Tổng thống Biden nói về Cương vị của nước Mỹ trên thế giới

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói chuyện với các nhân viên trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến Bộ Ngoại giao ở Washington vào ngày 4 tháng 2. SAUL LOEB / AFP QUA GETTY IMAGES

NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 2021 •
Trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tòa nhà Harry S. Truman
Washington DC…Theo Website Toà Bạch Ốc.

Trần H Sa lược dịch.

Lúc 2:45 chiều , giờ miền Đông Hoa kỳ.

Tổng thống : Ngài Bộ trưởng, thật vui khi được ở đây với ông. Và tôi đã mong chờ rất lâu để có thể gọi ông là “Ngài Bộ trưởng."

Chào mọi người. Thật vinh dự khi được trở lại Bộ Ngoại giao dưới sự chứng giám của nhà lãnh đạo ngoại giao Hoa kỳ đầu tiên, Benjamin Franklin.

Và, nhân tiện, tôi muốn tất cả các bạn biết, trên báo chí, tôi đã là Giáo sư thuộc Benjamin Franklin về khoa Chính trị Tổng thống tại Penn. Và tôi nghĩ họ làm vậy vì tôi cũng già như ông ấy, nhưng tôi đoán là không.

Dù sao, hãy để mọi chuyện đùa sang một bên, thật tuyệt khi được ở đây và sát cánh cùng nhà ngoại giao cao cấp và gần đây nhất của chúng ta, Bộ trưởng Tony Blinken. Thưa bộ trưởng, cảm ơn ông đã chào đón chúng tôi ngày hôm nay. Chúng ta đã làm việc cùng nhau trong hơn 20 năm. Kỹ năng ngoại giao của ông đã được bạn bè và đối thủ của chúng ta trên khắp thế giới cùng tôn trọng như nhau.

Và họ biết khi ông nói, là ông nói thay tôi. Và như vậy - vì vậy thông điệp mà tôi muốn thế giới nghe thấy hôm nay là : Nước Mỹ đã trở lại. Nước Mỹ đã trở lại. Ngoại giao trở lại trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng ta.

Như tôi đã nói trong bài phát biểu nhậm chức của mình, chúng tôi sẽ sửa chữa các liên minh của chúng ta và tham gia trở lại với thế giới, không phải để đáp ứng những thách thức của ngày hôm qua, mà là của hôm nay và của ngày mai. Giới lãnh đạo Mỹ phải đáp ứng với chủ nghĩa độc tài đang tiến lên ở thời điểm mới này, bao gồm cả tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc để đối đầu với Hoa Kỳ, và quyết tâm của Nga nhằm làm tổn hại và phá vỡ nền dân chủ của chúng ta.

Chúng ta phải đáp ứng thời điểm mới vốn đang đẩy nhanh các thách thức toàn cầu - từ đại dịch đến khủng hoảng khí hậu, đến phổ biến vũ khí hạt nhân - những thứ đang thách thức ý chí mà chỉ duy nhất giải quyết được bằng sự cùng hợp tác của các quốc gia và cùng hành động chung. Chúng ta không thể làm điều đó một mình.

Đó phải là điều này - chúng ta phải bắt đầu bằng chính sách ngoại giao bắt nguồn từ các giá trị dân chủ được trân trọng nhất của Hoa Kỳ : bảo vệ tự do, nâng cao cơ hội, duy trì các quyền phổ quát, tôn trọng pháp quyền, và đối xử với mọi người một cách công bằng.

Đó là sợi dây nối 'an toàn' trong chính sách toàn cầu của chúng ta - sức mạnh toàn cầu của chúng ta. Đó là nguồn sức mạnh vô tận của chúng ta. Đó là lợi thế thường xuyên của nước Mỹ.

Mặc dù nhiều thứ trong số những giá trị này đã bị áp lực mạnh mẽ trong những năm gần đây, thậm chí bị đẩy đến bờ vực trong vài tuần qua, người dân Mỹ sẽ nổi lên từ thời điểm này một cách mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn và được trang bị tốt hơn, để đoàn kết thế giới trong cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ nền dân chủ, bởi vì chúng ta đã đấu tranh cho chính chúng ta.

Trong vài ngày qua, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để tập hợp cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện.

Tôi cũng đã liên lạc với Nhà lãnh đạo McConnell để thảo luận về những quan ngại chung của chúng tôi đối với tình hình ở Miến Điện và chúng tôi thống nhất trong quyết tâm của mình.

Không thể nghi ngờ gì: Trong một nền dân chủ, lực lượng quân đội không bao giờ được tìm cách vượt qua ý chí của người dân hoặc cố gắng xóa bỏ kết quả của một cuộc bầu cử đáng tin cậy.

Quân đội Miến Điện nên từ bỏ quyền lực mà họ vừa nắm giữ, trả tự do cho những người ủng hộ dân chủ, các nhà hoạt động và các quan chức mà họ đã giam giữ, dỡ bỏ các hạn chế về viễn thông và kiềm chế bạo lực.

Như tôi đã nói vào đầu tuần này, chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình để hỗ trợ khôi phục nền dân chủ và pháp quyền, đồng thời áp đặt hậu quả lên những người có trách nhiệm.

Trong hai tuần qua, tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo của nhiều nước bạn thân thiết nhất của chúng ta - Canada, Mexico, Anh, Đức, Pháp, NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia - để [bắt đầu] cải cách thói quen hợp tác và xây dựng lại cơ bắp của các liên minh dân chủ mà đã bị suy yếu trong vài năm qua do bị lãng quên và, tôi sẽ tranh luận, là sự lạm dụng.

Các liên minh của Mỹ là tài sản lớn nhất của chúng ta, và đi đầu bằng ngoại giao có nghĩa là một lần nữa vai kề vai sát cánh với các đồng minh và đối tác quan trọng của chúng ta.

Dẫn đầu bằng ngoại giao, cũng có nghĩa là chúng ta phải tham gia với các đối thủ và đối thủ cạnh tranh của chúng ta về mặt ngoại giao, điều đó có lợi cho chúng ta, và tăng cường an ninh cho người dân Hoa Kỳ.

Đó là lý do tại sao, ngày hôm qua, Hoa Kỳ và Nga đã đồng ý gia hạn Hiệp ước START Mới trong 5 năm, để duy trì hiệp ước duy nhất còn lại giữa hai nước nhằm bảo vệ ổn định hạt nhân.

Đồng thời, tôi cũng nói rõ với Tổng thống Putin, theo một cách rất khác với người tiền nhiệm của tôi, rằng những ngày Hoa Kỳ phải trăn trở đối mặt trước những hành động gây hấn của Nga - can thiệp vào các cuộc bầu cử của chúng ta, tấn công mạng, đầu độc công dân của họ - đã kết thúc. Chúng tôi sẽ không ngần ngại tăng cái giá phải trả cho Nga và bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta và người dân của chúng ta. Và chúng tôi sẽ hiệu quả hơn trong giao dịch với Nga khi chúng tôi làm việc trong liên minh và phối hợp với các đối tác cùng chí hướng.

Việc bắt giam Alexei Navalny có động cơ chính trị và những nỗ lực của Nga nhằm đàn áp quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa là những vấn đề được chúng tôi và cộng đồng quốc tế quan tâm sâu sắc.

Ông Navalny, giống như tất cả công dân Nga, được hưởng các quyền của mình theo hiến pháp Nga. Ông ta đã bị nhắm mục tiêu - bị nhắm mục tiêu vì vạch trần tham nhũng. Ông ta nên được phóng thích ngay lập tức và không có điều kiện.

Và chúng tôi cũng sẽ trực tiếp đối mặt với những thách thức gây ra bởi đối thủ nặng ký nhất là Trung Quốc, vốn đang đe dọa sự thịnh vượng, an ninh và các giá trị dân chủ của chúng ta .

Chúng tôi sẽ đối đầu với sự lạm dụng kinh tế của Trung Quốc; chống lại hành động gây hấn, cưỡng chế của họ; đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc vào nhân quyền, sở hữu trí tuệ và nền quản trị toàn cầu.

Nhưng chúng tôi sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh khi lợi ích của Mỹ buộc làm như vậy. Chúng ta sẽ cạnh tranh từ một vị thế của sức mạnh, bằng cách xây dựng lại tốt hơn ở quê nhà, hợp tác với các đồng minh và các đối tác, đổi mới vai trò của chúng ta trong các thể chế quốc tế, đồng thời lấy lại uy tín và thẩm quyền đạo đức của chúng ta, phần lớn trong số đó đã bị đánh mất.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhanh chóng bắt đầu khôi phục sự tham gia của người Mỹ trên trường quốc tế và giành lại vị trí lãnh đạo của mình, để thúc đẩy hành động toàn cầu trước những thách thức chung.

Vào ngày đầu tiên, tôi đã ký các văn bản để gia nhập lại Hiệp định Khí hậu Paris. Chúng tôi đang thực hiện các bước để làm gương trong việc tích hợp các mục tiêu khí hậu vào trong tất cả các hoạt động ngoại giao của chúng tôi và nâng cao tham vọng về các mục tiêu khí hậu của chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta có thể thách thức các quốc gia khác, những quốc gia phát thải thán khí quan trọng khác, để - nâng cao các cam kết của chính họ. Tôi sẽ tổ chức với các nhà lãnh đạo khí hậu - một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo khí hậu để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu vào Ngày Trái đất năm nay.

Mỹ phải dẫn đầu trong việc đối mặt với mối đe dọa hiện hữu này. Và cũng như đối với đại dịch, nó đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu.

Chúng tôi cũng đã tái tham gia với Tổ chức Y tế Thế giới. Bằng cách đó, chúng ta có thể xây dựng khả năng sẵn sàng mang tính toàn cầu tốt hơn để chống lại COVID-19, cũng như phát hiện và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, vì sẽ có nhiều hơn nữa.

Chúng tôi đã nâng cao uy tín của các vấn đề mạng trong chính phủ của chúng ta, bao gồm việc bổ nhiệm cấp quốc gia đầu tiên - Phó Cố vấn An ninh Quốc gia về Công nghệ Mạng và Công nghệ mới nổi. Chúng tôi đang khởi động một sáng kiến ​​khẩn cấp để cải thiện năng lực, sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của chúng ta trong không gian mạng.

Hôm nay, tôi công bố các bước bổ sung để điều chỉnh cách ứng xử trong chính sách đối ngoại của chúng ta, và kết hợp tốt hơn các giá trị dân chủ với vai trò lãnh đạo ngoại giao của chúng ta.

Để bắt đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ dẫn đầu một Đánh giá Tư thế Toàn cầu về các lực lượng quân sự của chúng ta, để dấu ấn quân sự của chúng ta phù hợp với chính sách đối ngoại và các ưu tiên an ninh quốc gia của chúng ta. Nó sẽ được điều phối trên tất cả các yếu tố của an ninh quốc gia, cùng Bộ trưởng Austin và Bộ trưởng Blinken làm việc với sự hợp tác chặt chẽ.

Và trong khi quá trình xem xét này diễn ra, chúng tôi sẽ dừng mọi hoạt động rút quân khỏi nước Đức mà đã được lên kế hoạch. Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để chấm dứt chiến tranh ở Yemen - một cuộc chiến đã tạo ra một thảm họa chiến lược và nhân đạo. Tôi đã yêu cầu nhóm Trung Đông của tôi bảo đảm sự ủng hộ của chúng tôi đối với sáng kiến ​​do Liên hiệp quốc dẫn đầu, nhằm áp đặt lệnh ngừng bắn, mở ra các kênh nhân đạo, và khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình đã bị im lặng lâu nay.

Sáng nay, Bộ trưởng Blinken đã bổ nhiệm Tim Lenderking, một quan chức chuyên nghiệp về chính sách đối ngoại, làm đặc phái viên của chúng tôi về cuộc xung đột Yemen. Và tôi đánh giá cao việc làm này của ông ấy. Tim là một người từng sống và có kinh nghiệm lâu năm trong khu vực, và ông ấy sẽ làm việc với phái viên Liên Hiệp Quốc và tất cả các bên trong cuộc xung đột để thúc đẩy một giải pháp ngoại giao.

Và chính sách ngoại giao của Tim sẽ được hỗ trợ bởi USAID, cùng làm việc để bảo đảm rằng viện trợ nhân đạo đến được tay người dân Yemen, những người đang phải chịu đựng sự đau khổ không thể chữa khỏi - một sự tàn phá không thể chữa khỏi. Cuộc chiến này phải kết thúc.

Và để nhấn mạnh cam kết của chúng tôi, chúng tôi đang chấm dứt mọi hỗ trợ của Mỹ cho các hoạt động tấn công trong cuộc chiến ở Yemen, bao gồm cả việc bán vũ khí cho bên có liên quan.

Đồng thời, Saudi Arabia phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng tên lửa, các cuộc tấn công bằng UAV và các mối đe dọa khác từ các lực lượng quân sự do Iran hổ trợ ở nhiều quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp Ả Rập Xê Út bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như bảo vệ người dân của họ.

Chúng tôi cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng với hơn 80 triệu người đau khổ phải di cư trên khắp thế giới. Sự lãnh đạo đạo đức của Hoa Kỳ đối với các vấn đề người tị nạn là một quan điểm đồng thuận của lưỡng đảng trong nhiều thập kỷ, kể từ khi tôi đến đây lần đầu tiên. Chúng ta đã chiếu sáng ngọn đèn tự do cho những người bị áp bức. Chúng ta cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người chạy trốn bạo lực hoặc bị bức hại. Và tấm gương của chúng ta đã thúc đẩy các quốc gia khác mở rộng cánh cửa của họ.

Vì vậy, hôm nay, tôi chấp thuận một lệnh hành pháp để bắt đầu công việc khó khăn nhằm khôi phục chương trình tiếp nhận người tị nạn của chúng ta để giúp đáp ứng nhu cầu toàn cầu chưa từng có. Sẽ mất thời gian để xây dựng lại những gì đã bị hư hỏng nặng, nhưng đó chính xác là những gì mà chúng tôi sẽ làm.

Lệnh hành pháp này sẽ giúp chúng tôi có thể tăng số người tị nạn được tiếp nhận lên tới 125.000 người trong năm tài chính đầu tiên của chính quyền Biden-Harris. Và tôi đang chỉ đạo Bộ Ngoại giao tham vấn với ​​Quốc hội về việc thanh toán tiền mặt cho cam kết đó càng sớm càng tốt.

Và để sửa chữa hơn nữa vai trò lãnh đạo đạo đức của chúng ta, tôi cũng gửi một bản ghi nhớ của tổng thống cho các cơ quan để nâng cao năng lực lãnh đạo của chúng ta về các vấn đề về LGBTQ và làm điều đó trên phạm vi quốc tế. Qúy vị biết đấy, chúng tôi sẽ bảo đảm ngoại giao và hỗ trợ nước ngoài đang hoạt động để thúc đẩy quyền của những cá nhân đó, bao gồm cả việc chống tội phạm hóa và bảo vệ những người tị nạn LGBTQ và những người xin tị nạn.

Và cuối cùng, để khẳng định lại sự thành công trong đường lối ngoại giao của chúng ta và giữ cho người Mỹ được an toàn, thịnh vượng và tự do, chúng ta phải khôi phục sức khỏe và tinh thần cho các thể chế chính sách đối ngoại của chúng ta.

Tôi muốn những người làm việc trong tòa nhà này cũng như các đại sứ quán và lãnh sự quán của chúng ta trên khắp thế giới biết rằng : Tôi đánh giá cao chuyên môn của quý vị và tôi tôn trọng quý vị, và tôi sẽ ủng hộ quý vị. Chính quyền này sẽ trao quyền cho quý vị thực hiện công việc của mình, chứ không phải nhắm mục tiêu hay chính trị hóa quý vị. Chúng tôi muốn có một cuộc tranh luận chặt chẽ hầu mang lại tất cả các quan điểm và dành chỗ cho sự bất đồng quan điểm. Đó là cách mà chúng ta có thể sẽ nhận được kết quả chính sách tốt nhất .

Vì vậy, với sự giúp đỡ của quý vị, Hoa Kỳ sẽ lại dẫn đầu không chỉ bằng tấm gương sức mạnh của chúng ta mà còn bằng sức mạnh từ sự gương mẫu của chúng ta.

Đó là lý do tại sao chính quyền của tôi đã thực hiện một bước quan trọng để làm sống các giá trị trong nước của chúng ta ở quê nhà - các giá trị dân chủ của chúng ta ở quê nhà.

Trong vòng vài giờ sau khi nhậm chức, tôi đã ký một lệnh hành pháp đảo ngược lệnh cấm mang tính kỳ thị, thù hận đối với người Hồi giáo ; đã đảo ngược lệnh cấm các cá nhân chuyển giới được phục vụ trong quân đội của chúng ta.

Và như một phần trong cam kết về sự thật, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, chúng tôi đã tuyên bố vào ngày đầu tiên - chúng tôi bắt đầu vào ngày đầu tiên với các cuộc họp báo hàng ngày từ Nhà Trắng. Chúng tôi đã phục hồi - chúng tôi đã tổ chức lại các cuộc họp giao ban thường xuyên ở đây, tại Bộ Ngoại giao và tại Ngũ giác đài. Chúng tôi tin rằng báo chí tự do không phải là kẻ thù; mà đúng hơn, đó là điều cần thiết. Báo chí tự do là điều cần thiết cho sức khỏe của một nền dân chủ.

Chúng tôi đã khôi phục cam kết của mình đối với khoa học và tạo ra các chính sách dựa trên sự kiện và bằng chứng. Tôi ngờ rằng Ben Franklin sẽ chấp thuận.

Chúng tôi đã thực hiện các bước để thừa nhận và giải quyết nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống, và tai họa quyền tối cao của người da trắng ở đất nước chúng ta. Công bằng chủng tộc sẽ không chỉ là vấn đề của một bộ trong chính quyền của chúng tôi, mà nó phải là việc của cả chính phủ trong tất cả các chính sách và thể chế liên bang của chúng ta.

Tất cả những điều này đều quan trọng đối với chính sách đối ngoại, bởi vì khi chính quyền chúng tôi sớm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ để tập hợp các quốc gia trên thế giới bảo vệ nền dân chủ trên toàn cầu, đẩy lùi sự tiến lên của chủ nghĩa độc tài, chúng ta sẽ là một đối tác đáng tin cậy hơn nhiều vì những nỗ lực này cũng xây dựng cho chính nền tảng của chúng ta.

Không còn ranh giới rõ ràng giữa chính sách đối ngoại và đối nội. Mọi hành động ứng xử của chúng ta ở nước ngoài, chúng ta phải lưu ý đến các gia đình lao động Mỹ. Việc thúc đẩy một chính sách đối ngoại cho tầng lớp trung lưu đòi hỏi sự tập trung cấp bách vào công cuộc đổi mới kinh tế trong nước của chúng ta.

Và đó là lý do tại sao tôi lập tức đưa ra Kế hoạch giải cứu người Mỹ để kéo chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế này. Đó là lý do tại sao tôi đã ký một lệnh điều hành tăng cường các chính sách 'Mua hàng Mỹ' vào tuần trước. Và đó cũng là lý do tại sao tôi sẽ làm việc với Quốc hội để thực hiện việc đầu tư sâu rộng vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ có thể biến đổi - trong các công nghệ có thể biến đổi.

Những khoản đầu tư này sẽ tạo ra công ăn việc làm, duy trì lợi thế cạnh tranh của Mỹ trên toàn cầu, và bảo đảm tất cả người Mỹ đều có thêm lợi tức.

Nếu chúng ta đầu tư vào bản thân và người dân của chúng ta, nếu chúng ta chiến đấu để bảo đảm rằng các doanh nghiệp Mỹ có vị thế cạnh tranh và chiến thắng trên sân khấu toàn cầu, nếu các quy tắc thương mại quốc tế công bằng với chúng ta, nếu người lao động và tài sản trí tuệ của chúng ta được bảo vệ, thì không có quốc gia nào trên Trái đất - không phải Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác trên Trái đất - có thể sánh ngang với chúng ta.

Đầu tư vào hoạt động ngoại giao không phải là điều chúng tôi phải làm chỉ vì đó là điều đúng đắn cần làm cho thế giới. Chúng ta làm điều đó để được sống trong hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Chúng ta làm điều đó vì đó là cái tự lợi hiển nhiên của chúng ta. Khi chúng ta củng cố các liên minh của mình, tức là chúng ta khuếch đại sức mạnh cũng như khả năng của chúng ta để phá vỡ các mối đe dọa trước khi chúng có thể đến được bờ biển của chúng ta.

Khi chúng ta đầu tư vào phát triển kinh tế của các quốc gia, chúng ta tạo ra những thị trường mới cho sản phẩm của mình và giảm thiểu khả năng xảy ra bất ổn, bạo lực và di cư hàng loạt.

Khi chúng ta tăng cường hệ thống y tế ở các khu vực xa xôi trên thế giới, chúng ta sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các đại dịch trong tương lai mà có thể đe dọa con người và nền kinh tế của chúng ta.

Khi chúng ta bảo vệ quyền bình đẳng của mọi người trên toàn thế giới - của phụ nữ và các em gái, các cá nhân LGBTQ, cộng đồng bản địa và người khuyết tật, những con người thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo - chúng ta cũng bảo đảm rằng các quyền đó được bảo vệ cho chính con em của chúng ta ở đây, ở nước Mỹ.

Nước Mỹ không thể vắng bóng lâu hơn nửa trên đấu trường thế giới. Hôm nay tôi đến Bộ Ngoại giao, một cơ quan lâu đời và lâu đời như chính quốc gia, bởi vì ngoại giao luôn là yếu tố cần thiết để nước Mỹ - Mỹ viết nên vận mệnh của chính mình.

Với chính sách ngoại giao của Ben Franklin đã giúp bảo đảm sự thành công cho cuộc cách mạng của chúng ta. Tầm nhìn của Kế hoạch Marshall đã giúp ngăn chặn thế giới khỏi đống đổ nát của chiến tranh. Và niềm đam mê của Eleanor Roosevelt đã tuyên bố ý tưởng táo bạo về các quyền phổ quát thuộc về tất cả mọi người.

Sự lãnh đạo của các nhà ngoại giao trong mọi cấp, sự thực hiện công việc đã được lên lịch hàng ngày, đã tạo ra chính ý tưởng về một thế giới tự do và kết nối. Chúng ta là một quốc gia làm được những điều lớn lao. Chính sách ngoại giao của Mỹ làm cho điều đó thành hiện thực. Và chính quyền của chúng tôi đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo và dẫn đầu trở lại.

Cảm ơn tất cả. Cầu Chúa phù hộ cho quý vị và bảo vệ cho quân đội của chúng ta, các nhà ngoại giao và các chuyên gia phát triển của chúng ta cũng như tất cả những người Mỹ đang phục vụ trong các công việc nguy hiểm.

Hãy hướng theo lối này. Cảm ơn tất cả.

                               KẾT THÚC lúc 3:04 chiều cùng ngày, giờ miền Đông Hoa kỳ.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.