Xét lại Chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, Phần Cuối

 Robert D. Blackwill và Ashley J. Tellis, Tháng 03/ 2015.

Theo Council on Foreign Relations

Trần H Sa lược dịch

GIẢI MẢ CHIẾN LƯỢC LỚN CỦA TRUNG QUỐC

Bình định ngoại vi

Những lợi thế bên ngoài phát sinh từ tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc do đó đến nay đã tăng cường năng lực của nó để đạt được mục tiêu hoạt động thứ ba, bắt nguồn từ việc tìm kiếm sức mạnh quốc gia toàn diện: bình định ngoại vi địa lý mở rộng của nó. Với thành công cải cách kinh tế trong những năm 1980 và 1990, Bắc Kinh cuối cùng giành được phương tiện để theo đuổi một yếu tố trong chiến lược lớn của nó, bình định có hệ thống các ngoại vi mở rộng của nó và bảo vệ sự thống trị của Trung Quốc ở Ấn độ-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới.

Tuy nhiên, những tình huống chung quanh nỗ lực tái bình định này rất khác so với những nổ lực trong các thời đại đế quốc trước đây. Bởi một điều, Trung Quốc giờ đây bị bao quanh bởi những đối thủ cạnh tranh quyền lực quan trọng, chẳng hạn như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Hơn nữa, ngay cả những nước nhỏ hơn trước đây cung kính với Trung Quốc tại một số điểm trong quá khứ, như Hàn Quốc và Việt Nam, bây giờ đã thành công, tự trông nom các thực thể, bất chấp những yếu kém của họ, đã chứng minh họ không dính dáng đến việc bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Và, cuối cùng, mong muốn bình định vùng ngoại vi có lợi cho uy quyền tối cao của Trung Quốc tại châu Á hiện nay, đối mặt với sự hiện diện khắp nơi của Hoa Kỳ, các lực lượng quân sự với cơ sở tiên tiến, hoạt động tiên tiến của nó, và hệ thống đồng minh ghê gớm của nó ở châu Á.

Đối mặt với môi trường mới này, Bắc Kinh đã nâng cấp một loạt chính sách nhằm hướng tới bình định ngoại vi của nó. Đầu tiên, nó xử dụng quan hệ kinh tế sâu sắc của nó với các nước láng giềng châu Á của mình, để "giảm thiểu những băn khoăn trong khu vực" về sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), trong khi "cài đặt những cơ chế giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng của nó với những hàng xóm khu vực này. "Thứ hai, tìm cách thiết lập nguyên tắc chung với một số nước - như Nga, trong đó, bất chấp những nghi ngờ riêng tư của họ về Bắc Kinh với những lý do như cuộc khủng hoảng Ukraine và cấm vận kinh tế của phương Tây trong trường hợp của Moscow - để chống lại việc mở rộng liên kết nhằm thực hiện cân bằng chống lại Trung Quốc hiện đang diễn ra ở châu Á. Thứ ba, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành phối hợp hiện đại hóa quân đội Trung Quốc với ý định tích lũy khả năng sức mạnh quân sự đánh bại cả hai: các đối thủ địa phương và ngăn chặn Hoa Kỳ tiến đến bước phòng thủ cho một tình huống khủng hoảng. Thứ tư, tân tạo những nỗ lực củ hơn để không công nhận tính hợp pháp của hệ thống đồng minh Mỹ ở Châu Á, tác động gây ảnh hưởng đến sự công nhận của nó rằng Washington vẫn là trở ngại quan trọng của Bắc Kinh trong việc tìm kiếm một ngoại vi trung lập hóa. Theo đó, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy "một khái niệm an ninh mới" qua đó loại bỏ các liên minh của Mỹ như là các liên minh lỗi thời; đòi hỏi rằng an ninh châu Á được quản lý bởi chỉ người châu Á; và Trung Quốc được đặc quyền là nhà cung cấp an ninh khu vực với sự lựa chọn theo tình huống mà, như Xi Jinping gần đây đã đưa ra, "phát triển là hình thức cao nhất của an ninh".

Mong muốn bình định ngoại vi như vậy có nghĩa là, sự thích ứng với hiện đại các mục tiêu truyền thống, nhằm bảo vệ vai trò trung tâm của Trung Quốc ở châu Á. Nếu Bắc Kinh có thể thành công đạt được những mục tiêu này cùng với một bối cảnh ổn định nội bộ được tiếp tục, tăng trưởng kinh tế bền vững và mở rộng những khả năng quân sự ,tham vọng của Trung Quốc thống trị châu Á sẽ theo thời gian, tái dựng lại một hệ thống lưỡng cực trên thế giới. Thành tựu này, đến lượt nó, sẽ tiếp tục củng cố mục tiêu trong nước của trung ương ĐCSTQ, đó là: cung cấp lợi ích vật chất cho người dân Trung Quốc trong khi gia tăng thêm nửa an ninh và danh tiếng của đất nước, do đó bảo đảm cho nó được tiếp tục nắm chặt quyền lực.

Thắt chặt quan hệ pháp lý quốc tế

Mong muốn của Trung Cộng bảo vệ sự kiểm soát trong nước được tăng cường bởi yếu tố cuối cùng, trong mục tiêu chiến lược tối đa hóa sức mạnh quốc gia toàn diện: tăng cường vị thế của Trung Quốc như là một diễn viên trung tâm trong các hệ thống quốc tế. Ngay cả trước cuộc cách mạng cộng sản vào năm 1949, viễn tượng một Trung Quốc trở thành một thế lực chính đã được bảo đảm, vì nó được cho một chiếc ghế thường trực, có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA). Sau khi Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger tái lập quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1971, vai trò của Trung Quốc nằm trong số tầng lớp có quyền lực quan trọng trên toàn cầu - số ít các quốc gia này được giao nhiệm vụ quản lý trật tự quốc tế - được chuyển sang cho chế độ cộng sản tại Bắc Kinh. Mặc dù tính ưu việt mang tính biểu tượng như vậy có vẻ rỗng tuếch khi Trung Quốc kém hơn về mặt kinh tế, nhưng nó vẫn rất quan trọng về lãnh vực chiến lược trong chừng mực bảo đảm rằng, sẽ không có những quyết định cơ bản quan trọng nào của Hội đồng Bảo an có thể được thực hiện mà không có sự đồng ý của Trung Quốc.

Hiện nay Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế tự phụ, tư cách thành viên của nó trong Hội đồng Bảo an chỉ tạo nên một ý nghĩa bổ sung - một thực tế nổi bật là quyết tâm của Bắc Kinh tránh né bất kỳ việc mở rộng nào của cơ quan này, qua đó, có thể làm loãng đặc quyền lâu đời riêng của Trung quốc. Tuy nhiên, ngay cả bên ngoài Hội đồng Bảo an, những khả năng vật chất ngày càng tăng của Trung Quốc đã bảo đảm rằng, về cơ bản, nó sẽ trở nên thích đáng với tất cả các thể chế trật tự toàn cầu. Không ngạc nhiên, nó đã tìm cách gia tăng sức mạnh trong những tổ chức này - ví dụ, trong Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới - định hướng cho các hoạt động của họ hướng đến phục vụ mục đích riêng của Trung quốc. Cho dù trong các cơ quan chức năng hoặc trong những tổ chức khu vực, Trung Quốc đã thực sự "đi khắp toàn cầu," tìm kiếm và nhận lấy một vai trò tích cực để bảo đảm rằng các quy tắc tạo ra tại các cơ quan này, không chỉ không làm suy yếu lợi ích của Bắc kinh, mà còn tích cực thúc đẩy chúng.

Làm như vậy, hành vi của Trung Quốc tương tự như hành vi của các cường quốc đang lên khác trước đây trong chính trị quốc tế. Tuy nhiên, sự tham gia rộng rãi của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế ngày nay, đã sản xuất một kỷ lục ô hợp. Trong một số trường hợp, các hoạt động của Trung quốc đã mang lại lợi ích cho trật tự toàn cầu, nhưng trong nhiều trường hợp khác Bắc Kinh đã thể hiện một thái độ thiếu thiện chí trong việc nhận trách nhiệm chi phí tương ứng góp phần hướng tới quản trị toàn cầu. Mặc dù sở hửu nền kinh tế và ngân sách quân sự lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc thường thông qua một chiến lược chuyển dịch gánh nặng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và những nước khác chịu chi phí trong việc cung cấp tài sản công cộng cho toàn cầu, thậm chí khi Trung Quốc, trích dẫn nhiều khó khăn của nó như là một "quốc gia đang phát triển," xử dụng các tài sản này để tối đa hóa sức mạnh quốc gia của riêng mình. Khi các tổ chức quốc tế không được coi như là sự thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tạo ra hoặc củng cố những lựa chọn rắc rối, đặc biệt là những lựa chọn nhằm loại trừ Hoa Kỳ. Ví dụ, Trung Quốc đã tìm cách kết hợp Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS), những đối tác và các nước láng giềng trong khu vực thành lập những dự án kinh tế mạo hiểm nhằm đối địch với các liên minh kinh tế trong hệ thống thế giới tự do, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển mới ( được nhận hiểu rộng rãi như là một thay thế cho Ngân hàng thế giới và IMF); Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)- một loại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đặc biệt mà Trung Quốc hăng hái đấu tranh; một Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (đối thủ của Ngân hàng Phát triển châu Á); và một FTA khu vực châu Á-Thái Bình Dương (mà có thể liên kết chặt chẻ Trung Quốc gần gũi hơn với các nước láng giềng ở châu Á).

Trong các khu vực khác của thế giới, Bắc Kinh đề xướng diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Ả rập, và một loạt các cơ quan tương tự nhằm gây đặc quyền cho Trung Quốc và phá hoại các tiêu chuẩn quản trị được thiết đặt bởi Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác. Bởi vậy, tính cách tham gia quốc tế của Bắc Kinh, cho thấy rằng cam kết của nó theo trật tự hiện nay là một công cụ đáng lưu ý. Trung Quốc tạm hài lòng hoạt động trong trật tự đó ở mức độ mà nó nhận được lợi ích vật chất hay địa vị, nhưng nó không có trách nhiệm cơ bản để bảo vệ hệ thống ngoài việc thu gánh lợi nhuận. Ở một mức độ, điều này không có gì ngạc nhiên bởi vì, như Kissinger láu lỉnh ghi nhận, Trung Quốc vẫn được "[tự] điều chỉnh trở thành một thành viên trong hệ thống quốc tế, được thiết kế trong sự vắng mặt của nó trên cơ sở những chương trình mà nó không tham gia trong việc phát triển".

Nhưng, khi cân nhắc mọi thứ, sự mâu thuẫn này cuối cùng làm suy yếu lợi ích quốc gia của Mỹ và, quan trọng nhất, tiền đề mà chiến lược tích hợp hiện tại của Mỹ đang dựa trên: sự hội nhập của Trung Quốc vào trật tự tự do sẽ cho kết quả là bảo đảm hỗ trợ cho chế độ đó theo thời gian, bao gồm việc tránh khỏi các mối đe dọa mà rồi những đe dọa này quay lại đánh phá kẻ giám hộ chính của nó, là Hoa Kỳ.

Bởi vì những kỳ vọng song sinh này không trở thành hiện thực, sự nổi lên của Trung Quốc như là một siêu cường mới có vẻ sẽ là một viễn tượng phiền hà cho Hoa Kỳ trong nhiều năm tới. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuất phát đáng kể từ việc tham gia vào hệ thống thương mại đa phương và trật tự quốc tế tự do lớn hơn, phổ biến nhiều hơn, nhưng kết quả mở rộng quân sự của nó đã đặt chiến lược kinh tế của Bắc Kinh mâu thuẫn với mục tiêu chính trị của nó, đe dọa người bảo lãnh sự chung sống toàn cầu, Hoa Kỳ. Trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tỏ ra không cấp bách trong việc giải quyết bài toán hóc búa này, do biết rằng các đối tác thương mại của nó ngần ngại gây áp lực với Bắc Kinh vì những thiệt hại kinh tế tiềm ẩn có thể xảy ra sau đó. Với cách tính này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng đất nước của họ có thể tiếp tục được hưởng lợi từ thương mại quốc tế mà không phải thực hiện bất kỳ thỏa hiệp cơ bản nào trong các tranh chấp hiện có của nó với các quốc gia châu Á khác hoặc những nỗ lực của họ nhằm làm suy yếu sự triển khai sức mạnh của Mỹ ở châu Á.

Vì vậy, miễn là Hoa Kỳ không thay đổi mạnh mẻ "sự tương trợ toàn cầu" mà hiện nay đang xác định mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, Trung Quốc sẽ hài lòng duy trì sự sắp xếp hiện tại. Trung Quốc vẫn tìm cách hợp tác với Hoa Kỳ bất cứ khi nào có thể, nhưng chỉ khi sự hợp tác như vậy là không quá mức phiền toái khi đối mặt với lợi ích chung, không cắt xén các tham vọng địa chính trị của nó nhằm làm suy yếu tính ưu việt của Mỹ, và không tước quyền sở hửu các tùy chọn trong tương lai mà có thể một ngày đó chứng minh là có lợi cho Trung Quốc.

Bởi vì Trung Quốc nhận ra rằng nhiệm vụ của mình dành cho sức mạnh quốc gia toàn diện vẫn chưa đầy đủ, nó tìm cách tránh bất kỳ cuộc đối đầu nào với Hoa Kỳ hoặc hệ thống quốc tế trong tương lai gần. Thay vào đó, Bắc Kinh nhắm làm sâu sắc thêm quan hệ với tất cả đối tác toàn cầu của mình - và đặc biệt là với Washington - trong hy vọng rằng sự nổi lên đang tăng tốc của nó và vai trò trung tâm trong thương mại và chính trị quốc tế sẽ buộc các nước khác ngày càng trở nên cung kính với những ưu tiên của Trung Quốc. Sự kính phục như vậy sẽ bị đánh mất một khi Trung Quốc đã nổi lên thành công, sau đó Bắc Kinh sẽ được trang bị đầy đủ để bảo vệ những yêu sách của nó bằng bạo lực và với một cái giá phải trả ở mức thấp hơn ngày hôm nay, cho dẩu nó vẫn còn tương đối yếu và chủ chốt dựa vào những lợi ích của thương mại toàn cầu và sự phụ thuộc lẫn nhau.

Do đó, kết luận cơ bản cho Hoa Kỳ là, Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của nó được phục vụ bằng cách ngay bây giờ trở thành một "nhà nước kinh doanh" khác, không có vấn đề làm thế nào để xây dựng một tác động mà có thể giải quyết những căng thẳng lớn hơn giữa kinh tế và chiến lược địa chính trị của nó. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo con đường trở thành một siêu cường thông thường với vỏ bọc đầy đủ bao gồm những khả năng chính trị và quân sự, tất cả định hướng tới việc đạt được mục tiêu giành lại tính ưu việt của Mỹ một khi nó được xử dụng châu Á như một khúc dạo đầu cho việc gây ảnh hưởng trên toàn cầu trong tương lai.

CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT CỦA MỸ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC và LỢI ÍCH QUỐC GIA SỐNG CÒN CỦA HOA KỲ.

Những chỉ trích lớn đang buộc chiến lược lớn của Mỹ hiện nay phải đối chất, do đó, đang thích nghi với những thách thức cơ bản đặt ra bởi việc Trung Quốc tiếp tục nổi lên. Hội nhập, lối tiếp cận phổ biến của Mỹ đối với Trung Quốc và được theo đuổi một cách cần mẫn kể từ thập niên 1970, đã chắc chắn góp phần cho sự trỗi dậy của Trung Quốc như một đối thủ của quyền lực Mỹ trong tương lai. Không một lựa chọn thay thế nào được tranh luận thường xuyên, trong các cuộc thảo luận ở Washington, và các nơi khác về cách đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, làm hài lòng các đối tượng bảo vệ tính ưu việt của Mỹ phải tồn tại thêm một "chu kỳ dài" nửa trong chính trị quốc tế. Những lựa chọn thay thế này, trong đó bao gồm ôm lấy và tham gia với Trung Quốc, sẳn lòng giúp đở Bắc Kinh thông qua một số thể loại : một thỏa thuận Nhóm 2 ( G2 ), hoặc kiềm chế Trung Quốc theo kiểu Liên Xô, tất cả đều có những hạn chế nghiêm trọng từ quan điểm lợi ích quốc gia của Mỹ và có thể trong thực tế, làm suy yếu các mục tiêu lớn hơn trong việc tăng cường tính ưu việt của Washington trong hệ thống toàn cầu.

Theo đó, Hoa Kỳ nên thay đổi đáng kể chiến lược tổng quát của nó trong quan hệ với Trung Quốc - điều cốt lõi của nó là sẽ thay thế các mục tiêu tập trung vào việc tích hợp Bắc Kinh vào với hệ thống quốc tế bằng việc có chủ ý cân bằng sự trổi dậy của nó - như là một phương tiện bảo vệ cùng lúc an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh của mình, vị trí của Mỹ tại đỉnh cao của hệ thống phân cấp toàn cầu, và sức mạnh của trật tự quốc tế tự do; cái là món nợ cuối cùng của sự vững mạnh quyền lực tương đối của Mỹ.

Không có cơ sở nào tốt hơn cho việc phân tích và xây dựng chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc so với việc kết nối trực tiếp chiến lược đó với lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ - các điều kiện hoàn toàn cần thiết để bảo vệ và tăng cường sự sống còn và hạnh phúc của người Mỹ trong một quốc gia tự do và an toàn.

Các lợi ích quốc gia quan trọng như sau:
  • Phòng ngừa, ngăn chặn, và làm giảm nguy cơ các cuộc tấn công thông thường và bất thường trên lục địa Hoa Kỳ và các tài sản trên những lãnh thổ mở rộng của nó.
  • Duy trì một sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và châu Á nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua vai trò lãnh đạo đang tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại của Mỹ và các khối liên minh của Mỹ.
  • Ngăn chặn việc xử dụng và làm chậm sự lây lan vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, bảo toàn vũ khí và nguyên liệu hạt nhân, và ngăn chặn sự phát triển môi giới và chuyển nhượng các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm xa; và
  • Thúc đẩy sự lành mạnh của nền kinh tế quốc tế, thị trường năng lượng và môi trường.
Thách thức của Trung Quốc đối với Lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ

Mặc dù Washington tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác với Bắc Kinh liên quan đến không phổ biến hạt nhân, an ninh năng lượng, kinh tế và môi trường quốc tế, mối bận tâm đầu tiên của Mỹ liên quan đến các lợi ích quốc gia này, cần phải chú ý, là sự gia tăng nỗ lực có hệ thống của Trung Quốc, nhằm làm suy yếu lợi ích quốc gia quan trọng thứ hai đang đề cập - đó là, về cơ bản làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á, làm giảm sức sống của các hệ thống liên minh Mỹ-Á, và cuối cùng thay thế Hoa Kỳ như là nhà lãnh đạo châu Á. Thành công trong việc đạt được những mục tiêu này sẽ mở cửa cho khả năng của Trung Quốc để phá hoại các lợi ích đầu tiên và lợi ích thứ ba theo thời gian. Như đã nói trước đó, Bắc Kinh tìm cách để đạt được các mục tiêu này:
  • Thay thế Hoa Kỳ như là quyền lực chính ở châu Á;
  • Làm suy yếu hệ thống đồng minh của Mỹ ở châu Á;
  • Làm suy yếu sự tin tưởng của các quốc gia Châu Á với độ tín nhiệm , tính đáng tin cậy, và sức chịu đựng của Mỹ;
  • Xử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để kéo các quốc gia châu Á gần gũi hơn với những chính sách ưu đãi về địa chính trị của Trung Quốc.
  • Tăng cường năng lực quân sự Trung Quốc để tăng cường răn đe chống lại can thiệp quân sự của Mỹ trong khu vực;
  • Gỉeo nghi ngờ về mô hình kinh tế Mỹ;
  • Bảo đảm giá trị dân chủ Mỹ không làm giảm bớt sự nắm giữ quyền lực trong nước của ĐCSTQ ; và
  • Tránh một cuộc đối đầu lớn với Hoa Kỳ trong những thập kỷ tiếp theo.
Chủ tịch Xi báo hiệu mục tiêu của Trung Quốc nhằm phá hoại sự cân bằng quyền lực châu Á, tại Hội nghị Tương tác và Biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á vào đầu năm 2014 khi ông lập luận rằng "vấn đề của châu Á cuối cùng phải được giải quyết bởi người châu Á và an ninh của châu Á cuối cùng phải được bảo vệ bởi người Á châu. ". Năng lực của Hoa Kỳ để đối phó thành công với hệ thống địa kinh tế, quân sự, và thách thức ngoại giao của Trung Quốc đối với tính ưu việt của Mỹ ở châu Á sẽ xác định phương hướng định hình trật tự quốc tế trong nhiều thập kỷ tới.

Phản ứng của Chiến lược tổng quát của Mỹ đối với các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc

Các nỗ lực lâu dài của Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng của nó bởi việc kết hợp Trung Quốc vào hệ thống quốc tế là nguy cơ nghiêm trọng cho ngày nay, vì Bắc Kinh đã thủ đắc được khả năng sản xuất, và ngày càng biểu lộ sự sẵn sàng, theo đuổi các chính sách đe dọa chống lại cái mà chính quyền Mỹ khẳng định họ đã được bảo hiểm rủi ro. Tuy nhiên, những nhà hoạch định chính sách một giuộc này của Mỹ, với khuynh hướng tiếp tục tương tác với Trung Quốc, cứ xem như là những chính sách nguy hiểm này của Trung Quốc chỉ có trên lý thuyết và giao phó cho tương lai xa. Trong ngắn hạn, các chính quyền kế tiếp đã thực hiện quá nhiều sự hợp tác với Trung Quốc so với sự phòng hộ rủi ro, với hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ dần dà đi đến chấp nhận vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á, bất chấp tất cả các bằng chứng ngược lại, cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hợp tác thì rất ít tốn kém trong ngắn hạn hơn là so với quân sự, địa kinh tế, và bảo hiểm rủi ro ngoại giao.

Trung Quốc đã thực sự trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, cung cấp sự giàu có và phúc lợi cho cả chính nó và cho các công dân Mỹ, nhưng nó đã có đủ tiền để thách thức Hoa Kỳ, gây nguy hiểm an ninh cho các đồng minh Mỹ và những nước khác ở châu Á, và dần dà phá hủy các nền tảng trật tự quốc tế tự do trên toàn cầu. Nói cách khác, Trung Quốc đã không tiến triển thành một "cổ đông có trách nhiệm" như sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Robert B. Zoellick kêu gọi nó trở thành.

Thay vào đó, trong những thập kỷ gần đây Bắc Kinh đã xử dụng phương pháp lành tính của Mỹ để gia tăng quyền lực Trung Quốc nhằm tăng cường nền kinh tế nội địa của nó, và do đó ĐCSTQ nắm giử quyền lực, tăng cường những khả năng quân sự của mình và gia tăng ảnh hưởng ngoại giao và địa kinh tế ở châu Á và xa hơn nữa, mọi lúc tự do cưỡi lên trật tự quốc tế và hàng hóa công cộng được cung cấp bởi Hoa Kỳ và các đồng minh của nó. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải trở nên chủ động giải qưyết theo tầm chiến lược nhiều hơn trong việc đối phó các thách thức của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và ít bận tâm hơn với việc làm thế nào Mỹ tiếp cận mạnh mẽ hơn, có thể bị đánh giá ở Bắc Kinh. (Trung quốc rõ ràng vẫn tin rằng Washington đang thực hành một chính sách ngăn chặn bất kể Hoa kỳ theo đuổi những chính sách gì ).

Điều này có nghĩa là định hình lại chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc theo bốn cách sau đây với việc thực hiện chính sách có hệ thống và những hậu quả tất yếu :
  • Hoa Kỳ nên tiếp sức cho nền kinh tế Mỹ ở trong nước, cấu trúc một khuynh hướng mới trong các mối quan hệ kinh doanh ở châu Á mà loại trừ Trung Quốc, tạo ra những chính sách hiệu quả để đối phó với những công cụ địa kinh tế mà Trung quốc xử dụng tràn lan ở châu Á và nhiều nơi khác, và, trong quan hệ đối tác với các đồng minh Mỹ và các đối tác cùng khuynh hướng, tạo ra một cơ chế công nghệ điều khiển mới đối mặt với Trung Quốc.
  • Hoa Kỳ cần phải đầu tư vào khả năng quốc phòng của Mỹ và khả năng cho phép Hoa Kỳ đánh bại khả năng chống tiếp cận đang nổi lên của Trung Quốc và cho phép triển khai sức mạnh Mỹ thành công thậm chí chống lại phe đối lập có phối hợp từ Bắc Kinh.
  • Hoa Kỳ cần phải củng cố một khuynh hướng mới trong các mối quan hệ chiến lược tin cậy và các quan hệ đối tác trong suốt khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương bao gồm các liên minh truyền thống của Mỹ nhưng đi xa hơn họ, theo đuổi như một chính sách rõ ràng nhắm đến các mục tiêu: tăng cường khả năng các quốc gia ở châu Á để đối phó với Trung Quốc một cách độc lập và xây dựng các hình thức hợp tác chiến lược mới bên trong châu Á mà không luôn luôn liên quan đến Mỹ, nhưng sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống Hoa Kỳ.
  • Hoa Kỳ nên hoạt động ngoại giao cấp cao mạnh mẽ với Trung Quốc để cố gắng giảm thiểu những căng thẳng vốn đã sâu sắc khi hai nước theo đuổi chiến lược lớn không tương thích nhau và làm yên lòng các đồng minh và bạn bè của Mỹ ở châu Á và bên ngoài, đó là mục tiêu để tránh một cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Không một chiến lược tổng quát nào của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc có thể thành công mà không có sự tham gia liên tục và sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama và người kế nhiệm ông. Mặc dù có bất ổn ở Trung Đông và căng thẳng với Nga, tổng thống nên tập trung vào việc quản lý chiến lược vĩ đại nhất đang thách thức Hoa Kỳ trong những thập kỷ tới - quyền lực đang nổi lên của Trung Quốc. Những tác động của tổng thống nên tiếp tục nhìn thấy được trên bánh xe chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, và ông nên tổ chức những cuộc gặp gở trực diện về vấn đề này, thường xuyên hơn với các nhà lãnh đạo châu Á và những người đứng đầu chính phủ trong Liên minh châu Âu. Thỉnh thoảng trao đổi song phương chừng 4 - 5 phút với các đối tác châu Á bên lề các cuộc họp quốc tế thì không đủ cho công việc.

Công việc tương tự cũng đúng đối với Quốc hội, đó là một yếu tố không thể thiếu trong việc đối phó với sức mạnh của Trung Quốc trong thời gian dài. Chia rẽ đảng phái và sức ép của các sự kiện hàng ngày sẽ không tha thứ cho Quốc hội nếu nó phần lớn bỏ qua ảnh hưởng của sự trổi dậy của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ. Vai trò của Quốc hội trong việc nâng đở chiến lược lớn của Mỹ đối với Trung Quốc thành công, được ưu tiên biểu hiện trong ba lĩnh vực: cho Tổng thống quyền xúc tiến thương mại với mục đích ông ta có thể nhanh chóng kết luận hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang được đàm phán ở châu Á, đổi mới và cung cấp ngân sách quốc phòng cần thiết để duy trì sự phóng chiếu quyền lực Mỹ và một hệ thống đồng minh châu Á đáng tin cậy, và liên tục giữ các chính quyền Mỹ chịu trách nhiệm về việc thực hiện các phản ứng của họ trước sự trổi dậy của sức mạnh Trung Quốc.

HẾT.

Nội dung tài liệu còn 2 phần : Các khuyến nghị cho Chiến lược tổng quát của Mỹ trong quan hệ với Trung quốc, và, phần kết luận. Chúng ta cần những phân tích tình hình để có được một cái nhìn khá khách quan trong quan hệ Mỹ - Trung. Hai phần còn lại là những quan điểm chủ quan của tác giả, thiết nghỉ, điều đó chỉ dành riêng cho mỗi cá nhân. Do đó, xin tạm dừng giới thiệu tập tài liệu của Blackwill ở đây.

1    2    3

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.