Biển Đông hồi hai, hạ màn.

 22-11-15 Trefor Moss và Chun Han Wong, Theo Wall Street Journal

Trần H Sa lược dịch; từ Viet-studies

Các quốc gia châu Á trông vào bên ngoài Asean trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông.

Các nước như Philippines và Việt Nam dựng liên minh mới trong tranh chấp với Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN giữa 10 quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác đã kết thúc với việc ký kết tuyên bố khai sinh một cộng đồng kinh tế, nhưng không có tiến bộ thực sự về tranh chấp ở Biển Đông. Eva Tam của WSJ đã theo dỏi sát hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.

KUALA LUMPUR, Malaysia. Trong vòng 13 năm các nước Đông Nam Á đã cố gắng xây dựng một khuôn khổ với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của họ ở Biển Đông.

Kế hoạch đó đã bị lu mờ một phần, các quan chức ở các cuộc hội đàm cao cấp tại Malaysia cuối tuần này đã thừa nhận, ủng hộ một chiến lược thẳng thừng hơn để đối phó với Trung Quốc : tăng cường các liên minh giữa các quốc gia lo lắng về hành vi ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh.

"Mọi người không từ bỏ Asean," một nhà ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phán cho biết, ám chỉ đến Hiệp hội mười thành viên các quốc gia Đông Nam Á. "Nhưng một số các quốc gia đang tìm kiếm các lựa chọn khác để ngăn chặn tình hình tồi tệ hơn. "

Mặc dù Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm thiết lập một "bộ quy tắc ứng xử" để kiềm chế các bên yêu sách đối địch ở Biển Đông, Bắc Kinh đã liên tục mở rộng lãnh thổ mà họ kiểm soát, thậm chí xây dựng những hòn đảo nhân tạo chung quanh các rạn san hô và các đảo san hô nửa chìm nửa nổi ở vùng biển yêu sách của các đối thủ. Kết quả là, các nước như Philippines và Việt Nam đang dạt ra để gầy dựng một liên minh chắp vá mới mà họ hy vọng sẽ làm chậm bước tiến của Trung Quốc đi vào vùng biển chiến lược chính trị và kinh tế lớn nhất trên thế giới.

"Quy tắc ứng xử đã trở nên giống như một cuộc thi sắc đẹp - mọi người nói về hòa bình thế giới, nhưng với thực chất hoàn toàn thiếu ", William Choong, một chuyên gia về an ninh khu vực ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore phát biểu.

Sự thay đổi chiến lược này đã làm lợi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông đã ký một quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Asean mới, trước khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hôm chủ Nhật - diển đàn địa chính trị hàng đầu của khu vực - ở Kuala Lumpur, thúc đẩy hơn nữa chính sách mang dấu ấn của ông về "tái cân bằng" lợi ích lâu dài của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặt ra hiệp ước chặt chẽ theo sau là các động thái của Mỹ can thiệp mạnh mẽ hơn ở Biển Đông thông qua cái gọi là quyền tự do hoạt động hàng hải đã được hoan nghênh bởi một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Malaysia và Philippines - và Trung Quốc thì lên án.

"Vì lợi ích của sự ổn định khu vực, các bên tranh chấp nên dừng cải tạo, xây dựng mới và quân sự hóa khu vực tranh chấp", ông Obama nói tại một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm thứ Bảy.

Biển ở biển Đông - được yêu sách một phần bởi Trung Quốc và các thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như quốc gia không phải là thành viên, Đài Loan - là một trong những nơi tranh luận sôi nổi nhất trên thế giới. Đáy biển được tin là có chứa trữ lượng dầu khí thiên nhiên phong phú, ngư trường của nó được đánh giá cao, và một nửa mậu dịch thế giới đi qua vùng biển này.

Chính thức, quá trình kéo dài đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử vẫn còn sống, nhưng chỉ vì Asean và Trung Quốc sẽ mất mặt bằng cách thừa nhận thất bại của mình sau nhiều năm đàm phán, Richard Javad Heydarian, một chuyên gia an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết,. "Asean sẽ phải duy trì giả vờ thảo luận quy tắc ứng xử với Trung Quốc [để duy trì] một số thước đo của sự đoàn kết, nông cạn như thế nào không thành vấn đề ", ông nói.

Ngay cả các quan chức ASEAN thừa nhận rằng những lời lẽ khoa trương vẫn còn cho thấy sự tranh luận thẳng thắn về việc khó đối phó với Trung Quốc luôn luôn là không phù hợp với thực tế. "Chúng tôi vẫn thấy một khoảng cách giữa đường đua ngoại giao và các cam kết chính trị và tình hình thực tế ở trên biển", tổng thư ký Asean , nhà ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết một số thành viên ASEAN vẫn thấy giá trị chiến lược trong quá trình lận đận 13 năm qua, và đã vận động hành lang cho các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử tái khởi động vào đầu năm 2016 để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, hoặc bị phơi bày như là trở ngại chính đối với tiến trình.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin cho biết Trung Quốc vẫn thực sự theo sau quá trình này. "Trung Quốc đã làm việc tích cực trong việc hỗ trợ các cuộc tham vấn về các quy tắc ứng xử. Chúng tôi đã dành rất nhiều tiền và đúng là tổ chức một vài cuộc họp để thúc đẩy các cuộc tham vấn tiến triển", ông nói hôm Chủ nhật.

Trước sự thất bại để giới thiệu bộ quy tắc trong thời gian đứng nhìn Trung Quốc vung tiền xây dựng đảo, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Lê Hoài Trung cho biết lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần : "đó là một chút muộn màng". Mặc dù vậy, ông cho biết Việt Nam vẫn muốn đồng ý các nguyên tắc ràng buộc pháp lý trong việc thành lập "những thứ [yêu sách] không nên làm trong tương lai ". Ông kêu gọi Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc để tạo ra các kết quả cụ thể "càng sớm càng tốt."

Với quá trình dường như không đi đến đâu, các đối thủ của Trung Quốc đang tìm cách đáng tin cậy hơn để bảo vệ lợi ích của họ. Philippines, ví dụ, đã đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc bằng cách đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế ở Hà Lan, và cuối tuần, bằng cách ký những hiệp ước chiến lược mới với Việt Nam và Australia. Mỹ đã hứa sẽ cung cấp thiết bị quân sự cho Manila, và Nhật Bản cho biết họ có thể làm theo. Việt Nam cũng đã được tăng cường quan hệ với Tokyo và Washington.

Trong trường hợp không có một cơ chế pháp lý ràng buộc để ngăn chặn căng thẳng ở Biển Đông, thậm chí trở nên tồi tệ hơn, một số quan chức cho biết họ sẽ không dựa vào Asean, mà dựa vào Mỹ để tiếp tục những cuộc tuần tra tự do hàng hải.

_James Hookway tại Kuala Lumpur đã đóng góp cho bài viết này.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.