Trung quốc phải học cách làm thế nào để được là một siêu cường



05/11/2015. Philip Stephens. Theo Finalcial Times

Trần H Sa lược dịch

Quốc gia đã nổi lên trong hai thập kỷ liên tiếp như là cường quốc thứ nhì chỉ đứng sau Mỹ.

Khi một tàu chiến Mỹ hăng hái chạy ngang qua Biển Đông, Trung Quốc thì phản đối ngày này qua ngày khác và hàng xóm của "thị" thì hoan nghênh. Washington cho biết họ đang duy trì tự do hàng hải trong khu vực đối diện với các dự án cải tạo đất của Trung Quốc qua đó đang biến những hòn đá tranh chấp thành đảo nhân tạo. Bắc Kinh cảnh báo chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có yêu sách riêng trong khu vực. Còn chúng ta thì được nhắc nhở về định mệnh ảm đạm từ ý kiến của Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian.

Sự thể hiện sức mạnh hải quân của Mỹ - các tàu Mỹ chạy ngang qua trong vùng biển được coi là lãnh thổ của Trung Quốc - nói lên nhiều sự va chạm do các tranh chấp chủ quyền lịch sử, địa lý và chuyển dịch cân bằng quyền lực đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ khí ở Đông Á. Một số người nói hiện nay có rất nhiều tàu ngầm đang rình mò vùng biển Tây Thái Bình Dương như đã từng một lần ở bắc Đại Tây Dương. Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia cũng tranh luận về "đường chín đoạn" mà từ nó khẳng định quyền bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đang bị nhốt trong một tranh chấp riêng biệt ở Biển Đông của Trung Quốc.

Ngay trước khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen thiết lập đường đi của mình, tôi đã được tham gia vào hàng ngũ cao cấp của Quân đội Giải phóng Nhân dân tại hội nghị an ninh quốc tế hàng năm của Trung Quốc ở Bắc Kinh. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy quá nhiều cầu vai gắn sao như vậy.

Diễn đàn Xiangshan, được tổ chức bởi Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, là một dấu hiệu khác của thời đại đang thay đổi. Trong tâm trí của người phương Tây, cách đây không lâu PLA là, một bí mật không tả nổi, một ai đó sẽ nói nham hiểm, chỉ là một tổ chức. Cuộc họp ở Xiangshan, một đối thủ cạnh tranh của loại đối thoại Shangri La thường kéo dài ở Singapore, nói về một cơ sở quân sự mà bây giờ nó muốn được lắng nghe trên sân khấu quốc tế.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tiến nhanh hơn so với giới lãnh đạo của chính nó tưởng tượng, một phần vì những thiệt hại to lớn đã giáng xuống phương Tây bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bắc Kinh bây giờ phải học hỏi những gì có nghĩa là một siêu cường. Điều này không có nghĩa là một tiếng nói trịch thượng. Thay vào đó là một sự mô tả về thực tại. Sau hai thế kỷ, đầu tiên là nạn nhân, và sau đó phần lớn là người ngoại cuộc trong những sự kiện toàn cầu, Trung Quốc đã nổi lên trong hai thập kỷ liên tiếp như là cường quốc thứ nhì chỉ đứng sau Mỹ.

Chẵng phải dễ dàng như khi nói, đặc biệt là từ khi khá nhiều nước khác trong khu vực lân cận có vẻ rất muốn điều như TQ muốn. Trung Quốc khám phá ra rằng, giống như các nước láng giềng, nó cũng phải điều chỉnh đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tôi thoáng thấy khái niệm nho nhỏ này trong cuộc thảo luận Xiangshan. PLA đã được thành lập như là một lực lượng bộ binh để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc chống xâm lược từ bên ngoài. Bây giờ các vị tướng đang cắt giảm quân số khi họ xem xét xây dựng tầm viễn chinh với sức mạnh hải quân và không quân. Đây là những gì mà các cường quốc đang lên thực hiện. Tuy nhiên, tôi có cảm giác họ đang hoang mang về việc thực hiện quá trình chuyển đổi bằng cách nào.

Tương tự như vậy, các nhà hoạch định chính sách dân sự của quốc gia thường phải vật lộn để tìm kiếm sự cân bằng giữa việc khẳng định những gì họ xem như là yêu sách chính đáng của Trung Quốc và việc công nhận rằng các cường quốc đang nổi lên cần phải làm yên lòng các quốc gia khác. Đối với cách nghe ngóng của phương Tây, có một sự mâu thuẩn giữa những tuyên bố ồn ào về chủ quyền không thể chuyển nhượng trên những lãnh thổ tranh chấp và những bảo đãm yên tĩnh, được nghe rất nhiều lần tại diễn đàn, rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ xử dụng vũ lực quân sự để chiếm ưu thế.

Những gì vạch ra cho chủ tịch Tập Cận Bình từ những người tiền nhiệm là sự kiên định của ông ta trong cùng một lúc tập trung quyền lực cá nhân của mình ở trong nước - cách lãnh đạo tập thể cũ đã được tháo dỡ - và phóng chiếu sức mạnh ở nước ngoài. Các công trình cải tạo đất ở Biển Đông là một trong những biểu hiện của mục đích thứ nhì; với suy nghỉ của tôi, chiến lược Một Vành đai, Một Con đường nhằm xây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc ngang qua lục địa Á-Âu là một chiến lược mang nhiều tham vọng.


Quyết định của ông Xi tổ chức hội đàm với Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou - cuộc họp đầu tiên kể từ khi Đài Loan chạy khỏi đất liền vào năm 1949 - cũng cho thấy một nhà lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Cuộc họp có thể được nhìn thấy bị phản tác dụng nếu Quốc Dân Đảng của ông Ma thua xa đảng dân tộc Dân chủ cấp tiến trong cuộc bầu cử vào tháng Giêng sắp tới.

Bắc Kinh có một điểm đặc biệt khi nó nói về những thứ không thể còn như xưa. Luận cứ mạnh nhất của nó cũng đơn giản: thế giới đã thay đổi. Phạm vi và sự phức tạp của các lợi ích kinh tế và an ninh của Trung Quốc đã tăng gấp bội. Giống như các cường quốc khác, nó phải mang một vai trò trong việc giám sát chung trên toàn cầu. Nói rằng sự cân bằng cũ phải không bị quấy rầy tức là thách thức các sự kiện địa chính trị. Bạn không thể nhìn vào thế kỷ 21 qua con mắt của thế kỷ 20. Oh, và khi nào là hạn cuối cho một cường quốc đang lên không tìm kiếm được sự kiểm soát đối với các vùng biển duyên hải của nó ?

Tuy nhiên, cũng không kém phần tự nhiên rằng tham vọng của Bắc Kinh thì mâu thuẩn với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á đã từng là nhân tố bảo lãnh cho hòa bình khu vực. Hơn thế nữa, Mỹ là một cường quốc Đông Á bởi sự mời mọc. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đã yêu cầu một hiện diện của Mỹ lớn hơn. Việt Nam thì tạp giao vì Washington sẽ không bán cho nó vũ khí đủ tinh vi. Nghĩ về nó. Những lời chỉ trích lớn từ hầu hết các cường quốc khu vực đối với "xoay trục" đến châu Á của Tổng thống Barack Obama là rằng nó đã quá nhút nhát.

Đông Á sẽ không như xưa với lý do đơn giản rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc làm cho cảnh quan khác đi. Mỹ không thể giữ một quyền tối thượng mà nó đã bị mất đi rồi. Nhưng Trung Quốc cũng không thể khẳng định sự bá quyền riêng của mình. Một trật tự mới phải đáp ứng được cả hai. Bất kỳ nỗ lực nào từ cả hai phía chứng minh cho một tình trạng khác sẽ nói cho chúng ta biết điều duy nhất rằng, như Sparta và Athens, chắc chắn họ sẽ bị va chạm.

_ Chú thích : Thucydides là người đã bàn về vấn đề "Một cường quốc đang nổi lên sẽ gây lo ngại cho cường quốc đang hiện diện, và hậu quả là cuộc chiến Peloponnesian giửa Sparta và Athens.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.