Israel, đã đến lúc nó dừng cái nghi thức làm mất phẩm giá này.

Hậu quả đối với chính sách của Hoa Kỳ là Mỹ không gây sức ép buộc Israel từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ - khi làm như vậy phải chăng sẽ là cách ứng xử duy nhất phù hợp với chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Washington tích cực hỗ trợ Israel, cả về mặt ngoại giao bằng cách hủy bỏ các cuộc thảo luận về vũ khí hạt nhân của Israel trên các diễn đàn quốc tế, và nhìn theo hướng thiết yếu khác về các vi phạm pháp luật liên quan đến Israel trên lãnh vực hạt nhân, bao gồm một số bên trong Hoa Kỳ.

Điều này bao gồm sự giả vờ vào năm 1979 rằng, những gì gần như chắc chắn là một vụ thử hạt nhân của Israel ở Nam Ấn Độ Dương, được quan sát bởi một vệ tinh của Hoa Kỳ, đã không xảy ra. Nhà Trắng của cựu Tổng thống Jimmy Carter và những người kế nhiệm ông đã phân loại các tài liệu và vạch trần những gì đã biết, nhưng bằng chứng nổi bật là cực kỳ hấp dẫn, như chúng tôi và những người khác đã nêu chi tiết trên Foreign Policy (trang mạng Chính sách đối ngoại, đăng bài viết này…THS).

Có lẽ kết quả tồi tệ nhất từ việc đáp ứng các yêu cầu của Israel đối với những bức thư như vậy, là chính phủ Hoa Kỳ đã tự nguyện làm mù mắt chính mình bằng cách giả vờ không biết gì về vũ khí hạt nhân của Israel - và do đó làm hỏng những nỗ lực của Mỹ trong việc hoạch định những chính sách mạch lạc và mang tính xây dựng.

Bằng cách duy trì sự tảng lờ hư cấu này trong chính phủ, khi mà tất cả mọi người trên Trái đất có chút quan tâm đến chủ đề này đều biết sự thật, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một quy định - được mô tả trong Bản tin phân loại WPN-136 của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ về năng lực hạt nhân nước ngoài - qua đó đe dọa nhân viên chính phủ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu họ thừa nhận Israel có vũ khí hạt nhân. Đương nhiên, quy định này ngăn cản việc phát hành công khai. Chính phủ ẩn đằng sau cách giải thích kéo dài việc miễn trừ Đạo luật Tự do Thông tin đối với các tài liệu mà "sẽ tiết lộ các kỹ thuật và thủ tục đối với các cuộc điều tra hoặc truy tố thực thi pháp luật", qua đó việc giấu tài liệu thì không bị phạm luật.

Tại cuộc họp báo trên truyền hình đầu tiên của cựu Tổng thống Barack Obama, nhà báo quá cố Helen Thomas đã hỏi ông ấy, liệu ông có biết gì về bất kỳ quốc gia nào đó vũ trang hạt nhân ở Trung Đông hay không. Obama đã có câu trả lời đúng: "Đối với vũ khí hạt nhân, bạn biết đấy, tôi không muốn suy đoán", như thể một người thông minh không thể chắc chắn. Những tuyên bố của tổng thống kiểu như vậy cung cấp hướng dẫn cho phần còn lại của chính phủ. Tại một cuộc họp mà chúng tôi đã tham dự trong chính quyền Obama, một quan chức cao cấp của bộ ngoại giao - một người đàn ông thông minh - đã che đậy sự bối rối của ông ta khi đi theo đường lối của đảng, bằng lối nói một cách ngượng ngùng, "với tính cách cá nhân, theo kiến thức của chính tôi, tôi không thể chắc chắn."

Bốn mươi năm trước, một vệ tinh của Hoa Kỳ đã phát hiện ra các dấu hiệu của một vụ nổ hạt nhân. Ngày nay một phân tích về bằng chứng chỉ ra đó là một vụ thử hạt nhân bí mật, một sự che đậy của chính quyền Carter, và chỉ có một quốc gia sẵn sàng và có thể thực hiện được vụ thử : Israel.

Có một huyền thoại rằng trò giả vờ ngớ ngẩn này là cần thiết, vì một sự thỏa thuận không chính thức, bí mật vào năm 1969 giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và cựu Thủ tướng Israel, Golda Meir. Được cho là, bà thủ tướng hứa sẽ không thử nghiệm vũ khí hạt nhân và ông tổng thống hứa sẽ không gây sức ép với Israel để ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Điều lo lắng cho kết luận này, được trình bày một cách tự tin bởi các nhà sử học và các quan chức, là Nixon và Meir đã nói chuyện một mình với nhau mà không có trợ lý nào có mặt, ngay cả Ngoại trưởng Henry Kissinger luôn đồng hành với Nixon, và không có ghi chép bằng văn bản để có thể tiết lộ những gì họ đã nói. Tuy nhiên, các chính phủ Israel đã liên tiếp tháu cáy các quan chức Hoa Kỳ chấp nhận nghĩa vụ, được cho là tiếp tục bảo vệ vũ khí hạt nhân của họ không bị tiết lộ hoặc bị chỉ trích công khai.

Báo chí thỉnh thoảng đề cập đến vũ khí hạt nhân của Israel, nhưng các nhà báo ngần ngại hỏi một quan chức chính phủ về chủ đề này, biết rằng nó không hữu ích cho sự nghiệp của một nhà báo khi mạo hiểm bước vào lãnh địa đó.

Nhưng phần thưởng cao hơn nhiều vào thời điểm mà phổ biến hạt nhân trong khu vực là mối quan tâm toàn cầu và là rủi ro ngày càng tăng. Một chính phủ không thể thừa nhận rằng Israel có vũ khí hạt nhân thì không thể thảo luận một cách đáng tin cậy về vấn đề phổ biến hạt nhân ở những nơi khác tại Trung Đông. Điều này dẫn đến nhiều sự dại dột hơn. Hội nghị Đánh giá NPT năm 2010 đã bỏ phiếu nhất trí thành lập một hội nghị Trung Đông thảo luận về các vấn đề cấm vũ khí hạt nhân.

Một ngày sau khi đại biểu hội nghị của chính Obama bỏ phiếu ủng hộ cuộc thảo luận, Obama đã bác bỏ ý tưởng: "Quan điểm của chúng tôi là một hòa bình toàn diện và bền vững trong khu vực, và sự tuân thủ đầy đủ của tất cả các quốc gia trong khu vực với các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt của họ, là tiền thân thiết yếu cho việc thành lập [lệnh cấm]. … Chúng tôi mạnh mẽ phản đối các nỗ lực chỉ trích Israel và sẽ phản đối các hành động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Israel." Mặc dù chính sách theo hướng bí mật này là những gì mà người Israel nhấn mạnh để họ có thể duy trì sự mơ hồ của họ, nhưng hoàn toàn không rõ ràng rằng đó là lợi thế cuối cùng của Israel, như học giả Avner Cohen đã lập luận. Nó chắc chắn không phải là lợi thế của Hoa Kỳ.

Người ta có thể tưởng tượng ảnh hưởng của tuyên bố này đối với uy tín ở các tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ liên quan đến sự cần thiết phải hạn chế sự lây lan của vũ khí hạt nhân. Uy tín của Hoa Kỳ rất quan trọng, vì gần đây thái tử Ả Rập Xê Út và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nghi ngờ về cam kết NPT không được thủ đắc vũ khí hạt nhân của họ, và tương lai hạt nhân của Iran tiếp tục bị nghi ngờ. Ý tưởng tiến hành hội nghị về một Trung Đông không có hạt nhân cũng sẽ không biến mất — Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập cho biết Ai Cập sẽ đưa vấn đề này lên một lần nữa trong Hội nghị Đánh giá NPT được dự kiến vào tháng 8 năm 2021. Việc ký vào bức thư sẽ buộc phải lặp lại màn trình diễn của Obama.

Về mặt này, hành vi của các quan chức Hoa Kỳ dường như là để theo dõi chính sách mơ hồ nổi tiếng của Israel liên quan đến vũ khí hạt nhân. Nhưng có một sự khác biệt : các tổng thống Hoa Kỳ ký vào bức thư, và chính phủ lặng thinh. Nhưng trớ trêu thay, người Israel tìm cách, mà không đề cập đến từ ngữ hạt nhân, để khoe khoang về vũ khí hạt nhân của họ.

Họ có bộ ba : tên lửa đất đối đất có đầu hạt nhân (thiết kế của Pháp), máy bay có năng lực hạt nhân (thiết kế của Hoa Kỳ) và tàu ngầm tiên tiến của Đức được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tầm xa của Israel. Khi việc bổ sung cuối cùng cho hạm đội tàu ngầm của họ đến từ Đức vào năm 2016, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nói về sức tàn phá mà chiếc tàu ngầm này có thể bắt kẻ thù của Israel trả giá, nếu họ cố gắng gây hại cho Israel. Bạn không thể gây ra nỗi sợ hãi nếu bạn không cho đối thủ một ý tưởng về việc bạn có những khả năng như thế nào.

Hoa Kỳ đã tự đặt mình vào một vị thế buồn cười. Nếu Israel muốn duy trì sự mơ hồ về kho vũ khí hạt nhân của họ, cho dù vì lý do an ninh quốc gia hay vì những kẻ quan liêu trong nước họ để tránh sự giám sát - đó là công việc của họ. Nhưng việc Hoa Kỳ chấp nhận hoặc từ chối bị khóa miệng về những gì mà bây giờ Mỹ có thể nói, là công việc của Biden.

Có thể đã có lúc mà việc tiết lộ khả năng hạt nhân của Israel có thể tạo ra một phản ứng bất lợi nghiêm trọng từ Liên Xô, có lẽ qua đó, Liên xô có thể hỗ trợ các chương trình vũ khí hạt nhân ở các quốc gia Ả Rập, nhưng thời gian đó đã trôi qua từ lâu. Hoa Kỳ hiện đang trong quá trình cố gắng ngăn Iran phát triển việc thủ đắc vũ khí hạt nhân. Washington không thể thảo luận một cách đáng tin cậy hoặc có hiệu quả về chủ đề này mà không thừa nhận rằng Israel cũng có vũ khí hạt nhân.

Bức thư mà Israel hy vọng tất cả các tổng thống Hoa Kỳ ký, được cho là nói về sự bảo vệ của Hoa Kỳ miễn là Israel bị đối mặt với "các mối đe dọa hiện hữu" - điều này đặt ra câu hỏi liệu Israel có còn phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào như vậy hay không, đặc biệt là sau Hiệp định Abraham 2020 mang tính bước ngoặt và các thỏa thuận khác với các quốc gia chủ chốt trong khối Ả Rập. Ngoại trưởng Antony Blinken, trong phiên điều trần tại Thượng viện, đã nói về an ninh Israel là "bất khả xâm phạm" như thể đó là một David bị bao quanh bởi các Goliaths. (*)

Đã đến lúc cập nhật suy nghĩ của Washington. Israel là một quốc gia hùng mạnh, vũ trang hạt nhân - mạnh hơn tất cả các nước láng giềng cộng lại. Uy tín và vị thế của Hoa Kỳ khi họ tìm cách ngăn chặn sự phổ biến hạt nhân thêm nửa ở khu vực thì quan trọng hơn, so với việc nuông chiều Israel bằng một sự giả vờ ngớ ngẩn làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ.


_ Chú thích :

(*) : một câu chuyện được ghi chép trong kinh thánh, David là chàng trai không phải chiến binh, đã đánh bại Goliath là một chiến binh chuyên nghiệp.

_ Victor Gilinsky, một nhà vật lý, là ủy viên của Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Hoa Kỳ trong chính quyền Ford, Carter và Reagan.

_ Henry Sokolski là giám đốc điều hành của Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và là tác giả của "Đánh giá thấp: Tương lai hạt nhân không quá hòa bình của chúng ta". Ông từng là phó giám đốc chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân trong văn phòng bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ từ năm 1989 đến năm 1993.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.