Bài đăng

Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam.

Hình ảnh
Đúng rồi, biển đó là biển của Việt Nam. Lâu nay là bà con ngư dân Việt Nam mình, đặc biệt là dân Quảng Ngãi, vùng biển Hoàng Sa là cứ ra ngư trường đó đánh bắt. Bởi vì lâu nay vẫn nghe Hoàng Sa là của Việt Nam, cho nên bà con cứ đi ra đó đánh bắt thôi. [caption id="attachment_2191" align="alignleft" width="344" caption="Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters"] [/caption]Thụy My. Thứ bảy 25 Tháng Hai 2012 Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ.

Con Hổ châu Á mới ?

Hình ảnh
Mười điều bạn chưa biết về sự vươn lên của Việt Nam. Nếu nó hoạt động dứt khoát để chặn đầu những rủi ro ngắn hạn và theo đuổi chương trình nghị sự tăng trưởng ưu tiên cho năng suất, nó có thể có được một sự gia tăng đột ngột tạm thời lần thứ hai trong việc tăng trưởng và thịnh vượng. BY MARCO BREU, RICHARD DOBBS | ngày 23 tháng 2 năm 2012. Theo FP BHM Lược dịch. Rõ ràng rằng có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á kể từ chiến tranh Việt Nam. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã chuyển mình. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Họ đã trở thành một nam châm thu hút đầu tư nước ngoài và đang tiến triển nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung vào sản xuất và dịch vụ có giá trị cao hơn. Nhưng nếu Việt Nam muốn duy trì sự tăng trưởng đáng chú ý của họ, họ sẽ cần phải tăng năng suất lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới.

Ông André Menras : Chúng tôi không đơn độc trong « cuộc chiến bị kiểm duyệt » tại Biển Đông .

Hình ảnh
Nhưng tại Pháp, thì việc những người là đại biểu dân cử của Pháp lại quỵ lụy trước đồng nhân dân tệ Trung Quốc, là không thể chấp nhận được. Nước Pháp là một quốc gia độc lập, chúng ta có những bộ luật về quyền tự do thông tin, quyền công dân… [caption id="attachment_2167" align="alignleft" width="344" caption="Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" cho buổi chiếu phim tại Toulouse. DR"] [/caption] Thụy My. Thứ sáu 24 Tháng Hai 2012 . Bộ phim tài liệu về ngư dân miền Trung Việt Nam mang tên « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » của ông André Menras tức Hồ Cương Quyết, người Pháp đồng thời cũng mang quốc tịch Việt Nam, trước đây khi trình chiếu tại Saigon đã từng bị chính quyền địa phương ngăn trở. Ông đã mang bộ phim sang Pháp và chiếu tại một số nơi. Nhưng vừa rồi tại Montpellier, ông André Menras cũng gặp một số trở ngại vì Montpellier vốn kết nghĩa với Thành Đô, Trung Quốc, nên chính quyền địa phương ngại đụng chạm. Đã có ba tờ báo địa ph

Tương lai của quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

Hình ảnh
Xung đột là sự lựa chọn, không cần thiết Can thiệp trực tiếp của Mỹ sẽ là không khôn ngoan và cũng không hửu ích. Hoa Kỳ sẽ, khi cần, tiếp tục thực hiện quan điểm của mình về vấn đề nhân quyền và các trường hợp cá nhân. Henry A. Kissinger. Tháng Ba / Tháng Tư 2012. Bản Tiếng Anh Trần H Sa Lược dịch. PHẦN CUỐI. XỬ SỰ VỚI TRUNG QUỐC MỚI. Một lý do khác để kiềm chế Trung Quốc ít nhất trong trung hạn là sự thích ứng trong nước về thể diện quốc gia. Khoảng cách trong xã hội Trung Quốc giữa những khu vực ven biển phát triển lớn lao và các khu vực phía Tây chưa phát triển đã làm cho mục tiêu của Hồ Cẩm Đào về một "xã hội hài hòa" vừa hấp dẫn vừa khó nắm bắt.

Tương lai của quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

Hình ảnh
Xung đột là sự lựa chọn, không cần thiết. Một số nhà tư tưởng chiến lược của Mỹ lập luận rằng chính sách của Trung Quốc theo đuổi hai mục tiêu dài hạn: thay thế Hoa Kỳ như là sức mạnh ưu việt ở Tây Thái Bình Dương và củng cố khu vực châu Á thành một khối loại trừ khỏi toàn cầu, phục tùng các lợi ích chính sách ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc. Henry A. Kissinger. Tháng Ba / Tháng Tư 2012. Bản Tiếng Anh Tr ần H Sa  LƯỢC DỊCH. PHẦN I. Ngày 19 tháng 1, 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ban hành một tuyên bố chung vào cuối chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào tới Washington. Tuyên bố cam kết chia sẻ của họ đến một "hiện thực tích cực, hợp tác, và quan hệ toàn diện Trung - Mỹ". Mỗi bên cam đoan một lần nửa với bên liên quan về mối quan tâm chính của mình, công bố, "Hoa Kỳ nhắc lại rằng hoan nghênh một Trung Quốc mạnh mẽ, thịnh vượng, và thành công, đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Trung Quốc hoan nghênh việc Hoa Kỳ