Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tồi tệ hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.


PHẦN I


ẢNH MINH HỌA
 Robert Farley.....09 Tháng 6 2017 Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Có khả năng, chiến thắng có thể củng cố hệ thống liên minh do Mỹ đứng đầu, làm cho chính sách ngăn chặn Trung Quốc ít tốn kém đáng kể. Giả định rằng cuộc chiến bắt đầu với một động thái quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông hay biển Đông, Hoa Kỳ có thể mô tả một cách đáng tin cậy rằng Trung Quốc là kẻ xâm lược, và tự thiết lập chính nó như là tâm điểm của các hành vi cân bằng trong khu vực. Sự hung hăng của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) gia tăng chi tiêu quốc phòng của họ.

Một cuộc chiến tranh có thể tiếp thêm sinh lực cho chính phủ và xã hội Mỹ,  hăng hái chung quanh dự án lâu dài là kiềm chế Trung Quốc. Mỹ có thể phản ứng bằng cách tăng cường thêm các nỗ lực để vượt qua quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà có thể tạo nên sự tàn phá cho cả hai bên. Tuy nhiên, do thiếu các mối đe dọa về ý thức hệ hoặc đe dọa lãnh thổ đối với Hoa Kỳ, điều này có thể là một sự đánh đố khó khăn.


Hoa Kỳ và Trung Quốc gắn bó một cách chặt chẽ trong thương mại quốc tế với hệ thống các quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương. Một số người cho rằng điều này làm cho chiến tranh trở nên bất khả thi, nhưng rồi trong khi một số tin là không thể tránh khỏi như Thế chiến thứ nhất, thì những người khác nghĩ rằng nó không thể.

Trong bài viết này tôi tập trung ít hơn vào các hoạt động và chi tiết chiến thuật của một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung Quốc, và tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu chiến lược của những trận chiến lớn, trước, trong và sau cuộc xung đột. Một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ thay đổi một số khía cạnh địa chính trị của khu vực Đông Á, nhưng cũng sẽ để lại nhiều yếu tố quan trọng không thay đổi. Buồn thay, một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ có thể được nhớ đến chỉ như là “Cuộc chiến Trung - Mỹ lần thứ nhất”.(hàm ý tác giả là cuộc chiến Trung - Mỹ nếu xảy ra nó sẽ còn để lại những di chứng mà sẽ là nguyên nhân cho những cuộc chiến tương tự kế tiếp)

Chiến tranh sẽ bắt đầu như thế nào ?

Mười lăm năm trước, câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “chiến tranh giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu như thế nào?” chỉ liên quan đến những tranh chấp qua các vấn đề Đài Loan hay Bắc Triều Tiên. Một tuyên bố độc lập của Đài Loan , một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào Hàn Quốc, hoặc một số sự kiện kích hoạt tương tự sẽ buộc Trung Quốc và Mỹ miễn cưỡng đi vào chiến tranh.

Điều này đã thay đổi. Việc mở rộng các lợi ích và khả năng của Trung Quốc có nghĩa là chúng ta có thể hình dung một số kịch bản khác nhau, trong đó xung đột quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ có thể bắt đầu. Những điều này vẫn bao gồm kịch bản Đài Loan và kịch bản Bắc Triều Tiên, nhưng bây giờ nó cũng liên quan đến tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như xung đột tiềm năng với Ấn Độ dọc theo biên giới Tây Tạng.

Các yếu tố cơ bản là sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc, sự bất mãn của Trung Quốc với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ dẫn đầu, và cam kết liên minh của Mỹ với một loạt các nước trong khu vực. Chừng nào những yếu tố này vẫn còn đó, khả năng xảy ra chiến tranh sẽ vẫn tồn tại.

Cho dù nổ ra bằng cách gì, chiến tranh không bắt đầu bằng một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ chống lại các hạm đội , không quân, và những cài đặt trên đất liền của Trung Quốc. Mặc dù quân đội Mỹ muốn tham gia và phá hủy những vũ khí khí tài chống tiếp cận của Trung Quốc, trước khi Trung quốc có thể nhắm mục tiêu vào máy bay, các căn cứ, và tàu của Mỹ, thật là vô cùng khó để dự đoán một kịch bản mà trong đó Hoa Kỳ quyết định phải chịu thiệt thòi về chính trị bởi liên quan đến việc tăng tốc sự leo thang .

Thay vào đó, Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để đón nhận trận đòn đầu tiên. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng Hải quân Hoa Kỳ (USN) và Không quân Mỹ (USAF) phải đợi cho tên lửa Trung Quốc trút như mưa xuống đầu họ, mà là Hoa Kỳ sẽ gần như chắc chắn đòi hỏi một số tín hiệu công khai, rõ ràng về ý định nào đó của Trung Quốc, leo thang với cường độ cao ở các trận đánh quân sự thông thường, trước khi nó có thể bắt đầu giao chiến với các lực lượng của Trung Quốc.

Nếu lịch sử của Thế chiến thứ nhất cung cấp một vài dấu hiệu nào đó, thì PLA sẽ không cho phép Hoa Kỳ huy động tối đa nhằm, hoặc khởi động một cuộc tấn công đầu tiên, hoặc chuẩn bị một cách thích đáng để đón nhận trận đòn đầu tiên . Cùng lúc đó, một cuộc tấn công xuất hiện bất ngờ là khó xảy ra. Thay vào đó, một cuộc khủng hoảng vần vũ dần dần sẽ leo thang đều đặn trên một vài sự cố, cuối cùng từng bước kích hoạt quân đội Mỹ cho Bắc Kinh biết rằng, Washington đang thực sự chuẩn bị cho chiến tranh. Các bước này sẽ bao gồm gia tăng các nhóm tàu sân bay, triển khai đến châu Á từ châu Âu và Trung Đông, và di chuyển các phi đội máy bay chiến đấu hướng về phía Thái Bình Dương. Tại thời điểm này, Trung Quốc sẽ cần phải quyết định liệu nên thúc đẩy về phía trước hoặc là lùi bước.

Về khia cạnh kinh tế, Bắc Kinh và Washington cả hai sẽ cùng nhấn mạnh vào các lệnh trừng phạt ( nỗ lực của Mỹ sẽ có khả năng liên quan đến một nỗ lực đa phương), và sẽ đóng băng tài sản lẫn nhau, cũng như với bất kỳ nước nào đồng tham chiến với mỗi bên. Điều này sẽ bắt đầu gây đau khổ cho kinh tế về vốn và gây đau khổ cho người tiêu dùng trên ven bờ Thái Bình Dương, cũng như phần còn lại của thế giới. Mối đe dọa của trận chiến cường độ cao cũng sẽ phá vỡ mô hình vận chuyển toàn cầu, có khả năng gây tắc nghẽn nghiêm trọng trong sản xuất công nghiệp.

Đồng minh phản ứng như thế nào ?

Đồng minh của Mỹ hỗ trợ những nỗ lực của Mỹ chống lại Trung Quốc bằng cách gì thì cũng phụ thuộc vào cách mà chiến tranh bắt đầu. Nếu chiến tranh nổ ra bằng sự sụp đổ của CHDCND Triều Tiên, Mỹ có thể có khả năng dựa vào sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Bất kỳ cuộc chiến nào bắt nguồn từ tranh chấp ở Biển Hoa Đông sẽ nhất thiết liên quan đến Nhật Bản. Nếu các sự kiện ở Biển Đông dẫn đến chiến tranh, Mỹ có lẽ có thể dựa vào một số quốc gia ASEAN, cũng như có khả năng là Nhật Bản. Úc cũng có thể hỗ trợ Mỹ trong một loạt các tình huống tiềm năng.

Trung Quốc phải đối mặt với một tình huống ít phức tạp hơn so với các đồng minh. Có lẻ Bắc Kinh có thể mong đợi thái độ trung lập hòa hoản, bao gồm cả việc giúp đở các lô hàng vũ khí khí tài, từ Nga, nhưng ít hơn. Thách thức chủ yếu cho các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ là việc thiết lập và duy trì tính trung lập của các đồng minh tiềm năng của Hoa Kỳ. Điều này sẽ liên quan đến một điệu nhảy cực kỳ phức tạp, trong đó bao gồm những tái cam đoan trên những ý định lâu dài của Trung Quốc , cũng như hiển thị sự tự tin về triển vọng chiến thắng của Trung Quốc (trong đó sẽ mang lại mối đe dọa tiềm ẩn là sự trừng phạt dành cho ai đó ủng hộ Hoa Kỳ).

Bắc Triều Tiên trình bày một vấn đề thậm chí khó khăn hơn. Bất kỳ sự can thiệp nào từ phía CHDCND Triều Tiên đều có nguy cơ kích hoạt Nhật và Hàn Quốc phản can thiệp, và bài toán đó không nằm ngoài hoạt động của Trung Quốc. Trừ phi Bắc Kinh chắc chắn rằng Seoul và Tokyo, cả hai đều bắt tay với Hoa Kỳ (một viễn cảnh bị nghi ngờ trước sự thù địch của họ với nhau), nó có thể dành nhiều thời gian kiềm chế Bình Nhưỡng hơn là  thúc đẩy nó đi vào xung đột.

Mục đích của chiến tranh

Mỹ sẽ theo đuổi những mục đích chiến tranh sau đây :
  • 1. Đánh bại chủ tâm khẳng định viễn chinh của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN).
  • 2. Phá hủy khả năng tấn công của Hải quân và Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF).
  • 3. Có khả năng làm mất ổn định sự kiểm soát của chính phủ Trung Cộng trên toàn Trung Quốc đại lục.
Ngoại trừ trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, nhiệm vụ đầu tiên liên quan đến là, hoặc đánh bại nỗ lực của Trung Quốc đối với lực lượng mặt đất, hoặc là ngăn ngừa sự tăng cường và tiếp tế cho những toán quân trước khi buộc họ đầu hàng . Nhiệm vụ thứ hai sẽ đòi hỏi một loạt các cuộc tấn công chống lại sự triển khai của các đơn vị hải quân và không quân Trung Quốc , cũng như tàu và máy bay đang được bảo tồn. Ví dụ, chúng ta có thể mong đợi rằng, Hải quân và Không quân Hoa Kỳ sẽ nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân Trung Quốc, căn cứ hải quân Trung Quốc, và có khả năng là các căn cứ tên lửa trong một nỗ lực tối đa hóa thiệt hại cho PLAN và PLAAF. Nhiệm vụ thứ ba có lẽ phụ thuộc vào việc thực hiện thành công hai nhiệm vụ đầu tiên. Sự thất bại của lực lượng viễn chinh của Trung Quốc, và việc bị phá hủy một tỷ lệ lớn hai lực lượng PLAN và PLAAF, có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trong nước ở trung hạn và dài hạn . Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ sẽ khôn ngoan tập trung chiến dịch chiến lược trên hai mục tiêu đầu tiên và hy vọng sự thành công đó có ảnh hưởng chính trị, chứ không phải là cuộn vào trò chơi súc sắc trên một chiến dịch “chiến lược” rộng lớn hơn, nhằm chống lại các mục tiêu chính trị của đảng Cọng sản Trung quốc (ĐCSTQ). Mục tiêu sau sẽ lãng phí nguồn lực, có nguy cơ leo thang, và có những tác động khó lường về hệ thống chính trị của Trung Quốc.

PLA sẽ theo đuổi những mục tiêu này:
  • 1. Đạt được chủ tâm khẳng định viễn chinh .
  • 2. Tiêu diệt càng nhiều khả năng viễn chinh của Không quân và Hải quân Mỹ càng tốt.
  • 3. Gây tác hại cho Mỹ đủ xấu rằng chính phủ Mỹ trong tương lai sẽ không còn dự tính can thiệp.
  • 4. Phá vỡ hệ thống liên minh do Mỹ dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Nhiệm vụ đầu tiên đòi hỏi việc triển khai các lực lượng bề mặt của PLAN, có thể kết hợp với các lực lượng không quân PLAAF, để nắm bắt đối tượng. Nhiệm vụ thứ hai liên quan đến việc xử dụng các tàu ngầm, máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để tiêu diệt những lắp đặt của Mỹ, liên minh Mỹ và các tàu chiến trên khắp Đông Nam Á.

Nhiệm vụ thứ ba và thứ tư dựa trên nhiệm vụ thứ hai. PLA sẽ cố gắng gây thương vong đủ cho các lực lượng Mỹ mà sau đó các nhà ra quyết định trong tương lai của Mỹ sẽ ngần ngại xử dụng vũ lực chống lại Trung Quốc. Tương tự như vậy, sự sống còn của hệ thống liên minh do Mỹ dẫn đầu đòi hỏi rằng Hoa Kỳ phải thành công trong việc đánh bại sự hung hăng của Trung Quốc; nếu không thể, hệ thống liên minh có thể xấu đi và sụp đổ.

Hoa Kỳ đã chưa bị mất một máy bay chiến đấu nào trong khi hành động kể từ Chiến tranh Kosovo năm 1999 , và cũng đã không bị mất một tàu chiến lớn nào kể từ Thế chiến II. Một tàu chiến bị đánh chìm có khả năng sẽ dẫn đến thiệt hại to lớn cho sự sống của bất kỳ hành động đơn lẻ nào của quân đội Mỹ đang hành động, kể từ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc có thể đánh giá quá cao sự không mong muốn thương vong của Mỹ. Sự mất mát của một tàu chiến lớn và thủy thủ đoàn của nó có thể phục vụ để củng cố cam kết của Mỹ (ít nhất là trong ngắn hạn) chứ không phải là làm xói mòn cam kết đó.

1    2


--------------------------------|||---------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.