Hoạt động tự do hàng hải quanh rạn san hô Subi của Hải quân Mỹ: Giải mã tín hiệu của Mỹ


Ảnh: Flickr / US Navy
06 Tháng 11 2015, Bonnie S. Glaser, Peter A. Dutton.Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

"Để đảm bảo rằng Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới hoàn toàn hiểu những gì đã diễn ra, Lầu Năm Góc nên giải thích hoạt động của mình trên cơ sở pháp lý và làm rõ loại thông điệp gì định gửi đi cho thế giới."

Kể từ khi Hoa Kỳ cho tàu chạy trong vùng biển gần rạn san hô Subi , một vùng đá nửa chìm nửa nổi (LTE) mà Trung Quốc đã xây dựng thành một hòn đảo nhân tạo lớn, một số chuyên gia cáo buộc rằng Mỹ đã hoạt động vụng về bằng cách tiến hành một "đi ngang qua vô hại", ngấm ngầm cấp cho Trung Quốc một vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh LTE mà nó không được hưởng. Lời buộc tội này là không hợp lệ, và phản ánh một sự hiểu biết không đầy đủ về những gì như đã được thừa nhận là một yếu tố phức tạp trong Công ước Luật Biển.


Những người chỉ trích cuộc thao diển của hải quân cho rằng, để nhấn mạnh thông điệp với Trung Quốc rằng họ không được hưởng một vùng lãnh hải chung quanh Subi Reef, rỏ ràng là cần thiết để thực hiện một sự tự do hoạt động hàng hải theo một cách ngang nhiên thách thức yêu sách hàng hải quá mức mà theo đó đã đi xa hơn những gì được hưởng theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Nói cách khác ...đó là đi ngang qua vô hại. Tuy nhiên, vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa, trong đó rải rác có hơn 120 đảo, cù lao, bãi cát ngầm, dải đá ngầm, đảo san hô, đảo thấp nhỏ và các rạn san hô nằm gần nhau là chìa khóa để hiểu về bản chất của hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ. Trước khi phân tích những lời chỉ trích này, mối quan hệ giữa địa lý hàng hải và luật biển cũng phải được đặt ra.

Thứ nhất, nếu một tàu, hay bất kỳ tàu nào bao gồm cả tàu ​​chiến, đi qua trong vòng 12 hải lý của lãnh thổ của một nước khác thì đó là hành động "đi ngang qua vô hại". Những vùng biển này là lãnh hải của quốc gia ven biển và, mặc dù tất cả các tàu có quyền đi ngang qua chúng mà không có sự cho phép của quốc gia ven biển, các quốc gia ven biển có những lợi ích an ninh quan trọng phải được tôn trọng. Loại lãnh thổ được tạo thành nào mà chung quanh đó có thể có lãnh hải ? Khi nói đến các đảo, đá, đá ngầm, bất kỳ tính năng đất nào được hình thành tự nhiên, dù nhỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, miễn là ở trên mặt nước khi thủy triều cao và được chiếm đóng và kiểm soát bởi một nhà nước có chủ quyền thì nó là lãnh thổ của quốc gia đó. Quyền sở hữu cuối cùng có thể bị tranh cãi, nhưng ai đang kiểm soát các tính năng đó thì được trao quyền về mặt an ninh. Việc đi ngang qua lãnh hải được xem là vô hại nếu nó được thực hiện trong cách hành xử liên tục, chóng vánh và không đe dọa đến các quốc gia ven biển. Điều 19 của UNCLOS cung cấp chi tiết cụ thể hơn nữa để giải thích các yêu cầu này như thế nào. Nó có giá trị nhấn mạnh rằng "đi ngang qua vô hại" là một quyền mà tất cả các loại tàu đều được hưởng và các quốc gia ven biển thường không thể yêu cầu thông báo trước để cấp phép.

Thứ hai, một số tính năng bị ngập khi thủy triều cao và do đó nó không phải là lãnh thổ. Những tính năng này thường được gọi là "vùng nửa nổi nửa chìm" hoặc LTEs. Vì chúng không phải là lãnh thổ, không có quyền có lãnh hải chung quanh chúng và do đó không có giới hạn vùng lân cận đối với các hoạt động tự do hàng hải trên biển. Nếu một trong các tính năng này ở trên thềm lục địa một quốc gia ven biển, quốc gia đó có thể xây dựng bồi đắp nó nhưng không thể có hiệu lực pháp lý về quyền đối với vùng biển mới qua việc bồi đắp. Nói cách khác, một khi đã là một LTE, luôn luôn là một LTE, không có vấn đề tính năng đó đã trở nên lớn như thế nào. Hầu hết UNCLOS cho phép các quốc gia ven biển tuyên bố một vùng an toàn 500 mét chung quanh chúng. Tất cả các tàu vẫn có quyền thực hiện các quyền tự do trên biển bên ngoài giới hạn 500 mét.

Vẫn còn có một khả năng thứ ba. Điều gì xảy ra nếu một quốc gia ven biển bồi đắp một LTE mà nó lại ở trong vòng 12 hải lý của một hòn đảo hoặc đá đã được công nhận? Đảo hoặc đá đó đã được hưởng 12 hải lý lãnh hải đầy đủ. Ngoài ra, theo Điều 13 của UNCLOS, nếu một LTE nằm bên trong lãnh hải của đảo hoặc đá khác, sau đó LTE có thể được xử dụng như một cơ sở để "gia tăng thêm" lãnh hải của tính năng gốc có liên quan. Theo đó, quyền tự do trên biển không áp dụng cho chung quanh LTE được bồi đắp. Đi ngang qua vô hại được áp dụng, cũng chỉ như các vùng an toàn 500 mét. Những tình huống này áp dụng đối với các FONOP gần đây ở các vùng lân cận của Subi Reef? Subi Reef nằm trong phạm vi 12 hải lý của Sandy Cay, và có thể được xử dụng như một điểm cơ sở cho lãnh hải của Sandy Cay. Sandy Cay được chiếm đóng bởi Việt Nam, nhưng bị yêu sách bởi Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Dẫu sao, có một lãnh hải 12 hải lý chung quanh Subi Reef, được tạo ra bởi Sandy Cay. Cho dù lãnh hải thuộc về Việt Nam hoặc một trong các bên tranh chấp khác vẫn là không thích hợp. Đó là một ví dụ về trường hợp thứ ba được mô tả bên trên -- một vùng lãnh hải mở rộng bởi một LTE trong đó các quyền đi ngang qua vô hại được áp dụng.

Mỹ thừa nhận rằng Subi Reef ở bên trong một vùng lãnh hải hợp pháp. Trái ngược với những tuyên bố của nhiều chuyên gia, hoạt động của tàu USS Lassen (DDG 82) không dự định để khẳng định rằng Hoa Kỳ thách thức sự tồn tại một lãnh hải chung quanh Subi Reef. Đúng hơn là, nó có dự định để diển tập tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế và để chứng minh rằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ không thay đổi cách thức Hoa Kỳ hoạt động trong các vùng biển và vùng trời ở Biển Đông. Ngoài ra, trái với luật pháp quốc tế, luật quốc gia của Trung Quốc đòi hỏi phải thông báo trước đối với các tàu chiến diển tập đi ngang qua vô hại. Mỹ đã không có thông báo chính thức cho bất kỳ các bên tranh chấp nào trước khi diển tập việc đi ngang qua vô hại của tàu USS Lassen trong vùng lân cận của Subi Reef và Sandy Cay. Theo đó, việc đi ngang qua vô hại như vậy được xác định như là một hoạt động tự do hàng hải vì nó thách thức nỗ lực của Trung Quốc đặt các hạn chế bất hợp pháp đối với những đi lại của các tàu chiến.

Các quan chức Mỹ đã tuyên bố rằng các hoạt động trong vùng biển gần các LTE và đá mà Trung Quốc đã chuyển đổi thành các đảo nhân tạo sẽ tiếp tục trong tương lai. Một hoạt động quân sự trong tương lai có thể diễn ra gần Mischief Reef, đó là LTE chỉ bị chiếm bởi Trung Quốc và không ở trong vòng 12 hải lý của một tính năng đất đai nào. Đó là một ví dụ về trường hợp thứ hai được mô tả ở trên. Nếu một lực lượng hải quân Mỹ chạy tàu trong vòng 12 hải lý chung quanh Mischief Reef, nó như đang tiến hành một hoạt động quân sự mà chỉ được cho phép diển tập ở vùng biển tự do của quốc tế nhằm báo hiệu rằng Trung Quốc không thể yêu sách hợp pháp một vùng lãnh hải chung quanh các đảo nhân tạo đó.

Chính quyền Obama đã không được thực hiện được một công việc xuất sắc nhằm giải thích hành động của mình tại Subi Reef. Điều đó nói rằng, việc diển tập các quyền hoạt động tự do hàng hải là kịp thời và cần thiết. Để đảm bảo rằng Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới hoàn toàn hiểu những gì đã diễn ra, Lầu Năm Góc nên giải thích hoạt động của mình trên cơ sở pháp lý và làm rõ loại thông điệp gì họ có ý định gửi đến với thế giới.

Bonnie Glaser là cố vấn cao cấp về châu Á và là giám đốc của China Power Project tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. (CSIS)
Peter Dutton là Giám đốc Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa kỳ và là trợ giáo luật tại Phân khoa Luật Đại học New York .

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.